Chương 1 Pháp lệnh 15/2004/PL-UBTVQH11: Những quy định chung
Số hiệu: | 15/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 24/03/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2004 |
Ngày công báo: | 24/04/2004 | Số công báo: | Số 16 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Pháp lệnh này quy định về quản lý và bảo tồn nguồn gen cây trồng; nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, công nhận, bảo hộ giống cây trồng mới; bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống; sản xuất, kinh doanh giống cây trồng; quản lý chất lượng giống cây trồng.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau.
Giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo.
2. Giống cây trồng mới là giống cây trồng mới được chọn, tạo ra hoặc mới được nhập
khẩu lần đầu có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định nhưng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
3. Giống cây trồng mới được bảo hộ là giống cây trồng mới đã được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
4. Nguồn gen cây trồng là những thực vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống cây trồng mới.
5. Khảo nghiệm giống cây trồng mới là quá trình theo dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng.
6. Sản xuất thử là quá trình sản xuất giống cây trồng mới đã qua khảo nghiệm và được phép sản xuất trên diện tích nhất định trong điều kiện sản xuất đại trà.
7. Kiểm định giống cây trồng là quá trình kiểm tra chất lượng lô giống cây trồng sản xuất ngay tại ruộng, nương hoặc vườn nhằm xác định tính đúng giống, độ thuần di truyền và mức độ lẫn giống hoặc loài cây khác.
8. Kiểm nghiệm giống cây trồng là quá trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng của mẫu giống ở phòng kiểm nghiệm.
9. Hạt giống thuần là hạt giống dùng để nhân giống cho đời sau mà vẫn bảo đảm được tính di truyền ổn định.
10. Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
11. Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
12. Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
13. Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
14. Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng là quá trình chọn lọc cá thể, nhân và tuyển chọn những dòng đặc trưng của giống, bảo đảm độ thuần di truyền đáp ứng tiêu chuẩn hạt giống siêu nguyên chủng.
15. Cây mẹ là cây lâm nghiệp tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống.
16. Cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là cây có năng suất, chất lượng, tính chống chịu cao hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để nhân giống bằng phương pháp vô tính.
17. Vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng để phục vụ cho sản xuất giống.
18. Vườn giống cây lâm nghiệp là vườn giống được trồng theo sơ đồ nhất định các dòng vô tính hoặc ươm từ hạt của cây mẹ đã được tuyển chọn và công nhận.
19. Rừng giống là rừng gồm các cây giống được nhân từ cây mẹ và trồng không theo sơ đồ hoặc được chuyển hóa từ rừng tự nhiên, rừng trồng đã qua bình tuyển và được công nhận.
20. Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi là giống cây trồng có mang một tổ hợp mới vật liệu di truyền (ADN) nhận được qua việc sử dụng công nghệ sinh học hiện đại.
21. Giống cây trồng chính là giống của những loài cây trồng được trồng phổ biến, có số lượng lớn, có giá trị kinh tế cao cần được quản lý chặt chẽ.
22. Giống giả là giống không đúng với tên giống, xuất xứ và cấp giống ghi trên nhãn; nhãn hiệu giống cây trồng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu giống cây trồng khác đã được pháp luật bảo hộ.
23. Vật liệu nhân giống là cây hoàn chỉnh, rong, tảo, vi tảo hoặc bộ phận của chúng như hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm được sử dụng để sản xuất ra cây trồng mới.
24. Tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại được hiểu là giống cây trồng đó chưa được kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam một năm, ngoài lãnh thổ Việt Nam sáu năm đối với các nhóm cây thân gỗ và nho, bốn năm đối với cây trồng khác trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ.
25. Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới là bản thứ hai cấp cho chủ sở hữu giống cây trồng mới trong trường hợp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị thất lạc có lý do chính đáng. Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có nội dung và giá trị như Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới đã được cấp.
1. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.
2. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả giống cây trồng mới, phát huy quyền tự chủ, quyền bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động về giống cây trồng.
3. Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính.
4. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động về giống cây trồng; bảo đảm đủ giống chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất; bảo đảm sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường,hệ sinh thái.
5. Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất, bảo quản giống cây trồng; kết hợp giữa công nghệ hiện đại với kinh nghiệm của nhân dân.
6. Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn gen cây trồng; bảo đảm tính đa dạng sinh học; kết hợp giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội.
1. Bảo đảm phát triển giống cây trồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng.
2. Ưu tiên đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Nghiên cứu, chọn, tạo giống cây trồng mới, duy trì hạt giống tác giả;
b) Bảo tồn cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống;
c) Điều tra, thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm.
3. Khuyến khích và hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sử dụng giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện sản xuất bất lợi, đáp ứng yêu cầu thị trường.
4. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào việc thu thập, bảo tồn nguồn gen, nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
5. Khuyến khích hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến về giống cây trồng; gắn nghiên cứu với sản xuất.
6. Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nhân, giữ giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.
Việc nghiên cứu, chọn, tạo, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, trao đổi quốc tế và các hoạt động khác đối với giống cây trồng có gen đã bị biến đổi được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giống cây trồng.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng thủy sản trong phạm vi cả nước.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản thực hiện việc quản lý nhà nước về giống cây trồng.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng tại địa phương.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động về giống cây trồng hoặc có công phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về giống cây trồng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Nhà nước tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chọn, tạo ra giống cây trồng mới.
1. Kinh doanh giống giả, giống cây trồng không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng.
2. Sản xuất, kinh doanh giống không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
3. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen cây trồng, xuất khẩu trái phép nguồn gen cây trồng quý hiếm.
4. Thí nghiệm sâu bệnh ở nơi sản xuất giống cây trồng.
5. Cản trở các hoạt động hợp pháp về nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.
6. Nhập khẩu nguồn gen, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.
7. Công bố tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo, thông tin sai sự thật về giống cây trồng.
8. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả giống cây trồng, của chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
9. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Article 1.- Scope of regulation
This Ordinance provides for the management and conservation of plant gene sources; the research into, selection, creation, assay, expertise, test, recognition and protection of, new plant varieties; the evaluation, selection and recognition of maternal plants, initial plants, variety gardens, variety forests; the production and trading of plant varieties; and the management of quality of plant varieties.
Article 2.- Subjects of application
This Ordinance shall apply to Vietnamese organizations and individuals, foreign organizations and individuals operating in the domain of plant varieties in the Vietnamese territory.
Where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from those of this Ordinance, such international agreements shall apply.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Ordinance, the following terms are construed as follows:
1. A plant variety means a grouping of plants which are uniform and of a certain economic value, recognizable by the expression of the characteristics mandated by a genotype and distinguishable from any other plant groupings through the expression of at least one of the said characteristic, and heritable through repeated propagation.
Plant varieties used in agricultural production, forestry and aquaculture include seeds, tubers, fruits, roots, trunks, branches, leaves, saplings, grafts, buds, flowers, tissues, cells, spores, spawns, weeds, algae and microalgae.
2. A new plant variety means a plant variety newly selected, created or imported for the first time, which is distinct, uniform and stable but not yet on the list of plant varieties permitted for production and trading.
3. A protected new plant variety means a new plant variety which is granted the new plant variety protection title.
4. Plant gene source means whole living plants or living parts thereof carrying hereditary information, able to create, or take part in creating, new plant varieties.
5. Assay of a new plant variety means the process of monitoring and assessing under given conditions and for a given period in order to determine the distinctness, uniformity, stability, the value of cultivation and use of a plant variety.
6. Trial production means the process of producing a new plant variety which has been assayed and permitted for production in a given area under mass production conditions.
7. Expertise of a plant variety means the process of examining the quality of the plant variety batch under production right on fields or gardens in order to identify the variety properness, hereditary purity and the level of mixture with another variety or plant species.
8. Test of a plant variety means the process of analyzing the quality criteria of the variety samples in laboratories.
9. Pure seeds means seeds which retain stable hereditary characteristics through repeated propagation.
10. Authored seeds mean pure seeds selected and created by an author.
11. Super-prototypal seeds mean seeds propagated from authored seeds or restored from seeds which are produced according to the super-prototypal seed-restoring process and satisfy the prescribed quality standards.
12. Prototypal seeds mean seeds propagated from super-prototypal seeds and satisfying the prescribed quality standards.
13. Certified seeds mean seeds propagated from prototypal seeds and satisfying the prescribed quality standards.
14. Restoration of super-prototypal seeds means the process of selecting individuals, propagating and selecting the typical lines of a variety, ensuring its hereditary purity satisfying the standards of super-prototypal seeds.
15. Maternal plants means the best forest plants selected from natural forests, planted forests, variety forests or variety gardens for propagation.
16. Initial plants of perennial industrial plants, fruit trees or forest plants mean plants of a yield, quality, and resistance markedly higher than those of other plants of a variety grouping, which have been evaluated, selected and recognized for vegetative propagation.
17. Gardens of initial plants of perennial industrial plants, fruit trees, forest plants mean gardens vegetatively propagated from initial plants in service of variety production.
18. Gardens of forest plant varieties mean variety gardens planted according to a given plan with vegetative lines or nursed from seeds of the selected and recognized maternal plants.
19. Variety forests mean forests of variety plants propagated from maternal plants and grown not according to a given plan or transformed from natural forests or planted forests already evaluated, selected and recognized.
20. Varieties of genetically modified plants mean plant varieties bearing a new combination of genomes (ADN) obtained through the use of modern biological technologies.
21. Major plant varieties mean varieties of plant species commonly planted in big quantities and of a high economic value, which need to be strictly managed.
22. Counterfeit varieties mean varieties not true to the variety names, origins and grades inscribed on their labels; with their labels being identical or similar to those of other law-protected plant varieties, thereby causing confusion.
23. Propagating materials mean whole plants, weeds, algae, micro-algae or parts thereof such as seeds, tubers, fruits, roots, trunks, branches, leaves, saplings, grafts, buds, flowers, tissues, cells, spores, spawns, to be used for production of new plants.
24. Commercial novelty of plant varieties is understood as that such plant varieties have not yet been traded in the Vietnamese territory for one year, outside the Vietnamese territory for six years, for groups of timber trees and grapes, or for four years, for other plants, before the date of submission of protection registration applications.
25. Duplicates of new plant-variety protection titles mean second copies granted to the owners of new plant varieties in cases where the titles of protection of new plant varieties are lost for plausible reasons. Duplicates have the same contents and validity as the granted new plant variety protection titles.
Article 4.- Principles for activities related to plant varieties
1. The formulation of plant variety development strategies, plannings and plans must be in line with the overall socio-economic development plannings of the whole country and each locality.
2. The State protects the ownership and copyright over new plant varieties, promotes the autonomy and equality rights, protects the legitimate rights and interests of organizations and individuals engaged in plant variety-related activities.
3. To strictly manage the production and trading of major plant varieties.
4. To vigorously step up the socialization of plant variety-related activities; ensure sufficient good-quality varieties to meet the production development demands; ensure human health and protect the environment and the eco-system.
5. To apply scientific and technological advances to the research into, selection, creation, production and preservation of plant varieties; to combine modern technologies with people’s experiences.
6. To conserve and rationally exploit plant gene sources; ensure bio-diversity; harmoniously combine short-term with long-term benefits, ensure common interests of the entire society.
Article 5.- The State’s policies towards plant varieties
1. To ensure the development of plant varieties along the direction of industrialization and modernization on the basis of the plant variety development strategies, plannings and plans.
2. To prioritize investment in the following activities:
a/ Researching into, selecting and creating new plant varieties, preserving authored seeds;
b/ Conserving maternal plants, initial plants, variety gardens and variety forests;
c/ Investigating, collecting and conserving gene sources of precious and rare plants.
3. To encourage and support organizations and individuals engaged in agricultural production, forestry or aquaculture to use new plant varieties of high yield, good quality and resistance to pests and unfavorable production conditions, and satisfying market demands.
4. To encourage and create conditions for organizations and individuals to invest in collecting and conserving gene sources, researching into, selecting, creating, assaying, expertising, testing, producing, and trading in, plant varieties.
5. To encourage agricultural forestry and fishery promotion activities in order to quickly transfer plant variety-related technical and technological advances; to link research to production.
6. To support investment in material foundations and techniques in service of propagation and preservation of super-prototypal varieties, prototypal varieties, maternal plants, initial plants, forest plant variety gardens and variety forests.
Article 6.- Genetically modified plant varieties
The research into, selection, creation, experimentation, production, trading, use, international exchange of, and other activities related to, genetically modified plant varieties shall comply with the Government's regulations.
Article 7.- Responsibilities for State management over plant varieties
1. The Government performs the uniform State management over plant varieties.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development has the responsibility to perform the State management over agricultural and forest plant varieties nationwide.
The Ministry of Fisheries has the responsibility to perform the State management over aquatic plant varieties nationwide.
3. The ministries and ministerial-level agencies, within the scope of their tasks and powers, have the responsibility to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Fisheries in performing the State management over plant varieties.
4. The People's Committees at all levels have the responsibility to organize the performance of the State management over plant varieties in their localities.
1. Organizations and individuals that record achievements in plant variety-related activities or record merits in detecting or stopping acts of violation of the law provisions on plant varieties shall be commended and/or rewarded according to the law provisions on emulation and commendation.
2. The State shall honor organizations and individuals that record outstanding achievements in the selection or creation of new plant varieties.
1. Trading in counterfeit varieties or plant varieties not up to the quality standards.
2. Producing, and trading in, varieties not on the list of plant varieties permitted for production and trading.
3. Destroying or misappropriating plant gene sources, illegally exporting gene sources of precious and rare plants.
4. Experimenting pests in areas under production of plant varieties.
5. Obstructing lawful activities of researching into, selecting, creating, assaying, expertising, testing, producing, or trading in, plant varieties.
6. Importing gene sources, producing, trading in, plant varieties which cause harms to production, human health, the environment and ecosystem.
7. Publicizing untrue quality standards of, misleading advertisements for, or false information on, plant varieties.
8. Infringing upon the rights and legitimate interests of plant variety authors or owners of new plant variety protection titles.
9. Other acts as provided for by law.