Chương 4 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp: Xử lý hành vi vi phạm
Số hiệu: | 99/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/08/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2013 |
Ngày công báo: | 13/09/2013 | Số công báo: | Từ số 565 đến số 566 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vi phạm trong sở hữu công nghiệp phạt đến 500 triệu
Đây là mức phạt được quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ về việc về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp của cá nhân là 250 triệu đồng; đối với cùng 01 hành vi vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần và tối đa là 500 triệu đồng.
Cụ thể: Phạt từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp; từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch trong quá trình tiến hành các thủ tục xác nhận, công nhận, chứng nhận, sửa đổi, gia hạn, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc đề nghị cơ quan Nhà nước ra quyết định buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế...
Đối với các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí như: Bán, chào hàng, vận chuyển, tàng trữ, trưng bày sản phẩm xâm phạm; khai thác công dụng sản phẩm xâm phạm hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm vì mục đích kinh doanh sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 0,5 - 02 triệu đồng trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 03 triệu đồng; phạt từ 02 - 04 triệu nếu giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 03 - 05 triệu đồng...; và phạt từ 200 - 250 triệu đồng nếu giá trị hàng hóa vi phạm trên 500 triệu đồng.
Tương tự đối với các hành vi bán, chào hàng, vận chuyển, trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hoặc đặt hàng, giao việc thuê người khác thực hiện các hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng nếu giá trị hàng hóa vi phạm đến 05 triệu; phạt từ 08 - 12 triệu đồng nếu giá trị hàng hóa từ trên 05 - 10 triệu đồng...
Bên cạnh hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, các hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả như: Tịch thu tang vật, phương tiên vi phạm; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sơ hữu, thẻ giám định viên hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh từ 01 - 03 tháng...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2013 và thay thế Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010.
Văn bản tiếng việt
1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bao gồm:
a) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi vi phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam;
b) Người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi vi phạm, nếu không bị chủ sở hữu công nghiệp hạn chế quyền yêu cầu xử lý vi phạm.
Khi thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 211 của Luật sở hữu trí tuệ và hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 130 của Luật sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản này phải nêu rõ tính chất, mức độ vi phạm trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm và cung cấp các tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 của Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có quyền thông báo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục xác minh, xử phạt vi phạm.
Khi nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản này, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm chủ động kiểm tra, thanh tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến các đối tượng sau đây:
a) Hàng hóa, tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo;
b) Hàng hóa, dịch vụ vi phạm liên quan đến lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông, hóa chất dùng trong y tế, nông nghiệp, môi trường và những mặt hàng khác do người có thẩm quyền xác định theo nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất.
1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này nếu không trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm quy định tại Nghị định này.
2. Việc ủy quyền phải được làm bằng văn bản dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.
Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và con dấu xác nhận của bên ủy quyền, nếu có con dấu đăng ký hợp pháp.
Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương hoặc lãnh sự quán, hoặc hình thức khác được coi là hợp pháp theo quy định của pháp luật tại nơi lập văn bản ủy quyền.
3. Văn bản ủy quyền nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải là bản gốc. Văn bản ủy quyền làm bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực của chính quyền địa phương hoặc có cam kết và xác nhận của đại diện sở hữu công nghiệp là bên nhận ủy quyền.
Trường hợp văn bản ủy quyền là bản sao của bản gốc văn bản ủy quyền đã nộp trong hồ sơ trước đó cho cùng cơ quan xử lý vi phạm thì cũng được coi là hợp lệ, với điều kiện người nộp đơn phải chỉ rõ số hồ sơ đã nộp và bản gốc văn bản ủy quyền được chỉ dẫn vẫn đang có hiệu lực và đúng nội dung ủy quyền.
4. Văn bản ủy quyền có giá trị trong thủ tục xác lập quyền theo quy định tại Điều 107 của Luật sở hữu trí tuệ có ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm thủ tục thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì cũng có giá trị pháp lý trong thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này.
5. Thời hạn ủy quyền được xác định theo thời hạn ghi trong văn bản ủy quyền. Trong trường hợp văn bản ủy quyền không ghi rõ thời hạn thì thời hạn ủy quyền được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 107 của Luật sở hữu trí tuệ.
1. Yêu cầu xử lý vi phạm phải được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức đơn yêu cầu xử lý vi phạm, trong đó nêu rõ ngày làm đơn, tên cơ quan nhận đơn hoặc các cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm; người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền; đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan; hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm; biện pháp yêu cầu xử lý; chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền, dấu xác nhận chữ ký, nếu có; nếu trước đó đơn đã được gửi cho cơ quan khác thì phải ghi rõ tên cơ quan và ngày gửi đơn trước đó.
2. Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ảnh chụp hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi hoặc hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
Tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm có thể cung cấp các tài liệu, mẫu vật, chứng cứ khác để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm và hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
1. Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan nhận đơn có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Xác định thẩm quyền xử lý vi phạm, nếu yêu cầu xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan khác thì hướng dẫn người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền;
b) Kiểm tra tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.
2. Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định sau đây:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo;
b) Trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ thì cơ quan xử lý vi phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu;
c) Cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình; trưng cầu ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp để làm rõ các tình tiết của vụ việc;
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, người có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.
3. Quyền và trách nhiệm của bên bị yêu cầu xử lý vi phạm:
a) Trong quá trình xử lý vụ việc, bên bị yêu cầu xử lý có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của người có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, giải trình trong trường hợp không đồng ý với bên yêu cầu xử lý vi phạm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được ấn định trong thông báo của người có thẩm quyền đang thụ lý vụ vi phạm hoặc ngày lập biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp có lý do chính đáng, bên bị yêu cầu xử lý có thể đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kéo dài thời hạn trên nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày được ấn định trong thông báo hoặc ngày lập biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính;
b) Bên bị yêu cầu xử lý có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, giải trình quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Để chứng minh hành vi không xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích là quy trình, bên bị yêu cầu xử lý có nghĩa vụ chứng minh sản phẩm bị cho là được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích trong thực tế không được sản xuất từ quy trình được bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, tuân theo các điều kiện tương ứng quy định tại Khoản 4 Điều 203 của Luật sở hữu trí tuệ;
d) Trường hợp bên bị yêu cầu xử lý không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, ý kiến giải trình không đủ để chứng minh cho việc không vi phạm, người có thẩm quyền quyết định xử lý vụ việc dựa trên kết quả thanh tra, kiểm tra và thông tin, tài liệu, chứng cứ do tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp để ra quyết định xử lý.
1. Người yêu cầu xử lý vi phạm có thể thực hiện dịch vụ yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp, yêu cầu cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp cung cấp ý kiến chuyên môn về xác định phạm vi bảo hộ và yếu tố vi phạm, chủ động cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi xâm phạm hoặc làm rõ các tình tiết của vụ việc.
2. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể yêu cầu người yêu cầu xử lý vi phạm, cung cấp tài liệu, chứng cứ, ý kiến giải trình hoặc làm rõ các tình tiết của vụ việc trong thời hạn xác định; yêu cầu chủ thể quyền sở hữu công nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu, mẫu vật để nhận biết dấu hiệu vi phạm, xác định hàng thật, hàng giả mạo, hàng xâm phạm, nguồn cung cấp hoặc nơi tiêu thụ hàng hóa hợp pháp, căn cứ xác định hàng hóa sản xuất ngoài phạm vi được cấp phép quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc hàng nhập khẩu không phải là hàng nhập khẩu song song.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể tự mình tiến hành kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, xác định phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và xác định hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về hữu trí tuệ. Trường hợp cần thiết có thể đề nghị cơ quan chức năng tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp cung cấp ý kiến chuyên môn hoặc trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp để xác định phạm vi bảo hộ và xác định yếu tố vi phạm.
4. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể dựa trên văn bản cam kết xác nhận hàng hóa, dịch vụ giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, văn bản ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp, văn bản kết luận giám định để xác định hành vi vi phạm nhưng phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với kết luận vi phạm và quyết định xử lý vi phạm của mình.
5. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể cung cấp thông tin liên quan đến nơi sản xuất, kênh tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng giả mạo, hàng xâm phạm và các tình tiết của vụ việc theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc của người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hoặc xử phạt vi phạm thuộc các cơ quan, tổ chức khác với điều kiện việc cung cấp thông tin, tài liệu đó không làm ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý vụ việc liên quan và không thuộc trường hợp bảo mật theo quy định của pháp luật.
6. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc có quyền yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý vi phạm và các bên có quyền và lợi ích liên quan trong vụ vi phạm cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu, lập luận của mình hoặc phản biện yêu cầu, lập luận của bên khác; yêu cầu bên đang lưu giữ hoặc kiểm soát chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ vi phạm phải xuất trình chứng cứ, tài liệu đó để làm căn cứ giải quyết vụ việc.
7. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc người đại diện được ủy quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm cho phép tham gia và hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, xác định hàng thật, hàng hóa giả mạo, hàng hóa xâm phạm, xác định yếu tố vi phạm trên hàng hóa, vật phẩm, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện kinh doanh và biện pháp xử lý hàng hóa, dịch vụ vi phạm. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quyết định việc cho phép tham gia theo đề nghị quy định tại Khoản này, trừ trường hợp cần thiết bảo vệ bí mật thương mại theo yêu cầu hợp lý của bên bị xử lý.
1. Trường hợp có phát sinh khiếu nại, tố cáo hoặc tranh chấp về quyền đăng ký, quyền sở hữu, quyền yêu cầu xử lý vi phạm, điều kiện bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan sau khi đơn yêu cầu xử lý vi phạm được thụ lý thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc thực hiện các biện pháp xử lý sau đây:
a) Yêu cầu các bên liên quan thực hiện thủ tục yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu chủ thể quyền sở hữu công nghiệp giải trình, cam kết hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp làm rõ về tình trạng pháp lý của quyền sở hữu công nghiệp đang có khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản giải trình, cam kết của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp hoặc văn bản trả lời của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp, cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc có trách nhiệm trả lời người yêu cầu xử lý vi phạm về việc tiến hành thủ tục xử lý hoặc từ chối xử lý vi phạm.
2. Trường hợp đơn yêu cầu xử lý vi phạm đã được thụ lý, nhưng các bên trong vụ việc thỏa thuận được với nhau và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm ghi nhận biện pháp giải quyết đó và dừng xử lý vụ việc.
1. Cơ quan xử lý vi phạm từ chối xử lý vi phạm trong các trường hợp sau đây:
a) Đơn yêu cầu xử lý vi phạm được nộp khi đang có tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp liên quan;
b) Người yêu cầu xử lý vi phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý vi phạm về giải trình, bổ sung chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và chứng minh vi phạm theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 25 của Nghị định này;
c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
d) Kết quả xác minh của cơ quan xử lý vi phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có vi phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm;
đ) Có kết luận, quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ để tiến hành thủ tục xử lý vi phạm;
e) Hành vi không bị coi là vi phạm theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc không bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này.
2. Người thụ lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải dừng thủ tục xử lý vi phạm trong các trường hợp sau đây:
a) Có phát sinh khiếu nại, tố cáo, tranh chấp sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm và phải chờ kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Nghị định này;
b) Chưa có đủ căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm;
c) Người nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm có văn bản rút yêu cầu xử lý vi phạm;
d) Các bên tự thỏa thuận để giải quyết vụ việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Nghị định này.
3. Trường hợp hành vi vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, bao bì, tem, nhãn, vật phẩm khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn tiến hành thủ tục xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm đó, mặc dù nhận được thông báo rút yêu cầu xử lý vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này.
1. Yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm:
a) Trường hợp vụ việc vi phạm có tình tiết phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp ở địa phương liên quan phối hợp xử lý vi phạm. Yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm phải có thông tin tóm tắt về vụ việc và kiến nghị những nội dung cần phối hợp xử lý và ấn định thời hạn chậm nhất là 15 ngày để cơ quan nhận yêu cầu trả lời;
b) Cơ quan nhận yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm có trách nhiệm trả lời trong thời hạn ấn định, trường hợp từ chối phối hợp xử lý thì phải nêu rõ lý do.
2. Sử dụng kết quả xem xét, xử lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm của cơ quan khác:
a) Cơ quan xử lý vi phạm có quyền sử dụng kết quả xác định hành vi vi phạm, xác định giá trị hàng hóa vi phạm do cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện, nếu có để bảo đảm thống nhất về biện pháp xử lý và mức phạt đối với các hành vi vi phạm giống nhau, tương tự nhau hoặc cùng liên quan đến một đối tượng sở hữu công nghiệp của cùng chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;
b) Trường hợp có ý kiến, kết luận, quyết định khác nhau giữa các cơ quan có thẩm quyền về xác định hành vi vi phạm, biện pháp, mức độ xử lý vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm có thể lập hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực chuyên môn liên quan để giúp người có thẩm quyền kết luận về hành vi vi phạm.
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều từ 16 đến 21 của Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành công vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
2. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III của Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm tiến hành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành.
Sau thời hạn nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không tiến hành thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp thì cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp buộc thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiến hành thủ tục thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền tại cơ quan quản lý tên miền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực thi hành.
Sau thời hạn nêu trên nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không tiến hành thủ tục thay đổi thông tin tên miền hoặc trả lại tên miền thì cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính yêu cầu cơ quan quản lý tên miền thu hồi tên miền. Cơ quan quản lý tên miền có trách nhiệm thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thực hiện việc thu tiền phạt, trích chuyển nộp tiền phạt, hoàn trả tiền nộp phạt căn cứ theo quyết định xử lý vụ việc của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp quyết định giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền được ban hành trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt hành chính dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định xử phạt hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực của quyết định xử phạt hành chính đã ban hành cho phù hợp với quyết định giải quyết tranh chấp.
2. Trường hợp quyết định xử phạt hành chính đã được tổ chức, cá nhân bị xử phạt thi hành thì người có thẩm quyền xử phạt thực hiện một trong các biện pháp sau đây:
a) Đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi đã thu tiền phạt hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền phạt đã nộp theo quyết định sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ quyết định xử phạt theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đã nộp tiền phạt. Yêu cầu hoàn trả tiền phạt chỉ được chấp nhận trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ;
b) Trả lại hàng hóa, vật phẩm, phương tiện kinh doanh tạm giữ, tịch thu nhưng chưa bị xử lý. Trường hợp hàng hóa, vật phẩm, phương tiện kinh doanh bị tạm giữ, tịch thu đã bị xử lý thì tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm có trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị xử lý theo cam kết đã thực hiện khi yêu cầu xử lý vi phạm, nếu có;
c) Biện pháp xử lý khác theo đề xuất hợp lý của các bên liên quan.
3. Trường hợp quyết định xử phạt hành chính bị phát hiện có vi phạm về thẩm quyền, thủ tục, căn cứ ban hành thì được xử lý theo quy định tại Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Article 22. Right to request handling of violations and competence to take the initiative in detecting and handling violations
1. Industrial property rights holders that may request handling of violations in the domain of industrial property include:
a) Industrial property rights holders that suffer damage caused by violations, including also organizations authorized to manage geographical indications currently protected in Vietnam;
b) Persons licensed to use industrial property objects who suffer damage caused by violations, provided their right to request handling of violations are not restricted by industrial property rights holders.
When exercising the right to request handling of acts infringing upon industrial property rights provided at Point a, Clause 1, Article 211 of the Law on Intellectual Property and acts of unfair competition specified in Article 130 of the Law on Intellectual Property, organizations and individuals defined in this Clause shall clearly indicate the nature and severity of violations in their requests and supply documents and evidence specified in Clause 2, Article 26 of this Decree.
2. Organizations and individuals that detect acts infringing upon industrial property rights, thus causing damage to consumers or the society, violations related to goods, stamps, labels or articles bearing counterfeit marks or geographical indications; organizations and individuals that suffer damage or are likely to suffer damage caused by acts of unfair competition in the domain of industrial property may notify and request competent agencies to carry out procedures for verifying and sanctioning violations.
Upon receiving notices of organizations and individuals defined in this Clause, agencies competent to handle violations shall inspect and coordinate with industrial property rights holders in verifying and handling violations under Clause 3 of this Article.
3. Agencies competent to handle violations shall take the initiative in inspecting, examining, detecting and coordinate with industrial property rights holders in verifying and handling violations related to the following objects:
a) Goods, stamps, labels, packages and other articles bearing counterfeit marks or geographical indications;
b) Infringing goods or services related to food, foodstuffs, pharmaceuticals, cosmetics, livestock feed, fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, construction materials, means of transport, chemicals for medical, agricultural or environmental use, and other items identified by competent persons while conducting periodical or irregular inspection or examination.
Article 23. Authorization to request handling of violations
1. Industrial property rights holders defined in Clause 1, Article 24 of this Decree that do not directly file their requests for handling of violations may authorize heads of their representative offices, branches or agents or industrial property representation service providers in Vietnam to carry out all procedures for requesting handling of violations under this Decree.
2. Authorization must be made in writing in the form of power of attorney or authorization contract.
A power of attorney of organization or individual in Vietnam must bear a signature of legal representative of the authorizing party and confirmation seal of the authorizing party, in case of possessing a legally-registered seal.
A power of attorney made by a foreign organization or individual must be certified by a notary public, consular office or local administration or other form considered as being lawful as prescribed by law of where it is made.
3. A power of attorney enclosed with the request for handling of violations must be original. A power of attorney made in a foreign language must be enclosed with its Vietnamese translation certified by local administration or bearing guarantee and certification by an industrial property representation service provider being the authorized.
In case a copy of a power of attorney refers to the original power of attorney already included in a dossier previously filed with the same violation-handling agency, such copy is also considered valid, provided that the applicant must specify number code of the filed dossier and the original is still valid and consistent with contents of authorization.
4. A power of attorney which is valid in procedures for establishing rights under Article 107 of the Law on Intellectual Property and clearly indicates contents of authorization including enforcement and protection of industrial property rights in Vietnam is also legally valid in procedures for requesting handling of violations under this Decree.
5. Time limit of authorization is defined under time limit inscribed in the power of attorney. If a power of attorney fails to inscribe time limit, the time limit of authorization will be defined according to Clause 3 Article 107 of the law on intellectual property.
Article 24. Requests for handling of violations
1. A request for handling of a violation must be made in writing, under form of application for handling of violation, clearly indicating the date of making, name(s) of request-receiving agency(ies), information on the requesting organization or individual; lawful representative or authorized organization or individual; concerned industrial property object; goods or service showing signs of infringement; name and address of infringing organization or individual; proposed handling measure(s); signature of the lawful representative of the requesting organization or individual or the authorized organization or individual, and the seal for signature certification (if any). If such a request has been previously filed with another agency, it must clearly indicate the name of this agency and the filing date.
2. A written request for handling of a violation must be enclosed with documents evidencing the right to request handling of violation; documents describing or photos of infringing act, goods or service; place in which the infringing act is committed or infringing goods or service exists.
The requester may supply other documents, samples or evidence to help the competent agency identify the infringing act and goods or service.
Article 25. Receipt and examination of written requests for handling of violations
1. When receiving a written request for handling of a violation, a violation-receiving agency shall implement the following jobs:
a) Determine the competence to handle the violation; if the written request for handling of a violation falls under the handling competence of another agency, guide the requester to file this request with that agency;
b) Examine documents and evidence enclosed with the written request.
2. Examination of a written request for handling of a violation shall be conducted as follows:
a) Within 10 working days after receiving the written request, the violation-handling agency shall consider the validity of the written request and enclosed documents and evidence;
b) When documents or evidence supplied by the requester are insufficient, the violation-handling agency shall request the requester to supplement documents and evidence or give explanations within 30 days after being requested;
c) The agency competent to accept the case for handling may request the alleged violator to furnish information, evidence and give explanations; solicit expert opinions of the state management agency in charge of industrial property or request industrial property assessment to clarify circumstances of the case;
d) Within 30 days after receiving the complete dossier which satisfies the requirements, the competent person shall notify the requester of the projected time of handling, procedures and measures and request cooperation and support of the industrial property rights holder in the inspection, examination, verification and handling of the violation.
3. Rights and responsibilities of parties requested to be handled for their violations:
a) In the course of handling a case, the party requested to be handled may, at his/her/its own will or the request of a competent person, provide information, documents and evidence and give explanations, in case of disagreeing with the requester, within 10 days after the date fixed in the notice of the competent person currently handling the violation or the date of making a minutes of inspection, minutes of administrative violation. If there is a plausible reason, the party requested to be handled may request in writing the competent person currently handling the case to prolong that time limit for not more than 30 days after the date fixed in the notice or the date of making a minutes of inspection or minutes of administrative violation;
b) The party requested to be handled may authorize another organization or individual under Article 23 of this Decree to provide information, documents and evidence and give explanations under Point a of this Clause;
c) To prove that his/her/its act does not infringe upon the right to an invention or a utility solution being a process, the party requested to be handled is obliged to prove that the product believed to be produced from the process infringing upon the right to that invention or utility solution has, in fact, not been produced from the process protected as an invention or a utility solution and satisfied the relevant conditions specified in Clause 4, Article 203 of the Law on Intellectual Property;
d) In case the party requested to be handled fails to provide or provides insufficient information, documents, evidence and explanations to prove his/her/its lawful act, the competent person shall decide to handle the case based on inspection and examination results and information, documents and evidence provided by the requester, for issuing a handling decision.
Article 26. Provision of evidence and information to identify violations
1. A requester for handling of a violation may request industrial property assessment or request the state management agency in charge of industrial property to give its expert opinions for identifying the protection scope and infringing elements, or take the initiative in providing documents and evidence to prove the infringing act or to clarify circumstances of the case.
2. The agency competent to handle the violation may request the requester to provide documents, evidence and explanations or clarify circumstances of the case within a given time limit; request the industrial property rights holder to provide information, documents and samples to identify signs of violation, genuine goods and counterfeit or infringing goods, source of supply or place of consumption of lawful goods, grounds for identifying goods produced beyond the scope of licensing of industrial property object or imports other than parallel imports.
3. The agency competent to handle the violation may conduct at its own will inspection, verification, collection of evidence, determination of the scope of industrial property rights protection and identification of the act of violation under the law on intellectual property. When necessary, it may request a functional agency to conduct verification, collect evidence of violation, request the state management agency in charge of industrial property to give its expert opinions or request industrial properly assessment to identify the scope of protection and infringing elements.
4. The person competent to handle the violation may base him/herself on the industrial property rights holder's written confirmation of goods or service bearing a counterfeit mark or geographical indication, written expert opinions of the state management agency in charge of industrial property and written assessment conclusion to identify the violation but shall take legal responsibility for his/her violation conclusion and violation-handling decision.
5. The agency competent to handle the violation may provide relevant information on the place of production, consumption channel and source of supply of counterfeit or infringing goods and circumstances of the case at the request of the industrial property rights holder or a person competent to settle disputes or sanction violations of another agency or organization, provided that such supply of information and documents does not affect the effectiveness of the concerned case handling and is not confidential as prescribed by law.
6. The agency competent to handle the case may request the party requested to be handled for his/her/its violation and parties with related rights and benefits in the case to provide information, documents and evidence to prove their requests and arguments or to disprove requests and arguments of other parties; request the party currently keeping or controlling evidence and documents related to the case of violation to furnish such evidence and documents as a basis for handling the case.
7. The industrial property rights holder or his/ her/its authorized representative may request the agency competent to handle the violation to permit his/her/its participation and assistance in the inspection, examination, verification, collection of evidence, identification of genuine goods, counterfeit or infringing goods and infringing elements on goods, articles, raw materials, materials and means of business, and determination of measure(s) to handle the infringing goods or service. The agency competent to handle the violation shall decide to permit the participation as requested as prescribed in this Clause, unless it is necessary to protect a trade secret at the justifiable request of the handled party.
Article 27. Handling of violations involving disputes
1. In case a complaint, denunciation or dispute arises concerning the registration right, ownership right, right to request handling of violation, conditions or scope of protection of concerned industrial property rights after a written request for handling of a violation is accepted, the agency competent to accept the case for handling shall take the following handling measures:
a) Requesting involved parties to carry out procedures for requesting settlement of the complaint, denunciation or dispute by a competent agency under the law on intellectual property;
b) Requesting the industrial property rights holder to give explanations or make commitment or to request the state management agency in charge of industrial property to clarify the legal status of industrial property rights subject to the complaint, denunciation or dispute.
Within 30 working days after receiving a written explanation or commitment of the industrial property rights holder or a written reply of the state management agency in charge of industrial property, the agency competent to accept the case for handling shall reply the requester of whether it will carry out handling procedures or refuse to handle the violation.
2. In case a written request for handling of a violation has been accepted but parties involved in the case reach an agreement and propose a handling measure in compliance with the law on intellectual property which does not affect the rights and interests of a third party, consumers and the society, the agency competent to handle the violation shall recognize such handling measure and terminate the handling of the case.
Article 28. Refusal to handle or termination of handling of violations
1. A violation-handling agency shall refuse to handle a violation in the following cases:
a) The written request for handling of the violation is filed when related industrial property rights are disputed;
b) The requester fails to meet requirements of the violation-handling agency on explanation about or addition of evidence proving the status of the industrial properly rights holder and the violation under Point b, Clause 2, Article 25 of this Decree;
c) The statute of limitations for sanctioning the administrative violation has expired under Clause 1, Article 6 of the Law on Handling of Administrative Violations;
d) Results of verification by the violation-handling agency or a police office disprove the violation as described in the written request for violation handling;
dd) There's a conclusion, decision or notice of a competent agency on the lack of grounds for carrying out procedures for handling the violation;
e) The act is neither regarded as a violation under the law on intellectual property nor subject to any administrative sanction specified in this Decree.
2. A person accepting a written request for handling of a violation shall cease procedures for handling the violation in the following cases:
a) Arising a complaint, denunciation or dispute after the request is accepted and pending results of handling by a competent agency defined in Clause 1, Article 27 of this Decree;
b) Lack of grounds to identify act infringing industrial property rights after having accepted the written request for handling of the violation;
c) The requester requests in writing withdrawal of the written request for violation handling;
d) The involved parties can reach agreement on the handling of the case under Clause 2, Article 27 of this Decree.
3. In case a violation is related to the production of or trading in a goods or its package, stamp, label or other articles bearing a counterfeit mark or geographical indication, a person with sanctioning competence shall still carry out procedures for administratively sanctioning this violation even after receiving a notice of withdrawal of the written request for violation handling under Point c, Clause 2 of this Article.
Article 29. Coordination in the handling of violations
1. Requirements for coordination in the handling of violations:
a) For a violation involving complicated circumstances or different organizations and individuals, the agency competent to accept a written request for violation handling may request a competent agency and the state management agency in charge of industrial property in the concerned locality to coordinate in handling the violation. A request for coordination in the handling of a violation must contain brief information on the case, propose issues which require coordinated handling and indicate a time limit of 15 days for the request-receiving agency to reply;
b) The agency receiving the request for coordination shall reply within the indicated time limit, unless it refuses to coordinate. In case of refusal to coordinate, it shall clearly state the reason.
2. Use of results of examination and handling of written requests for violation handling from other agencies:
a) A violation-handling agency may use results of identification of violations or determination of the value of infringing goods conducted by another competent agency (if any) to ensure uniformity of handling measures and sanctioning levels applicable to the same or similar violations or related to the same industrial property object of the same industrial property rights holder;
b) When competent agencies have different opinions, conclusions and decisions on the identification of the violation, measures and extent of handling of the violation, the person competent to handle the violation may set up an advisory council composed of experts prestigious in relevant professional domains to assist the competent person in making conclusions on the violation.
Article 30. Sanctioning procedures
1. When detecting a violation in domain of industrial property, persons with sanctioning competence defined in Articles from 16 thru 21 of this Decree and civil servants and public employees on their duty shall make a minutes of administrative violation.
2. Order of and procedures for sanctioning the administrative violation shall comply with provisions in section 1 Chapter III of the Law on Handling of Administrative Violations.
Article 31. Execution of sanctioning decisions and enforcement of executing sanctioning decisions
1. Execution of sanctioning decisions and enforcement of executing sanctioning decisions comply with Law on Handling of Administrative Violations.
2. For decisions on sanctioning administrative violations which apply remedial measure of forcible change or removal of infringing elements from enterprise name, infringing organizations and individuals shall conduct procedures for changing enterprise name, removing infringing elements from enterprise name at business registration agencies within 60 days after the effective day of decisions on sanctioning administrative violations.
After the time limit mentioned above, if infringing organizations and individuals fail to carry out procedures for changing enterprise name, removing infringing elements from enterprise name, agencies issuing decisions on sanctioning administrative violations shall request the business register agencies to withdraw certificate of business register. The business register agencies shall withdraw certificates of business register as prescribed by law.
3. For decisions on sanctioning administrative violations which apply remedial measure of forcible change of information about domain names or return of domain names, organizations and individuals shall conduct procedures for changing information of domain names or returning domain names at agencies managing domain names, within 30 days after the effective day of decisions on sanctioning administrative violations.
After the time limit mentioned above, if infringing organizations and individuals fail to carry out procedures for changing information about domain names, or returning domain names, agencies issuing decisions on sanctioning administrative violations shall request the agencies managing domain names to revoke such domain names. The agencies managing domain names shall revoke domain names as prescribed by law.
4. Credit institutions and State Treasuries shall collect fines, remit or refund collected fine amounts based on handling decisions of persons with sanctioning competence as prescribed by law.
Article 32. Modification, cancellation or invalidation of administrative sanctioning decisions
1. In case a decision on the settlement of a dispute on industrial property is issued by a competent agency within 90 days from the date of issuance of an administrative sanctioning decision, leading to a change in grounds and contents of the administrative sanctioning decision, a person with sanctioning competence shall issue a decision to modify, invalidate or cancel partially or wholly the validity of the issued administrative sanctioning decision to make it consistent with the dispute settlement decision.
2. In case an administrative sanctioning decision has been complied with by the sanctioned organization or individual, a person with sanctioning competence shall take any of the following measures:
a) Requesting the Slate Treasury that has collected the fine to refund partially or wholly the fine amount remitted under the decision on modification, cancellation or invalidation of the sanctioning decision at the request of the organization or individual that has paid the fine. The request for fine refund may be accepted within 90 days after the date of issuance of the decision on modification, cancellation or invalidation;
b) Returning the goods, article or means of business which has been seized or confiscated but not yet handled. In case such goods, article or means of business has been handled, the organization or individual that has requested the violation handling shall pay a compensation to the handled organization or individual according to the commitment realized upon requesting the violation handling, if any;
c) Other handling measures as reasonably proposed by involved parties.
3. In case the issuance of an administrative sanctioning decision is detected involving a violation of issuing competence, procedures or grounds, such decision shall be handled under Article 15 of the Law on Handling of Administrative Violations and the provisions of the law on settlement of complaints and denunciations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực