Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ
Số hiệu: | 97/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 09/07/2018 | Số công báo: | Từ số 789 đến số 790 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tăng tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA đối với UBND cấp tỉnh
Từ 01/7/2018, Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, tăng tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi (vốn vay) đối với UBND cấp tỉnh, cụ thể như sau:
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 10% lên 30% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương (NSTW) so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) từ 70% trở lên;
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 20% lên 40% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP từ 50% đến dưới 70%;
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 30% lên 50% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP dưới 50%;
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 50% lên 70% vốn vay đối với địa phương có điều tiết về NSTW (trừ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh);
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 80% lên 100% vốn vay đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị định 97/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 78/2010/NĐ-CP và Nghị định 52/2017/NĐ-CP ngày 28/4/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tỷ lệ cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, tỷ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
b) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 50% đến dưới 70%, tỷ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
c) Địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương dưới 50%, tỷ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
d) Địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương (trừ thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), tỷ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
đ) Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: tỷ lệ cho vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi;
e) Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vốn ưu đãi cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương áp dụng cho từng thời kỳ ổn định ngân sách trước ngày 01 tháng 01 năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách.
2. Tỷ lệ cho vay lại đối với đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và kinh phí đầu tư, tỷ lệ vay lại là 100% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và một phần kinh phí đầu tư, tỷ lệ vay lại là 50% vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư.
3. Tỷ lệ cho vay lại đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp đủ điều kiện vay lại toàn bộ vốn vay ODA, vay ưu đãi sử dụng cho dự án đầu tư, nhưng không vượt quá 70% tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Áp dụng tỷ lệ cho vay lại:
a) Tỷ lệ cho vay lại quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này áp dụng đối với các nghĩa vụ nợ gốc theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
b) Đối với các nghĩa vụ trả nợ bao gồm phí thu xếp vốn, phí quản lý, phí cam kết, lãi phạt chậm trả, phí trả nợ trước hạn và các chi phí khác phát sinh tính trên toàn bộ số vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư cho dự án, bên vay lại bố trí từ nguồn vốn của bên vay lại để chi trả.
1. Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp này, Bộ Tài chính là cơ quan cho vay lại.
2. Xác định cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng:
Đối với cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư của Nhà nước, căn cứ vào tính chất của dự án vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xác định cơ quan được ủy quyền cho vay lại là:
a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với các chương trình, dự án đầu tư; hoặc
b) Ngân hàng Chính sách xã hội đối với chương trình, dự án chính sách xã hội.
3. Xác định cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng:
a) Là tổ chức tín dụng đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật quản lý nợ công;
b) Khi đề xuất dự án, cơ quan chủ quản dự án đề xuất tổ chức tín dụng làm cơ quan ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng sau khi có sự chấp thuận của tổ chức tín dụng;
c) Tổ chức tín dụng có quyền hạn và trách nhiệm tham gia ý kiến với cơ quan chủ quản dự án, chủ dự án trong quá trình xây dựng, phê duyệt báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi;
d) Trường hợp trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, tổ chức tín dụng xác định dự án không có hiệu quả và từ chối tham gia, cơ quan chủ quản có trách nhiệm chủ động lựa chọn tổ chức tín dụng khác đủ điều kiện làm cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng cho dự án.
1. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện các trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Quản lý nợ công.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng có trách nhiệm, quyền hạn sau:
a) Chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, chịu trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính trong mọi trường hợp theo hợp đồng ủy quyền cho vay lại;
b) Được hưởng phí quản lý cho vay lại theo tỷ lệ quy định tại Điều 10 của Nghị định này và toàn bộ dự phòng rủi ro cho vay lại;
c) Quyết định đối với tài sản bảo đảm khoản vay lại do bên vay lại thế chấp;
d) Quyết định đối với các đề nghị trả nợ trước hạn của bên vay lại (nếu có); quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ trong trường hợp bên vay lại gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định của pháp luật.Bổ sung
1. Bộ Tài chính là cơ quan thẩm định điều kiện được vay lại của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Bộ Tài chính ủy quyền cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại thẩm định việc cho vay lại đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Việc thẩm định cho vay lại đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện theo khoản 1 Điều 38 Luật Quản lý nợ công, cụ thể đánh giá việc đáp ứng các điều kiện cho vay lại theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Quản lý nợ công.
2. Việc thẩm định cho vay lại đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được thực hiện theo khoản 2 Điều 38 Luật Quản lý nợ công, cụ thể đánh giá các nội dung sau:
a) Tư cách pháp nhân, việc đáp ứng các điều kiện được vay lại theo quy định tại Điều 36 Luật Quản lý nợ công;
b) Năng lực tài chính, tình hình nợ của bên vay lại;
c) Tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay và trả nợ, phương án bảo đảm tiền vay;
d) Đánh giá mức độ rủi ro, tính khả thi của biện pháp phòng ngừa, quản lý rủi ro trong phương án trả nợ của bên vay lại.
1. Sau khi dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người đại diện có thẩm quyền của bên vay lại gửi cơ quan thẩm định cho vay lại, đồng gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị thẩm định cho vay lại, kèm theo hồ sơ thẩm định theo quy định tại Điều 27 Nghị định này. Người quyết định đầu tư đối với dự án vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài khi phê duyệt dự án đầu tư cần đảm bảo phương án hoàn trả vốn vay có căn cứ và có tính khả thi cao.
2. Trường hợp Bộ Tài chính là cơ quan cho vay lại, trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay lại.
3. Trường hợp Bộ Tài chính ủy quyền cho cơ quan cho vay lại, trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định cho vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo thẩm định. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định cho vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định cho vay lại.
4. Trường hợp đủ điều kiện vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc cho vay lại; trường hợp không đủ điều kiện vay lại, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ không ký kết khoản vay nước ngoài.
5. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt cho vay lại, Bộ Tài chính thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.
6. Cơ quan thẩm định cho vay lại chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cho vay lại. Bên vay lại chịu trách nhiệm về tài liệu, số liệu báo cáo, cung cấp trong hồ sơ thẩm định.
1. Hồ sơ thẩm định khả năng trả nợ của ngân sách địa phương bao gồm:
a) Văn bản của hội đồng nhân dân hoặc thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép huy động vốn để đầu tư hoặc góp vốn đầu tư vào dự án đối tác công - tư theo phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ;
b) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; Quyết định đầu tư, văn kiện dự án đầu tư (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có phương án sử dụng vốn vay lại;
c) Báo cáo tình hình vay, trả nợ của địa phương tại thời điểm đề xuất vay lại, bao gồm chi tiết đối với tất cả các khoản vay đã phát sinh và còn dư nợ; báo cáo về mức dư nợ vay của ngân sách địa phương năm trước và ước tính mức dư nợ vay năm hiện tại, tỷ lệ trả nợ vốn vay lại trên thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp trong ba năm gần nhất;
d) Dự toán ngân sách năm của địa phương do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; phương án trả nợ và thuyết minh chi tiết kế hoạch và nguồn trả nợ, bao gồm nguồn vốn thu hồi từ chính dự án đầu tư (nếu có), vốn bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Tài liệu khác có liên quan để chứng minh khả năng trả nợ của tỉnh (nếu có).
2. Hồ sơ thẩm định đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công bao gồm:
a) Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư;
b) Dự án đầu tư (Báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo quyết định phê duyệt đầu tư dự án;
c) Phương án sử dụng vốn vay và trả nợ; phương án bố trí vốn chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp), vốn đối ứng; phương án bảo đảm tiền vay và hồ sơ liên quan đến phương án bảo đảm tiền vay; phương án quản lý, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; hồ sơ thuyết minh doanh thu - chi phí dự án được người quyết định đầu tư phê duyệt;
d) Báo cáo tài chính hằng năm được kiểm toán của 03 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị thẩm định, báo cáo tình hình vay trả nợ, dư nợ của bên vay lại.
1. Sau khi thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết, căn cứ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay lại nguồn vay ODA, vay ưu đãi, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Tài chính ký hợp đồng:
a) Cho vay lại với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này; hoặc
b) Ủy quyền cho vay lại với cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng theo Mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này; hoặc
c) Ủy quyền cho vay lại với cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng theo Mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Nghị định này.
2. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại, cơ quan được ủy quyền cho vay lại ký hợp đồng vay lại với bên vay lại để quản lý việc cho vay lại, thu hồi nợ.
Nghị định này quy định về quản lý, thực hiện việc cho vay lại, thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
1. Bên vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
2. Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình quản lý, thực hiện việc cho vay lại và thu hồi vốn cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
Ngoài các từ ngữ đã được quy định trong Luật Quản lý nợ công, tại Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Thỏa thuận vay nước ngoài” là các hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay vốn ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ với bên cho vay nước ngoài.
2. “Hợp đồng cho vay lại” là hợp đồng hoặc hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại với bên vay lại về việc cho vay lại.
3. “Hợp đồng ủy quyền cho vay lại” là hợp đồng ký giữa Bộ Tài chính với cơ quan được ủy quyền cho vay lại để ủy quyền việc thực hiện cho vay lại quản lý khoản vay lại và thu hồi nợ, bao gồm cả phương thức cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.
4. “Thời gian ân hạn” là khoảng thời gian theo đó bên vay lại đã nhận nợ và chưa phải trả gốc khoản vay lại nhưng phải trả đầy đủ các khoản lãi và phí phát sinh theo hợp đồng cho vay lại.
1. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:
Trước ngày 30/6 năm thứ năm của kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, để đăng ký kế hoạch vay lại cho 05 năm tiếp theo, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Bên vay lại) gửi Bộ Tài chính các tài liệu sau:
a) Đánh giá tình hình thực hiện, tình hình giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, dự kiến tổng số giải ngân trong giai đoạn 05 năm hiện tại;
b) Đăng ký nhu cầu giải ngân các khoản cho vay lại đã ký kết, nhu cầu vay mới để cho vay lại giai đoạn 05 năm tiếp theo; kèm theo đánh giá sơ bộ về khả năng bố trí nguồn trả nợ;
c) Ý kiến của cơ quan chủ quản về đăng ký nhu cầu giải ngân của các chủ dự án đối với các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Hạn mức cho vay lại 05 năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ 05 năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng hạn mức cho vay lại thực hiện theo quy định của Nghị định về quản lý nợ chính quyền địa phương.
3. Căn cứ chỉ tiêu an toàn nợ công; chỉ tiêu tổng mức vay và bội chi của ngân sách địa phương trong kế hoạch tài chính 05 năm đối với phân cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, xây dựng hạn mức cho vay lại 05 năm, báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
1. Xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:
Trước ngày 20/7 hằng năm, để xây dựng kế hoạch cho vay lại và hạn mức cho vay lại hằng năm, Bên vay lại gửi Bộ Tài chính báo cáo về:
a) Đánh giá tình hình thực hiện, trị giá giải ngân, trả nợ cho vay lại của năm và lũy kế từ khi thực hiện khoản vay đến năm trước năm kế hoạch; trị giá chưa thực hiện; chi tiết theo từng dự án, từng năm;
b) Dự kiến trị giá sẽ thực hiện trong năm kế hoạch của các khoản cho vay lại đã ký kết, các khoản sẽ ký kết mới.
2. Xây dựng kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là một bộ phận trong kế hoạch vay, trả nợ hằng năm của chính quyền địa phương. Quy trình xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định về quản lý nợ của chính quyền địa phương;
b) Nội dung kế hoạch cho vay lại hằng năm đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần tổng hợp theo từng khoản vay, trả nợ cho vay lại, đảm bảo khả năng trả nợ của chính quyền địa phương.
3. Căn cứ hạn mức cho vay lại 05 năm, nhu cầu đăng ký kế hoạch của các bên vay lại, chủ dự án; chỉ tiêu an toàn nợ công, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch cho vay lại hàng năm chi tiết theo từng nguồn vay, trình Chính phủ phê duyệt tổng hạn mức cho vay lại hằng năm và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ hằng năm.
4. Trường hợp giải ngân vượt kế hoạch cho vay lại hằng năm, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đảm bảo nguyên tắc:
a) Đối với cho đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại, theo tiến độ thực hiện dự án;
b) Đối với vốn cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc giải ngân không vượt quá mức vay hằng năm được Quốc hội quyết định.
1. Đồng tiền cho vay lại là đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài.
2. Đồng tiền thu nợ cho vay lại là đồng tiền cho vay lại. Trường hợp bên vay lại trả nợ bằng Đồng Việt Nam, cơ quan cho vay lại áp dụng tỷ giá bán đồng tiền cho vay lại tại thời điểm trả nợ do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố để thu nợ.
1. Đối với bên vay lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại bằng thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
2. Đối với bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp:
a) Thời hạn trả nợ bằng thời gian hoàn vốn trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
b) Thời gian ân hạn bằng thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án được đưa vào hoạt động nêu trong dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài;
c) Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại được tính từ khi bắt đầu thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.
3. Trong trường hợp có chênh lệch về thời hạn và thời gian ân hạn giữa khoản vay nước ngoài và khoản cho vay lại, nguồn thu hồi nợ cho vay lại chưa trả nợ nước ngoài được đưa vào Quỹ Tích lũy trả nợ.
1. Bên vay lại chịu trách nhiệm trả đầy đủ các khoản phí và chi phí liên quan cho bên cho vay nước ngoài theo thỏa thuận vay nước ngoài và các loại phí dịch vụ ngân hàng trong và ngoài nước liên quan đến khoản vay lại. Các loại phí theo thỏa thuận vay nước ngoài bao gồm phí thu xếp vốn, phí quản lý, phí cam kết, phí rút vốn, phí bảo hiểm, các khoản phí và chi phí khác theo quy định của Pháp luật (nếu có).
2. Đối với các khoản phí, chi phí phải trả bên cho vay nước ngoài, bên vay lại trả thông qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại để trả cho Bộ Tài chính. Đối với các loại phí dịch vụ ngân hàng, bên vay lại trả trực tiếp cho ngân hàng phục vụ.
1. Mức phí quản lý cho vay lại bằng 0,25%/năm tính trên dư nợ vay lại, cụ thể như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố chuyển trả cho cơ quan cho vay lại (Bộ Tài chính) 0,25%/năm;
b) Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trả cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại 0,25%/năm. Trong đó, cơ quan được ủy quyền cho vay lại được hưởng 0,15%/năm và chuyển trả cho Bộ Tài chính 0,1%/năm.
2. Việc quản lý và sử dụng phí cho vay lại thực hiện theo cơ chế tài chính của cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Việc quản lý và sử dụng phí cho vay lại của Bộ Tài chính thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Dự phòng rủi ro cho vay lại theo quy định như sau:
a) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 0%/năm/dư nợ vay lại;
b) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại đơn vị sự nghiệp công là 1%/năm/dư nợ vay lại;
c) Dự phòng rủi ro cho vay lại trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp là 1,5%/năm/dư nợ vay lại.
2. Trích nộp dự phòng rủi ro cho vay lại:
a) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ;
b) Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu toàn bộ rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro cho vay lại được nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan.
1. Trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi phí và các chi phí liên quan khác theo quy định của pháp luật (nếu có), bên vay lại phải trả lãi phạt chậm trả theo mức quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Đối với các khoản chậm trả gốc, lãi, phí trong thỏa thuận vay nước ngoài, lãi suất phạt chậm trả được xác định theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. Trường hợp tại thỏa thuận vay nước ngoài không quy định, lãi suất chậm trả bằng 150% lãi suất Chính phủ vay nước ngoài.
3. Đối với các khoản phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro chậm trả, lãi suất phạt chậm trả bằng 150% phí quản lý, dự phòng rủi ro quy định tại Điều 10, 11 của Nghị định này.
4. Số ngày quá hạn được tính kể từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến ngày trước ngày thực trả một ngày.
Số ngày của một năm để tính lãi, lãi chậm trả, các khoản phí trả cho bên cho vay nước ngoài, phi quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại thực hiện theo quy định về số ngày của một năm khi tính lãi nêu tại thỏa thuận vay nước ngoài.
Bên vay lại nhận nợ khoản vay lại tại cùng thời điểm Chính phủ nhận nợ với bên cho vay nước ngoài.
1. Đối với các khoản trả gốc, lãi và phí quy định trong hợp đồng cho vay lại, bên vay lại phải hoàn trả trước khi hoàn trả các khoản nợ khác của bên vay lại.
2. Trong trường hợp bên vay lại chỉ trả được một phần các nghĩa vụ đến hạn, thứ tự ưu tiên thu hồi nợ như sau: phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại, lãi phạt chậm trả, lãi quá hạn, lãi đến hạn, các khoản phí khác, gốc quá hạn, gốc đến hạn.
1. Bên vay lại phải sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn bảo đảm tiền vay theo quy định tại khoản 4 Điều này. Biện pháp bảo đảm tiền vay phải được nêu rõ trong Hợp đồng cho vay lại.
2. Tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ và các tài sản hợp pháp khác của bên vay lại. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được Bộ Tài chính chấp thuận trong trường hợp Chính phủ chịu rủi ro tín dụng hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại chấp thuận trong trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.
3. Trị giá tài sản bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 120% (một trăm hai mươi phần trăm) trị giá gốc của khoản vay lại. Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay giảm thấp hơn so với mức 120% giá trị dư nợ còn lại của khoản vay lại, bên vay lại có trách nhiệm bổ sung tài sản đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo mức tối thiểu nêu trên.
4. Không yêu cầu bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại hoặc trong trường hợp bên vay lại không thực hiện được việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại và bên vay lại thực hiện các thủ tục bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay.
6. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
1. Bên vay lại chủ động bố trí nguồn trong kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách của bên vay lại để thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng cho vay lại. Việc trả nợ không phụ thuộc vào tình hình thực hiện các hợp đồng thương mại liên quan đến khoản vay lại.
2. Việc trả nợ khoản vay lại phải được bên vay lại bảo đảm trước khi trả các khoản nợ khác của bên vay lại.
3. Bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp mở tài khoản tập trung doanh thu của dự án vay lại và các nguồn thu hợp pháp khác tại cơ quan được ủy quyền cho vay lại để chuẩn bị nguồn cho việc trả nợ và duy trì số dư tối thiểu của tài khoản theo quy định tại Điều 35 Nghị định này. Việc mở tài khoản thực hiện trước khi giải ngân khoản vay lại.
4. Khi ký hợp đồng vay lại, Bên vay lại có trách nhiệm cam kết ủy quyền không hủy ngang cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại được tự động trích bất kỳ tài khoản nào của Bên vay lại để thu nợ trong trường hợp Bên vay lại không trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
5. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khoản trả nợ từ bên vay lại, cơ quan cho vay lại hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại chuyển toàn bộ số thu hồi nợ (gốc, lãi phí...) vào Quỹ Tích lũy trả nợ, sau khi trích lại phần phí quản lý cho vay lại được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này. Đối với các ngân hàng chính sách được ủy quyền cho vay lại nhiều khoản vay, thời hạn trả nợ cho Bộ Tài chính thực hiện hằng tháng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý Quỹ Tích lũy trả nợ.
1. Bên vay lại có thể thực hiện trả nợ trước hạn nếu thỏa mãn các điều kiện về trả nợ trước hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài và được Bộ Tài chính chấp thuận.
2. Trong trường hợp không có quy định về trả nợ trước hạn tại thỏa thuận vay nước ngoài, bên vay lại chỉ thực hiện trả nợ trước hạn nếu được Thủ tướng Chính phủ (trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng) hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại (trường hợp cơ quan này chịu rủi ro tín dụng) chấp thuận.
3. Để trả nợ trước hạn, bên vay lại gửi Bộ Tài chính và cơ quan được ủy quyền cho vay lại đề nghị bằng văn bản chậm nhất 90 ngày trước ngày dự kiến trả nợ để Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại trao đổi với bên cho vay nước ngoài và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Bên vay lại chịu mọi loại phí, chi phí phát sinh khi trả nợ trước hạn.
1. Bên vay lại chỉ được chuyển giao, chuyển nhượng nghĩa vụ nợ phát sinh từ các khoản vay lại trong trường hợp sau:
a) Có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng; hoặc
b) Có sự chấp thuận của cơ quan được ủy quyền cho vay lại và Bộ Tài chính đối với trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.
2. Khi có yêu cầu chuyển giao, chuyển nhượng nghĩa vụ nợ, bên vay lại báo cáo Bộ Tài chính hoặc cơ quan được ủy quyền cho vay lại nêu rõ lý do và chủ động thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Bên vay lại chịu trách nhiệm sử dụng vốn vay lại đúng mục đích, có hiệu quả theo các quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, văn kiện dự án được phê duyệt, hợp đồng cho vay lại đã ký kết.
2. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại của bên vay lại thông qua kiểm tra hồ sơ giải ngân vốn vay lại trừ trường hợp khoản giải ngân đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi. Bên vay lại chịu trách nhiệm về việc cung cấp các hồ sơ hợp lệ, xác thực cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan được ủy quyền cho vay lại có quyền yêu cầu bên vay lại báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích vay vốn.
3. Trên cơ sở thông báo giải ngân của bên cho vay nước ngoài và thông báo của Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại, cơ quan được ủy quyền cho vay lại làm thủ tục ghi nợ và định kỳ hàng quý đối chiếu số liệu nợ với bên vay lại.
4. Bên vay lại chủ động thực hiện các biện pháp quản lý khoản vay lại, thực hiện việc bảo hiểm rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá theo quy định của pháp luật để giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá.
1. Bên vay lại thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn theo hợp đồng vay lại cho Bộ Tài chính (trường hợp cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại để các cơ quan này hoàn trả đầy đủ, đúng hạn khoản thu hồi nợ vào Quỹ Tích lũy trả nợ.
2. Trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, cơ quan này có trách nhiệm đôn đốc, thu nợ để hoàn trả đầy đủ, đúng hạn khoản trả nợ theo đúng hợp đồng ủy quyền cho vay lại cho Bộ Tài chính trong mọi trường hợp.
3. Định kỳ hằng quý, cơ quan được ủy quyền cho vay lại đối chiếu tình hình nợ, bao gồm số rút vốn, số trả nợ, số dư nợ với bên vay lại.
4. Định kỳ hằng năm, không muộn hơn 60 ngày kể từ khi kết thúc năm trước cơ quan được ủy quyền cho vay lại tổng hợp tình hình nợ của tất cả các khoản vay lại được ủy quyền quản lý, báo cáo, đối chiếu với Bộ Tài chính, bao gồm tổng số dự án vay lại, tổng số giải ngân, tổng số trả nợ, tổng số dư nợ, chi tiết theo từng dự án, khoản vay lại.
1. Trong vòng 30 ngày kể từ khi ký hợp đồng cho vay lại đối với bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, Bên vay lại và cơ quan được ủy quyền cho vay lại ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay.
2. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, Bên vay lại thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Các bên có liên quan tới tài sản bảo đảm có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm tiền vay phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích. Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng, hoặc sự đồng ý của cơ quan được ủy quyền cho vay lại trong trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.
4. Hợp đồng bảo đảm tiền vay chỉ hết hiệu lực khi Bên vay lại đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ nợ theo hợp đồng cho vay lại.
5. Bên vay lại có trách nhiệm mua bảo hiểm rủi ro theo quy định của pháp luật đối với tài sản bảo đảm tiền vay đang thế chấp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại trong suốt thời gian còn dư nợ vay.
6. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại quản lý, giám sát việc sử dụng tài sản bảo đảm tiền vay; được thuê tổ chức độc lập để định giá, kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm tiền vay trong trường hợp phải cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Bên vay lại có trách nhiệm chi trả các chi phí này.
1. Bên vay lại là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cho Bộ Tài chính, bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp báo cáo cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại một năm hai lần, lần 1 không muộn hơn ngày 31/1 và lần 2 không muộn hơn ngày 31/7 hằng năm tình hình cho vay lại với các nội dung sau:
a) Tình hình rút vốn, trả nợ, số dư nợ khoản vay lại;
b) Tình hình biến động tài sản bảo đảm tiền vay;
c) Tình hình tài chính, tình trạng nợ của bên vay lại bao gồm số dư nợ, số nợ quá hạn phát sinh (nếu có) với bất kỳ chủ nợ nào;
d) Tình hình thực hiện, vận hành, khai thác dự án đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng tài sản của dự án đầu tư và tài sản hình thành từ vốn vay.
2. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính một năm hai lần, lần 1 không muộn hơn ngày 28/2 và lần 2 không muộn hơn ngày 31/8 hàng năm hoặc ngay khi phát sinh vấn đề đột xuất ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của từng dự án vay lại, bên vay lại về các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Hằng năm, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ tình hình cho vay lại trong báo cáo chung về nợ công.
1. Các hoạt động cho vay lại theo quy định tại Nghị định này đều phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại quản lý, giám sát khoản vay lại, bên vay lại, tình hình cho vay, thu hồi nợ, tình hình biến động của tài sản bảo đảm tiền vay, tình hình khai thác, vận hành công trình được đầu tư bằng vốn vay lại định kỳ và đột xuất thực hiện kiểm tra bên vay lại và báo cáo kết quả cho Bộ Tài chính.
3. Bộ Tài chính giám sát hoạt động cho vay lại thông qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Định kỳ theo kế hoạch kiểm tra hằng năm hoặc đột xuất, Bộ Tài chính kiểm tra đối với cơ quan được ủy quyền cho vay lại và bên vay lại.
4. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, trường hợp phát hiện bên vay lại không thực hiện đúng cam kết, nghĩa vụ theo hợp đồng vay lại, cơ quan được ủy quyền cho vay lại hoặc Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp xử lý.
1. Khoản cho vay lại đối với đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp được cơ quan được ủy quyền cho vay lại phân loại nợ định kỳ và tổng hợp vào bảng phân loại nợ thuộc chương trình quản lý rủi ro về nợ công theo tình trạng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay lại:
a) Nhóm 1: Khoản vay đang được trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
b) Nhóm 2: Khoản vay có nợ quá hạn 01 kỳ trả nợ;
c) Nhóm 3: Khoản vay có nợ quá hạn từ 02 đến 03 kỳ trả nợ;
d) Nhóm 4: Khoản vay có nợ quá hạn từ 04 kỳ trả nợ trở lên;
đ) Nhóm 5: Khoản vay không có khả năng trả nợ.
2. Định kỳ hằng năm, cơ quan được ủy quyền cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính tình hình phân loại nợ các khoản cho vay lại đang quản lý để Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ phân loại nợ của danh mục cho vay lại.
3. Không áp dụng phân loại nợ đối với các khoản cho vay lại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Việc phân loại nợ đối với các khoản cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
1. Trên cơ sở phân loại nợ, Bộ Tài chính áp dụng các nghiệp vụ quản lý rủi ro như sau:
a) Đối với nợ quá hạn từ 1 kỳ trở lên: Bên vay lại báo cáo cơ quan được ủy quyền cho vay lại về tình hình doanh thu, chi phí của bên vay lại và cam kết bố trí đủ nguồn để trả nợ; không được xem xét các khoản vay mới;
b) Đối với nợ quá hạn từ 2 kỳ trở lên: Bên vay lại duy trì số dư tài khoản nêu tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này với mức tối thiểu bằng 2 kỳ trả nợ tiếp theo, chậm nhất 15 ngày trước kỳ trả nợ tiếp theo gần nhất;
c) Đối với khoản nợ quá hạn từ 3 kỳ trở lên: Cơ quan cho vay lại được phép yêu cầu các ngân hàng nơi bên vay lại mở tài khoản trích tài khoản để trả nợ, theo ủy quyền của bên vay lại nêu tại khoản 4 Điều 17 Nghị định này;
d) Trường hợp khoản vay không có khả năng trả nợ: Bên vay lại có trách nhiệm chấp hành các biện pháp xử lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, kể cả việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.
2. Việc xử lý rủi ro phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện đúng quy định của pháp luật, giảm thiệt hại tối đa cho Nhà nước và gắn trách nhiệm của cơ quan cho vay lại, bên vay lại trong việc cho vay, thu hồi và xử lý nợ.
1. Trường hợp bên vay lại gặp khó khăn tạm thời do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng do thiên tai, địch họa, thay đổi chính sách, bối cảnh kinh tế trực tiếp có ảnh hưởng bất lợi đến dự án, dẫn đến dự án đầu tư bị chậm tiến độ, chưa đạt đủ doanh thu dự kiến để trả nợ, sau khi đã áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không trả được nợ đúng hạn:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian trả nợ, thời gian ân hạn đối với khoản vay lại, nhưng không vượt quá thời gian trả nợ, thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định gia hạn thời gian trả nợ, thời gian ân hạn đối với khoản vay lại vượt quá thời gian trả nợ, thời gian ân hạn của khoản vay nước ngoài.
2. Việc xem xét, quyết định thời gian gia hạn, thời gian trả nợ, thời gian ân hạn được thực hiện căn cứ đề nghị của bên vay lại, cơ quan chủ quản của bên vay lại, báo cáo thẩm định khả năng trả nợ theo phương án gia hạn thời gian tra nợ, thời gian ân hạn của cơ quan được ủy quyền cho vay lại.
3. Để thẩm định khả năng trả nợ theo phương án gia hạn thời gian trả nợ, thời gian ân hạn, bên vay lại gửi cơ quan được ủy quyền cho vay lại các tài liệu sau:
a) Phương án gia hạn nợ, nguồn trả nợ theo phương án gia hạn nợ;
b) Báo cáo tài chính được kiểm toán 03 năm gần nhất của bên vay lại;
c) Ý kiến của cơ quan chủ quản và cơ quan liên quan về nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn về tài chính, không trả được nợ.
4. Việc xem xét gia hạn trả nợ đối với khoản vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng do tổ chức tín dụng quyết định. Trong trường hợp này tổ chức tín dụng chịu rủi ro có trách nhiệm hoàn trả Bộ Tài chính vốn vay lại theo đúng hợp đồng ủy quyền cho vay lại.
1. Việc khoanh nợ đối với khoản vay lại của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp được xem xét trong những trường hợp Bên vay lại gặp khó khăn kéo dài do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng do thiên tai, địch họa, thay đổi chính sách, bối cảnh kinh tế trực tiếp ảnh hưởng bất lợi đến dự án dẫn đến bị lỗ từ 03 năm liên tiếp trở lên tính đến sát thời điểm đề nghị xử lý nợ không trả được nợ cho các chủ nợ khác, gặp khó khăn trong đảm bảo nguồn vốn lưu động để hoạt động và để thực hiện các nghĩa vụ với người lao động, đã áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng vẫn không có khả năng trả nợ, có đề án cơ cấu lại tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư phê duyệt.
2. Thời gian khoanh nợ không quá 5 năm.
3. Trong thời gian khoanh nợ, bên vay lại được miễn trừ các khoản lãi, phí phát sinh đối với các nghĩa vụ nợ được khoanh.
4. Để thẩm định khả năng trả nợ theo phương án khoanh nợ, bên vay lại gửi cơ quan được ủy quyền cho vay lại các tài liệu sau:
a) Phương án trả nợ sau khi kết thúc thời gian khoanh nợ, nguồn trả nợ;
b) Báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán trong 03 năm gần nhất của bên vay lại;
c) Ý kiến của cơ quan chủ quản và cơ quan liên quan về nguyên nhân dẫn đến dự án gặp khó khăn, phát sinh lỗ và không có khả năng trả nợ;
d) Đề án cơ cấu lại tài chính của bên vay lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư phê duyệt.
5. Căn cứ báo cáo thẩm định phương án khoanh nợ và kiến nghị của cơ quan được ủy quyền cho vay lại, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc khoanh nợ khoản vay lại.
6. Việc xem xét khoanh nợ đối với khoản vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng do tổ chức tín dụng quyết định Trong trường hợp này tổ chức tín dụng chịu rủi ro có trách nhiệm hoàn trả Bộ Tài chính vốn vay lại theo đúng hợp đồng ủy quyền cho vay lại.
1. Việc xóa một phần các nghĩa vụ nợ bao gồm lãi, lãi phạt chậm trả, một phần gốc đối với khoản vay lại được xem xét trong những trường hợp Bên vay lại là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, gặp khó khăn kéo dài do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng do thiên tai, địch họa, thay đổi chính sách, bối cảnh kinh tế trực tiếp ảnh hưởng bất lợi đến dự án, dẫn đến bị lỗ từ 05 năm liên tiếp trở lên tính đến sát thời điểm đề nghị xử lý nợ, không trả được nợ cho các chủ nợ khác, gặp khó khăn trong đảm bảo nguồn vốn lưu động để hoạt động và để thực hiện các nghĩa vụ với người lao động, đã áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng vẫn không có khả năng trả nợ, được ít nhất 1 chủ nợ khác đồng ý về nguyên tắc cơ cấu lại khoản nợ; có đề án tái cơ cấu tài chính của bên vay lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư phê duyệt.
2. Để thẩm định khả năng trả nợ theo phương án xóa nợ lãi, lãi chậm trả và một phần gốc khoản vay lại, bên vay lại gửi cơ quan được ủy quyền cho vay lại các tài liệu sau:
a) Phương án trả nợ sau khi kết thúc thời gian khoanh nợ, nguồn trả nợ;
b) Báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán trong 05 năm gần nhất của bên vay lại;
c) Ý kiến của cơ quan chủ quản và cơ quan liên quan về nguyên nhân dẫn đến dự án gặp khó khăn, phát sinh lỗ và không có khả năng trả nợ;
d) Ý kiến của ít nhất một chủ nợ khác đồng ý về nguyên tắc việc cơ cấu lại khoản nợ khác liên quan cho bên vay lại;
đ) Đề án tái cơ cấu tài chính của bên vay lại được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án sử dụng vốn vay lại.
3. Căn cứ báo cáo thẩm định phương án xóa một phần nợ và kiến nghị của cơ quan được ủy quyền cho vay lại, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc xóa một phần nợ khoản vay lại.
4. Việc xem xét xóa nợ đối với khoản vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng do tổ chức tín dụng quyết định. Trong trường hợp này tổ chức tín dụng chịu rủi ro có trách nhiệm hoàn trả Bộ Tài chính vốn vay lại theo đúng hợp đồng ủy quyền cho vay lại.
1. Trường hợp bên vay lại là doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, việc thu hồi nợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.
2. Đối với phần nợ không có khả năng thu hồi sau khi thực hiện theo quy trình nêu tại khoản 1 Điều này (nếu có), Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xóa nợ
1. Bên vay lại trả nợ cho Bộ Tài chính vào Quỹ Tích lũy trả nợ để có nguồn trả nợ nước ngoài. Bộ Tài chính thực hiện việc trả nợ theo quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
2. Trường hợp thực hiện các biện pháp gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền, Bộ Tài chính sử dụng nguồn Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Nghị định này thay thế Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và Nghị định số 52/2017/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2017 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Cơ chế tài chính, điều kiện cho vay lại đối với các chương trình, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định; hợp đồng ủy quyền, hợp đồng cho vay lại đã được ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực tiếp tục thực hiện. Trường hợp các điều kiện vay cụ thể chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc thay đổi, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi đàm phán.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
HỢP ĐỒNG CHO VAY LẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày…..tháng….năm….
HỢP ĐỒNG CHO VẠY LẠI GIỮA BỘ TÀI CHÍNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ………… VỀ VIỆC SỬ DỤNG KHOẢN VAY SỐ……….. CỦA………. TÀI TRỢ CHO DỰ ÁN…………..
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ thỏa thuận vay nước ngoài số hiệu... ký kết ngày ... tháng ... năm ... (sau đây gọi là "Thỏa thuận vay nước ngoài") giữa Chính phủ/Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Việt Nam) và (tên bên cho vay nước ngoài) để tài trợ cho dự án (tên Dự án) (sau đây gọi là "Dự án");
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-TTg ngày ... tháng ... năm... của Thủ tướng Chính phủ (về việc phê duyệt chủ trương đầu tư và cơ chế tài chính cho dự án);
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-UBND ngày ...tháng ... năm... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố (về việc phê duyệt Dự án);
Căn cứ các tài liệu khác có liên quan,
Cơ quan cho vay lại và Bên vay lại là:
1. Cơ quan cho vay lại là: Bộ Tài chính, được đại diện bởi Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Địa chỉ:..................................................................................................................................
Số điện thoại: .......................................................................................................................
Số fax: .................................................................................................................................
và: ........................................................................................................................................
2. Bên vay lại, là: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố..............................................................
Địa chỉ: .................................................................................................................................
Số điện thoại: .......................................................................................................................
Số fax: .................................................................................................................................
Thống nhất ký kết Hợp đồng cho vay lại này theo các điều kiện và điều khoản quy định sau đây:
Điều 1. Các định nghĩa
Các thuật ngữ được sử dụng trong Hợp đồng cho vay lại này đều có nghĩa tương ứng như đã được quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài.
Điều 2. Các điều khoản và điều kiện của Hợp đồng cho vay lại
1. Điều khoản và điều kiện cho vay lại
Cơ quan cho vay lại cho Bên vay lại vay lại một phần/toàn bộ vốn vay nước ngoài theo Thỏa thuận vay nước ngoài theo các điều kiện sau:
a) Đồng tiền cho vay lại và đồng tiền nhận nợ là: ................................................................
b) Trị giá cho vay lại là tổng số vốn thực rút không vượt quá...............................................
c) Thời hạn cho vay lại: ……bao gồm thời gian ân hạn là... kể từ ngày...............................
d) Lãi suất cho vay lại:.... %/năm trên dư nợ, bao gồm:
- Lãi suất Chính phủ vay nước ngoài là ...%/năm trên dư nợ.
- Phí quản lý cho vay lại là 0,25%/năm trên dư nợ.
- Các loại phí khác theo Thỏa thuận vay nước ngoài (bao gồm phí cam kết lãi phạt chậm trả, phí trả nợ trước hạn và các chi phí khác phát sinh tính trên toàn bộ số vốn vay ODA, vay ưu đãi được tiếp nhận v.v...).
đ) Lãi phạt chậm trả: Trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi, phí và các chi phí liên quan khác, Bên vay lại phải trả lãi phạt chậm trả theo mức bằng lãi suất phạt chậm trả theo quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài. Trường hợp trong Thỏa thuận vay nước ngoài không quy định thì mức lãi phạt chậm trả được xác định là 150% lãi suất cho vay lại quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài, áp dụng cho số ngày quá hạn.
e) Lãi và lãi phạt chậm trả được tính trên cơ sở số ngày thực tế áp dụng với một năm là... ngày (theo quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài).
g) Ngày trả nợ: áp dụng theo ngày trả nợ quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài.
h) Trường hợp Việt Nam phải áp dụng điều khoản trả nợ nhanh theo quy định của Thỏa thuận vay nước ngoài, các điều khoản và điều kiện nêu tại điểm c và d của khoản này sẽ được điều chỉnh tương ứng.
i) Bên vay lại có thể thực hiện trả nợ trước khoản vay lại nếu thỏa mãn các điều kiện về trả nợ trước hạn quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài, và việc trả nợ trước hạn phải được bên cho vay nước ngoài đồng ý. Trường hợp không thỏa mãn điều kiện trả nợ trước hạn của Thỏa thuận vay nước ngoài, Bên vay lại chỉ trả nợ trước hạn nếu được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Bên vay lại chịu trách nhiệm trả mọi khoản phí, chi phí liên quan tới việc trả nợ trước hạn. Để xem xét việc trả nợ trước hạn, Bên vay lại gửi Cơ quan cho vay lại đề nghị trả nợ trước hạn chậm nhất 90 ngày trước ngày trả nợ dự kiến.
k) Bên vay lại phải thanh toán trực tiếp cho các ngân hàng phục vụ trong nước đối với các loại phí do các ngân hàng phục vụ này thu.
l) Việc trả nợ các khoản vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi phải được Bên vay lại bảo đảm trước khi trả các khoản nợ khác của Bên vay lại.
m) Trường hợp, Bên vay lại chỉ trả được một phần các nghĩa vụ đến hạn, thứ tự ưu tiên để trừ nợ như sau: phí quản lý cho vay lại, lãi phạt chậm trả, lãi quá hạn, lãi đến hạn, các khoản phí khác, gốc quá hạn, và gốc đến hạn.
n) Bên vay lại trả nợ bằng ngoại tệ nếu có nguồn thu từ dự án bằng ngoại tệ hoặc giao dịch với các ngân hàng thương mại trong nước để mua ngoại tệ. Trường hợp Bên vay lại trả nợ bằng đồng Việt Nam, tỷ giá quy đổi là tỷ giá bán ra đồng ngoại tệ cho vay lại do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm trả nợ.
o) Tài khoản trả nợ:
Bên vay lại chủ động tính và thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản trả nợ gốc, lãi, phí (nếu có) của khoản vay lại trả cho Bộ Tài chính theo số tài khoản sau:
- Tên tài khoản: Cục QLN TCDN_BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU HỒI CHO VAY LẠI BẰNG USD)
Số hiệu tài khoản: xxxx.x.xxxxxxx.xxxxx (Trong trường hợp trả nợ bằng USD); hoặc
- Tên tài khoản: Cục QLN TCDN_BTC_QUỸ TLTN NƯỚC NGOÀI (THU HỒI CHO VAY LẠI BẰNG VNĐ).
Số hiệu tài khoản: xxxx.x.xxxxxxx.xxxxx (Trong trường hợp trả nợ bằng VNĐ).
- Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước.
hoặc tài khoản khác theo thông báo bằng văn bản của Bộ Tài chính.
2. Thời điểm nhận nợ:
Bên vay lại nhận nợ khoản vay lại tại cùng thời điểm Chính phủ nhận nợ với bên cho vay nước ngoài.
3. Đối chiếu nợ
Trên cơ sở thông báo giải ngân của bên cho vay nước ngoài, cơ quan cho vay lại làm thủ tục ghi nợ đối với bên vay lại.
Định kỳ hằng quý, cơ quan cho vay lại đối chiếu tình hình nợ, bao gồm số rút vốn, số trả nợ, số dư nợ với bên vay lại.
Điều 3. Trách nhiệm của các bên
1. Trách nhiệm của Bên vay lại
a) Bên vay lại phối hợp chặt chẽ với Cơ quan cho vay lại để bảo đảm thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng cho vay lại này và theo quy định về trách nhiệm của Bên vay lại tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
b) Bên vay lại có trách nhiệm bố trí vốn từ nguồn ngân sách địa phương và/hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, để trả đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ (gốc, lãi, phí) của khoản vay lại.
c) Nghĩa vụ trả nợ các khoản vay lại đã ký kết phải được tính toán đầy đủ khi lập dự toán ngân sách hàng năm và kế hoạch tài chính trung hạn của ngân sách địa phương.
d) Bên vay lại giao Sở Tài chính tỉnh/thành phố:
- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị được giao trách nhiệm chủ dự án theo dõi, đánh giá quá trình quản lý vốn vay lại thuộc Dự án, xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình vay nợ của tỉnh, đảm bảo việc vay lại phù hợp với hạn mức vay, theo dõi và lập kế hoạch hoàn trả nợ vay lại khi đến hạn.
- Một năm hai lần, lần 1 không muộn hơn ngày 31/1 và lần 2 không muộn hơn ngày 31/7 hàng năm, Sở Tài chính tỉnh/thành phố…………….. có trách nhiệm báo cáo gửi Bộ Tài chính về tình hình cho vay lại và tình trạng nợ của Bên vay lại theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
2. Trách nhiệm của Chủ Dự án
Hàng quý và chậm nhất 15 ngày trước khi đến kỳ trả nợ như quy định tại điểm g khoản 2 Điều 2 Hợp đồng này, đơn vị được Bên vay lại giao trách nhiệm Chủ dự án tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính và Bên vay lại về tình hình thực hiện và số tiền giải ngân của dự án, để Sở Tài chính tỉnh/thành phố……….. tính toán lãi, phí và gốc phải trả và bố trí từ ngân sách tỉnh trả nợ cho Cơ quan cho vay lại.
3. Trách nhiệm của Cơ quan cho vay lại
Cơ quan cho vay lại đảm bảo thực hiện các trách nhiệm của mình theo Hợp đồng cho vay lại này và quy định của pháp luật về cho vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 4. Bồi thường, hoàn trả
1. Trường hợp Bên vay lại không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng cho vay lại này, Cơ quan cho vay lại có quyền, tùy theo sự lựa chọn của mình, quyết định yêu cầu Bên vay lại thực hiện các chế tài và bồi thường theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc dừng giải ngân vốn vay nước ngoài của Dự án, dừng các khoản giải ngân của các dự án khác do ngân sách trung ương trợ cấp có mục tiêu hoặc cho vay lại cho ngân sách tỉnh/thành phố, và dừng xem xét các khoản vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài khác.
2. Không một quy định nào trong Hợp đồng cho vay lại này được làm phương hại hay ảnh hưởng đến các quyền và quyền được bồi thường của Bộ Tài chính có được theo luật pháp.
3. Nếu các quyền rút vốn của Việt Nam theo Thỏa thuận vay nước ngoài bị đình chỉ hay chấm dứt, bất kể vì lý do gì, thì việc giải ngân vốn cho vay lại cho Bên vay lại theo Hợp đồng cho vay lại này cũng sẽ lập tức bị đình chỉ hay chấm dứt trong cùng thời điểm. Đối với các khoản vốn vay nước ngoài cho vay lại đã giải ngân trước đó, Bên vay lại vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Hợp đồng cho vay lại này.
Điều 5. Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng cho vay lại này có hiệu lực vào ngày ký (hoặc ngày có hiệu lực của Thỏa thuận vay nước ngoài, nếu áp dụng).
2. Hợp đồng cho vay lại này sẽ ràng buộc cả những tổ chức kế nhiệm Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố... dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Trong quá trình thực hiện, căn cứ tình hình thực tế và nếu thấy cần thiết, hai bên sẽ cùng xem xét bổ sung, sửa đổi Hợp đồng cho vay lại này. Mọi sửa đổi hoặc bổ sung của Hợp đồng cho vay lại này sẽ phải được thực hiện bằng văn bản và được cả hai Bên cùng ký và là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng cho vay lại này.
4. Hợp đồng cho vay lại được làm 02 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau. Cơ quan cho vay lại giữ một bản gốc và Bên vay lại giữ một bản gốc.
Hợp đồng cho vay lại này được ký kết tại ... vào ngày như nêu trên, thông qua các đại diện có thẩm quyền của mỗi bên./.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
BỘ TÀI CHÍNH |
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CHO VAY LẠI THEO PHƯƠNG THỨC CƠ QUAN CHO VAY LẠI KHÔNG CHỊU RỦI RO TÍN DỤNG
(Kèm theo Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày…..tháng….năm….
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CHO VAY LẠI THEO PHƯƠNG THỨC CƠ QUAN CHO VAY LẠI KHÔNG CHỊU RỦI RO TÍN DỤNG
Vốn vay từ... cho Dự án (Tên dự án/)
Số:..../ /UQCVL/BTC-QLN
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 08 tháng 12 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Thỏa thuận vay nước ngoài ký ngày... tháng ... năm ... giữa Nhà nước/Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và (tên bên cho vay nước ngoài) (sau đây gọi là “Thỏa thuận vay nước ngoài”) cho Dự án .... (sau đây gọi là “Dự án”);
Căn cứ Quyết định số .../QĐ-TTg ngày... tháng ... năm ... của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cơ chế tài chính, điều kiện cho vay lại cho Dự án;
Căn cứ Quyết định phê duyệt Dự án số ... ngày... tháng ... năm ...;
Bộ Tài chính (sau đây gọi là Bên ủy quyền), được đại diện bởi Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Trụ sở: 28 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Điện thoại: 024-22202828
Số Fax: 024-22208020 hoặc 024-22202868 và
Tên Tổ chức tín dụng làm Cơ quan cho vay lại (sau đây gọi là Bên được ủy quyền)
Trụ sở: ................................................................................................................................
Điện thoại: ..........................................................................................................................
Fax: ....................................................................................................................................
thỏa thuận như sau: ..........................................................................................................
Điều 1. Bên ủy quyền ủy quyền cho Bên được ủy quyền cho vay lại nguồn vốn vay của Chính phủ theo Thỏa thuận vay nước ngoài cho.... (tên Bên vay lại) và/hoặc bất kỳ bên nào kế thừa hợp pháp quyền hạn, trách nhiệm của (tên Bên vay lại) dưới bất kỳ hình thức nào (sau đây gọi chung là Bên vay lại) cho Dự án, với các điều kiện như sau:
1. Đồng tiền cho vay lại:
2. Trị giá cho vay lại: là tổng số vốn thực rút không vượt quá...
3. Thời hạn vay là... bao gồm thời gian ân hạn là... kể từ ngày……
4. Lãi suất cho vay lại là ...%/năm trên dư nợ bao gồm:
a) Lãi suất Chính phủ vay nước ngoài là ...%/năm trên dư nợ.
b) Phí quản lý cho vay lại là 0,25%/năm trên dư nợ.
c) Dự phòng rủi ro cho vay lại là ...%/năm trên dư nợ.
d) Các loại phí trả cho Bên nước ngoài theo Thỏa thuận vay nước ngoài.
5. Lãi phạt chậm trả là ....%/năm tính trên số nợ quá hạn. Lãi phạt chậm trả được tính từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến một ngày trước ngày trả nợ thực tế.
6. Lãi và lãi phạt chậm trả được tính trên số ngày thực tế và số ngày trong năm theo quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài.
7. Bên vay lại chịu trách nhiệm trả toàn bộ các khoản phí và chi phí liên quan mà Chính phủ phải trả cho bên cho vay nước ngoài theo Thỏa thuận vay nước ngoài, bao gồm ..., các khoản phí và chi phí khác. Bên vay lại thanh toán các khoản phí này cho Bên được ủy quyền để trả cho Bên ủy quyền.
8. Ngày nhận nợ là ngày Chính phủ nhận nợ với bên cho vay nước ngoài theo Thỏa thuận vay nước ngoài.
9. Ngày trả nợ: Bên vay lại phải trả nợ gốc và nợ lãi 6 tháng một lần cho Bên được ủy quyền vào ngày... và ngày ... hàng năm (theo quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài). Việc trả gốc thực hiện theo các kỳ bán niên đều nhau, bắt đầu từ ngày... và kết thúc vào ngày ... Việc trả lãi bắt đầu từ ngày trả nợ đầu tiên kể từ khi có phát sinh dư nợ.
10. Bên vay lại có thể thực hiện trả nợ trước hạn sau khi gửi thông báo bằng văn bản tối thiểu 90 ngày trước khi thực hiện trả nợ trước dự kiến cho Bên được ủy quyền và Bên ủy quyền và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý theo các điều kiện quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
11. Trường hợp Bên vay lại trả nợ bằng đồng Việt Nam, tỷ giá áp dụng là tỷ giá bán chuyển khoản đồng tiền cho vay lại do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm trả nợ.
12. Người vay lại phải thanh toán trực tiếp cho các Ngân hàng phục vụ trong nước đối với các loại phí do các Ngân hàng phục vụ thu.
13. Việc hoàn trả các nghĩa vụ nợ của Bên vay lại quy định trong Hợp đồng này và Hợp đồng cho vay lại phải được Bên vay lại đảm bảo trước khi hoàn trả bất kỳ khoản vay nào khác của Bên vay lại.
14. Bên vay lại có trách nhiệm bảo đảm khoản vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản hợp pháp khác được Bên được ủy quyền và Bên ủy quyền chấp thuận, theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. Các quy định về đảm bảo khoản vay được quy định chi tiết trong Hợp đồng cho vay lại và phù hợp với các quy định tương ứng tại Nghị định.
15. Bên vay lại có trách nhiệm cam kết trong Hợp đồng cho vay lại về tập trung doanh thu từ dự án để đảm bảo việc trả nợ theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; cam kết ủy quyền không hủy ngang cho cơ quan ủy quyền cho vay lại được tự động trích bất kỳ tài khoản nào của Bên vay lại để thu nợ trong trường hợp Bên vay lại không trả được nợ.
Điều 2. Trách nhiệm của Bên ủy quyền
1. Bên ủy quyền có trách nhiệm chuyển các thông báo về giải ngân vốn theo Thỏa thuận vay nước ngoài để cho vay lại, các loại phí phát sinh theo Thỏa thuận vay nước ngoài cho Bên được ủy quyền để Bên được ủy quyền làm thủ tục thông báo nhận nợ vốn vay lại từng lần đối với Bên vay lại.
2. Bên ủy quyền có thể chủ trì hoặc phối hợp cùng Bên được ủy quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng, trả nợ vốn vay lại của Người vay lại theo định kỳ hoặc từng thời điểm khi cần thiết.
Điều 3. Trách nhiệm của Bên được ủy quyền
Bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về trách nhiệm của cơ quan được ủy quyền cho vay lại theo quy định của Luật Quản lý nợ công và Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, bao gồm nhưng không hạn chế bởi các trách nhiệm sau:
1. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng này, ký Hợp đồng cho vay lại với Bên vay lại theo đúng các điều kiện nêu ở Điều 1. Trong vòng 15 ngày sau khi ký Hợp đồng cho vay lại với Bên vay lại, Bên được ủy quyền có trách nhiệm gửi cho Bên ủy quyền 01 bản sao Hợp đồng cho vay lại để phối hợp theo dõi.
2. Căn cứ thông báo rút vốn do Bên ủy quyền gửi, làm thủ tục thông báo và xác nhận nợ với Bên vay lại.
3. Thu hồi và hoàn trả lại Bên ủy quyền trong thời hạn được Chính phủ quy định kể từ ngày thu hồi từ Bên vay lại các khoản gốc, lãi, các khoản phí vay nước ngoài, và các khoản phải thu nêu tại Điều 1, sau khi được giữ lại phần phí quản lý cho vay lại được hưởng theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
4. Đối chiếu nợ hàng quý với Bên vay lại gồm số giải ngân, số nhận nợ, số trả nợ, số dư nợ trong kỳ và lũy kế.
5. Sáu tháng một lần vào tháng 6 và 12 hàng năm, thông báo cho Bên ủy quyền kế hoạch thu hồi nợ và tình hình thực hiện kế hoạch này để Bên ủy quyền tổng hợp vào kế hoạch hàng năm và chuẩn bị thanh toán cho nước ngoài.
6. Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, Bên được ủy quyền tổng hợp kế hoạch vay, trả nợ của Bên vay lại để báo cáo Bên ủy quyền xây dựng kế hoạch vay, trả nợ vốn vay lại và hạn mức vay về cho vay lại của Chính phủ hàng năm.
7. Bên ủy quyền có trách nhiệm quản lý việc sử dụng khoản vay lại thông qua việc kiểm soát giải ngân vốn vay lại và các biện pháp quản lý khác theo quy định của pháp luật; đôn đốc, thu hồi nợ và chuyển trả Bên ủy quyền đầy đủ, đúng hạn; thực hiện việc thẩm định, đăng ký, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay đối với khoản vay lại, báo cáo Bên ủy quyền định kỳ 6 tháng hoặc đột xuất khi cần thiết tình hình biến động tài sản bảo đảm khoản vay lại, kiến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp có biến động về tài sản bảo đảm khoản vay lại.
8. Báo cáo Bên ủy quyền định kỳ, theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ và đột xuất khi cần thiết các thông tin liên quan đến tình hình sử dụng, hoàn trả vốn vay lại, tình hình nợ của Bên vay lại, những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Bên vay lại và kiến nghị biện pháp xử lý.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng này được làm 02 bản gốc, Bên ủy quyền lưu 01 bản gốc, Bên được ủy quyền lưu 01 bản gốc và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký (hoặc ngày có hiệu lực của Thỏa thuận vay nước ngoài, căn cứ quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
2. Bên ủy quyền và Bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đúng các thỏa thuận trên đây. Mọi sửa đổi, bổ sung (nếu có) đối với hợp đồng này sẽ phải được lập thành văn bản phụ lục hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật.
Hợp đồng ủy quyền cho vay lại được ký vào ngày như nêu trên, tại ..., thông qua các đại diện có thẩm quyền của mỗi Bên./.
Đại diện Bên ủy quyền |
Đại diện Bên được ủy quyền |
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CHO VAY LẠI THEO PHƯƠNG THỨC CƠ QUAN CHO VAY LẠI CHỊU RỦI RO TÍN DỤNG
(Kèm theo Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày…..tháng….năm 20….
HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CHO VAY LẠI THEO PHƯƠNG THỨC CƠ QUAN CHO VAY LẠI CHỊU RỦI RO TÍN DỤNG
(Tên nguồn vốn) Cho dự án (Tên dự án)
Số:…../ /UQCVL/BTC-QLN
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 08 tháng 12 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Thỏa thuận vay nước ngoài ký ngày ... giữa ... (tên bên cho vay nước ngoài) và ... (tên Bên nhận tài trợ)... cho Dự án (Tên Dự án) (sau đây gọi là Thỏa thuận vay nước ngoài);
Căn cứ Quyết định số ... của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt cơ chế tài chính và điều kiện cho vay lại đối với Dự án);
Căn cứ Quyết định phê duyệt Dự án.
Bộ Tài chính (sau đây gọi là Bên ủy quyền), được đại diện bởi Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
Trụ sở: 28 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Điện thoại: 024-22202828
Số Fax: 024-22208020 hoặc 024-22202868
và
Tên Tổ chức tín dụng làm Cơ quan cho vay lại (sau đây gọi là Bên được ủy quyền)
Trụ sở: ...............................................................................................................................
Điện thoại:..........................................................................................................................
Fax: ...................................................................................................................................
thỏa thuận như sau: ...........................................................................................................
Điều 1. Bên ủy quyền ủy quyền cho Bên được ủy quyền thực hiện cho vay lại cho.... (tên Bên vay lại) và/hoặc bất kỳ bên nào kế thừa hợp pháp các quyền hạn, trách nhiệm của (tên Bên vay lại) dưới bất kỳ hình thức nào (sau đây gọi chung là Bên vay lại) từ nguồn vốn vay... (tên nước /tổ chức tài trợ) theo Hiệp định/Thỏa thuận vay.... với các điều kiện như sau:
1. Đồng tiền cho vay lại là đồng .........................................................................................
2. Trị giá cho vay lại là tổng số vốn thực rút không vượt quá ............................................
3. Thời hạn vay là... bao gồm thời gian ân hạn là... kể từ ngày ........................................
4. Lãi suất cho vay lại là.... %/năm trên dư nợ bao gồm: ...................................................
a) Lãi suất Chính phủ vay nước ngoài là ...%/năm trên dư nợ.
b) Phí quản lý cho vay lại là 0,25%/năm trên dư nợ.
c) Dự phòng rủi ro cho vay lại là ...%/năm trên dư nợ.
d) Các khoản phí trả bên nước ngoài theo Thỏa thuận vay nước ngoài.
5. Lãi phạt chậm trả là ...%/năm (lãi suất chậm trả xác định theo Nghị định) tính trên số nợ quá hạn. Lãi phạt chậm trả được tính từ ngày đến hạn mà không trả nợ cho đến một ngày trước ngày trả nợ thực tế.
6. Lãi và lãi phạt chậm trả được tính trên số ngày thực tế và số ngày trong năm theo quy định tại Thỏa thuận vay nước ngoài.
7. Bên vay lại chịu trách nhiệm trả toàn bộ các khoản phí và chi phí liên quan cho bên cho vay nước ngoài theo Thỏa thuận vay nước ngoài bao gồm phí quản lý, phí cam kết, phí rút vốn, phí bảo hiểm, các khoản phí và chi phí khác. Bên vay lại thanh toán các khoản phí này cho Bên được ủy quyền để trả cho Bên ủy quyền.
8. Ngày nhận nợ là ngày Chính phủ nhận nợ với Bên cho vay nước ngoài theo quy định của Thỏa thuận vay nước ngoài.
9. Ngày trả nợ: Bên vay lại phải trả nợ (gốc, lãi, phí) 6 tháng một lần cho Bên được ủy quyền vào ngày....và.... hàng năm, theo quy định về Ngày trả nợ tại Thỏa thuận vay nước ngoài. Thanh toán nợ gốc được thực hiện thành các đợt đều nhau, bắt đầu từ ngày…. , kết thúc vào ngày ...
10. Trường hợp Thỏa thuận vay nước ngoài có quy định về việc trả nợ trước hạn, Bên vay lại có thể thực hiện trả nợ trước hạn sau khi gửi thông báo bằng văn bản tối thiểu 90 ngày trước khi thực hiện trả nợ cho Bên được ủy quyền và Bên ủy quyền, và được Bên được ủy quyền và Bên ủy quyền đồng ý. Trường hợp Thỏa thuận vay nước ngoài không có quy định về trả nợ trước hạn hoặc Bên vay lại không thỏa mãn các quy định về trả nợ trước hạn trong Thỏa thuận vay nước ngoài, việc trả nợ trước hạn cần được Bên được ủy quyền đồng ý. Bên vay lại chịu trách nhiệm chi trả mọi chi phí phát sinh do việc trả nợ trước hạn.
11. Trong trường hợp Bên vay lại trả nợ bằng các đồng tiền khác đồng tiền cho vay lại, tỷ giá áp dụng là tỷ giá bán chuyển khoản đồng tiền cho vay lại do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm trả nợ.
12. Bên vay lại phải thanh toán trực tiếp cho các ngân hàng phục vụ trong nước đối với các loại phí do các ngân hàng phục vụ thu.
13. Việc hoàn trả các nghĩa vụ nợ của Bên vay lại quy định trong Hợp đồng này và Hợp đồng cho vay lại phải được Bên vay lại đảm bảo trước khi hoàn trả bất kỳ khoản vay nào khác của Bên vay lại.
14. Bên vay lại có trách nhiệm bảo đảm khoản vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản hợp pháp khác được Bên được ủy quyền chấp thuận và thông báo cho Bên ủy quyền. Các quy định về đảm bảo khoản vay được quy định chi tiết trong Hợp đồng cho vay lại và phù hợp với các quy định tương ứng tại Nghị định.
15. Trong trường hợp đến hạn trả nợ, Bên vay lại không trả được một phần hoặc toàn bộ khoản nợ đến hạn, Bên được ủy quyền có trách nhiệm trả nợ cho Bên ủy quyền thay cho Bên vay lại các khoản nợ vào Ngày trả nợ, theo đúng quy định tại hợp đồng này.
16. Bên vay lại có trách nhiệm cam kết trong Hợp đồng cho vay lại về tập trung doanh thu từ dự án để đảm bảo việc trả nợ theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; cam kết ủy quyền không hủy ngang cho Bên được ủy quyền để tự động trích bất kỳ tài khoản nào của Bên vay lại để thu nợ trong trường hợp Bên vay lại không trả được nợ.
Điều 2. Trách nhiệm của Bên ủy quyền
1. Căn cứ thông báo rút vốn của Bên cho vay nước ngoài, Bên ủy quyền có trách nhiệm thông báo cho Bên được ủy quyền để Bên được ủy quyền làm thủ tục xác nhận nợ vốn vay lại từng lần với Bên vay lại.
2. Bên ủy quyền có trách nhiệm thông báo cho Bên được ủy quyền các loại phí nêu tại khoản 7 Điều 1 Hợp đồng này (nếu có) để Bên được ủy quyền thông báo cho Bên vay lại để trả nợ.
3. Bên ủy quyền có thể phối hợp cùng Bên được ủy quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng, trả nợ vốn vay lại của Bên vay lại theo định kỳ hoặc từng thời điểm nếu cần thiết.
Điều 3. Trách nhiệm của Bên được ủy quyền
1. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký Hợp đồng này, Bên được ủy quyền có trách nhiệm ký Hợp đồng cho vay lại với Bên vay lại theo các điều kiện nêu ở Điều 1. Trong vòng 15 ngày sau khi ký Hợp đồng cho vay lại với Bên vay lại, Bên được ủy quyền có trách nhiệm gửi cho Bên ủy quyền 01 bản sao Hợp đồng cho vay lại để phối hợp theo dõi.
2. Căn cứ thông báo rút vốn do Bên ủy quyền gửi hoặc ủy quyền cho bên nước ngoài gửi, Bên được ủy quyền có trách nhiệm làm thủ tục để Bên vay lại nhận nợ đầy đủ.
3. Bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung, trách nhiệm liên quan của Bên được ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Quản lý nợ công, Điều 23 Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi của Chính phủ và hợp đồng này.
4. Bên được ủy quyền chịu trách nhiệm thu hồi nợ hoàn trả lại Ngân sách các khoản gốc, lãi, các khoản phí vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại (sau khi được giữ lại phần phí quản lý cho vay lại được hưởng theo quy định tại Nghị định) và các khoản phải thu nêu tại Điều 1 (nếu có). Việc thu hồi vốn cho vay lại được thực hiện theo Nghị định số .../2018/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2018 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.
5. Đối chiếu nợ hàng quý với Bên vay lại gồm số giải ngân, số nhận nợ, số trả nợ, số dư nợ trong kỳ và lũy kế.
6. a) Sáu tháng một lần vào tháng 6 và 12 hàng năm, Bên được ủy quyền thông báo cho Bên ủy quyền kế hoạch thu hồi nợ và tình hình thực hiện kế hoạch này để Bên ủy quyền tổng hợp vào kế hoạch hàng năm và chuẩn bị trả nợ cho bên cho vay nước ngoài.
b) Bên được ủy quyền thực hiện việc báo cáo tình hình cho vay lại, tình hình nợ của Bên vay lại và các nội dung liên quan theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
7. Bên được ủy quyền có trách nhiệm kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện dự án, tình hình trả nợ của Bên vay lại để đảm bảo khả năng trả nợ của Bên vay lại.
8. Trường hợp Bên vay lại không trả nợ đúng hạn:
a) Trong vòng 02 ngày làm việc sau ngày đến hạn trả nợ theo Hợp đồng cho vay lại nếu sau khi đã áp dụng các chế tài, biện pháp mà không thu hồi được đầy đủ nợ vay lại đến hạn bao gồm gốc, lãi, phí và các chi phí khác có liên quan từ Bên vay lại, Bên được ủy quyền có trách nhiệm, thay cho Bên vay lại, trả nợ đầy đủ cho Bên ủy quyền về Quỹ tích lũy trả nợ theo quy định tại hợp đồng cho vay lại và hợp đồng này.
b) Bên được ủy quyền thông báo cho Bên ủy quyền khi phát sinh các trường hợp này để biết.
Điều 4. Điều khoản thi hành
1. Hợp đồng này được làm 02 bản, Bên ủy quyền lưu 01 bản, Bên được ủy quyền lưu 01 bản và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Bên ủy quyền và Bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đúng các thỏa thuận trên đây. Trong quá trình thực hiện, mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng sẽ phải được lập thành văn bản và có sự đồng ý của hai Bên./.
Đại diện Bên ủy quyền |
Đại diện Bên được ủy quyền |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 97/2018/ND-CP |
Hanoi, June 30, 2018 |
ON ON-LENDING OF THE GOVERNMENT’S ODA LOANS AND FOREIGN CONCESSIONAL LOANS
Pursuant to the Law on Organizing the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Public Dept Management dated November 23, 2017;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Public Investment dated June 18, 2014;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates the Decree on on-lending of the government's ODA loans and foreign concessional loans.
This Decree provides regulations on managing, on-lending and recovering loans borrowed from the government's ODA loans and foreign concessional loans.
1. The end borrower that borrows the Government’s ODA loans and foreign concessional loans as prescribed in the Law on Public Dept Management.
2. The Ministry of Finance and the representative agencies authorized by the Ministry of Finance for on-lending the loans.
3. The agencies, organizations and individuals related to the process of managing, on-lending and recovering loans derived from the Government’s ODA loans and foreign concessional loans.
Aside from the terms defined in the Law on Public Debt Management, the terms of this Decree are construed as follows:
1. “Foreign loan agreement” means a capital-borrowing agreement, contract or deal concluded on behalf of the State or the Government with a foreign lender.
2. “On-lending agreement” means an on-lending contract or a loan sub-agreement signed between the Ministry of Finance or the duly-authorized intermediary and the end borrower regarding the on-lending.
3. “On-lending authorization contract" means a contract signed between the Ministry of Finance and the duly-authorized intermediary to on-lend loans, manage the on-lent loans and recover the debts, including the measure in term of the duly-authorized intermediary bears all the credit risks.
4. "Grace period" means a period of time when the end borrower already received the loan and has not paid back the principal but has paid enough interests and expenses as prescribed in the on-lending agreement.
Article 4. Setting a five-year on-lending limit
1. Set a five-year on-lending limit for the public sector entity and enterprise:
Before June 30 in the fifth year of the five-year-plan on borrowing loans and repaying public debts for these entities to register for the second five-year plan; the public sector entity and the enterprise (hereinafter referred to as “End borrower” shall submit to the Ministry of Finance the following documents:
a. An evaluation report on the on-lending and disbursement of the loans specified in the agreement and on the total anticipated disbursement within the current period of 5 years.
b. An application form for the disbursement of on-lent loans specified in the signed agreement and for the new five-year on-lending period, enclosed with a preliminary evaluation of the potential for repaying debts.
c. A report on the opinions of the agency in charge about the application of the project managers requesting the disbursement for the enterprises and the public sector entities.
2. Setting a five-year on-lending limit for the People’s Committees of the provinces.
Setting a five-year on-lending limit for the People’s Committee of the province is part of the plan on borrowing loans and repaying debts within 05 years of the local government. The process for setting an on-lending limit shall comply with the regulations in the Decree on local government’s debt management.
3. In consideration of indicators of public debt safety, total loan target and the local budget deficit specified in the five year financial plan on on-lent loans granted to the People’s Committees of the provinces, the Ministry of Finance shall make a general report on the requests of the central or local departments and agencies, set a five-year on-lending limit, and send this general report and limit to the Government for the Government to forward them to the Standing Committee of the National Assembly and the National Assembly.
Article 5. Developing an on-lending plan and an annual on-lending limit
1. Develop an on-lending plan and set an annual on-lending limit for the public sector entity and enterprise:
Before July 20 every year to develop an on-lending plan and set an annual on-lending limit; the end borrower shall send the following documents to the Ministry of Finance:
a. An evaluation report on the on-lending process, disbursement value, repayment of annual on-lent loans and accumulation data from the time receiving the loans to the year before the plan year; unrealized value, details of each project and each year.
b. An anticipated report on the value will be used in the plan year and other on-lent loans specified in the signed agreement, and on-lent loans in the new agreement to be signed.
2. Developing an annual on-lending plan for the People’s Committees of the provinces:
a. The development of the annual on-lending plan for the People’s Committee of the province is part of the annual plan on borrowing loans and repaying debts of the local government. The process of developing the plan shall comply with the regulations in the Decree on local Government’s debt management;
b. The contents of the annual on-lending plan for the People's Committee of the province shall include the loans, repayments for on-lent loans and the solvency of the local government.
3. Based on the five-year on-lending limit, the application of the end borrowers and project managers, and the indicators of public debt safety, the Ministry of Finance shall make a specific consolidated report on the annual on-lending plan and submit it to the Government for getting an approval for the total annual on-lending limit, then forward this report to the Prime Minister for consideration and approval for the plan of the Government on borrowing loans and repaying debts.
4. If the disbursement exceeds the annual on-lending plan, the Ministry of Finance shall make a consolidated report on this case and submit this report to the Government for making adjustments to the plan in order to ensure national principles.
a. If the Government on-lends the loans to public sector entities and enterprises, the project implementation schedule shall be followed.
b. If the Government on-lends the loans to the People’s Committee of the province, the disbursement shall not exceed the annual loans which are approved by the National Assembly.
Article 6. On-lending currency and debt recovery currency
1. On-lending currency is the currency in which the external loan is borrowed by the Government.
2. Debt recovery currency is the currency in which the on-lent capital is denominated. If the end borrower repays the debt in Vietnam Dong, the intermediary shall apply the selling rate of this currency set by the Joint stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam at the time making the repayment in order to recover the debt.
Article 7. Repayment period and grace period
1. If the end borrower is the People's Committee of the province, the repayment period and the grace period shall comply with the regulations in the foreign loan agreement.
2. If the end borrower is the public sector entity or enterprise:
a. The repayment period shall be equal to the capital recovery period under the investment project (feasibility study report) which is approved by the competent authority, but shall not exceed the grace period specified in the foreign loan agreement.
b. The grace period shall be equal to the construction period, which will last until the project is put into operation as mentioned in the investment project (feasibility study report) approved by the competent authority, but shall not exceed the grace period specified in the foreign loan agreement. .
c. The repayment period and the grace period of on-lent loans shall start from the beginning of repayment period and grace period of foreign loans.
3. If there is any difference in the repayment period and the grace period between the foreign loans and the on-lent loans, the recovery of on-lent loans which are not paid to the foreign lender shall be included in the Accumulation Fund for Debt Payment.
Article 8. On-lending interest rate
The on-lending interest rate is specified in clause 5, Article 34 of the Law on Public Debt Management including the interest rate of loans borrowed from a foreign country of the Government, the charges specified in the foreign loan agreement, and the management charge of on-lent loans and loan-loss provision.
Article 9. The charges and relevant costs collected by foreign lender and the charges for domestic and foreign banks.
1. The end borrower shall take full responsibility for paying all the charges and relevant costs to the foreign lender as prescribed in the foreign loan agreement and all the service charges to domestic and foreign banks related to the on-lent loans. The charges specified in the foreign loan agreement shall include the capital arrangement fees, management fees, commitment fees, withdrawal fees, insurance premiums and other charges and costs as prescribed by laws (if any).
2. The end borrower shall pay the charges and costs to the foreign lender through the duly-authorized intermediary, and this intermediary in turn shall pay them to the Ministry of Finance. The end borrower shall pay the service charges directly to the banks which provide service to it.
Article 10. Management fees of on-lent loans.
1. The rate of management fees of on-lent loans shall be 0.25% per year, to be calculated based on the loan balance as follows:
a. The People’s Committee of the province or city shall transfer the amount of money to the intermediary (Ministry of Finance) which is equal to 0.25% per year.
b. The enterprise and public sector entity shall pay for the duly-authorized intermediary an amount of 0.25% per year. The duly-authorized intermediary shall be entitled to 0.15% per year and shall transfer the payment of 0.1% per year to the Ministry of Finance.
2. The management and use of the on-lending charge shall comply with the financial mechanism of the duly-authorized intermediary. The management and use of on-lending charges of the Ministry of Finance shall be carried out in accordance with the regulations of the Prime Minister.
Article 11. Loan loss provision
1. The loan loss provision shall be carried out as follows:
a. The loan loss provision applied to the People's Committee of the province shall be equal to 0% per year per loan balance.
b. The loan loss provision applied to the public sector entities shall be equal to 1% per year per loan balance.
c. The loan loss provision applied to the enterprises shall be equal to 1.5% per year per loan balance.
2. Deductions for loan loss provision:
a. If the duly-authorized intermediary does not bear credit risks, the loan loss provision shall be paid to the Accumulation Fund for Debt Payment.
b. If the duly-authorized intermediary bears all the credit risks, the loan loss provision shall be submitted to this intermediary. The duly-authorized intermediary shall classify debts, deduct and use the loan loss provision to handle credit risks according to the law on credits and other relevant legal documents.
Article 12. Late payment interest
1. If the end borrower does not repay the principal, interests and other relevant costs on time as prescribed by laws (if any), it shall pay for the late payment interest as prescribed in the regulations in clause 2, clause 3 of this Article.
2. If the late payment includes the principal, interests and costs specified in the foreign loan agreement, the late payment interest rate shall be determined in accordance with the regulations in the aforesaid agreement. If the foreign loan agreement does not specify the late payment interest rate, this rate shall be equal to 150% of the rate which the Government repays to the foreign lender.
3. As for the management fees of on-lent loans and loan loss provision, the late payment interest rate shall be equal to 150% of the management fees and loan loss provision specified in Article 10 and 11 hereof.
4. The number of days beyond limit shall be counted from expiration date of repayment period to the date before the date on which the repayment is received.
Article 13. The number of days within a year to be counted for determining the interests, charges and loan loss provision
The number of days within a year counted to determine the interests, late payment interest, charges paid to foreign lender, management fees of on-lent loans and loan loss provision shall comply with the regulations specified in the foreign loan agreement.
Article 14. Debt acknowledgement
The end borrower shall acknowledge the debts at the time the Government acknowledges the debts to the foreign lender.
Article 15. Order of priority for recovering loans
1. The end borrower shall repay the principal, interest and charges specified in the on-lending agreement before repaying its other debts.
2. If the end borrower can only pay one part of its debt on the due date, the order of priority for recovering loans shall be set as follows: management fees of on-lent loans, loan loss provision, late payment interest, overdue debt interest, due debt interest, other charges, overdue principal and due principal.
1. The end borrower shall use the asset-based lending method prescribed by law, except cases exempted from collateral as prescribed in clause 4 of this Article. The loan security shall be specified in the on-lending agreement.
2. The collateral shall include assets originating from the Government’s on-lent loans and/or other legal assets of the end borrower. The collaterals shall be approved by the Ministry of Finance if the Government bears the credit risks or approved by the duly-authorized intermediary if this intermediary bears the credit risks.
3. The value of the collateral shall be equal to a minimum of 120% (one hundred and twenty percents) of the original value of an on-lent loan. If the value of the collateral is reduced to be lower than 120 % of the remaining value of the loan, the end borrower shall add another collateral to ensure the above percentage.
4. If the People’s Committee of the province applies for an on-lent loan or if the end borrower cannot not offer collateral for a loan as prescribed by law, it is not required to provide any collateral.
5. The duly-authorized intermediary and the end borrower shall complete the procedures for providing collateral as prescribed by the Law on secured transactions and collateral management.
6. The handling of collaterals for debt recovery shall be carried out in accordance with laws. If the duly-authorized intermediary does not bear the credit risks, the handling of guarantees for debt recovery shall be approved by the Prime Minister.
Article 17. Repayment on on-lent loans
1. The end borrower shall allocate budget from the financial plan or budget estimates of the end borrower in order to make full repayment on time as prescribed in the on-lending agreement. The repayment shall not depend on the progress of implementing the commercial contracts on on-lent loans.
2. The end borrower shall make a repayment on on-lent loans before repaying other debts.
3. The end borrower which is a public sector entity or enterprise shall open an account for collecting revenue earned from the on-lent project and other legal sources of revenue earned by the duly-authorized intermediary in order to prepare the repayment and maintain the minimum balance of the account as prescribed in Article 35 hereof. Such account shall be opened before disbursement of the on-lent loans.
4. When signing the on-lending agreement, the end borrower shall irrevocably authorize the duly-authorized intermediary to deduct any of its account in order to recover debt if it cannot make full repayment on time; it is an irrevocable authorization.
5. Within 2 working days from the date on which the repayment from the end borrower is received, the intermediary or the duly-authorized intermediary shall transfer the total repayment (principal, interest, charges, etc. ) to the Accumulation Fund for Debt Payment after deducting the management fees of on-lent loans as prescribed in clause 1, Article 10, hereof. As for the banks that have policy on authorization for on-lending multiple loans, the period making repayment to the Ministry of Finance shall be carried out monthly as prescribed in the Government's Decree on managing Accumulation Fund for Debt Payment.
Article 18. Pre-maturity payment
1. The end borrower may pay debt before maturity if it satisfies the requirements for pre-maturity payment as prescribed in the foreign loan agreement and if it is approved by the Ministry of Finance.
2. If there is no regulation on pre-maturity payment in the foreign loan agreement, the end borrower shall only make a pre-maturity payment when it is approved by the Prime Minister (if the duly-authorized intermediary does not bear the credit risks) or by the duly-authorized intermediary (if this agency bears the credit risks).
3. The end borrower shall send a request document to the Ministry of Finance and the duly-authorized intermediary within 90 days before the repayment due date in order to make a pre-maturity payment; the Ministry of Finance or the duly-authorized intermediary shall communicate with the foreign lender and report about this request to the competent authority for consideration and decision-making.
4. The end borrower shall pay all the charges and costs when making a pre-maturity payment.
Article 19. Handing over debt obligation
1. The end borrower shall only hand over and transfer the debt obligation incurred from on-lent loans if it is:
a. Approved by the Prime Minister when the duly-authorized intermediary does not bear the credit risks; or
b. Approved by the duly-authorized intermediary and the Ministry of Finance when this intermediary bears the credit risks.
2. When the end borrower is requested to hand over or transfer the debt obligation, it shall report and provide explanation about this request to the Ministry of Finance or the duly-authorized intermediary and take charge to implement the approval document from the competent authority mentioned in clause 1 of this Article.
ON-LENDING ODA LOANS AND FOREIGN CONCESSIONAL LOANS
Article 20. Eligibility conditions for receiving on-lent capital
The eligibility conditions for the People's Committees of the provinces, enterprises or public sector entities to borrow on-lent capital shall be approved in accordance with Article 36 of the Law on Public Debt Management.
Article 21. On-lent proportion
1. The on-lent proportion for the People’s Committee of the province
a. The local jurisdiction having the rate of additional funding from the Central government budget to total local government budget expenditure equaling 70% or more shall be entitled to 30% of the on-lent capital derived from the ODA loan or concessional loan;
b. The local jurisdiction having the rate of additional funding from the Central government budget to total local government budget expenditure from 50% to below 70% shall be entitled to 40% of the on-lent capital derived from the ODA loan or concessional loan.
c. The local jurisdiction having the rate of additional funding from the Central government budget to total local government budget below 50% shall be entitled to 50% of the on-lent capital derived from the ODA loan or concessional loan.
d. The local jurisdiction having the rate of revenues regulated into central budget shall be entitled to 70% of the on-lent capital derived from the ODA loan or concessional loan.
Hanoi and Ho Chi Minh City shall be entitled to 100% of the on-lent capital derived from the ODA loan or concessional loan.
e. The Minister of Finance shall announce the rate of on-lent capital offered to each province or central-affiliated city prior to the first day of January of the first year during the budget stabilization period.
2. The on-lent proportion for the public sector entities:
a. The public sector entity which covers full recurrent expenditures and investment expenditures by its own budget shall be entitled to 100% of the on-lent capital derived from the ODA loan and concessional loan used for investment project.
b. The public sector entity which covers full recurrent expenditures and partial investment funding by its own budget shall be entitled to 50% of the on-lent capital derived from the ODA loan and concessional loan used for investment project.
3. The on-lent proportion for the enterprises:
The enterprises are eligible for receiving all of the on-lent capital derived from the ODA loan and concessional loan which are used for investment project, but this amount shall not exceed 70% of the total investment capital approved by the competent authority.
4. Article 21. Applying on-lent capital proportion:
a. The on-lent rate prescribed in clause 1, 2, 3 of this Article shall apply to the principal repayment prescribed in the foreign loan agreement;
b. The end borrower shall allocate from its budget to complete the repayment obligations including commitment fees, late payment interest, pre-maturity repayment fee and other charges incurred from the whole amount of ODA loan or concessional loan of the Government which are used for project investment.
Article 22. Defining the intermediary
1. If the Ministry of Finance on-lends directly the loans to the People's Committee of the province, the Ministry of Finance is the intermediary.
2. Defining the duly-authorized intermediary which does not bear the credit risks:
If the duly-authorized intermediary on-lends loans to a public sector entity or enterprise for carrying out the investment project of the State’s investment plan, the Ministry of Finance shall make a report based on the characteristics of this project and send it to the Prime Minister for him to define that this duly-authorized intermediary is :
a. The Vietnam Development Bank, as for the investment program or project; or
b. The Vietnam Bank for Social Policies, as for the social agenda or project.
3. The duly-authorized intermediary which bears the credit risks:
a. Is the credit institution which satisfies the conditions prescribed in clause 3, Article 25 of the Law on Public Debt Management.
b. When suggesting the project, the agency in charge shall request the credit institution to become the duly-authorized intermediary and bear the credit risks if this institution agrees.
c. The credit institution has the authority and responsibility to give opinions to the agency in charge of the project or to the project manager during the development process or the process of approving the pre-feasibility report or feasibility report.
d. During the process of appraising the pre-feasibility report or feasibility report, if the credit institution determines that the project is ineffective and refuses to participate in this project, the agency in charge shall select another credit institution which satisfies the conditions for becoming the duly-authorized intermediary to bear the credit risks.
Article 23. Responsibilities and authority of the duly-authorized intermediary
1. The duly-authorized intermediary shall implement the regulations prescribed in clause 1, Article 40 of the Law on Public Debt Management.
2. Aside from the regulations prescribed in clause 1 of this Article, the duly-authorized intermediary bearing the credit risks shall:
a. Bear all the credit risks and take the responsibility to repay all debts to the Ministry of Finance on time and in all cases prescribed in the on-lending authorization contract.
b. Be entitled to receive the management fees of on-lent loans prescribed in the regulations in Article 10 hereof, and the whole loan loss provision.
c. Make decisions on the collateral given by the end borrower.
d. Make decisions on the pre-maturity payment from the end borrower (if any); make a decision to restructure the debt if the end borrower has difficulties in repaying it on time as prescribed by laws.
Article 24. On-lending appraisal agency
1. The Ministry of Finance is the agency which appraises the eligibility conditions for receiving on-lent loans of the People's Committees of provinces.
2. The Ministry of Finance shall authorize the duly-authorized intermediary to appraise the on-lending process of the enterprises or public sector entities.
Article 25. Matters to be appraised
1. The on-lending appraisal of the People’s Committee of the province shall be carried out in accordance with clause 1, Article 38 of the Law on Public Debt Management; this appraisal is carried out to evaluate the ability to satisfy the eligibility conditions for on-lent loans as prescribed in clause 1, Article 36 of the Law on Public Debt Management.
2. The on-lending appraisal of public sector entities or enterprises shall be carried out in accordance with clause 2, Article 38 of the Law on Public Debt; this appraisal is carried out to evaluate:
a. The legal identity and the ability to satisfy the eligibility conditions for on-lent loans as prescribed in Article 26 of the Law on Public Debt Management.
b. The financial capacity and the debt situation of the end borrower.
c. The feasibility of the plan on using capital loan and repaying debts, and the plan on giving the collaterals.
d. The risks and the feasibility of the measures which are adopted to prevent and manage risks and are specified in the repayment plan of the end borrower.
Article 26. On-lending appraisal process
1. After the investment project (feasibility study report) gets approved by the competent authority, the authorized representative of the end borrower shall send an official dispatch to request for the on-lending appraisal, enclosed with the appraisal documents specified in Article 27 hereof to the appraisal agency and the Ministry of Finance. The person who makes the decision to invest in the project which receives on-lent loans derived from the ODA loan or concessional loan shall ensure that the repayment for the capital loan has high feasibility and legal basis.
2. If the Ministry of Finance is the intermediary, within 30 days from the date on which the completed documents are received, this Ministry shall send a report about the on-lending to the Prime Minister.
3. If the Ministry of Finance authorizes the duly-authorized intermediary, within 30 working days from the date on which the completed documents are received, the appraisal agency shall send the appraisal report to the Ministry of Finance. Within 15 working days from the date on which the completed documents are received, the Ministry of Finance shall report the appraisal result to the Ministry of Finance based on the appraisal report of the duly-authorized intermediary.
4. If the eligibility conditions for on-lent loans are satisfied by the end borrower, the Ministry of Finance shall report this result to the Ministry of Finance for approval for the on-lending; if the conditions are not satisfied, the Ministry of Finance shall report this result to the Prime Minister for him to refuse to sign the foreign loan agreement.
5. According to the on-lending approval decision of the Prime Minister, the Ministry of Finance shall negotiate and sign the loan agreement in accordance with the current regulations of the law on managing ODA loan capital and foreign concessional loan.
6. The appraisal agency shall take full responsibility for the on-lending appraisal result. The end borrower shall take full responsibility for the references and data specified in the application documents.
Article 27. Application for appraisal
1. The application documents for appraisal of the solvency of the local budget shall consist of:
a. A written consent of the Provincial People's Council or the Standing committee of People's Council to the mobilization of capital for investment or contribution of investment capital in a public-private partnership project under the Government's plan to on-lend of the Government’s foreign capital and sources of funding for repaying debt.
b. A document proposing the approval for the policy of investment; Investment Decision, investment project document (or feasibility study report) which are approved by the competent authority and include the plan on using on-lent capital.
c. A report on the status of lending and repayment of the locality at the time of the loan proposal, including details of all occurred loans and outstanding loans; report on the loan balance of the local budget last year and estimate the current loan balance of the current year; the percentage of debt repayment on the local budget revenue is allocated according to decentralization in the last three years.
d. Annual budget estimates of the provinces approved by the Provincial People's Council; repayment plan and detailed explanation of the plan and sources of debt repayment, including capital recovered from the investment project itself (if any), capital disbursed from local budgets and other lawful capital sources approved by the competent authorities.
dd. Other relevant documents supporting the province’s solvency (if any).
2. The application documents of the enterprises and public sector entities shall consist of:
a. A document proposing the approval for the policy of investment;
b. Investment project (feasibility study report) approved by the competent authority and enclosed with the Approval Decision for the investment project.
c. The plan on using capital loan and paying debt; The plan on owner’s equity (for enterprises), counterpart funds; the plan on giving collaterals and relevant documents of this plan; the management plan and the plan on handling collaterals; a document providing explanation about the revenues – expenditures of the project which is approved by the investor.
d. An annual audited financial statement of the last 03 years to the date on which the appraisal application and the report on the status of lending, repayment and outstanding loans of the end borrower.
Article 28. Signing the on-lending agreement, on-lending authorization contract
1. After the foreign loan agreement is signed, within 30 working days, the Ministry of Finance shall rely on the decision on approving the on-lent capital borrowed from the ODA funds or concessional loans to sign:
a. The on-lending agreement with the People’s Committee of the province, using the form in Appendix I, hereto; or
b. The on-lending authorization contract with the duly-authorized intermediary that does not bear the credit risks, using the form in Appendix II hereto; or
c. The on-lending authorization contract with the duly-authorized intermediary which bears the credit risks, using the form in Appendix III hereto.
2. Within 30 working days from the date on which the on-lending authorization contract is signed, the duly-authorized intermediary shall sign an on-lending agreement with the end borrower in order to manage the process of on-lending and recovering debts.
Article 29. Management of the use of on-lent capital
1. The end borrower shall take full responsibility to use the capital loan effectively and with right purposes according to the approval decision on policy of investment, the investment decision of the competent authority, the approved project document, the signed on-lending agreement.
2. The duly-authorized intermediary shall take full responsibility to examine the use of on-lent loans by the end borrower by evaluating the document on disbursements for on-lent loans, except the cases where the disbursements are controlled by the State Treasury. The end borrower shall take full responsibility for providing valid and authentic documents for the duly-authorized intermediary. In case of need, the duly-authorized intermediary shall have the authority to request the end borrower to report to it about the use of capital loan and to prove that this loan is used with right purposes.
3. According to the disbursement announcement of the foreign lender and the announcement of the Ministry of Finance, the intermediary and the duly-authorized intermediary shall record a debit and submit a periodic report on debt data to compare with the end borrower’s report.
4. The end borrower shall take charge to implement the measures for managing on-lent loans, purchase trade credit insurance and exchange rate risk insurance as prescribed by laws in order to reduce the credit risks and the exchange rate risks.
Article 30. Management of debt recovery
1. The end borrower shall pay off debts in full to the Ministry of Finance on time according to the on-lending agreement (if this Ministry on-lends loans to the People’s Committee of province) or to the duly-authorized intermediary in order for these agencies to pay off the debt recovery in full and on time to the Accumulation Fund for Debt Payment.
2. If the duly-authorized intermediary bears the credit risks, this agency shall urge and collect debts in order to make full repayment to the Ministry of Finance on time and in accordance with the authorized on-lending contract.
3. Quarterly, the duly-authorized intermediary shall compare the debt data including the withdrawal amount, repayment amount and outstanding loans with the end borrower’s data.
4. No later than 60 days from the last day of the previous year, the duly-authorized intermediary shall make an annual report on the debt situations of all the on-lent loans managed by it, compare this report with the report from the Ministry of finance including the total number of on-lending projects, disbursements, repayments and outstanding loans on the case-by-case basis.
Article 31. Management of collaterals
1. Within 30 days from the date on which the on-lending agreement is signed with the public sector entity or enterprise, the end borrower which is the duly-authorized intermediary shall sign the loan security contract.
2. Within 30 days from the date on which the loan security contract is signed, according to the law on secured transactions, the end borrower shall apply for the loan security to guarantee for the on-lent loans.
3. The parties related to the collateral shall be responsible to comply with the regulations on collaterals. The collateral shall be managed and used with right purposes. The handing over and transferring of collateral shall be approved by the Prime Minister if the duly-authorized intermediary does not bear the credit risks, or by the duly-authorized intermediary if this agency bears the credit risks.
4. The loan security contract shall end only if the end borrower completes all the debt obligations in accordance with the on-lending agreement.
5. The end borrower shall be responsible for buying risk insurance as prescribed by laws for the collateral given to the duly-authorized intermediary throughout the period of time having outstanding loan.
6. The duly-authorized intermediary shall manage and supervise the process of using the collateral; shall have the authority to hire an independent organization to appraise, evaluate, and supervise the collateral if being required to take compulsory measures as prescribed by laws and shall handle the collateral. The end borrower shall be responsible for paying all these charges.
Article 32. Reporting the status of on-lending and financial situation of the end borrower
1. The end borrower which is the People’s Committee of the province shall send a report on the status of on-lending to the Ministry of Finance; if the borrower is a public sector entity or an enterprise, it shall send this report to the duly-authorized intermediary twice a year, the first time shall not be later than January 31 and the second time shall not be later than July 31 every year; the report shall be about:
a. The status of capital withdrawal, repayment and outstanding loans.
b. The fluctuation of the collateral.
c. The financial situation and the debt status of the end borrower including the outstanding loans, occurred late payments (if any) to any lender.
d. The performance, operation and development of the investment project; the process of managing and using the project’s assets and collaterals.
2. The duly-authorized intermediary shall send a report about the contents specified in clause 1 of this Article to the Ministry of Finance twice a year, the first time shall not be later than February 28 and the second time shall not be later than August 31 every year, or report to it immediately if any problem occurs and affects the solvency of each on-lending project or end borrower.
3. Every year, the Ministry of Finance shall mention about the status of on-lending in the general report on public debt management.
4. The Ministry of Finance provides the report forms.
Article 33. Evaluation and supervision
1. The on-lending which complies with the regulations hereof shall be evaluated by the competent regulatory agencies as prescribed by laws.
2. The duly-authorized intermediary shall manage and supervise the on-lent loans, end borrower, the on-lending process, debt recovery process, fluctuations of the collaterals, development process, construction work process which is invested by using periodic on-lent loans, and shall carry out inspection for the end borrower and report this result to the Ministry of Finance.
3. The Ministry of Finance shall supervise the on-lending through the duly-authorized intermediary. According to the annual or sudden inspection plan, the Ministry of Finance shall carry out inspection for the duly-authorized intermediary and the end borrower.
4. During the inspection and supervision processes, if the end borrower does not comply with the commitment or obligations mentioned in the on-lending agreement, the duly-authorized intermediary or the Ministry of Finance shall handle this case in accordance with its authority. If the case is beyond its competence, the Ministry of Finance shall report this problem to the Prime Minister for him to decide the handling measures.
DEBT CLASSIFICATION, RISK MANAGEMENT AND HANDLING OF ON-LENT LOANS
Article 34. Debt classification
1. The on-lent loans given to the public sector entities or enterprises shall be classified periodically by the duly-authorized intermediary and shall also be included in the debt classification table of the public debt management program, which is created based on the end borrower’s status of fulfilling debt obligations.
a. Group 1: The loans are paid in full and on time.
b. Group 2: The debt is overdue for 01 period.
c. The debt is overdue for 02 or 03 periods.
d. The debt is overdue for 04 periods or above.
dd. Group 5: The debt cannot be repaid.
2. The duly-authorized intermediary shall report about the debt classification process managed by it to the Ministry of Finance for this Ministry to make a final report on the debt classification of on-lent loan portfolio.
3. The debt classification is not applicable to on-lent loans given to the People’s Committees of provinces.
4. The debt classification applied to on-lent loans when the intermediary bears the credit risks shall be carried out in accordance with the regulations of the State bank of Vietnam on classifying the assets, loan loss provision amounts and methods and the use of loan loss provision for handling risks during the operation process of the credit institution.
1. The Ministry of Finance shall apply the professional risk management based on the debt classification as follows:
a. As for debt which is overdue for 01 period or above: The end borrower shall report its revenue and expenditure process to the duly-authorized intermediary and state its commitment to allocate budget for repaying debts; new loans shall not be considered.
b. As for the debt which is overdue for 2 periods or above: The end borrower shall maintain a minimum balance, specified in clause 3, Article 17 hereof, in the account to pay for the next 02 periods within 15 days before the nearest period of repayment.
c. As for the debt which is overdue for 3 periods or above: The intermediary shall be authorized by the end borrower to request the borrower’s banks to deduct money from its account for repaying debts as prescribed in clause 5, Article 17 hereof.
d. If the borrower cannot repay the debt: It shall implement the handling measures which are approved by the Prime Minister including handling collateral to recover debt.
2. The risk handling shall comply with the laws in reducing maximum risk for the State; the intermediary and the end borrower shall take responsibility for revoking and handling debts.
Article 36. Extending repayment period
1. If the end borrower has temporary difficulty in keeping up with the rate of the project's process, earning enough revenues to repay debts, and making repayment on time although it already applied remedial measures due to objective factors, natural disasters, enemy-inflicted devastation, changing of policy, economic background which causes a negative effect to the project.
a. The Minister of Finance shall consider and extend the repayment period and grace period of the on-lent loans, but these periods shall not exceed the repayment period of the foreign loans.
b. The Prime Minister shall extend the repayment period and grace period of the on-lent loans which exceed the repayment period and grace period of foreign loans.
2. At the request of the end borrower and the agency in charge of the end borrower, and according to the appraisal report on the solvency of the end borrower which is made based on the plan on extending repayment period and grace period of the duly-authorized intermediary, the consideration and decision for approving the extended period, repayment period and grace period shall be made.
3. In order to appraise the solvency based on the plan on extending repayment period and grace period, the end borrower shall submit the following documents to the duly-authorized intermediary:
a. The plan on extending repayment period.
b. An audited financial report of the last 03 years of the end borrower.
c. A report on the opinions of the agency in charge and the related agency on the reasons for having financial difficulties in repaying debt.
4. The credit institution shall consider extending the repayment period for the on-lent loans which are given when the intermediary bears the credit risks. In this case, the credit institution shall take full responsibility in repaying the capital loan to the Ministry of Finance in accordance with the on-lending authorization contract.
1. The on-lent loans given to a public sector entity or enterprise shall be charged off when the end borrower has difficulty for a long time in making repayment due to objective factors, natural disasters, enemy-inflicted devastation, changing in policy, economic background that causes a negative effect to the project leading to a financial loss in 3 consecutive years or more until the deadline date of the repayment making it difficult to repay other lenders, difficulty in ensuring working capital to complete the obligations to the employees although the public sector entity or enterprise already applied remedial measures, however, it still cannot repay debts, when the end borrower has a scheme for finance restructuring which is approved by the competent authority based on the policy of investment.
2. The charge-off period shall not exceed 5 years.
3. During the charge-off period, the end borrower shall be exempted from interests and/or charges that may occur due to the charged-off obligations.
4. For the duly-authorized intermediary to appraise the solvency of the end borrower based on the charge-off plan, the aforesaid borrower shall submit:
a. A plan on making repayment after the period of charging off debt and/or budget expires.
b. An annual audited financial report of the last 03 years of the end borrower.
c. A report on the opinions of the agency in charge and the related agency on the reasons why the project has difficulties and has debts occurred and cannot make repayment.
d. A scheme for finance restructuring of the end borrower which is approved by the competent authority based on the policy of investment.
5. The Ministry of Finance shall forward the report on appraising the charge-off plan and the request from the duly-authorized intermediary to the Ministry of Finance for him to consider and make decision to charge off the on-lent loans.
6. If the on-lent loans are charged off by a credit institution which bears the credit risks, this institution shall repay the capital loan to the Ministry of Finance according to the on-lending authorization contract.
Article 38. Partial debt write-off
1. The partial debt write-off for interest, late payment interest and a partial on-lent capital shall be considered when the end borrower is a public sector entity or enterprise that has difficulty for a long time in making repayment due to objective factors, natural disasters, enemy-inflicted devastation, changing in policy, economic background that causes a negative effect to the project leading to a financial loss in 5 consecutive years or more until the deadline date of repayment making it difficult to repay other lenders, difficulty in ensuring working capital to complete the obligations to the employees although the public sector entity or enterprise already applied remedial measures, however, it still cannot repay debts, when at least one lender agrees to the principle on restructuring the debt; when the end borrower has a scheme for finance restructuring which is approved by the competent authority based on the policy of investment
2. For the duly-authorized intermediary to appraise the solvency of the end borrower based on the plan on writing off interest, late payment interest and a partial on-lent capital, the end borrower shall submit:
a. A plan on making repayment after the period of charging off debt and/or budget expires.
b. An annual audited financial report of the last 05 years of the end borrower.
c. A report on the opinions of the agency in charge and the related agency on the reasons why the project has difficulties and has debts occurred and cannot make repayment.
d. A report on the opinions of at least one lender who agrees to the principle on restructuring another relevant debt for the end borrower.
dd. A scheme on finance restructuring of the end borrower which is approved by the competent authority based on the policy of investment, applicable to the project using on-lent capital.
3. The Ministry of Finance shall forward the report on appraising the plan on writing off partial debt and the request from the duly-authorized intermediary to the Prime Minister for him to consider and make decision to write off partial debt of the on-lent loan.
4. The debt write off for the on-lent loan carried out in accordance with the measure in which the intermediary bears the credit risks shall be decided by the credit institution. In this case, the credit institution shall take full responsibility in repaying the capital loan to the Ministry of Finance in accordance with the on-lending authorization contract.
Article 39. Writing off full debts if the end borrower is an enterprise
1. If the end borrower is an enterprise that has been dissolved or has declared bankruptcy in accordance with the competent authority's decision, the debt recovery shall be carried out in accordance with the law on dissolution and bankruptcy.
2. As for the debt which cannot be recovered, after the Ministry of Finance completes the process mentioned in clause 1 of this Article (if any), it shall report this debt to the Prime Minister for getting a permission to write it off.
Article 40. Budget for settling debts
1. The end borrower shall repay debt to the Ministry of Finance by sending money to the Accumulation Fund for Debt Payment, and use this fund as a source to repay foreign debt. The Ministry of Finance shall repay debt in accordance with the regulations in the foreign loan agreement.
2. If the Ministry of Finance extends repayment period, charges off debt and writes off debt in accordance with the decisions of the competent authority, it shall use the Accumulation Fund for Debt Payment to handle these cases.
1. This Decree shall come into force from July 01, 2018. This Decree shall replace the Decree No. 78/2010/ND-CP dated July 14, 2010 and the Decree No. 52/2017/ND-CP dated April 28, 2017.
2. The finance mechanism, the eligibility conditions for on-lent loans of the programs or projects which are approved by the Prime Minister; the authorization contract and the on-lending agreement which had been signed before this Decree came into force shall continue to be implemented. If the specific eligibility conditions are not approved or changed by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall report this case to the Prime Minister before negotiation.
Article 42. Implementation Responsibilities
The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of People's Committees of the provinces or central-affiliated cities, and relevant enterprises, organizations and individuals shall implement this Decree.
|
PP. THE GOVERNMENT |
ON-LENDING AGREEMENT FOR THE PEOPLE’S COMMITTEE OF PROVINCE OR CENTRAL-AFFILIATED CITY
(Enclosed with the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------
Hanoi, day ..... month…..year
ON-LENDING AGREEMENT BETWEEN THE MINISTRY OF FINANCE AND THE PEOPLE’S COMMITTEE OF THE PROVINCE/CITY………ON USING THE LOAN NO. ……….. OF………… TO INVEST IN THE PROJECT………
Pursuant to the Law on Public Dept Management dated November 23, 2017;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Government's Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018 on on-lending of the Government’s ODA loans and foreign concessional loans.
Pursuant to the Foreign Loan Agreement No. .......... signed on............ month..........year.......... (hereinafter referred to as “Foreign Loan Agreement”) between the Government/State of Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as “Vietnam”) and (name of the foreign lender) for investing in the project (name of the Project) (hereinafter referred to as “Project”);
Pursuant to the Decision No. …./QD-TTg dated …………. of the Prime Minister (on approving the policy of investment and the financial mechanism of the project);
Pursuant to the Decision No. ……/QD-UBND dated ……….of the Chairperson of the People’s Committee of province/city (on approving the Project);
Pursuant to other relevant documents.
The intermediary and the end borrower are:
1. The intermediary is: The Ministry of Finance which is represented by the Department of Debt Management and External Finance.
Address:……………………………………………………………………………………..
Tel:…………………………………………………………………………………………..
Fax No. ……………………………………………………………………………………..
And:…………………………………………………………………………………………
2. The end borrower is: People’s Committee of province/city:………………………………
Address:……………………………………………………………………………………..
Tel:…………………………………………………………………………………………..
Fax No. ……………………………………………………………………………………..
Agreed to sign this On-lending Agreement on terms and conditions set forth below:
Article 1. Definitions
The terms used in this On-lending Agreement all have the same meaning as the terms construed in the Foreign Loan Agreement.
Article 2. The terms and conditions of the On-lending Agreement
1. Terms and conditions for on-lending loans:
The intermediary on-lends a partial foreign loan/whole foreign loan in accordance with the Foreign Loan Agreement to the end borrower on the following conditions:
a. The on-lending currency and the debt recovery currency are:……………………………
b. The on-lending value is the total withdrawal capital which does not exceed……………
c. The on-lending term:……includes the grace period……….from the day.........................
d. On-lending interest rate:...... % per year based on the outstanding debts, including:
- External loan interest rate: .............% per year based on the outstanding debts.
- Management fees of on-lent loans are 0.25% per year based on the outstanding debts.
- Other charges specified in the Foreign Loan Agreement (including commitment fees, late payment interest, pre-maturity payment charge and other costs incurred from the whole amount of ODA loan or concessional loan, etc.)
dd. Late payment interest: If the end borrower cannot make repayment on principal, interest, fees and other relevant charges on time, it shall pay for the late payment interest which is equal to late payment interest rate specified in the Foreign Loan Agreement. If the Foreign Loan Agreement does not specify the late payment interest rate, this rate shall be determined as 150% of the on-lending interest rate specified in the Foreign Loan Agreement, applicable to the days overdue.
e. Interest and late payment interest shall be determined based on the actual number of days within a year which is ....days (according to the regulations in the Foreign Loan Agreement).
g. The repayment date is set based on the repayment date specified in the Foreign Loan Agreement.
h. If Vietnam is responsible for implementing the provisions for quick repayment which are specified in the Foreign Loan Agreement, the terms and conditions specified in point c and d of this clause shall be adjusted accordingly.
The end borrower may repay the debt early if it satisfies the conditions for pre-maturity payment which are specified in the Foreign Loan Agreement, and the pre-maturity payment shall be approved by the foreign lender. If the end borrower does not satisfy the conditions for pre-maturity payment which are specified in the Foreign Loan Agreement, it can only repay debt early if it is approved by the Prime Minister. The end borrower shall pay all charges and costs related to the pre-maturity payment. The end borrower shall submit the application for pre-maturity payment to the intermediary within 90 days before the expected due date of the payment.
k. The end borrower shall make direct payments for the charges collected by domestic banks.
l. The repayment on loans derived from ODA loans or concessional loans shall be made on time by the end borrower before it pays its other debts.
m. If the end borrower is only able to pay part of its due liabilities, the order of priority for debt reduction is as follows: management fees of on-lent loans, late payment interest, overdue debt interest, due debt interest, other charges, overdue principal and due principal.
n. The end borrower may use foreign currency to make repayment if it receives the revenues from the project in foreign currency or if it buys the foreign currency from the domestic commercial banks. If the end borrower repays the debt in Vietnam Dong, the exchange rate is the selling rate of this on-lending currency set by the Joint stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam at the time making repayment.
o. Repayment account:
The end borrower shall determine and pay off the principal, interest and charges of the on-lent loans in full and on time (if any) for the Ministry of Finance using the following account number:
- Name of the account: Department of Debt Management and External Finance (RECOVERING ON-LENT LOANS IN USD)
Account code: xxxx.x.xxxxxxx.xxxxx (if making repayment in USD); or
- Name of the account: DEPARTMENT OF DEBT MANAGEMENT AND EXTERNAL FINANCE (COLLECTING ON-LENT LOANS IN VND)
Account code: xxxx.x.xxxxxxx.xxxxx (if making repayment in VND).
- At Vietnam State Treasury.
Or another account specified in the written announcement of the Ministry of Finance.
2. The time of acknowledging debts:
The end borrower shall acknowledge debt of on-lent loan at the time the Government acknowledges debt with the foreign lender.
3. Comparing debts
The intermediary shall complete the procedures for recording a debit for the end borrower according to the disbursement announcement of the foreign lender.
Quarterly, the intermediary shall compare the debt data including the withdrawal amount, repayment amount and amount of outstanding loans with the end borrower.
Article 3. Responsibilities of both parties
1. Responsibilities of the end borrower:
a. The end borrower shall cooperate closely with the intermediary in carrying out its obligations as prescribed in this On-lending Agreement and in the regulations on responsibilities of the end borrower which are specified in the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018.
b. The end borrower shall allocate principals from the local budget and/or other lawful capital sources as prescribed by laws to pay off the debts of on-lent loans (principal, interest, charges) in full and on time.
c. The obligation to pay the signed on-lent loans shall be fully calculated when making annual budget estimates and local budget’s medium-term financial plans.
d. The end borrower shall assign the Department of Finance of province/city to:
- Cooperate closely with the unit assigned to be the project manager, evaluate the capital management process of the Project, build a database on the provincial debt status, ensure that the on-lending is appropriate to the loan limit, and monitor and plan the repayment when it is due.
- Twice a year, the first time shall not be later than January 31 and the second time shall not be later than July 31 every year, the Department of Finance in the province/city………………shall send a report on the on-lending status and the debt situation of the end borrower to the Ministry of Finance as prescribed in clause 1, Article 32 of the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018.
2. Responsibilities of the project manager:
Quarterly and at least 15 days before the start of the repayment period prescribed in point g, clause 2, Article 2 hereof, the unit assigned to be the project manager by the end borrower shall make a report on the process and disbursement amount of the project and send it to both the Department of Finance and the end borrower in order for the Department of Finance in the province/city ............. to determine the required interest, charges and principal which are allocated from the provincial budget to pay off debts for the intermediary.
3. Responsibilities of the intermediary:
The intermediary shall guarantee that it will take the responsibility specified in this On-lending Agreement and in the regulations on on-lending of the Government's ODA loans and concessional loans for the People’s Committees of the provinces.
Article 4. Compensation and repayment
1. If the end borrower cannot fulfill its obligations in accordance with this On-lending Agreement, the intermediary may, at its sole discretion, to request the end borrower to comply with the regulations on sanctions and compensations; such actions shall include stopping the disbursements of foreign loans for the Project, stopping the disbursements for other projects which receive loans from the central budget and use these loans with right purposes or on-lend them to the budget of province/city, and stop considering the on-lent loans derived from other external loans .
2. None of regulations in the On-lending Agreement which harm or affect the rights of the Ministry of Finance including the right to compensation as prescribed by laws.
3. If the Vietnam’s rights to loan disbursement which are prescribed in the Foreign Loan Agreement are now suspended or terminated due to any cause, the disbursement of on-lent loans which is prescribed in this On-lending Agreement shall be suspended or terminated immediately. The end borrower shall fulfill all obligations prescribed in this On-lending Agreement for the disbursed on-lent loans which are derived from external loans.
Article 5. Implementation
1. This On-lending Agreement shall come into effect from the date on which it is signed (or the date on which the Foreign Loan Agreement is signed, if it is used).
2. This On-lending Agreement shall be binding upon the organizations that succeed the People's Committee of the province/city in any form.
3. During the implementation process, both parties shall consider to supplement or amend this On-lending Agreement based on the actual situation or if it is necessary. All amended or added contents of this On-lending Agreement shall be made in writing and signed by both parties and be an integral part of this On-lending Agreement.
4. The On-lending Agreement shall be made into 02 original documents and both documents shall have similar legal validity. The intermediary shall keep 01 original and the end borrower shall keep 01 original.
This On-lending Agreement shall be signed at ………… on the mentioned date above, through the authorized representative of each party.
PEOPLE’S COMMITTEE OF THE PROVINCE/CITY…….. |
MINISTRY OF FINANCE |
ON-LENDING AUTHORIZATION CONTRACT IN TERM OF THE INTERMEDIARY NOT BEARING THE CREDIT RISKS
(Enclosed with the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------
Hanoi, day ..... month…..year
ON-LENDING AUTHORIZATION CONTRACT IN TERM OF THE INTERMEDIARY NOT BEARING THE CREDIT RISKS
The loan is derived from ..... for the Project (Name of the project)
No.:…../ /UQCVL/BTC-QLN
Pursuant to the Law on Civil Code dated December 08, 2015;
Pursuant to the Law on Public Dept Management dated November 23, 2017;
Pursuant to the Government's Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018 on on-lending of the Government’s ODA loans and foreign concessional loans.
Pursuant to the Foreign Loan Agreement signed on day ……month……year between the State/Government of Socialist Republic of Vietnam and (name of the foreign lender) (hereinafter referred to as “Foreign Loan Agreement”) for the Project…. (hereinafter referred to as “Project”);
Pursuant to the Decision No. …. /QD-TTg dated …………. of the Prime Minister (on approving the financial mechanism, eligibility conditions for on-lent loans of the Project);
Pursuant to the Decision on approving the Project No. ..... day......month.....year;
Ministry of Finance (hereinafter referred to as “Principal”), represented by the Department of Debt Management and External Finance.
Address: 28 Tran Hung Dao - Hanoi
Tel: 024-22202828
Fax No. 024-22208020 or 024-22202868 and
Name of the Credit Institution which is intermediary (hereinafter referred to as “Authorized Party")
Address:……………………………………………………………………………………
Tel:…………………………………………………………………………………………..
Fax: ....................................................................................................................................
The Parties hereby agree as follows:
Article 1. The Principal shall authorize the Authorized Party to on-lend the Government’s loans prescribed in the Foreign Loan Agreement to ……… (name of the end borrower) and/or any party that inherits all of rights and obligations of (name of the end borrower) under any form (hereinafter referred to as “end borrower) of the Project, with the following conditions:
1. The on-lending currency:
2. The on-lending value is the total withdrawal capital which does not exceed……………..
3. The on-lending term:……includes the grace period……….from the day.........................
4. Interests of on-lent loans are 0.25% per year based on the outstanding debts including:
a. External loan interest rate: .............% per year based on the outstanding debts.
b. Management fees of on-lent loans are 0.25% per year based on the outstanding debts.
c. The loan loss provision for on-lending is ......% per year based on the outstanding debts.
d. The charges paid to the foreign lender as prescribed in the Foreign Loan Agreement.
5. Late payment interest is ……% per year based on the outstanding debts. The late payment interest shall be determined from the date on which the debt is due but cannot be paid to the date which is one day before the actual payment date.
6. The repayment date shall be set based on the repayment date specified in the Foreign Loan Agreement.
7. The end borrower shall take full responsibility for paying all charges and relevant costs that the Government must pay to the foreign lender as prescribed in the Foreign Loan Agreement, including…….., and other charges and costs. The end borrower shall pay off these charges to the Authorized Party and this Party shall pay them for the Principal.
8. The date of debt acknowledgement is the date on which the Government acknowledges debt with the foreign lender as prescribed in the Foreign Loan Agreement.
9. Repayment date: the end borrower shall pay off the principal and interest for the Authorized Party once every six months, on......and on.......every year (as prescribed in the Foreign Loan Agreement). The semi-annual principal repayment shall be made consecutively, starts from ........ends on............... The interest shall be determined from the first day of the repayment period when the outstanding loan occurs.
10. The end borrower shall make a pre-maturity payment after sending a written notification to the Authorized Party and the Principal within 90 days before the date on which the pre-maturity payment is made, and after getting an approval from the Prime Minister for the conditions specified in the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018.
11. If the end borrower repays the debt in Vietnam Dong, the exchange rate shall be the transferred selling rate of this on-lending currency set by the Joint stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam at the time making the repayment.
12. The end borrower shall make direct payments for the charges collected by domestic banks.
13. The end borrower shall repay all of its debt obligations specified in this Agreement and in the On-lending Agreement before repaying any of its other debts.
14. The end borrower shall provide their collateral including assets originating from the on-lent loans and other legal assets which are approved by the Authorized Party and the Principal as prescribed in the Government's Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018. The regulations on collateral shall be specified in the On-lending Agreement and shall comply with the relevant provisions in the Decree.
15. The end borrower shall specify its commitments on gathering the revenues of the project to make repayment on time in the On-lending Agreement as prescribed in the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018; commit that it will not cancel the authorization given to the duly-authorized intermediary unexpectedly; and it shall allow this agency to automatically deduct any of its loans to collect debts if it cannot make the repayment.
Article 2. Responsibilities of the Principal
1. The Principal shall send the notifications of the disbursement of on-lent loans and the arising charges which are prescribed in the Foreign Loan Agreement to the Authorized Party, and this Party shall make an announcement on the debts of on-lent loans acknowledged with the end borrower.
2. The Principal may take charge or cooperate with the Authorized Party to inspect and supervise the use of and repayment on on-lent loans of the end borrower periodically or when it is necessary.
Article 3. Responsibilities of the Authorized Party
The Authorized Party shall comply with the regulations on responsibilities of the duly-authorized intermediary as prescribed in the Law on Public Debt Management and the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018, including but not restricting the following responsibilities:
1. Within 30 working days from the date on which this Contract and/or the On-Lending Agreement are signed in accordance with the conditions prescribed in Article 1. Within 15 days after signing the On-lending Agreement with the end borrower, the Authorized Party shall send 01 copy of this Agreement to the Principal for cooperation in supervising the process.
2. The Authorized Party shall rely on the notification of loan disbursement sent by the Principal to announce and acknowledge debts with the end borrower.
3. The Authorized Party shall recover and repay debts to the Principal within the period of time specified by the Government from the date on which the Authorized Party receives the principal, interest, charges of external loans and the charges required to be collected and specified in Article 1 from the end borrower, and after it being entitled to the management fees of on-lent loans which are specified in the Government's Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 3018.
4. The Authorized Party shall compare debts with the end borrower quarterly, including the disbursement amount, amount of acknowledged debt, repayment amount and amount of outstanding loans in a quarter and in an accumulation period.
5. Once every six months in June and December, the Authorized Party shall send a notification of the debt recovery plan and the implementation process to the Principal; the Principal shall include this plan and process in the annual plan and prepare to make repayment to the foreign lender.
6. At the time the State Budget estimates are made every year, the Authorized Party shall summarize the plan on requesting loans and repaying debts of the end borrower to make a final report and send it to the Principal; the Principal shall make an annual plan on the request for on-lent loans, repayment on on-lent loans and on-lending limit of the Government.
7. The Authorized Party shall manage the use of on-lent loans by controlling the disbursement of these loans and other management measures as prescribed by laws; It shall urge the borrower, recover debts and make repayment to the Principal in full and on time; appraise, apply and manage the collateral regarding the on-lent loans; report to the Principal about the fluctuations of the collateral every 6 months or suddenly as required, and at the same time propose the handling measures if there is any fluctuation in collateral.
8. The Authorized Party shall rely on the Government's Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018 to report quarterly or suddenly to the Principal about the information regarding the process of using and repaying on-lent loans, the debt status of the end borrower, the arising problems which affect the solvency of the end borrower, and the handling measures.
Article 4. Implementation
1. This contract shall be made into 02 original documents, the Principal shall keep 01 original, the Authorized Party shall keep 01 original; this contract shall come into force from the date on which it is signed (or the date on which the Foreign Loan Agreement comes into effect based on the regulations in the Foreign Loan Agreement or the Decision of the Prime Minister).
2. The Principal and the Authorized Party shall implement the above regulations. Any amendment (if any) made to this contract shall be included in the Appendix document and shall comply with the laws.
The On-lending Authorization Contract is signed on the date mentioned above, at..........by the authorized representative of each Party.
Representative of the Principal |
Representative of Authorized Party |
ON-LENDING AUTHORIZATION CONTRACT IN TERM OF THE INTERMEDIARY BEARING THE CREDIT RISKS
(Enclosed with the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018)
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------
Hanoi, day ..... month…..year
ON-LENDING AUTHORIZATION CONTRACT IN TERM OF THE DULY-AUTHORIZED INTERMEDIARY BEARING THE CREDIT RISKS
(Name of the loan) for the Project (Name of the Project)
No.:…../ /UQCVL/BTC-QLN
Pursuant to the Law on Civil Code dated December 08, 2015;
Pursuant to the Law on Public Dept Management dated November 23, 2017;
Pursuant to the Government's Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018 on on-lending of the Government’s ODA loans and foreign concessional loans.
Pursuant to the Foreign Loan Agreement signed on date ……. Between………….. (name of the foreign lender) and.............. (name of the Recipient)….for the Project (Name of the Project) (hereinafter referred to as Foreign Loan Agreement);
Pursuant to the Decision No. ..... of the Government (on approving the financial mechanism and the eligibility conditions for receiving on-lent loans of the Project):
Pursuant to the Decision on approving the Project.
Ministry of Finance (hereinafter referred to as “Principal”), represented by the Department of Debt Management and External Finance.
Address: 28 Tran Hung Dao - Hanoi
Tel: 024-22202828
Fax No. 024-22208020 or 024-22202868
and
Name of the Credit Institution which is the intermediary (hereinafter referred to as “Authorized Party")
Address:……………………………………………………………………………………
Tel:…………………………………………………………………………………………..
Fax: ....................................................................................................................................
The Parties hereby agree as follows:
Article 1. The Principal shall authorize the Authorized Party to on-lend the loans to……. (name of the end borrower) and/or any party that inherits all of rights and obligations of (name of the end borrower) under any form (hereinafter referred to as “end borrower) of the foreign loan........... (name of the donor country/ organization) according to the Agreement………with the following conditions:
1. The on-lending currency is:…………………………………….
2. The on-lending value is the total withdrawal capital which does not exceed……………
3. The on-lending term:……includes the grace period……….from the day......................
4. On-lending interest rate:...... % per year based on the outstanding debts.
a. External loan interest rate: .............% per year based on the outstanding debts.
b. Management fees of on-lent loans are 0.25% per year based on the outstanding debts.
c. The loan loss provision for on-lending is ......% per year based on the outstanding debts.
d. The charges paid to the foreign lender as prescribed in the Foreign Loan Agreement.
5. Late payment interest is ……% per year (late payment interest rate is determined in accordance with the Decree) based on the amount of overdue debts. The late payment interest shall be determined from the date on which the debt is due but cannot be paid to the date which is one day before the actual payment date.
6. Interest and late payment interest shall be determined based on the actual days and the days within a year according to the Foreign Loan Agreement.
7. The end borrower shall take full responsibility for paying all charges and relevant costs to the foreign lender as prescribed in the Foreign Loan Agreement, including management fees, commitment fees, loan withdrawal fees, insurance fees and other fees and costs. The end borrower shall pay off these fees to the Authorized Party, and this Party shall pay them back to the Principal.
8. The date of debt acknowledgment is the date on which the Government acknowledges debt with the foreign lender as prescribed in the Foreign Loan Agreement.
9. Repayment date: the end borrower shall pay off the principal and interest for the Authorized Party once every six months, on......and on.......every year (as prescribed in the Foreign Loan Agreement). The repayment for the principal shall be made consecutively, from the date……. , Ends on date
10. If the Foreign Loan Agreement provides regulations on pre-maturity payment, the end borrower shall make this payment after sending a written notification to the Authorized Party and the Principal within 90 days before the date on which the payment is made, and shall be approved by the Authorized Party and the Principal. If the Foreign Loan Agreement does not provide regulations on pre-maturity payment or the end borrower does not satisfy these regulations, the pre-maturity payment shall be approved by the Authorized Party.
11. If the end borrower repays the debt in foreign currency, the exchange rate is the transferred selling rate of this on-lending currency set by the Joint stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam at the time making the repayment.
12. The end borrower shall make direct payments for the charges collected by domestic banks.
13. The end borrower shall repay all of its debt obligations specified in this Agreement and in the On-lending Agreement before repaying any of its other debts.
14. The end borrower shall provide their collateral including assets originating from the on-lent loans and other legal assets which are approved by the Authorized Party and shall notify the Principal of these assets. The regulations on collateral shall be specified in the On-lending Agreement and shall comply with the relevant provisions in the Decree.
15. If the debt is due but the end borrower cannot repay a part of or the whole debt, the Authorized Party shall make repayment to the Principal on behalf of the end borrower on the due date according to this contract.
16. The end borrower shall specify its commitments on gathering the revenues of the project to make repayment on time in the On-lending Agreement as prescribed in the Government’s Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018; commit that it will not cancel the authorization given to the duly-authorized intermediary unexpectedly; and it shall allow this agency to automatically deduct any of its loans to collect debts if it cannot make the repayment.
Article 2. Responsibilities of the Principal
1. The Principal shall notify the Authorized Party of the foreign lender’s loan disbursement notification for this Party to complete the procedures for acknowledging debts with the end borrower regarding the on-lent loans.
2. The Principal shall send a notification of the charges specified in clause 7, Article 1 of this Contract (if any) to the Authorized Party; and this Party shall notify the end borrower for this end borrower to make debt repayment.
3. The Principal may take charge or cooperate with the Authorized Party to inspect and supervise the use of and repayment on on-lent loans of the end borrower periodically or when necessary.
Article 3. Responsibilities of the Authorized Party
1. Within 30 working days from the date on which this Contract is signed, the Authorized Party shall sign the On-lending Agreement with the end borrower in accordance with the conditions prescribed in Article 1. Within 15 days after signing the On-lending Agreement with the end borrower, the Authorized Party shall send 01 copy of this Agreement to the Principal for cooperation in supervising the on-lending process.
2. The Authorized Party shall complete the procedures for the end borrower to receive full debts based on the notification of loan disbursement sent by the Authorized Party or the foreign lender.
3. The Authorized Party shall fulfill all of its obligations and take relevant responsibilities in accordance with the regulations in clause 1, Article 40 of the Law on Public Debt Management, Article 23 of the Government's Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018 and in this contract.
4. The Authorized Party shall recover debts to pay off the principal, interest, charges of external loans and management fees of on-lent loans for the Budget (after being entitled to the management fees of on-lent loans as prescribed in the Decree) and other charges specified in Article 1 (if any). The recovery of on-lent loans shall be carried out in accordance with the Government’s Decree No. ....../2018/ND-CP dated……..2018 on management and use of Accumulation Fund for Debt Payment.
5. The Authorized Party shall compare debts with the end borrower quarterly, including the disbursement amount, amount of acknowledged debt, repayment amount, and amount of outstanding loans in a quarter and an accumulation period.
6. a. Once every six months in June and December, the Authorized Party shall send a notification of the debt recovery plan and the implementation process to the Principal; the Principle shall include this plan and process in the annual plan and prepare to make repayments to the foreign lender.
b. The Authorized Party shall make a report on the on-lending process, the debt status of the end borrower and the relevant contents prescribed in the Government's Decree No. 97/2018/ND-CP dated June 30, 2018.
7. The Authorized Party shall carry out periodic or sudden inspection of the project’s execution and the debt status of the end borrower in order to ensure the solvency of the end borrower.
8. If the End borrower does not make repayment on time:
a. After the Authorized Party uses sanctions or measures but still cannot recover debts of on-lent loans in full and on time from the end borrower including the principal, interest, charges and other relevant costs, it shall pay off the debts in full on behalf of the end borrower to the Principal within 02 working days after the due date specified in the On-lending Agreement; these amount shall be transferred to the Accumulation Fund for Debt Payment as prescribed in the On-lending Agreement and this contract.
b. The Authorized Party shall send a notification of these problems to the Principal when they occur.
Article 4. Implementation
1. This contract shall be made into 02 documents, the Principal shall keep 01 document, the Authorized Party shall keep 01 document; and this contract shall come into force from the date on which it is signed.
2. The Principal and the Authorized Party shall implement the above regulations. During the implementation process, any amendment to this contract shall be made into a document and shall be approved by both Parties.
Representative of the Principal |
Representative of the Authorized Party |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tăng tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA đối với UBND cấp tỉnh
Từ 01/7/2018, Nghị định 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, tăng tỷ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi (vốn vay) đối với UBND cấp tỉnh, cụ thể như sau:
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 10% lên 30% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương (NSTW) so với tổng chi cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) từ 70% trở lên;
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 20% lên 40% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP từ 50% đến dưới 70%;
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 30% lên 50% vốn vay đối với địa phương có tỷ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP dưới 50%;
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 50% lên 70% vốn vay đối với địa phương có điều tiết về NSTW (trừ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh);
- Tăng tỷ lệ cho vay lại từ 80% lên 100% vốn vay đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị định 97/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 78/2010/NĐ-CP và Nghị định 52/2017/NĐ-CP ngày 28/4/2017.