Chương 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động bảo hiểm xã hội: Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 95/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/08/2013 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2013 |
Ngày công báo: | 06/09/2013 | Số công báo: | Từ số 525 đến số 526 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/04/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt 7 triệu nếu giữ giấy tờ của người giúp việc
Người sử dụng lao động nếu giữ giấy tờ tùy thân của người giúp việc gia đình sẽ bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Cũng theo Nghị định, sẽ phạt cảnh cáo người sử dụng lao động nếu không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc hoặc không trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc thôi việc đúng thời hạn về nơi cư trú.
Đồng thời, buộc người sử dụng lao động phải trả đủ tiền tàu xe đi đường, giấy tờ tùy thân cho người giúp việc nhằm khắc phục hậu quả.
Nghị định 95 có hiệu lực từ ngày 10/10/2013 và thay thế Nghị định 47/2010/NĐ-CP, 86/2010/NĐ-CP, 144/2007/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II và Chương III của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương IV của Nghị định này:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV của Nghị định này;
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV của Nghị định này.
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương IV của Nghị định này:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Chương IV của Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục xuất nhập cảnh, Giám đốc công an cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
3. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 36, Điều 37 và Điều 38 và Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình có quyền xử phạt theo đúng quy định tại Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Người lao động bị phạt tiền ở nước ngoài có thể nộp tiền phạt tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
2. Tiền phạt được thu bằng đô la Mỹ hoặc bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc hoặc bằng tiền đồng Việt Nam.
Trường hợp thu bằng đô la Mỹ thì áp dụng tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đô la Mỹ so với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu tiền phạt.
Trường hợp thu bằng tiền của nước mà người lao động vi phạm làm việc thì áp dụng tỷ giá quy đổi từ đô la Mỹ theo tỷ giá ngân hàng nước sở tại công bố tại thời điểm thu tiền phạt hoặc theo tỷ giá ngân hàng nơi cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại mở tài khoản Quỹ tạm giữ của ngân sách nhà nước và được giữ ổn định trong thời gian 06 tháng.
POWERS AND PROCEDURE FOR IMPOSING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
SECTION 1. POWERS TO IMPOSE PENALTIES
Article 36. The power to impose penalties of Presidents of the People’s Committees
1. Presidents of the People’s Committees of communes are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 5,000,000 VND.
2. Presidents of the People’s Committees of districts are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 37,500,000 VND for the administrative violations against regulations on labor and social insurance;
c) Impose the additional penalties specified in Chapter II and Chapter III of this Decree;
d) Take the remedial measures specified in Chapter II and Chapter III of this Decree.
3. Presidents of the People’s Committees of provinces are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 75,000,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines of up to 100,000,000 VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;
c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;
d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
Article 37. The powers to impose penalties of labor inspectors
1. Labor inspectors and the persons assigned to carry out inspections are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 500,000 VND.
2. The Chief Inspectors of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 37,500,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines of up to 50,000,000 VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;
c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;
d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
3. The Chief Inspector of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs is entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 75,000,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines of up to 100,000,000 VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;
c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;
d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
4. The chief of the ministerial labor inspectorate is entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 52,500,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines of up to 70,000,000 VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;
c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;
d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
5. The chiefs of the inspectorates of Services and state agencies assigned to carry out inspections are entitled to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 37,500,000 VND for the administrative violations against regulations on labor, social insurance, and impose fines of up to 50,000,000 VND for the administrative violations against regulations on overseas manpower supply;
c) Impose the additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree;
d) Take the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
Article 38. The powers to impose penalties of the Director of the Overseas Manpower Authority
The Director of the Overseas Manpower Authority is entitled to impose penalties for the administrative violations in Chapter IV of this Decree, in particular:
1. Issue warnings;
2. Impose fines of up to 100,000,000 VND;
3. Impose the additional penalties specified in Chapter IV of this Decree;
4. Take the remedial measures specified in Chapter IV of this Decree.
Article 39. The power to impose penalties of other agencies
1. The heads of the diplomatic missions, consular offices, and other agencies authorized to perform consular functions of Socialist Republic of Vietnam overseas are entitled to impose penalties against the administrative violations in Chapter IV of this Decree, in particular:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 100,000,000 VND;
c) Compel the repatriation of workers at the request of the host country or the competent authority of Vietnam according to Chapter IV of this Decree.
2. The Director of Vietnam Immigration, Directors of Police Departments of provinces are entitled to order expulsion as prescribed in Clause 1 Article 22 of this Decree.
3. Apart from the persons entitled to impose penalties mentioned in Article 36, Article 37, Article 38, Clause 1 and Clause 2 of this Article, the persons entitled to impose administrative penalties of other agencies specified in the Law on Handling administrative violations, within the area of their competence, are entitled to impose penalties for the violations against this Decree upon their discovery according to Article 52 of the Law on Handling administrative violations.
SECTION 2. PROCEDURE FOR PENALTY IMPOSITION
Article 40. Making records on violations
When a violation is discovered, the person entitled to impose penalties, the officials and civil servants on duty shall make records and follow the procedure in Article 58 of the Law on Handling administrative violations.
Article 41. Procedure for imposing fines incurred by workers outside Vietnam’s territory that violates the regulations on sending workers abroad
1. The worker that incurs a fine overseas may pay them at a diplomatic mission or consular office of Vietnam in the host country.
2. The fine shall be paid in USD, local currency or VND.
If the fine is paid in USD, the average exchange rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State bank of Vietnam when the fine is collected shall apply.
If the fine is paid in local currency, the exchange rate of the local currency to USD announced by the host country when the fine is collected, or at the exchange rate of the bank where the diplomatic mission or consular office of Vietnam opens its account. This exchange rate shall be kept unchanged for 06 months.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
Điều 7. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ