Chương II Nghị định 94/2017/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại: Thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại
Số hiệu: | 94/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/08/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2017 |
Ngày công báo: | 22/08/2017 | Số công báo: | Từ số 607 đến số 608 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Danh mục hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước
Ngày 10/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 94/2017/NĐ-CP về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại.
Theo đó, công bố Danh mục gồm 20 hàng hóa, dịch vụ mà nhà nước độc quyền trong một số hoạt động như:
- Sản xuất, mua bán, xuất/nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh vật liệu nổ công nghiệp;
- Sản xuất vàng miếng;
- Xuất/nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng;
- Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà (trừ trường hợp nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế);
- Phát hành sổ số kiến thiết;
- In, đúc tiền;
- Sản xuất, xuất/nhập khẩu, mua bán, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan đến pháo hoa;
- Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia…
Xem đầy đủ Danh mục tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 94/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/10/2017).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chỉ thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà Nhà nước cần phải độc quyền liên quan đến quốc phòng, an ninh, đảm bảo lợi ích quốc gia hoặc các thành phần kinh tế khác không có nhu cầu và khả năng tham gia.
2. Cơ quan nhà nước có quyền thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại thông qua hình thức trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định cho tổ chức, cá nhân thực hiện. Việc chỉ định phải do Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.
3. Hoạt động thương mại độc quyền nhà nước phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương các cấp không được quy định hoạt động, hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện hoạt động thương mại độc quyền nhà nước. Đối với hàng hóa, dịch vụ, địa bàn phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (sau đây gọi tắt là Danh mục).
2. Danh mục quy định cụ thể hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước và hoạt động thương mại độc quyền nhà nước tương ứng với hàng hóa, dịch vụ độc quyền đó.
1. Hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thuộc Danh mục được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trên cơ sở xem xét yêu cầu quản lý nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh đề xuất hoặc theo đề nghị bằng văn bản thể hiện nhu cầu và khả năng tham gia của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào các hoạt động thương mại đối với các hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước thuộc Danh mục.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm xem xét các đề nghị của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh, các điều kiện đảm bảo an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp các đề xuất, và phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xem xét, đánh giá các đề xuất, báo cáo Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung Danh mục.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung và việc sửa đổi, bổ sung Danh mục được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với trường hợp sửa đổi, bổ sung Nghị định của Chính phủ.
Các chủ thể trực tiếp thực hiện độc quyền nhà nước có các trách nhiệm sau đây:
1. Các tổ chức, cá nhân, các cơ quan nhà nước hoạt động thương mại trong lĩnh vực độc quyền nhà nước chịu các biện pháp kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cạnh tranh, pháp luật về giá và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Các cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động dự trữ quốc gia phải tuân thủ theo quy định của pháp luật dự trữ quốc gia.
3. Việc sử dụng vốn nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước vào kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục phải tuân thủ theo pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước.
Các cơ quan nhà nước quản lý các chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động thương mại độc quyền nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động thương mại độc quyền nhà nước của các chủ thể này như sau:
1. Thực hiện các trách nhiệm của chủ sở hữu vốn nhà nước được giao theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp.
2. Thực hiện chế độ giám sát, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện chiến lược, kế hoạch; mục tiêu, nhiệm vụ được giao của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
3. Tuân thủ các quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 6 và Điều 15 Luật cạnh tranh.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát Danh mục và gửi đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục tới Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo trình Chính phủ.
Chapter II
STATE MONOPOLY ON COMMERCIAL ACTIVITIES
Article 4. Principles of state monopoly on commercial activities
1. The State only holds monopoly on essential goods and services that are related to national defense or security or national interests security or those that other economic sectors are not able or do not wish to provide.
2. A regulatory agency shall hold monopoly on commercial activities whether directly or by assigning another organization or individual. The assignment must be decided in writing by the head of a competent authority.
3. State monopoly on commercial activities shall be implemented under the supervision of regulatory agencies according to regulations.
4. Ministries, ministerial-level agencies and local authorities shall not regulate which activities, goods, services on which monopoly is held by the State and geographical areas thereof. The Minister of Defense and the Minister of Public Security shall provide guidance on goods/services serving national defense and security on which monopoly is held by the State and geographical areas thereof.
Article 5. List of commercial goods and services on which monopoly is held by the State and geographical areas thereof
1. The list of commercial goods and services on which monopoly is held by the State and geographical areas thereof (hereinafter referred to as “the List”) is promulgated together with this Decree.
2. The list comprises of goods and services on which monopoly is held by the State and the commercial activities corresponding to such goods and services.
Article 6. Revisions to the list
1. Revisions to the list shall be made in consideration of requests for State management proposed by ministries, ministerial-level agencies or provincial People's Committees or the written proposals expressing the desire and ability of enterprises of all economic sectors to participate in commercial activities related to goods and services on which monopoly is held by the State in the list.
2. Ministries and ministerial agencies shall review suggestions of enterprises of all economic sectors to evaluate capability of enterprises for satisfying the conditions for business investment, conditions for ensuring security, defense, national interests and other conditions as prescribed by relevant laws.
3. The Ministry of Industry and Trade shall collect the proposals and cooperate with relevant ministries, ministerial agencies to review, evaluate such proposals and request the Government to consider revising the List.
4. The procedures for requesting and making revisions to the list shall comply with the law provisions on the elaboration of legal documents applied to amendment and supplementation of the Government's Decree.
Article 7. Responsibilities of entities directly holding state monopoly on commercial activities
Entities directly holding state monopoly on commercial activities have the following responsibilities:
1. Organizations, individuals and regulatory agencies exercising state monopoly on commercial activities shall be put under control by competent state agencies according to the provisions of the law on competition, law on price and other related regulations.
2. Regulatory agencies implementing national reserve activities shall comply with the law on national reserve.
3. The use of state capital by state-owned enterprises in the business of goods and services on the list must comply with the law on management and use of state capital.
Article 8. Responsibilities of regulatory agencies managing the entities directly holding state monopoly on commercial activities
Regulatory agencies managing the entities directly holding state monopoly on commercial activities shall examine and supervise commercial activities under state monopoly of such entities as follows:
1. Take responsibilities of an assigned state capital owner as specified in the Law on management and utilization of state capital invested in the enterprise’s manufacturing and business activities, Law on enterprises.
2. Provide supervision, examination and report of the implementation of strategies and plans; the objectives and tasks assigned to organizations and individuals according to the provisions of law.
3. Comply with the provisions in Clause 2, 3 and 4 Article 6 and Article 15 of the Law on competition.
4. Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees shall review the list and send recommendation on the amendments of the list to the Ministry of Industry and Trade for compilation and reporting to the Government.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực