Chương 2 Nghị định 94/2007/NĐ-CP: Tổ chức, sử dụng vùng trời
Số hiệu: | 94/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/06/2007 | Ngày hiệu lực: | 17/07/2007 |
Ngày công báo: | 02/07/2007 | Số công báo: | Từ số 430 đến số 431 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
26/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Vùng trời Việt Nam phục vụ cho hoạt động bay dân dụng gồm có:
a) Vùng trời sân bay dân dụng, sân bay dùng chung;
b) Đường hàng không;
c) Khu vực phục vụ cho hoạt động hàng không chung;
d) Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá dành cho tàu bay dân dụng.
2. Phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý.
1. Đường hàng không bao gồm đường hàng không quốc tế, đường hàng không nội địa, được thiết lập trên cơ sở sau đây:
a) Nhu cầu giao lưu hàng không quốc tế;
b) Yêu cầu hoạt động bay nội địa;
c) Yêu cầu, khả năng cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
d) Yêu cầu, khả năng quản lý và bảo vệ vùng trời; bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
đ) Phù hợp quy hoạch phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam và kế hoạch không vận của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
2. Đường hàng không nội địa là đường hàng không có điểm đầu và điểm cuối nằm trong lãnh thổ Việt Nam; chiều rộng là 20 km, trong trường hợp đặc biệt đến 30 km; giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất. Đường hàng không nội địa được ký hiệu bằng chữ W và đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập.
3. Đường hàng không quốc tế là đường hàng không trong vùng trời Việt Nam có chiều rộng là 30 km, trong phần vùng thông báo bay trên biển quốc tế do Việt Nam quản lý là 90 km; giới hạn thấp là độ cao bay an toàn thấp nhất. Đường hàng không quốc tế được ký hiệu bằng chữ A, B, G, L, M, N, P, R và đánh số bằng chữ số Ả Rập.
1. Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ đường hàng không nội địa sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.
2. Bộ Giao thông vận tải thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng về việc thiết lập, huỷ bỏ đường hàng không quốc tế, thoả thuận với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng xác định các thông số của đường hàng không; thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, các tổ chức, cá nhân liên quan và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) về đường hàng không.
1. Đường hàng không quốc tế được sử dụng cho chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa. Đường hàng không nội địa được sử dụng cho chuyến bay nội địa.
2. Việc sử dụng thường xuyên đường hàng không nội địa cho các chuyến bay quốc tế khi có nhu cầu phải được Bộ Giao thông vận tải và Bộ Quốc phòng thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan cấp phép bay cho phép từng chuyến bay quốc tế sử dụng đường hàng không nội địa sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng.
1. Vùng trời sân bay là vùng trời trên sân bay, phục vụ cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, bay chờ trên sân bay. Vùng trời sân bay có giới hạn ngang và giới hạn cao phù hợp với đặc điểm của từng sân bay.
2. Vùng trời sân bay được thiết lập trên cơ sở các yếu tố sau đây:
a) Bảo đảm an toàn cho hoạt động bay ở trong và xung quanh khu vực sân bay;
b) Nhu cầu cất cánh, hạ cánh của các loại tàu bay khai thác;
c) Trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát.
3. Giới hạn vùng trời sân bay của từng sân bay cụ thể được xác định tại Quy chế bay trong khu vực sân bay theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
1. Nhằm mục đích bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn xã hội, Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thiết lập, điều chỉnh, huỷ bỏ khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay sau khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
2. Trong trường hợp quyết định cấm bay hoặc hạn chế bay tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 85 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu thông báo ngay cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không để triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn bay; trường hợp xuất hiện tình huống trên không uy hiếp đến an ninh quốc gia, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân thực hiện xử lý, thông báo cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không và các đơn vị liên quan để triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn bay và báo cáo ngay về Bộ Tổng Tham mưu; các quyết định trên có hiệu lực thi hành ngay.
3. Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, các cơ quan, đơn vị có liên quan và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đã được thiết lập, huỷ bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan, đơn vị có liên quan; cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đã được thiết lập, huỷ bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng xác định và thông báo cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không về khu vực nguy hiểm tối thiểu hai mươi bốn (24) giờ trước khi có hoạt động gây nguy hiểm cho hoạt động bay dân dụng; trong trường hợp khẩn cấp xảy ra tác chiến phòng không, các trung tâm quản lý điều hành bay của Quân chủng Phòng không - không quân phải thông báo ngay cho doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không để thông báo đến tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Thông báo của Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng, các trung tâm quản lý điều hành bay của Quân chủng Phòng không - không quân về khu vực nguy hiểm bao gồm các thông tin sau đây:
a) Vị trí xác định theo hệ toạ độ VN 2000 hoặc WGS-84;
b) Giới hạn ngang, giới hạn cao;
c) Thời gian có hiệu lực của khu vực nguy hiểm;
d) Hoạt động gây nguy hiểm;
đ) Cảnh báo đối với hoạt động bay;
e) Những thông tin phải bảo đảm bí mật an ninh quốc gia (nếu có).
3. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không thông báo ngay cho Cục Hàng không Việt Nam, các cơ quan, đơn vị liên quan; cơ sở cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không phát Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) phù hợp về khu vực nguy hiểm đã được thiết lập quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung được xác định cho từng loại hình khai thác, có giới hạn ngang, giới hạn cao; có quy tắc, phương thức bay và các yêu cầu về cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
2. Căn cứ vào nhu cầu khai thác, Bộ Quốc phòng quyết định thiết lập khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
1. Khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá hoặc các đồ vật khác từ tàu bay được thiết lập cho từng sân bay có hoạt động bay dân dụng, có giới hạn ngang, giới hạn cao được quy định tại Quy chế bay trong khu vực sân bay theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
2. Việc thiết lập khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa hoặc các đồ vật khác từ tàu bay phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường cho người, tài sản, công trình ở mặt đất.
3. Cục Hàng không Việt Nam công bố khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hoá hoặc các đồ vật khác từ tàu bay.
1. Khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu là khu vực kiểm soát trên không, mặt đất, bao gồm khu vực kiểm soát mặt đất, khu vực kiểm soát tại sân bay, khu vực kiểm soát tiếp cận, khu vực kiểm soát đường dài và khu vực tư vấn không lưu.
2. Khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có giới hạn ngang, giới hạn cao và được xác định trên cơ sở các yếu tố sau đây:
a) Bảo đảm cung cấp đầy đủ thông tin cho tàu bay hoạt động;
b) Kiểu loại và mật độ hoạt động bay;
c) Đặc điểm địa hình và điều kiện khí tượng khu vực;
d) Hoạt động của các đơn vị, cơ sở điều hành bay hàng không và quân sự.
3. Căn cứ vào chất lượng cung cấp dịch vụ không lưu và loại quy tắc bay, khu vực trách nhiệm kiểm soát trên không của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu được phân loại như sau:
a) Vùng trời không lưu loại A là vùng trời chỉ cho phép thực hiện chuyến bay theo quy tắc bay bằng thiết bị (sau đây gọi chung là chuyến bay IFR); các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và phân cách với nhau;
b) Vùng trời không lưu loại B là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và theo quy tắc bay bằng mắt (sau đây gọi chung là chuyến bay VFR); các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và phân cách với nhau;
c) Vùng trời không lưu loại C là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu; chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và chuyến bay VFR; chuyến bay VFR được phân cách với chuyến bay IFR và được thông báo tin tức về chuyến bay VFR khác;
d) Vùng trời không lưu loại D là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu; chuyến bay IFR được phân cách với chuyến bay IFR khác và được thông báo về chuyến bay VFR; chuyến bay VFR nhận được thông báo về các chuyến bay khác;
đ) Vùng trời không lưu loại E là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; chuyến bay IFR được cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu và phân cách với chuyến bay IFR khác; các chuyến bay được thông báo về hoạt động bay tuỳ theo điều kiện thực tế cho phép; vùng trời không lưu loại E không được sử dụng như là khu vực trách nhiệm kiểm soát;
e) Vùng trời không lưu loại F là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR; các chuyến bay IFR được phân cách nếu điều kiện thực tế cho phép và các chuyến bay nhận được dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu;
g) Vùng trời không lưu loại G là vùng trời cho phép thực hiện chuyến bay IFR và chuyến bay VFR và được cung cấp dịch vụ thông báo bay nếu có yêu cầu.
4. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định phạm vi, giới hạn ngang, giới hạn cao và công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP) các khu vực trách nhiệm của cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu sau khi có ý kiến thống nhất của Quân chủng Phòng không - không quân.
1. Phương thức bay bao gồm phương thức cất cánh, tiếp cận, hạ cánh, bay chờ, bay trên vùng trời sân bay.
2. Việc xây dựng phương thức bay phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Kết cấu hạ tầng của sân bay;
b) Trang bị, thiết bị dẫn đường, giám sát;
c) Địa hình sân bay, chướng ngại vật quanh sân bay;
d) Mật độ hoạt động của tàu bay;
đ) Khu vực cấm bay, khu khu vực nguy hiểm, khu chờ tác chiến phòng không, khu vực hoạt động của không quân.
3. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quy định phương thức bay cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay dân dụng và thông báo cho Quân chủng Phòng không - không quân; quy định phương thức bay cho hoạt động bay dân dụng tại sân bay dùng chung sau khi có ý kiến thống nhất của Quân chủng Phòng không - không quân.
4. Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân quy định phương thức bay cho hoạt động bay quân sự tại sân bay dùng chung sau khi có ý kiến thống nhất của Cục Hàng không Việt Nam.
1. Quy chế bay trong khu vực sân bay bao gồm các nội dung sau đây:
a) Nguyên tắc chung;
b) Thuyết minh sân bay;
c) Khu vực sân bay;
d) Bảo đảm phương tiện thông tin, kỹ thuật vô tuyến và chiếu sáng;
đ) Bảo đảm khí tượng và thông báo hoạt động của chim;
e) Điều hành bay;
g) Thực hành bay;
h) Quy tắc phục hồi định hướng trong khu vực sân bay;
i) Công tác tìm kiếm, cứu nạn và khẩn nguy sân bay;
k) Các phụ lục liên quan.
2. Thẩm quyền ban hành Quy chế bay trong khu vực sân bay
a) Quy chế bay trong khu vực sân bay dân dụng của cảng hàng không nội địa do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành và thông báo cho Quân chủng Phòng không - không quân;
b) Quy chế bay trong khu vực sân bay dân dụng của cảng hàng không quốc tế do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Quân chủng Phòng không - không quân;
c) Quy chế bay trong khu vực sân bay dùng chung của cảng hàng không nội địa do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân;
d) Quy chế bay trong khu vực sân bay dùng chung của cảng hàng không quốc tế do Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Tư lệnh Quân chủng Phòng không - không quân đồng trình Tổng Tham mưu trưởng ban hành.
1. Sân bay dự bị là sân bay mà một tàu bay có thể đến, hạ cánh khi không thể hoặc không nên đến, hạ cánh tại sân bay dự định hạ cánh, bao gồm:
a) Sân bay dự bị cất cánh là sân bay mà tại đó tàu bay có thể hạ cánh khi cần thiết ngay sau khi cất cánh và không thể sử dụng sân bay cất cánh;
b) Sân bay dự bị trên đường bay là sân bay mà tại đó tàu bay có thể hạ cánh sau khi gặp tình huống khẩn nguy hoặc bất thường trong quá trình bay đường dài;
c) Sân bay dự bị hạ cánh là sân bay mà tàu bay có thể đến khi không thể hoặc không nên hạ cánh tại sân bay dự định hạ cánh.
2. Sân bay dự bị phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu về đường cất hạ cánh, đường lăn, vị trí đỗ, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và các dịch vụ cần thiết khác.
3. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định danh mục sân bay dự bị phục vụ cho hoạt động bay dân dụng sau khi có ý kiến thống nhất với các cơ quan liên quan của Bộ Quốc phòng.
4. Cục Hàng không Việt Nam công bố sân bay dự bị cho các chuyến bay quốc tế trong Tập thông báo tin tức hàng không (AIP); sân bay dự bị cho các chuyến bay nội địa trong Quy chế bay trong khu vực sân bay.
ORGANIZATION AND USE OF THE AIRSPACE
Article 2.- Organization of the airspace in service of civil flights
1. The Vietnamese airspace in service of civil flights covers:
a/ Airspace of civil airfields and airfields for joint civil and military purposes;
b/ Air routes;
c/ Area in service of general aviation;
d/ Area for civil aircraft to discharge fuel and drop luggage and cargoes.
2. Flight information region over international seas under Vietnam's management.
1. Air routes, including international air routes and domestic air routes, are established on the following grounds:
a/ International aviation exchange needs;
b/ Domestic flight requirements;
c/ Requirements and capacity of providing air navigation assurance and aviation security and safety assurance services;
d/ Requirements and capacity of managing and protecting the airspace; assuring national defense and security;
e/ Compliance with Vietnam's civil aviation development planning and the air carriage plan of the International Civil Aviation Organization.
2. Domestic air route is an air route with the starting and ending points within Vietnamese territory, a width of 20 km, or 30 km in special cases; and the low-level limit being the lowest elevation for safe air navigation. Domestic air routes have a symbol of letter W and are numbered in Arabic numerals.
3. International air route is an air route within Vietnamese territory with a width of 30 km and 90 km in the flight information region over international seas under Vietnam's management; the low-level limit being the lowest elevation for safe air navigation. International air routes have a symbol of letter A, B, G, L, M, N, P or R and are numbered in Arabic numerals.
Article 4.- Establishment, adjustment, cancellation and announcement of air routes
1. The Ministry of Transport shall, after consulting the Ministry of Defense, submit to the Prime Minister for decision the establishment, adjustment or cancellation of a domestic air route.
2. The Ministry of Transport shall consult the Ministry of Defense on the establishment or cancellation of an international air route and reach agreement thereon with the International Civil Aviation Organization before submitting the case to the Prime Minister for decision.
3. The Vietnam Aviation Administration shall coordinate with concerned agencies of the Ministry of Defense in determining specifications of air routes; notify them to the International Civil Aviation Organization, concerned organizations and individuals and publicize them in the Air Information Publication.
Article 5.- Principles for the use of air routes
1. International air routes are used for international flights and domestic flights. Domestic air routes are used for domestic flights.
2. Regular use of domestic air routes for international flights upon demand must be agreed between the Ministry of Transport and the Ministry of Defense and submitted to the Prime Minister for decision.
3. In special cases, the flight permit-granting agency may grant a flight permit for each international flight to use domestic air routes after reaching agreement with the Military Operation Department of the Ministry of Defense.
1. Airfield airspace is the airspace over an airfield for aircraft to take off, land and taxi. An airfield airspace has a horizontal limit and vertical limit suitable to the characteristics of each airfield.
2. An airfield airspace is established on the following elements:
a/ Assurance of safety for air navigation within and around the airfield area;
b/ Take-off and landing needs of different types of aircraft operated;
c/ Communication, navigation and surveillance facilities and equipment.
3. The specific boundaries of the airspace of each airfield are defined in the flight rules in the airfield area under Article 13 of this Decree.
Article 7.- Establishment, adjustment, cancellation and announcement of prohibited zones and restricted zones
1. In order to ensure defense, security and social safety, the Ministry of Defense shall, after consulting the Ministry of Transport, submit to the Prime Minister for decision the establishment, adjustment and cancellation of prohibited zones or restricted zones.
2. In the case of deciding on temporary flight restrictions or bans under Clause 2, Article 85 of the Vietnam Civil Aviation Law, the General Staff shall immediately notify air traffic service enterprises and enterprises participating in providing aeronautical information notification services for taking measures to assure safe air navigation; when arises in the air an event endangering national security, the Commander of the Air Defense and Air Force shall make decision and notify air traffic service enterprises and enterprises participating in providing aeronautical information notification services and related units for taking measures to assure safe air navigation and immediately report it to the General Staff; these decisions take immediate effect.
3. The Vietnam Aviation Administration shall notify the International Civil Aviation Organization and related agencies and units and publish in the Aeronautical Information Publication (AIP) prohibited zones and restricted zones already established or cancelled under Clause 1 of this Article.
4. Enterprises participating in providing aeronautical information notification services shall immediately notify the Vietnam Aviation Administration and related agencies and units; aeronautical information notification service establishment shall issue relevant NOTAM on prohibited or restricted zones already established or cancelled under Clause 2 of this Article.
Article 8.- Determination and announcement of dangerous zones
1. The Military Operation Department of the Ministry of Defense shall determine and notify the air traffic service enterprises and enterprises participating in providing aeronautical information notification services of dangerous zones at least twenty four (24) hours before activities endangering civil flights take place; when emergency air-defense operations are conducted, flight management and control centers of the Air Defense and Air Force shall immediately notify them to enterprises participating in providing aeronautical information notification services for further notification to related organizations and individuals.
2. A notice of the Military Operation Department of the Ministry of Defense or flight management and control centers of the Air Defense and Air Force on a dangerous zone contains the following details:
a/ The location according to the VN 2000 or WGS 84 system of coordinates;
b/ Horizontal limit and elevation limit;
c/ Validity time of the dangerous zone;
d/ Endangering operation;
e/ Air navigation alert;
f/ Information to be kept confidential to ensure national security secrets (if any).
3. Enterprises participating in providing aeronautical information notification services shall immediately notify the Vietnam Aviation Administration, related agencies and units; establishments providing aeronautical information services shall issue relevant NOTAM on the dangerous zone established under Clause 1 of this Article.
Article 9.- Navigation areas in service of general aviation
1. Navigation areas in service of general aviation are determined for each type of operation, have horizontal and vertical limits, flight rules and modes, and requirements on the provision of air navigation assurance services.
2. On the basis of operation needs, the Ministry of Defense shall decide on the establishment of navigation areas in service of general aviation at the proposal of the Ministry of Transport.
Article 10.- Areas for discharging fuel and dropping luggage, cargoes or other articles from aircraft
1. Areas for discharging fuel and dropping luggage, cargoes or other articles from aircraft are established for every airfield with civil aviation activities, have horizontal and vertical limits prescribed in the airfield area flight rules stated in Article 13 of this Decree.
2. The establishment of areas for discharging fuel and dropping luggage, cargoes or other articles from aircraft must ensure safety and environmental sanitation for people, assets and works on the ground.
3. The Vietnam Aviation Administration shall announce areas for discharging fuel and dropping luggage, cargoes or other articles from aircraft.
Article 11.- Control areas of air traffic service establishments
1. Control areas of air traffic service establishments are controlled air and ground areas, including ground control area, airfield control area, approach control area, long-range control area and air traffic advisory area.
2. Control areas of air traffic service establishments have horizontal and vertical limits and are determined on the following grounds:
a/ Assurance of provision of sufficient information for aircraft in operation;
b/ Types and density of flights;
c/ Terrain characteristics and meteorological conditions in the area;
d/ Activities of air and military navigation management units and establishments.
3. Depending on the quality of provided air traffic services and types of flight rules, control air areas of air traffic service establishments are classified as follows:
a/ Class A airspace is an airspace in which only flights under instrument flight rules (below collectively referred to as IFR flights) are permitted; and flights are provided with air traffic control and separation services;
b/ Class B airspace is an airspace in which IFR flights and flights under visual flight rules (below referred to as VFR flights) are permitted; and flights are provided with air traffic control and separation services;
c/ Class C airspace is an airspace in which IFR and VFR flights are permitted; flights are provided with air traffic control services; IFR flights are separated from other IFR flights and VFR flights; and VFR flights are separated from IFR flights and are notified of other VFR flights;
d/ Class D airspace is an airspace in which IFR and VFR flights are permitted; flights are provided with air traffic control services; IFR flights are separated from other IFR flights and notified of VFR flights; and VFR flights are notified of other flights;
e/ Class E airspace is an airspace in which IFR and VFR flights are permitted; IFR flights are provided with air traffic control services and separated from other IFR flights; flights are notified of air navigation if practical conditions permit. Class E airspace is not used as control area;
f/ Class F airspace is an airspace in which IFR and VFR flights are permitted; IFR flights are separated if practical conditions permit, and flights are provided with aeronautical information services if so requested;
g/ Class G airspace is an airspace in which IFR and VFR flights are provided and are provided with aeronautical information services if so requested.
4. The director of the Vietnam Aviation Administration shall define the boundaries, horizontal and vertical limits of control areas of air traffic service establishments and publicize them in the Air Information Publication (AIP) after obtaining the agreement of the Air Defense- Air Force.
1. Flight modes include modes of take-over, approach, landing, taxiing and flight in the airfield airspace.
2. Flight modes must be developed on the following grounds:
a/ Airfield infrastructure;
b/ Navigation and surveillance facilities and equipment;
c/ Airfield terrain, obstacles around the airfield;
d/ Aircraft operation density;
e/ Prohibited zone, dangerous zone, area reserved from air defense combat, area for air force operations.
3. The director of the Vietnam Aviation Administration shall define flight modes for civil flights at civil airfields and notify them to the Air Defense and Air Force; define flight modes for civil flights at airfields for joint civil and military purposes after obtaining the agreement of the Air Defense and Air Force.
4. The Commander of the Air Defense and Air Force shall define flight modes for military flights at airfields for joint civil and military purposes after obtaining the agreement of the Vietnam Aviation Administration.
Article 13.- Airfield area flight rules
1. An airfield area flight rules includes the following details:
a/ General principles;
b/ Airfield description;
c/ Airfield area;
d/ Assurance of communication, radio and lighting facilities;
e/ Assurance of meteorological information and information on bird flocks;
f/ Flight management;
g/ Flight practice;
h/ Rules on restoration of direction in the airfield area;
i/ Airfield search, rescue and emergency work;
k/ Related annexes.
2. Competence to promulgate airfield area flight rules
a/ The flight rules in the civil airfield area of a domestic airport shall be promulgated by the director of the Vietnam Aviation Administration and notified to the Air Defense and Air Force;
b/ The flight rules in the civil airfield area of an international airport shall be promulgated by the director of the Vietnam Aviation Administration after obtaining the agreement of the Air Defense and Air Force;
c/ The flight rules in the airfield area used for joint civil and military purposes of a domestic airport shall be promulgated by the director of the Vietnam Aviation Administration after obtaining the agreement of the Commander of the Air Defense and Air Force;
d/ The flight rules in the airfield area used for joint civil and military purposes of an international airport shall be jointly submitted by the director of the Vietnam Aviation Administration and the Commander of the Air Defense and Air Force to the Chief of the General Staff for promulgation.
Article 14.- Use of alternate airfields
1. Alternate airfield is an airfield in which an aircraft may arrive and land when it cannot or should not arrive or land at the intended airport of arrival, including:
a/ Alternate airport for take-off is an airport in which an aircraft may land when necessary immediately after take-off and cannot use the take-over airfield;
b/ Alternate airfield along an air route is an airport in which an aircraft may land in the case of emergency or abnormal circumstance in the course of making a long flight;
c/ Alternate airfield for landing is an airfield in which an aircraft may arrive when it cannot or should not land at the intended landing airport.
2. Alternate airports must ensure minimum conditions on runways, taxiways, stoppage positions, technical system, facilities, equipment, air navigation assurance services and other necessary services.
3. The Director of the Vietnam Aviation Administration shall decide on the list of alternate airports for civil aviation after obtaining the agreement of concerned agencies of the Ministry of Defense.
4. The Vietnam Aviation Administration shall publicize alternate airports for international flights in the Aeronautical Information Publication (AIP); and alternate airports for domestic flights in the airfield area flight rules.