Chương 3 Nghị định 93/2011/NĐ-CP: Thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 93/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/10/2011 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2011 |
Ngày công báo: | 29/10/2011 | Số công báo: | Từ số 541 đến số 542 |
Lĩnh vực: | Y tế, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt đến 40.000.000đ trong lĩnh vực y tế
Theo Nghị định 93/2011/NĐ-CP xử phạt VPHC về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, được ban hành ngày 18/10/2011, các cơ sở KD thuốc, người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không ủy quyền hoặc cử người thay thế thì có thể bị phạt từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với sơ sở bán lẻ thuốc hoặc từ 5.000.000đ đến 8.000.000đ đối với cơ sở bán buôn, cơ sở làm dịch vụ bảo quản, kiểm nghiệm thuốc; công ty nước ngoài hoạt động về thuốc và nguyên liệu thuốc tại VN.
Ngoài ra, mức phạt có thể từ trên 15.000.000đ đến gấp đôi, nhưng không quá 40.000.000đ đối với các hành vi bán buôn thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc nhập lậu, thuốc không được phép lưu hành trên thị trường.
Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị áp dụng một số hình thức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng GCN đủ điều kiện KD thuốc, giấy phép hoạt động về thuốc; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC.
Nghị định này có hiệu lực từ 15/12/2011, bãi bỏ một số điều tại NĐ 45/2005/NĐ-CP, áp dụng cho các cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý VPHC về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, e và k khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, e và k khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
1. Thanh tra viên y tế khi đang thi hành công vụ trong phạm vi chức năng của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện, công cụ vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, e và k khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b, c, d, e và k khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
4. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật có liên quan.
Ngoài những người quy định tại Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này, những người khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) trong chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế được áp dụng theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế được áp dụng theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP .
2. Các tài liệu liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt. Biên bản vi phạm hành chính được lập theo mẫu quy định hiện hành.
3. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt đúng thời hạn và tại nơi ghi trong quyết định xử phạt trừ trường hợp đã nộp tiền phạt tại chỗ theo quy định tại Điều 54 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và được nhận biên lai thu tiền phạt.
4. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 60, Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP .
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
Ban hành kèm theo Nghị định này là Phụ lục các mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 28. Competence of chairpersons of People's Committees at all levels to sanction administrative violations
1. Chairpersons of People's Committees of communes, wards or townships may:
a/ Give cautions;
b/ Impose fines of up to VND 2,000,000;
c/ Confiscate material evidences, means and tools involved in violations and valued at up to VND 2,000,000;
d/ Apply the remedial measures provided at Points a, b, c, d, f and j, Clause 3, Article 5 of this Decree.
2. Chairpersons of People's Committees of rural districts, urban districts or provincial cities may:
a/ Give cautions;
b/ Impose fines of up to VND 30,000,000;
c/ Apply the additional sanctioning forms under the law on handling of administrative violations;
d/ Apply the remedial measures provided at Points a, b, c, d, f and j, Clause 3, Article 5 of this Decree.
3. Chairpersons of People's Committees of provinces or centrally run cities may:
a/ Give cautions;
b/ Impose fines of up to VND 40,000,000;
c/ Apply the additional sanctioning forms under the law on handling of administrative violations;
d/ Apply the remedial measures provided in Clause 3, Article 5 of this Decree.
Article 29. Competence of medical inspectors to sanction administrative violations
1. Medical inspectors on duty, within the ambit of their functions, may:
a/ Give cautions;
b/ Impose fines of up to VND 500,000;
c/ Confiscate material evidences, means and tools involved in violations and valued at up to VND 2,000,000;
d/ Apply the remedial measures provided at Points a, b, c, d, f and j, Clause 3, Article 5 of this Decree.
2. Chief inspectors of provincial-level Health Departments may:
a/ Give cautions;
b/ Impose fines of up to VND 30,000,000;
c/ Apply the additional sanctioning forms under the law on handling of administrative violations;
d/ Apply the remedial measures provided at Points a, b, c, d, f and j, Clause 3, Article 5 of this Decree.
3. The Chief Inspector of the Ministry of Health may:
a/ Give cautions;
b/ Impose fines of up to VND 40,000,000;
c/ Apply the additional sanctioning forms under the law on handling of administrative violations;
d/ Apply the remedial measures provided in Clause 3, Article 5 of this Decree.
4. Heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function and persons assigned to perform specialized inspection tasks are competent to sanction administrative violations under the law on handling of administrative violations and relevant laws.
Article 30. Sanctioning competence of other agencies
In addition to persons defined in Articles 28 and 29 of this Decree, other persons defined in the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the April 2,2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations (below collectively referred to as the Ordinance on Handling of Administrative Violations), when detecting administrative violations specified in this Decree in sectors or localities under their management, may, within the ambit of their assigned functions and tasks, sanction them under the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 31. Authorization and principles of determination of competence to sanction administrative violations related to medicines, cosmetics and medical equipment
1. The competence to sanction administrative violations related to medicines, cosmetics and medical equipment complies with Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The principles of determination of competence to sanction administrative violations related to medicines, cosmetics and medical equipment are those provided in Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 32. Procedures for sanctioning administrative violations related to medicines, cosmetics and medical equipment
1 .The order and procedures for sanctioning administrative violations related to medicines, cosmetics and medical equipment comply with the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No. 128/2008/ND-CP.
2. Documents related to the sanctioning of administrative violations related to medicines, cosmetics and medical equipment must be fully kept at sanctioning agencies. Minutes of sanctioning of administrative violations shall be made according to the forms currently in force.
3. Fined persons and organizations shall pay fines on time and at places indicated in sanctioning decisions, unless they have paid fines on the spot under Articles 54 and 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and received fine receipts.
4. When applying the sanctioning form of confiscation of material evidences and means, persons with sanctioning competence shall strictly comply with Articles 60 and 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 33. Execution and enforcement of decisions on sanctioning of administrative violations related to medicines, cosmetics and medical equipment
1. Persons and organizations fined for administrative violations related to medicines, cosmetics or medical equipment under this Decree shall strictly execute sanctioning decisions within 10 days after receiving these decisions, unless otherwise provided for by law. Fined persons and organizations that fail to voluntarily execute sanctioning decisions shall be subject to enforcement of these decisions under Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and regulations on enforcement of administrative violation sanctioning decisions.
2. When applying measures to enforce decisions on sanctioning of administrative violations related to medicines, cosmetics or medical equipment, competent agencies and persons shall comply with the order and procedures for enforcement specified in Articles 66 and 67 of the Ordinance on Handling of Administrative Violation and regulations on enforcement of administrative violation sanctioning decisions.
Article 34. Forms of minutes and decisions on sanctioning of administrative violations related to medicines, cosmetics and medical equipment
To this Decree are appendices providing forms of minutes and decisions on sanctioning of administrative violations related to medicines, cosmetics and medical equipment (not printed herein).