Chương II Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng: Kinh doanh vận tải hàng không
Số hiệu: | 92/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 05/08/2016 | Số công báo: | Từ số 837 đến số 838 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng như kinh doanh vận tải hàng không; kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không…
1. Kinh doanh vận tải hàng không
2. Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
Văn bản tiếng việt
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không.
2. Đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định này.
3. Được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Các quy định tại Chương này không áp dụng đối với lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện.
1. Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 05 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh bao gồm các nội dung sau đây:
a) Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay;
b) Hình thức chiếm hữu (mua, thuê mua hoặc thuê);
c) Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay;
d) Nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay.
2. Tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:
a) Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: Không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;
b) Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;
c) Các loại tàu bay khác ngoài quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 của Điều này: Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
3. Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung; số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ hai chiếm không quá 30% đội tàu bay.
4. Có các chủng loại tàu bay được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay.
1. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng; hệ thống thanh toán tài chính.
2. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải là công dân Việt Nam.
4. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành gồm:
a) Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);
b) Kế toán trưởng;
c) Người phụ trách các lĩnh vực: Hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay; khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm; tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không.
1. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:
a) Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
c) Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
2. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.
3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:
a) Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ;
b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
4. Việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không không có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không.
Doanh nghiệp gửi đề xuất chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài đến Cục Hàng không Việt Nam, trong đó bao gồm: Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng, số cổ phần, phần vốn góp chuyển nhượng; phương án phát triển đội tàu bay, phương án kinh doanh, chiến lược phát triển nêu tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của doanh nghiệp, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Đánh giá nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường;
b) Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường;
c) Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không, chiến lược phát triển đội tàu bay và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.
2. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không xây dựng, báo cáo và thực hiện các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm trên cơ sở các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải;
b) Bảo đảm phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực đảm bảo năng lực khai thác, bảo dưỡng tàu bay của hãng hàng không, năng lực giám sát an toàn của Nhà chức trách hàng không; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các hãng hàng không; sự phát triển hài hòa giữa các loại hình dịch vụ vận chuyển hàng không.
1. Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính văn bản xác nhận vốn;
c) Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;
d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định này;
đ) Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;
e) Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải đăng tải trên báo 03 số liên tiếp các nội dung của giấy phép.
1. Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung được cấp lại trong trường hợp bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi các nội dung trong giấy phép.
2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không gửi 01 bộ hồ sơ cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu liên quan đến việc thay đổi nội dung Giấy phép (nếu có).
3. Đối với giấy phép cấp lại do thay đổi nội dung (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này):
a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Đối với giấy phép cấp lại do bị mất, rách, hỏng:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Giấy phép cấp lại phải có nội dung quy định hủy bỏ giấy phép đã bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi nội dung. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải thông báo tới Cục Hàng không Việt Nam để trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Không duy trì đủ vốn tối thiểu trong quá trình hoạt động;
b) Cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
c) Không bắt đầu khai thác vận tải hàng không trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép;
d) Ngừng khai thác vận tải hàng không 12 tháng liên tục;
đ) Không được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;
e) Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay bị thu hồi, hủy bỏ quá 12 tháng mà không được cấp lại;
g) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép;
h) Cố ý vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 8, khoản 2 Điều 9, khoản 7 Điều 10 của Nghị định này;
i) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng;
k) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh hàng không, an toàn hàng không, tổ chức bộ máy điều hành và hoạt động khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động hàng không chung;
l) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không;
m) Không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp Giấy phép bị hủy bỏ, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định hủy bỏ giấy phép và doanh nghiệp phải chấm dứt ngay việc kinh doanh vận tải hàng không.
3. Tổ chức, cá nhân được phép đề nghị cấp lại giấy phép sau 01 năm kể từ ngày giấy phép bị hủy bỏ.
AIR TRANSPORT SERVICE BUSINESS
Article 5. Eligibility requirements for air transport service business
1. Conform to the air transport development plan.
2. Meet requirements concerning plans to ensure availability of aircraft for operations, organizational machinery, capital, business plans and product development tactics referred to in Article 6, 7, 8, 9 hereof.
3. Obtain an air transport business license issued by the Ministry of Transport according to the Prime Minister’s permission.
4. Regulations laid down in this Chapter shall not apply to training, coaching or mentoring services provided to crew members, and coaches.
Article 6. Requirements concerning plans to ensure availability of aircraft for operations
1. Plans to ensure that aircraft is available for operations for the period of 05 years from the proposed date of business commencement shall include the following contents:
a) The number, type and service life of aircraft;
b) The form of ownership (purchase, hire-purchase or charter);
c) Operation and maintenance planning and scheduling, and arrangements for personnel to meet aircraft operation and maintenance requirements;
d) Financing for aircraft ownership.
2. The service life of used aircraft imported into Vietnam shall be provided for as follows:
a) With regard to aircraft used for carriage of passengers, the service life must be a period of less than 10 years ranging from the date of manufacture to the date of importation under terms and conditions of a purchase or hire-purchase agreement; a period of less than 20 years ranging from the date of manufacture to the date of termination of an aircraft charter agreement. As for used helicopters, the service life must be a period of less than 25 years ranging from the date of manufacture to the date of termination of a charter agreement;
b) With regard to aircraft used for transportation of goods, letter post, postal parcels, and for general aviation aircraft, the service life must be a period of less than 15 years ranging from the date of manufacture to the date of importation under terms and conditions of a purchase or hire-purchase agreement; a period of less than 25 years ranging from the date of manufacture to the date of termination of a charter agreement;
c) With regard to aircraft used for carriage of passengers, the service life must be a period of less than 10 years ranging from the date of manufacture to the date of importation under terms and conditions of a purchase or hire-purchase agreement; a period of less than 20 years ranging from the date of manufacture to the date of termination of an aircraft charter agreement.
3. The minimum number of aircraft required for the entire process of providing air transport services is 03; for general aviation business is 01; and the number of chartered aircraft with aircrews available for use till the end of the second operation year shall not account for more than 30% of an aircraft fleet.
4. Aircraft must have a type certificate granted by the Federal Aviation Administration of the United States (FAA), European Aviation Safety Agency or Aviation Authority of Vietnam.
Article 7. Requirements concerning organizational machinery
1. Maintain an organizational machinery having competence in implementing the system for aircraft safety, security management, operations, maintenance, flight training and ground handling activities; product development, marketing and selling of air transport, general aviation services in accordance with laws on civil aviation; payment systems.
2. Appoint the person responsible for the system for aircraft safety, security management and operation, and aircraft maintenance and flight training, who must acquire the minimum of 03 years' continuously working experience related to his/her appointment, and achieve certificates or degrees which are issued or recognized in accordance with laws on civil aviation.
3. Appoint the legal representative of an airline who must be a Vietnamese national.
4. With regard to foreign-invested enterprises, the number of foreign members shall not exceed one third of total membership participating in the management board. The management board shall be composed of:
a) Director General (Director), Deputy Director General (Deputy Director);
b) Chief accountant;
c) Persons taking charge of specific activities, such as safety management system; aircraft operations; aircraft maintenance; aircrew training; ground handling; product development; marketing and selling of air transport services.
Article 8. Requirements concerning capital
1. The minimum amount of capital required for establishment and maintenance of an airline shall comply with the following regulations:
a) With regard to an airline operating up to 10 airplanes, the minimum amount of capital shall be VND 700 billion required for an airline providing international air transport services; VND 300 billion required for an airline only providing domestic air transport services;
b) With regard to an airline operating from 11 to 30 airplanes, the minimum amount of capital shall be VND 1,000 billion required for an airline providing international air transport services; VND 600 billion required for an airline only providing domestic air transport services;
c) With regard to an airline operating up to 30 airplanes, the minimum amount of capital shall be VND 1,300 billion required for an airline providing international air transport services; VND 700 billion required for an airline only providing domestic air transport services.
2. The minimum amount of capital required for establishment and maintenance of a general aviation enterprise shall be VND 100 billion.
3. A foreign-invested airline must conform to the following requirements:
a) Foreign ownership shall not exceed 30% of the charter capital;
b) There is at least one Vietnamese natural or legal entity owning the highest share of charter capital. In cases where a Vietnamese legal entity has foreign investment capital, the foreign share of equity participation shall not exceed 49% of the charter capital of that entity.
4. Transfer of shares, portions of equity participation from airlines that do not have foreign investment capital to foreign investors shall be allowed only after 02 years from the date of issuance of a license for air transport service business.
In order to apply for such transfer, an airline must submit an application for transfer of shares or portions of equity participation to foreign investors to the Civil Aviation Authority of Vietnam, including the following information: transferee investor, transfer conditions, the number of shares, portions of equity participation; aircraft fleet development plans, business plans and developmental strategies, as referred to in Clause 1 Article 9 hereof (where applicable).
Within a maximum of 05 working days of receipt of such application, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall submit an evaluation report to the Ministry of Transport.
Within a maximum of 05 working days of receipt of such report, the Ministry of Transport shall consider and send a notification of approval or refusal to applicants and expressly state reasons therefor.
Article 9. Business plans and developmental tactics
1. Business plans and developmental tactics of an airline shall be composed of the followings:
a) Anticipation of market demands and market growth trends;
b) Evaluation of actual status and level of competitiveness of services launched in the market;
c) Tactics for development of air transport products, aircraft fleet, and business development plans for 05 first years from the date of commencement of operations.
2. On the basis of the plan for air transport development approved by the Prime Minister, the Ministry of Transport shall direct the Civil Aviation Authority of Vietnam and airlines to prepare, report and implement the detailed plan on a 5-year regular basis according to the following rule:
a) Conform to the strategy for socio-economic development, tactics, planning or schemes for transport development;
b) Ensure consistency in the development of airports, airdromes, flight operations, transport equipment and resources that assure aircraft operation and maintenance capability of airlines, and safety control competence of aviation competent authorities; environmental protection and sustainable development;
c) Ensure healthy and equal competitiveness between airlines; harmonious development between different categories of air transport services.
Article 10. Procedures for issuance of a license for air transport service business and general aviation business
1. The applicant for a license for air transport service business and general aviation business shall send 01 set of application dossier directly or by post or other equivalents to the Civil Aviation Authority of Vietnam and assume responsibility for accuracy and authenticity of information included in such dossier.
2. The application dossier shall be comprised of the followings:
a) The written request by using the form No. 01 as stipulated in the Appendix hereto;
b) The original copy of the capital confirmation;
c) The enterprise’s organizational machinery;
d) The authenticated duplicate of an appointment decision, employment contract, and the duplicate of a decree or professional certificate of the responsible person referred to in Article 7 hereof;
dd) The agreement in principle or agreement on aircraft purchase, hire-purchase or charter;
e) The enterprise’s charter.
3. Within a maximum of 30 working days of receipt of the stipulated dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall submit an evaluation report to the Ministry of Transport.
Where the dossier is invalid, within a permitted period of 03 working days of receipt of that dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam must send a written response to the applicant and provide guidance on improvement of the dossier in accordance with laws and regulations.
4. Within a maximum of 15 working days of receipt of the evaluation report from the Civil Aviation Authority of Vietnam, the Ministry of Transport shall consider and submit that report to the Prime Minister. In case of rejection of such evaluation report, a written response should be sent to the Civil Aviation Authority of Vietnam and clearly state reasons therefor.
5. Within a maximum period of 10 days of receipt of the statement on evaluation results from the Ministry of Transport , the Prime Minister shall consider and make a decision to authorize the Ministry of Transport to grant the license for air transport service business, or general aviation service business.
6. Within a permitted period of 05 working days of receipt of the Prime Minister’s opinion, the Ministry of Transport shall grant the license by using the form No.02 stipulated in the Appendix hereto.
7. Within a maximum period of 05 working days of receipt of the said license, the airline must post such license on 03 consecutive issues of a newspaper.
Article 11. Procedures for re-issuance of a license for air transport service business and general aviation business
1. In case of loss, theft, wear and tear, damage or change in contents of a license for air transport service business and general aviation business, it shall be re-issued.
2. The airline shall submit 01 set of application dossier directly or by post or other equivalents to the Civil Aviation Authority of Vietnam and assume responsibility for accuracy and authenticity of information included in such dossier. The application dossier shall include:
a) The written request prepared by using the form No. 01 as stipulated in the Appendix hereto;
b) Relevant documents related to any change to contents of the license (if any).
3. Procedures for re-issuance of a license due to any change in contents of that license (except for the case referred to in Clause 6 of this Article):
a) Within a maximum of 15 working days of receipt of the stipulated dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall submit an evaluation report to the Ministry of Transport;
b) Within a permitted period of 03 working days of receipt of the evaluation report from the Civil Aviation Authority of Vietnam, the Ministry of Transport shall re-issue a license by using the form No.02 stipulated in the Appendix hereto.
4. Procedures for re-issuance of a license because of loss, wear and tear or damage:
a) Within a maximum of 03 working days of receipt of the stipulated dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall report to the Ministry of Transport;
b) Within a permitted period of 02 working days of receipt of the report from the Civil Aviation Authority of Vietnam, the Ministry of Transport shall consider re-issuing a license by using the form No.02 stipulated in the Appendix hereto.
5. The re-issued license must include regulations on elimination of any license which has been lost, torn, damaged or changed in terms of its contents. In case of refusal of reissuance, the Ministry of Transport shall notify the Civil Aviation Authority of Vietnam that will send a written response to the applicant, stating reasons therefor.
Article 12. Elimination of a license for air transport service business and general aviation business
1. A license for air transport service business and general aviation business shall be invalidated and eliminated in the following cases:
a) Fail to meet capital adequacy requirements during operations;
b) Intentionally falsify information included in the application dossier;
c) Pend air transport services that must be commenced within a permitted period of 18 months from the date of issuance of a license;
d) Cease air transport service operations for a consecutive period of 12 months;
dd) Fail to apply for an air operator’s certificate within a permitted period of 18 months from the date of issuance of a license;
e) Have an air operator’s certificate which is revoked or eliminated for a period of more than 12 months, and is not re-issued;
g) Misuse contents stated in a license;
h) Deliberately breach regulations laid down in Clause 4 Article 8, Clause 2 Article 9 and Clause 7 Article 10 hereof;
i) Commit serious violations against laws on national security and defence;
k) Commit serious violations against laws on aviation security, safety, organizational machinery for administration and operation of air transport and general aviation services;
l) Terminate operations according to laws or upon the request of an airline;
m) No longer meet licensing requirements in accordance with laws.
2. In case of a license subject to invalidation or elimination, the Ministry of Transport shall grant a decision on elimination of that license and an airline must immediately put an end to its air transport operations.
3. Organizations or individuals shall be entitled to obtain re-issued licenses after 01 year from the date of elimination or invalidation of their licenses.