Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng
Số hiệu: | 92/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 05/08/2016 | Số công báo: | Từ số 837 đến số 838 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 92/2016/NĐ-CP quy định các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng như kinh doanh vận tải hàng không; kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không…
1. Kinh doanh vận tải hàng không
2. Kinh doanh cảng hàng không, sân bay
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng bao gồm:
a) Kinh doanh vận tải hàng không;
b) Kinh doanh cảng hàng không, sân bay;
c) Kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
d) Kinh doanh dịch vụ thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam;
đ) Kinh doanh dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
e) Kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
2. Nghị định này không áp dụng đối với sân bay chuyên dùng.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng tại Việt Nam.
1. Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động bay được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay.
2. Kinh doanh cảng hàng không là hoạt động khai thác kết cấu hạ tầng sân bay và các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp cảng hàng không nhằm mục đích sinh lợi.
3. Kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hai hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung.
a) Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.
b) Kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng tàu bay trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định tại Điều 21 Luật hàng không dân dụng Việt Nam.
1. Văn bản xác nhận vốn được quy định như sau:
a) Đối với vốn góp bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tự do chuyển đổi: Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép; việc giải phóng khoản tiền phong tỏa tại tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện sau khi tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoặc khi tổ chức, cá nhân nhận được văn bản thông báo từ chối cấp giấy phép;
b) Đối với vốn góp bằng tài sản trực tiếp phục vụ cho mục đích kinh doanh: Chứng thư thẩm định giá của tổ chức định giá có thẩm quyền xác nhận giá trị quy đổi thành tiền của tài sản tại thời điểm lập hồ sơ xin cấp phép theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;
c) Đối với doanh nghiệp đang kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng có nhu cầu bổ sung ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khác quy định tại Nghị định này có thể sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần của 02 năm liền trước với thời điểm đề nghị hoặc văn bản bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận vốn.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong Nghị định này, mức vốn tối thiểu áp dụng là mức vốn cao nhất trong tất cả các ngành, nghề kinh doanh.
3. Tổ chức, cá nhân trực tiếp xác nhận vốn của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu tại thời điểm xác nhận.
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không.
2. Đáp ứng các điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác, tổ chức bộ máy, vốn, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định này.
3. Được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
4. Các quy định tại Chương này không áp dụng đối với lĩnh vực đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện.
1. Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác trong 05 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh bao gồm các nội dung sau đây:
a) Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay;
b) Hình thức chiếm hữu (mua, thuê mua hoặc thuê);
c) Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay;
d) Nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay.
2. Tuổi của tàu bay đã qua sử dụng nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:
a) Đối với tàu bay thực hiện vận chuyển hành khách: Không quá 10 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Riêng đối với tàu bay trực thăng không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;
b) Đối với tàu bay vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, kinh doanh hàng không chung: Không quá 15 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 25 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê;
c) Các loại tàu bay khác ngoài quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 của Điều này: Không quá 20 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam theo hợp đồng mua, thuê mua; không quá 30 năm tính từ ngày xuất xưởng đến thời điểm kết thúc hợp đồng thuê.
3. Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung; số lượng tàu bay thuê có tổ lái đến hết năm khai thác thứ hai chiếm không quá 30% đội tàu bay.
4. Có các chủng loại tàu bay được Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) hoặc Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu (EASA) hoặc Nhà chức trách hàng không Việt Nam cấp Chứng chỉ loại tàu bay.
1. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng; hệ thống thanh toán tài chính.
2. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải là công dân Việt Nam.
4. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành gồm:
a) Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);
b) Kế toán trưởng;
c) Người phụ trách các lĩnh vực: Hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay; khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm; tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng không.
1. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:
a) Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
c) Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ đồng Việt Nam đối với doanh nghiệp chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
2. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.
3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:
a) Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ;
b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.
4. Việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không không có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện sau 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng không.
Doanh nghiệp gửi đề xuất chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài đến Cục Hàng không Việt Nam, trong đó bao gồm: Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng, số cổ phần, phần vốn góp chuyển nhượng; phương án phát triển đội tàu bay, phương án kinh doanh, chiến lược phát triển nêu tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này (nếu có).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề xuất của doanh nghiệp, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, thông báo việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Đánh giá nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường;
b) Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên thị trường;
c) Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không, chiến lược phát triển đội tàu bay và kế hoạch phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.
2. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không xây dựng, báo cáo và thực hiện các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm trên cơ sở các nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải;
b) Bảo đảm phát triển đồng bộ cảng hàng không, sân bay, hoạt động bay, phương tiện vận tải và các nguồn lực đảm bảo năng lực khai thác, bảo dưỡng tàu bay của hãng hàng không, năng lực giám sát an toàn của Nhà chức trách hàng không; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững;
c) Bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các hãng hàng không; sự phát triển hài hòa giữa các loại hình dịch vụ vận chuyển hàng không.
1. Người đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính văn bản xác nhận vốn;
c) Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp;
d) Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định này;
đ) Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay;
e) Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời người đề nghị và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Tờ trình của Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.
6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải đăng tải trên báo 03 số liên tiếp các nội dung của giấy phép.
1. Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung được cấp lại trong trường hợp bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi các nội dung trong giấy phép.
2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không gửi 01 bộ hồ sơ cấp lại giấy phép trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu liên quan đến việc thay đổi nội dung Giấy phép (nếu có).
3. Đối với giấy phép cấp lại do thay đổi nội dung (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này):
a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Đối với giấy phép cấp lại do bị mất, rách, hỏng:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Giấy phép cấp lại phải có nội dung quy định hủy bỏ giấy phép đã bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi nội dung. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Giao thông vận tải thông báo tới Cục Hàng không Việt Nam để trả lời người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Không duy trì đủ vốn tối thiểu trong quá trình hoạt động;
b) Cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;
c) Không bắt đầu khai thác vận tải hàng không trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép;
d) Ngừng khai thác vận tải hàng không 12 tháng liên tục;
đ) Không được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;
e) Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay bị thu hồi, hủy bỏ quá 12 tháng mà không được cấp lại;
g) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép;
h) Cố ý vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 8, khoản 2 Điều 9, khoản 7 Điều 10 của Nghị định này;
i) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng;
k) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh hàng không, an toàn hàng không, tổ chức bộ máy điều hành và hoạt động khai thác vận chuyển hàng không, hoạt động hàng không chung;
l) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không;
m) Không còn đáp ứng đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp Giấy phép bị hủy bỏ, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định hủy bỏ giấy phép và doanh nghiệp phải chấm dứt ngay việc kinh doanh vận tải hàng không.
3. Tổ chức, cá nhân được phép đề nghị cấp lại giấy phép sau 01 năm kể từ ngày giấy phép bị hủy bỏ.
1. Được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chấp thuận chủ trương trong trường hợp: Thành lập doanh nghiệp cảng hàng không; chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp cảng hàng không cho nhà đầu tư nước ngoài.
2. Được cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không, sân bay khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này.
1. Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
a) Tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn khai thác cảng hàng không theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
b) Hệ thống trang thiết bị và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
2. Đáp ứng các điều kiện về vốn như sau:
a) Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp cảng hàng không đối với kinh doanh cảng hàng không nội địa: 100 tỷ đồng Việt Nam; kinh doanh cảng hàng không quốc tế: 200 tỷ đồng Việt Nam;
b) Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ.
1. Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách;
b) Dịch vụ khai thác khu bay;
c) Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa;
d) Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không;
đ) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
e) Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
g) Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không;
h) Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
i) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
2. Doanh nghiệp được phép thực hiện kinh doanh các dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này sau khi được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
3. Dịch vụ khai thác khu bay do doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý kết cấu hạ tầng sân bay cung cấp.
4. Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được tổ chức theo quy định tại Điều 195 Luật hàng không dân dụng Việt Nam cung cấp.
1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, khả năng đáp ứng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
2. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ hàng không liên quan tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
b) Có đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
c) Đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật khác có liên quan;
d) Đáp ứng điều kiện về vốn tương ứng quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
1. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay:
a) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ đồng Việt Nam.
2. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay, tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
1. Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính văn bản xác nhận vốn;
c) Bản sao tài liệu chứng minh về bộ máy tổ chức, đội ngũ nhân viên được cấp chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu chuyên môn khai thác tại cảng hàng không, sân bay;
d) Tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy phép phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời hướng dẫn người đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
3. Cục Hàng không Việt Nam thông báo về việc cấp giấy phép cho Cảng vụ hàng không để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
1. Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không được cấp lại trong trường hợp bị mất, rách, hỏng hoặc thay đổi các nội dung trong giấy phép.
2. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu có liên quan đến việc thay đổi nội dung giấy phép (nếu có).
3. Đối với giấy phép cấp lại do thay đổi nội dung: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trường hợp không cấp phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
4. Đối với giấy phép cấp lại do bị mất, rách, hỏng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp lại giấy phép hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho người đề nghị.
5. Cục Hàng không Việt Nam thông báo về việc cấp lại giấy phép cho Cảng vụ hàng không để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
1. Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không bị hủy bỏ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình đề nghị cấp giấy phép;
b) Không duy trì mức vốn tối thiểu liên tục trong quá trình hoạt động;
c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về an ninh quốc phòng;
d) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp;
đ) Bị Cục Hàng không Việt Nam khuyến cáo lần thứ ba trong thời hạn 12 tháng mà không khắc phục được;
e) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không, điều kiện kinh doanh, giá dịch vụ, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường;
g) Không bắt đầu cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép.
2. Cục Hàng không Việt Nam ban hành quyết định về việc giấy phép bị hủy bỏ hiệu lực, nêu rõ lý do. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải chấm dứt ngay việc cung cấp dịch vụ theo quyết định đã được ban hành.
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng.
2. Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng
a) Có đội ngũ nhân viên bảo dưỡng được đào tạo về chuyên môn, về an toàn hàng không theo các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công;
b) Có các trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm sử dụng trong sản xuất hoặc để xác định tính đủ điều kiện bay được hiệu chuẩn đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp thuận và có khả năng truy nguyên tới các tiêu chuẩn do tổ chức thiết kế của trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm đó;
c) Có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng;
d) Có bộ máy điều hành được đào tạo phù hợp với năng lực về hàng không dân dụng cho các vị trí: Quản lý bảo dưỡng nội trường, quản lý bảo dưỡng ngoại trường, quản lý xưởng bảo dưỡng thiết bị, quản lý đảm bảo chất lượng.
3. Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.
4. Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.
1. Có cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn đáp ứng đủ các yêu cầu về tổ chức bộ máy; cơ sở vật chất; điều kiện làm việc; quy trình chế tạo, thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm; vật liệu sử dụng; đội ngũ nhân viên theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.
2. Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận loại do Cục Hàng không Việt Nam cấp.
1. Có cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và hệ thống kỹ thuật, thiết bị được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác khi đáp ứng các yêu cầu về hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình khai thác đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.
2. Đáp ứng các điều kiện về vốn như sau:
a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không có tỷ lệ vốn nhà nước không được thấp hơn 65% vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
1. Yêu cầu về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên quy định, tại Điều 25, 26 của Nghị định này;
2. Yêu cầu về chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu đào tạo huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
1. Cơ sở thực hành, phòng thực tập phải có diện tích và không gian phù hợp với thiết bị, máy móc được sử dụng và đảm bảo điều kiện tối thiểu theo quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Trang thiết bị phục vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ một số chuyên ngành phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ thành viên tổ lái, giáo viên huấn luyện bay: Có tàu bay huấn luyện, buồng lái giả định; thiết bị kiểm tra phi công, luyện tập thể lực;
b) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ tiếp viên hàng không: Có mô hình khoang tàu bay được trang bị đủ hệ thống an ninh, an toàn, khẩn nguy, cấp cứu, hệ thống dưỡng khí và các dụng cụ phục vụ hành khách trên tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép hoặc phê chuẩn;
c) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay: Có tàu bay học cụ được trang bị thiết bị điện, điện tử, thông tin liên lạc còn hoạt động; dụng cụ thực hành về cơ giới, điện, điện tử, công nghệ thông tin, sơ đồ kết cấu tàu bay phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
d) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên không lưu: Có hệ thống huấn luyện giả định cho nhân viên không lưu (trừ nhân viên thực hiện nhiệm vụ thủ tục bay, thông báo - hiệp đồng bay, đánh tín hiệu) phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
đ) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không: Có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
e) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên an ninh hàng không: Có các thiết bị hoặc mô hình giả định và phần mềm giảng dạy an ninh soi chiếu hành khách, hành lý, hàng hóa; các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm; phòng thực hành có trang thiết bị giảng dạy phù hợp với chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
g) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thông báo tin tức hàng không: Có hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ; có đủ thiết bị thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
h) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khí tượng hàng không: Có thiết bị và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
i) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều độ, khai thác bay: Có các tài liệu liên quan đến tính năng, kỹ thuật các loại tàu bay đang khai thác, phần mềm về điều độ, khai thác bay; các thiết bị thực hành và hệ thống thông tin, dữ liệu phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và các tài liệu khác phù hợp với yêu cầu của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);
k) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay: Có thiết bị, phương tiện thực hành, bãi tập, tài liệu hướng dẫn khai thác thiết bị, phương tiện phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
l) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay: Có trang thiết bị, tài liệu, hệ thống thông tin, dữ liệu, phần mềm hướng dẫn thực hành khai thác phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ, tài liệu hướng dẫn khai thác;
m) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng: Có quy trình xây dựng, thiết kế phương thức bay và khai thác phương thức bay, hệ thống bản đồ hàng không, hệ thống thông tin, dữ liệu và trang thiết bị phục vụ công tác thiết kế phương thức bay phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
n) Đối với đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên tìm kiếm cứu nạn hàng không: Có sơ đồ, mô hình tổ chức hệ thống tìm kiếm cứu nạn hàng không, quy trình tổ chức tìm kiếm cứu nạn; các tình huống giả định, băng hình diễn tập tìm kiếm cứu nạn hàng không; hệ thống thiết bị, bảng các ký hiệu mã, cốt quốc tế liên quan đến hoạt động bay dân dụng và hoạt động tìm kiếm, cứu nạn; hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn hàng không phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ;
o) Đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng theo quy định.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải có đủ giáo viên lý thuyết, giáo viên thực hành để đảm bảo mỗi môn học chuyên ngành hàng không phải có ít nhất 01 giáo viên giảng dạy. Cơ sở đào tạo, huấn luyện có thể duy trì các hình thức giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không, số lượng giáo viên thỉnh giảng chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo, huấn luyện không được lớn hơn 50% số lượng giáo viên chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo.
2. Tiêu chuẩn giáo viên chuyên ngành hàng không
a) Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo và dạy nghề; đối với giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm;
b) Đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hàng không tương ứng;
c) Có chứng chỉ chuyên môn hoặc có kinh nghiệm 5 năm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến môn giảng dạy.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Chương trình đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không;
c) Danh sách giáo viên chuyên nghiệp, giáo viên kiêm nhiệm kèm theo bản sao các văn bằng, chứng chỉ, tóm tắt quá trình công tác của giáo viên phương án đội ngũ giáo viên thỉnh giảng kèm theo bản sao thỏa thuận giữa cơ sở với giáo viên đó hoặc đơn vị chủ quản của giáo viên đó;
d) Báo cáo về cơ sở vật chất: Phòng học, trang thiết bị, cơ sở hoặc nơi thực hành phù hợp với nội dung đào tạo;
đ) Báo cáo về chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, huấn luyện lý thuyết, thực hành liên quan đến từng môn học;
e) Báo cáo về hệ thống tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý và hệ thống văn bản quản lý đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan, chỉnh sửa tài liệu; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không cho cơ sở đề nghị theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
1. Giấy chứng nhận được cấp lại trong trường hợp bị mất, rách, hỏng hoặc có thay đổi trong nội dung giấy chứng nhận.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các tài liệu liên quan đến việc thay đổi nội dung giấy chứng nhận (nếu có).
3. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận do bị mất, rách, hỏng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối cấp bằng văn bản, nêu rõ lý do.
4. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá thực tế cơ sở; yêu cầu người đề nghị giải trình bổ sung các nội dung liên quan; cấp lại giấy chứng nhận hoặc thông báo từ chối cấp lại giấy chứng nhận bằng văn bản, nêu rõ lý do.
1. Giấy chứng nhận bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không;
b) Cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận;
c) Hoạt động sai mục đích hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy chứng nhận;
d) Cố ý vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không;
đ) Không duy trì đủ điều kiện theo giấy chứng nhận đã được cấp;
e) Giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa.
2. Trong trường hợp giấy chứng nhận bị hủy bỏ, Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định hủy bỏ giấy chứng nhận; cơ sở đào tạo huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không phải chấm dứt ngay việc kinh doanh dịch vụ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ theo quyết định của Cục Hàng không Việt Nam.
1. Hoạt động đúng mục đích, nội dung ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Duy trì đủ điều kiện được cấp giấy phép, giấy chứng nhận theo quy định tại Nghị định này.
3. Tuân thủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
4. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu, hàng năm phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán chấp nhận toàn phần về Cục Hàng không Việt Nam để thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc duy trì vốn tối thiểu theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
a) Điều 5 đến Điều 19 Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung;
b) Điều 36, Điều 37, khoản 1 Điều 38, khoản 1, 2 Điều 39 Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./
|
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ
Tờ khai đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/Giấy phép kinh doanh hàng không chung |
|
Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/Giấy phép kinh doanh hàng không chung |
|
Tờ khai cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay |
|
Giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sây bay |
|
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không |
|
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không |
|
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI
Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/
Giấy phép kinh doanh hàng không chung
Kính gửi: ...............(tên Cơ quan thẩm định hoặc cấp Giấy đăng ký)
Tôi là: (ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa) ...........................................Nam/Nữ: ...................
Chức danh: .......................................................................................................................
Sinh ngày: ........./......../....... Dân tộc: ..............................................Quốc tịch: .................
Chứng minh nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc Hộ chiếu số: ..............................
Ngày cấp:..../....../......... Cơ quan cấp: ...............................................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .......................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ..................................................................................................................
Điện thoại: ....................Fax: ...................Email: ...................Website: ...............................
Đại diện theo pháp luật của công ty: ..................................................................................
Mã số doanh nghiệp: .........................................................................................................
Đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không/Giấy phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại với nội dung sau:
1. Tên doanh nghiệp: .........................................................................................................
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: ..........................................................................
Tên doanh nghiệp viết tắt: ..................................................................................................
Tên thương mại: ................................................................................................................
Nhãn hiệu: .........................................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Điện thoại: ....................Fax: ...................Email: ...................Website: ...............................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: .......................................................................
Do: .....................................cấp ngày..........tháng...........năm..........tại ..............................
3. Ngành, nghề kinh doanh:
STT |
Tên ngành, nghề kinh doanh |
1 |
|
2 |
|
... |
|
4. Vốn điều lệ: ...................................................................................................................
Tổng số: ...........................................................................................................................
- Phần vốn góp của mỗi thành viên được liệt kê tại danh sách thành viên.
5. Vốn tối thiểu: .................................................................................................................
6. Tên, địa chỉ chi nhánh: ...................................................................................................
7. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện: .....................................................................................
8. Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh: ...................................................................................
Tôi và các thành viên cam kết:
- Không thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;
- Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp của công ty;
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp chính xác, trung thực của nội dung đề nghị cấp giấy phép.
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
|
NGƯỜI LÀM ĐƠN |
Kèm theo đơn đề nghị:
- ........................;
- ........................;
- .........................
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG/
GIẤY PHÉP KINH DOANH HÀNG KHÔNG CHUNG
Số: ............................
Ngày cấp: .........................................................................................................................
Ngày cấp lại lần thứ nhất: ..................................................................................................
Ngày cấp lại lần thứ hai: ....................................................................................................
1. Tên doanh nghiệp: .........................................................................................................
2.Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: .......................................................................
3. Tên doanh nghiệp viết tắt: ..............................................................................................
4. Tên thương mại: ............................................................................................................
5. Địa điểm trụ sở chính: ....................................................................................................
6. Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: ...............................................
7. Phạm vi kinh doanh
7.1. Đối với kinh doanh vận chuyển hàng không, bao gồm:
a) Đối tượng vận chuyển (hành khách, hàng hóa, bưu kiện):
b) Loại hình vận chuyển (thường lệ, không thường lệ): .....................................................
c) Phạm vi vận chuyển (quốc tế, nội địa): ...........................................................................
7.2. Đối với kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại
a) Loại hình dịch vụ hàng không chung: ..............................................................................
b) Khu vực cung cấp dịch vụ hàng không chung: ................................................................
8. Vốn điều lệ:
a) Tổng số: .......................................; có hoặc không có vốn nước ngoài: ........................
b) Chủ sở hữu; danh sách thành viên, cổ đông sáng lập và phần vốn góp của mỗi thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần: ........................................................................................................
9. Tên, địa chỉ chi nhánh: ...................................................................................................
10. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện: ...................................................................................
11. Họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số Chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước công dân) hoặc số Hộ chiếu, nơi cư trú của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:......................................................
.........................................................................................................................................
1........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
BỘ TRƯỞNG |
_______________
1 Ghi chú: Trường hợp cấp lại do bị mất, bị hỏng, bị rách phải ghi: “Giấy chứng nhận này thay thế cho Giấy chứng nhận đã cấp số.... ngày.....tháng... năm....”
TÊN DOANH NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ..................... |
Hà Nội, ngày........tháng........năm 20...... |
TỜ KHAI CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam.
Căn cứ .............................................................................................................................
Căn cứ .............................................................................................................................
Công ty………… đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không (sân bay).................................................................................................................
Thông tin cụ thể như sau:
1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân (kể cả tên viết tắt và tên giao dịch quốc tế).
2. Mã số doanh nghiệp:
3. Địa chỉ trụ sở chính:
4. Địa chỉ liên lạc: (tên người có trách nhiệm, địa chỉ thư tín, địa chỉ điện tử, điện thoại, fax).
5. Họ và tên người đại diện theo pháp luật (đối với tổ chức).
6. Thông tin của người đại diện theo pháp luật (họ và tên, giới tính, dân tộc, số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp, ngày cấp).
7. Loại hình doanh nghiệp: (công ty TNHH, công ty cổ phần...).
8. Nội dung đề nghị1: yêu cầu nêu rõ nội dung đề nghị và các thông tin kèm theo tùy theo từng nội dung đề nghị (xem phần ghi chú)./.
|
GIÁM ĐỐC |
_______________
1 Ghi chú: Đối với đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay: tên địa chỉ của người đề nghị; loại hình dịch vụ cung cấp/địa điểm cung cấp dịch vụ; quy mô cung cấp dịch vụ.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: ............./GPCCDV-CHK |
|
|
GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG Cấp lần đầu: ...................... Cấp lần thứ hai: ................. Cấp lần thứ ba: ................. |
||
TÊN, ĐỊA CHỈ CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG: ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... SỐ, NGÀY CẤP, NƠI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... |
||
CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY NƠI CUNG CẤP DỊCH VỤ: ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... |
||
LĨNH VỰC DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG ĐƯỢC CUNG CẤP: ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... |
||
PHẠM VI CUNG CẤP DỊCH VỤ ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... |
||
GHI CHÚ: ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... |
||
Ngày, tháng, năm cấp: |
CỤC TRƯỞNG
|
|
|
|
|
TÊN CƠ SỞ:......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
........, ngày........tháng........năm 20...... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam.
Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh): ......
.........................................................................................................................................
Tên cơ sở viết tắt (nếu có): ...............................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh): ....................
Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh số: ....................................................................
Do: ................cấp ngày ............tháng............. năm ............tại .........................................
Lĩnh vực hoạt động chính: ................................................................................................
Vốn điều lệ: .........................Số tài khoản: ...........................Tại Ngân hàng: ...................
Điện thoại: ..............Fax:, ....................Email: ...................Website (nếu có):...................
Đại diện theo pháp luật
Họ và tên: ...........................................Chức vụ: ......................Quốc tịch: .......................
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (phần dành cho cơ sở là tổ chức trực thuộc pháp nhân)
- Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá: .......................................................
- Địa chỉ cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá hoặc chi nhánh (nếu có):
+ Cơ sở 1: ..................................................+ Cơ sở 2: .....................................................
được thành lập theo Quyết định số ............, ngày..........của ............................................
- Điện thoại: .........................Fax: ......................................E.mail: ....................................
- Phạm vi đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá: ..........................................................
- Quy mô đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ/đánh giá: ..........................................................
Chúng tôi cam kết:
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và chính xác của nội dung văn bản đề nghị, hồ sơ kèm theo và chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nói chung và phạm vi hoạt động được quy định trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không./.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
TÊN CƠ SỞ:......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
........, ngày........tháng........năm 20...... |
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam.
Tên cơ sở (ghi bằng chữ in hoa, tên trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh): .......
.........................................................................................................................................
Tên cơ sở viết tắt (nếu có): ................................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính (địa chỉ trên Giấy phép thành lập/đăng ký kinh doanh):......................
Điện thoại: .................Fax: ......................Email: ..................Website (nếu có)...................
Đại diện theo pháp luật: .....................................................................................................
Họ và tên: ...........................................................Chức vụ: ...............................................
Quốc tịch: .........................................................................................................................
Đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp lại/sửa đổi/bổ sung nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không (Phần dành cho cơ sở là tổ chức trực thuộc pháp nhân)
- Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ: ......................................................................
- Giấy chứng nhận được cấp số: ............................ngày ............nơi cấp .........................
- Lý do xin cấp lại: .............................................................................................................
Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động nói chung và phạm vi hoạt động được quy định trong Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không.
|
THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số/ N°: /GCN-CHK |
|
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ
NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG
CERTIRICATE
OF COMPETENCE TO PROVIDE PROFESSIONAL TRAINING
FOR AVIATION PERSONNEL
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
CHỨNG NHẬN
DIRECTOR GENERAL OF CIVIL AVIATION AUTHORITY OF VIETNAM
CERTIFIES THAT
Tên cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ ................................
Đủ điều kiện đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không theo quy định tại
.....................................................................................................................................
với (các) chức danh: .............................................................................
Training/Language Proficiency Assessment Organization .....................
Is qualified to provide professional training for aviation personnel in accordance with
................................................................................................................................
for the following position (s):...................................................................................
Hà Nội, ngày tháng năm 20...
Ha Noi, day month year 20...
Số QĐ/Decision N°: ........./QĐ-CHK |
CỤC TRƯỞNG |
GOVERNMENT ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 92/2016/ND-CP |
Hanoi, July 1, 2016 |
DECREE
PROVIDING FOR CONDITIONAL BUSINESS SECTORS OR ACTIVITIES IN THE CIVIL AVIATION INDUSTRY
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Vietnam Civil Aviation dated June 29, 2006 and the Law on Amendment to and Supplementation of several Articles of the Law on Vietnam Civil Aviation dated November 21, 2014;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Upon the request of the Minister of Transport;
The Government hereby introduces the Decree on conditional business sectors or activities in the civil aviation industry
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of application
1. This Decree provides for conditional business sectors or activities in the civil aviation field, including:
a) Air transport business;
b) Airport or airdrome business;
c) Airport, airdrome service business;
d) Design, manufacture, maintenance or testing of aircraft, engines, propellers and equipment thereof in Vietnam;
dd) Air navigation service business;
e) Aviation staff training, coaching and mentoring service business.
2. This Decree shall not apply to specialized airports.
Article 2. Scope of application
This Decree shall apply to organizations or individuals engaged in providing for conditional business sectors or activities in the civil aviation field within the territory of Vietnam.
1. Airport or airdrome service business refers to the services directly involved in aircraft operations, air transport operations and flight operations performed at airports or airdromes.
2. Airport operation service business refers to profitable airfield and other airport infrastructure operations under the authority of airport corporations.
3. Air transport service business includes two forms of air transport service business and general aviation service business.
a) Air transport service business refers to air transportation of passengers, luggage, goods and postal items for profitable purposes.
b) General aviation service business refers to profitable general aviation operation services performed by aircraft other than unmanned aircraft systems or ultralight aircraft vehicles as defined in Article 21 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
Article 4. Capital confirmation
1. The confirmation of capital contribution shall conform to the following regulations:
a) With respect to the capital contribution denominated in Vietnamese dong and a freely convertible foreign currency, the confirmation of escrow fund by a credit institution must be submitted by an organization or individual applying for a license. The release of escrow fund held by a credit institution shall only be performed after an organization or individual obtains a license, or otherwise receives a written notification of refusal to issue such license;
b) With respect to capital contribution made in the form of an asset directly serving business purposes, the certificate of valuation issued by a valuation body having authority to attest monetary value of an asset on the date of preparation of an application dossier for a license in accordance with laws on valuation;
c) Enterprises currently involved in conditional business sectors or activities in the civil aviation industry which have their demands for other additional business sectors or activities as defined herein may use financial statements receiving an auditor’s unqualified opinion prepared in the 02 years immediately preceding the date of submission of that application dossier, or submit a bank guarantee as a capital confirmation.
2. With respect to enterprises involved in multiple conditional business and investment sectors or activities referred to herein, the minimum applicable amount of capital is the highest level of capital required in all of business sectors and activities.
3. Any organization or individual directly providing a confirmation of capital owned by an enterprise shall assume responsibility for accuracy and authenticity of data on the date of submission of such confirmation.
AIR TRANSPORT SERVICE BUSINESS
Article 5. Eligibility requirements for air transport service business
1. Conform to the air transport development plan.
2. Meet requirements concerning plans to ensure availability of aircraft for operations, organizational machinery, capital, business plans and product development tactics referred to in Article 6, 7, 8, 9 hereof.
3. Obtain an air transport business license issued by the Ministry of Transport according to the Prime Minister’s permission.
4. Regulations laid down in this Chapter shall not apply to training, coaching or mentoring services provided to crew members, and coaches.
Article 6. Requirements concerning plans to ensure availability of aircraft for operations
1. Plans to ensure that aircraft is available for operations for the period of 05 years from the proposed date of business commencement shall include the following contents:
a) The number, type and service life of aircraft;
b) The form of ownership (purchase, hire-purchase or charter);
c) Operation and maintenance planning and scheduling, and arrangements for personnel to meet aircraft operation and maintenance requirements;
d) Financing for aircraft ownership.
2. The service life of used aircraft imported into Vietnam shall be provided for as follows:
a) With regard to aircraft used for carriage of passengers, the service life must be a period of less than 10 years ranging from the date of manufacture to the date of importation under terms and conditions of a purchase or hire-purchase agreement; a period of less than 20 years ranging from the date of manufacture to the date of termination of an aircraft charter agreement. As for used helicopters, the service life must be a period of less than 25 years ranging from the date of manufacture to the date of termination of a charter agreement;
b) With regard to aircraft used for transportation of goods, letter post, postal parcels, and for general aviation aircraft, the service life must be a period of less than 15 years ranging from the date of manufacture to the date of importation under terms and conditions of a purchase or hire-purchase agreement; a period of less than 25 years ranging from the date of manufacture to the date of termination of a charter agreement;
c) With regard to aircraft used for carriage of passengers, the service life must be a period of less than 10 years ranging from the date of manufacture to the date of importation under terms and conditions of a purchase or hire-purchase agreement; a period of less than 20 years ranging from the date of manufacture to the date of termination of an aircraft charter agreement.
3. The minimum number of aircraft required for the entire process of providing air transport services is 03; for general aviation business is 01; and the number of chartered aircraft with aircrews available for use till the end of the second operation year shall not account for more than 30% of an aircraft fleet.
4. Aircraft must have a type certificate granted by the Federal Aviation Administration of the United States (FAA), European Aviation Safety Agency or Aviation Authority of Vietnam.
Article 7. Requirements concerning organizational machinery
1. Maintain an organizational machinery having competence in implementing the system for aircraft safety, security management, operations, maintenance, flight training and ground handling activities; product development, marketing and selling of air transport, general aviation services in accordance with laws on civil aviation; payment systems.
2. Appoint the person responsible for the system for aircraft safety, security management and operation, and aircraft maintenance and flight training, who must acquire the minimum of 03 years' continuously working experience related to his/her appointment, and achieve certificates or degrees which are issued or recognized in accordance with laws on civil aviation.
3. Appoint the legal representative of an airline who must be a Vietnamese national.
4. With regard to foreign-invested enterprises, the number of foreign members shall not exceed one third of total membership participating in the management board. The management board shall be composed of:
a) Director General (Director), Deputy Director General (Deputy Director);
b) Chief accountant;
c) Persons taking charge of specific activities, such as safety management system; aircraft operations; aircraft maintenance; aircrew training; ground handling; product development; marketing and selling of air transport services.
Article 8. Requirements concerning capital
1. The minimum amount of capital required for establishment and maintenance of an airline shall comply with the following regulations:
a) With regard to an airline operating up to 10 airplanes, the minimum amount of capital shall be VND 700 billion required for an airline providing international air transport services; VND 300 billion required for an airline only providing domestic air transport services;
b) With regard to an airline operating from 11 to 30 airplanes, the minimum amount of capital shall be VND 1,000 billion required for an airline providing international air transport services; VND 600 billion required for an airline only providing domestic air transport services;
c) With regard to an airline operating up to 30 airplanes, the minimum amount of capital shall be VND 1,300 billion required for an airline providing international air transport services; VND 700 billion required for an airline only providing domestic air transport services.
2. The minimum amount of capital required for establishment and maintenance of a general aviation enterprise shall be VND 100 billion.
3. A foreign-invested airline must conform to the following requirements:
a) Foreign ownership shall not exceed 30% of the charter capital;
b) There is at least one Vietnamese natural or legal entity owning the highest share of charter capital. In cases where a Vietnamese legal entity has foreign investment capital, the foreign share of equity participation shall not exceed 49% of the charter capital of that entity.
4. Transfer of shares, portions of equity participation from airlines that do not have foreign investment capital to foreign investors shall be allowed only after 02 years from the date of issuance of a license for air transport service business.
In order to apply for such transfer, an airline must submit an application for transfer of shares or portions of equity participation to foreign investors to the Civil Aviation Authority of Vietnam, including the following information: transferee investor, transfer conditions, the number of shares, portions of equity participation; aircraft fleet development plans, business plans and developmental strategies, as referred to in Clause 1 Article 9 hereof (where applicable).
Within a maximum of 05 working days of receipt of such application, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall submit an evaluation report to the Ministry of Transport.
Within a maximum of 05 working days of receipt of such report, the Ministry of Transport shall consider and send a notification of approval or refusal to applicants and expressly state reasons therefor.
Article 9. Business plans and developmental tactics
1. Business plans and developmental tactics of an airline shall be composed of the followings:
a) Anticipation of market demands and market growth trends;
b) Evaluation of actual status and level of competitiveness of services launched in the market;
c) Tactics for development of air transport products, aircraft fleet, and business development plans for 05 first years from the date of commencement of operations.
2. On the basis of the plan for air transport development approved by the Prime Minister, the Ministry of Transport shall direct the Civil Aviation Authority of Vietnam and airlines to prepare, report and implement the detailed plan on a 5-year regular basis according to the following rule:
a) Conform to the strategy for socio-economic development, tactics, planning or schemes for transport development;
b) Ensure consistency in the development of airports, airdromes, flight operations, transport equipment and resources that assure aircraft operation and maintenance capability of airlines, and safety control competence of aviation competent authorities; environmental protection and sustainable development;
c) Ensure healthy and equal competitiveness between airlines; harmonious development between different categories of air transport services.
Article 10. Procedures for issuance of a license for air transport service business and general aviation business
1. The applicant for a license for air transport service business and general aviation business shall send 01 set of application dossier directly or by post or other equivalents to the Civil Aviation Authority of Vietnam and assume responsibility for accuracy and authenticity of information included in such dossier.
2. The application dossier shall be comprised of the followings:
a) The written request by using the form No. 01 as stipulated in the Appendix hereto;
b) The original copy of the capital confirmation;
c) The enterprise’s organizational machinery;
d) The authenticated duplicate of an appointment decision, employment contract, and the duplicate of a decree or professional certificate of the responsible person referred to in Article 7 hereof;
dd) The agreement in principle or agreement on aircraft purchase, hire-purchase or charter;
e) The enterprise’s charter.
3. Within a maximum of 30 working days of receipt of the stipulated dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall submit an evaluation report to the Ministry of Transport.
Where the dossier is invalid, within a permitted period of 03 working days of receipt of that dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam must send a written response to the applicant and provide guidance on improvement of the dossier in accordance with laws and regulations.
4. Within a maximum of 15 working days of receipt of the evaluation report from the Civil Aviation Authority of Vietnam, the Ministry of Transport shall consider and submit that report to the Prime Minister. In case of rejection of such evaluation report, a written response should be sent to the Civil Aviation Authority of Vietnam and clearly state reasons therefor.
5. Within a maximum period of 10 days of receipt of the statement on evaluation results from the Ministry of Transport , the Prime Minister shall consider and make a decision to authorize the Ministry of Transport to grant the license for air transport service business, or general aviation service business.
6. Within a permitted period of 05 working days of receipt of the Prime Minister’s opinion, the Ministry of Transport shall grant the license by using the form No.02 stipulated in the Appendix hereto.
7. Within a maximum period of 05 working days of receipt of the said license, the airline must post such license on 03 consecutive issues of a newspaper.
Article 11. Procedures for re-issuance of a license for air transport service business and general aviation business
1. In case of loss, theft, wear and tear, damage or change in contents of a license for air transport service business and general aviation business, it shall be re-issued.
2. The airline shall submit 01 set of application dossier directly or by post or other equivalents to the Civil Aviation Authority of Vietnam and assume responsibility for accuracy and authenticity of information included in such dossier. The application dossier shall include:
a) The written request prepared by using the form No. 01 as stipulated in the Appendix hereto;
b) Relevant documents related to any change to contents of the license (if any).
3. Procedures for re-issuance of a license due to any change in contents of that license (except for the case referred to in Clause 6 of this Article):
a) Within a maximum of 15 working days of receipt of the stipulated dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall submit an evaluation report to the Ministry of Transport;
b) Within a permitted period of 03 working days of receipt of the evaluation report from the Civil Aviation Authority of Vietnam, the Ministry of Transport shall re-issue a license by using the form No.02 stipulated in the Appendix hereto.
4. Procedures for re-issuance of a license because of loss, wear and tear or damage:
a) Within a maximum of 03 working days of receipt of the stipulated dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall report to the Ministry of Transport;
b) Within a permitted period of 02 working days of receipt of the report from the Civil Aviation Authority of Vietnam, the Ministry of Transport shall consider re-issuing a license by using the form No.02 stipulated in the Appendix hereto.
5. The re-issued license must include regulations on elimination of any license which has been lost, torn, damaged or changed in terms of its contents. In case of refusal of reissuance, the Ministry of Transport shall notify the Civil Aviation Authority of Vietnam that will send a written response to the applicant, stating reasons therefor.
Article 12. Elimination of a license for air transport service business and general aviation business
1. A license for air transport service business and general aviation business shall be invalidated and eliminated in the following cases:
a) Fail to meet capital adequacy requirements during operations;
b) Intentionally falsify information included in the application dossier;
c) Pend air transport services that must be commenced within a permitted period of 18 months from the date of issuance of a license;
d) Cease air transport service operations for a consecutive period of 12 months;
dd) Fail to apply for an air operator’s certificate within a permitted period of 18 months from the date of issuance of a license;
e) Have an air operator’s certificate which is revoked or eliminated for a period of more than 12 months, and is not re-issued;
g) Misuse contents stated in a license;
h) Deliberately breach regulations laid down in Clause 4 Article 8, Clause 2 Article 9 and Clause 7 Article 10 hereof;
i) Commit serious violations against laws on national security and defence;
k) Commit serious violations against laws on aviation security, safety, organizational machinery for administration and operation of air transport and general aviation services;
l) Terminate operations according to laws or upon the request of an airline;
m) No longer meet licensing requirements in accordance with laws.
2. In case of a license subject to invalidation or elimination, the Ministry of Transport shall grant a decision on elimination of that license and an airline must immediately put an end to its air transport operations.
3. Organizations or individuals shall be entitled to obtain re-issued licenses after 01 year from the date of elimination or invalidation of their licenses.
AIRPORT OR AIRDROME BUSINESS
Article 13. Eligibility requirements for airport or airdrome business
1. The Minister of Transport shall consent to the policy on investment in airport or airdrome business with respect to establishment of an airport enterprise, transfer of shares, portions of equity participation held by an airport enterprise to a foreign investor.
2. A license for airport or airdrome business shall be granted if requirements stated in Article 14 hereof are satisfied.
Article 14. Eligibility requirements for issuance of a license for airport business
1. Have business plans and developmental tactics which include the followings:
a) Staff members must achieve appropriate licenses or certificates and comply with professional requirements concerning airport operations in accordance with laws on civil aviation;
b) Necessary equipment or facilities must be provided to ensure aviation safety and security in accordance with laws on civil aviation.
2. Conform to capital requirements as follows:
a) The minimum level of capital required for establishment and maintenance of an airport enterprise with respect to domestic airport business shall be VND 100 billion; with respect to international airport business shall be VND 200 billion;
b) Foreign ownership shall not exceed 30% of the charter capital.
AIR SERVICE BUSINESS
Article 15. Eligibility requirements for airport or airdrome service business
1. Airport or airdrome services shall include:
a) Passenger terminal operation services;
b) Airfield operation services;
c) Air cargo terminal or warehouse operation services;
d) Aviation fuel supply services;
dd) Ground engineering and commercial services;
e) Airline catering services;
g) Aviation equipment repair and maintenance services;
h) Aviation engineering services;
i) Aviation security services.
2. Air service enterprises shall be entitled to provide air services referred to in Clause 1 of this Article after obtaining the license for airport or airdrome service supply, unless otherwise stipulated by Clause 3 and 4 of this Article.
3. Airfield operation services shall be provided by airport enterprises or any organization in the exercise of authority delegated by the Ministry of Transport to manage airport infrastructure.
4. Aviation security services shall be provided by the aviation security control force which is organized in accordance with Article 195 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
Article 16. Licensing requirements for airport, airdrome service business
1. Conform to the detailed plan of an airport, airdrome, and correspond with the capacity of airport or airdrome infrastructure.
2. An enterprise applying for a license for airport, airdrome service business must satisfy the following requirements:
a) Have its organizational machinery that ensure that supply of relevant airport, airdrome services complies with legislative regulations on civil aviation;
b) Employ staff members that achieve appropriate licenses or certificates and comply with professional requirements concerning airport, airdrome operations in accordance with laws on civil aviation;
c) Conform to technical requirements, regulations and standards concerning aviation safety and security, fire and explosion prevention, and environmental protection in accordance with laws on civil aviation and other relevant laws;
d) Satisfy requirements concerning capital as stipulated by Article 17 hereof.
Article 17. Requirements concerning capital
1. The minimum amount of capital required for establishment and maintenance of an airport, airdrome service enterprise shall comply with the following regulations:
a) Passenger terminal operation services: VND 30 billion;
b) Air cargo terminal or warehouse operation services: VND 30 billion;
c) Aviation fuel supply services: VND 30 billion.
2. As for enterprises providing passenger terminal, air cargo terminal operation, fuel supply, ground engineering and commercial, and airfield operation services, foreign equity participation shall not exceed 30% of the charter capital of these enterprises.
Article 18. Licensing procedures for airport, airdrome service supply
1. Individuals or organizations applying for a license for airport, airdrome service supply shall send 01 set of application dossier directly or by post or other equivalents to the Civil Aviation Authority of Vietnam and assume responsibility for accuracy and authenticity of information included in such dossier. The application dossier shall include:
a) The written request by using the form No. 03 as stipulated in the Appendix hereto;
b) The original copy of the capital confirmation;
c) The duplicate of documents proving that staff members have achieved appropriate licenses or certificates and comply with professional requirements concerning airport, airdrome operations;
d) Documents proving conformity with technical requirements, regulations and standards concerning aviation safety and security, fire and explosion prevention, and environmental protection.
2. Within a permitted period of 15 working days of receipt of the application dossier for licenses in accordance with laws and regulations, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue a license for airport, airdrome service supply by using the form No.04 stipulated in the Appendix hereto. In case of refusal to grant a license, a written response, expressing reasons therefor, must be sent to the applicant.
Where the dossier is invalid, within a permitted period of 03 working days of receipt of that dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam must send a written response to the applicant and provide guidance on further improvement of the dossier in accordance with laws and regulations.
3. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall report on issuance of licenses to the airport authority to conduct any inspection or control.
Article 19. Procedures for reissuance of a license for airport, airdrome service supply
1. In case of loss, wear and tear, damage or change in contents of a license for airport, airdrome service supply, it shall be re-issued.
2. The enterprise applying for re-issuance of such license shall submit 01 set of application dossier directly or by post or other equivalents to the Civil Aviation Authority of Vietnam and assume responsibility for accuracy and authenticity of information included in such dossier. The application dossier shall include:
a) The written request prepared by using the form No. 03 as stipulated in the Appendix hereto;
b) Relevant documents related to any change to contents of a license (if any).
3. With respect to any license reissued because of any change in contents thereof, within a permitted period of 05 working days of receipt of the required dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall re-issue a license for airport, airdrome service supply. In case of refusal to grant such license, a written response to the applicant, expressing reasons therefor, must be sent.
4. With respect to re-issuance of a license which has been lost, torn or damaged, within a permitted period of 03 working days of receipt of the application, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for considering and making its decision on re-issuance of that license, or sending a notification of rejection to the applicant.
5. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall send a notification of re-issuance of a license to the airport authority to conduct any inspection or control operation.
Article 20. Elimination or cancellation of a license for airport, airdrome service supply
1. A license for air service supply shall be eliminated or cancelled in the following cases:
a) Provide unauthentic information included in the application dossier;
b) Fail to meet minimum capital requirements during operations;
c) Commit serious violations against laws on national security and defence;
d) Terminate operations according to laws or upon the request of an enterprise;
dd) Receive the Civil Aviation Authority of Vietnam’s third warning within 12 months without taking any remedial actions;
e) Commit serious violations against regulations on aviation security, safety, regulatory business requirements, service price, fire fighting and prevention, and environmental protection;
g) Pend supply of airport, airdrome services that must be commenced within a permitted period of 12 months from the date of issuance of a license.
2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall issue a decision on elimination or cancellation of a license, expressing reasons therefor. Upon receipt of the decision, enterprises supplying airport, airdrome services must immediately terminate their supply of such services.
DESIGN, MANUFACTURE, MAINTENANCE, TESTING OF AIRCRAFT, ENGINES, PROPELLERS AND EQUIPMENT THEREOF
Article 21. Conformity requirements for supply of services relating to design, manufacture, maintenance, testing of aircraft, engines, propellers and equipment thereof within Vietnam
1. An organization supplying services relating to maintenance of aircraft, propellers and equipment thereof within Vietnam must be granted the Certificate of approval of maintenance operations.
2. Conformity requirements for issuance of the certificate of approval of maintenance operations
a) Have staff members who are trained in maintenance services and aviation safety to undertake their assigned responsibilities and duties;
b) Maintain testing equipment or devices used for the manufacturing process, or for assessment of airworthiness, which are properly calibrated to ensure compliance with accepted standards, and enable reference to the original standards issued by designers thereof;
c) Have maintenance instructional manuals;
d) Maintain the management machinery in which employees shall be trained to develop appropriate civil aviation capability to hold the following positions, such as base maintenance, line maintenance, component workshop and quality assurance managers.
3. Requirements stated in Clause 2 of this Article must conform to civil aviation technical regulations and standards.
4. This Article shall be applied to maintenance of aircraft that has the registration of Vietnamese nationality, propeller and equipment thereof within Vietnam.
Article 22. Eligibility requirements for providers of services related to design, manufacture, maintenance or testing of aircraft, engines, propellers and equipment thereof within Vietnam
1. Ensure that providers of services related to design, manufacture, maintenance or testing of aircraft, engines, propellers and equipment thereof have been accredited by the Civil Aviation Authority of Vietnam to comply with requirements concerning their organizational machinery; required facilities; working conditions; manufacture, design, maintenance and testing processes; materials available for use; personnel, in accordance with civil aviation technical regulations and standards.
2. This Article shall only be applied to the case in which design, manufacture, maintenance or testing of aircraft, engines, propellers and equipment thereof within Vietnam comply with the type certificate granted by the Civil Aviation Authority of Vietnam.
AIR NAVIGATION SERVICE BUSINESS
Article 23. Eligibility requirements for air navigation service business
1. Ensure that providers of air navigation services, technical systems and equipment have been licensed for operations by the Civil Aviation Authority of Vietnam provided that they conform to regulatory requirements concerning technical systems, equipment and operational processes in uniformity with civil aviation technical regulations and standards.
2. Conform to capital requirements as follows:
a) Enterprises providing air traffic and aeronautical information, search and rescue services must be wholly state-owned ones;
b) An enterprise providing communication, navigation and surveillance, and aviation meteorology services must have state-owned equity participation which is not less than 65% of its charter capital, and foreign equity participation which does not exceed 30% of its charter capital.
AVIATION STAFF TRAINING, COACHING AND MENTORING SERVICE BUSINESS
Article 24. Requirements for aviation staff training, coaching and mentoring service business
Providers of aviation staff training, coaching and mentoring services shall be granted the certificate of fulfillment of conditions for supply of aviation staff training, coaching and mentoring services when the following requirements are satisfied:
1. Requirements concerning the organizational machinery, facilities, equipment, components and teaching staff shall be provided for in Article 25, 26 hereof;
2. Requirements concerning training courses, training or coaching materials shall be provided for by the Minister of Transport.
Article 25. Minimum conformity requirements for classrooms, equipment and practice facilities of aviation staff training, coaching and mentoring service providers.
1. Practice rooms and facilities must be spacious enough to store equipment or machinery for use and ensure compliance with minimum regulatory requirements as applied to vocational education institutions.
2. Training or coaching equipment and facilities used for training in several disciplines must meet the following requirements:
a) With respect to professional training and coaching for flight crews and flight instructors, trainer aircraft, simulators, pilot testing and physical training equipment must be available for use;
b) With respect to professional training and coaching for flight attendants, aircraft cabins must be equipped with security, safety, emergency and distress safety, oxygen and passenger service devices and systems must be licensed or approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam;
c) With respect to professional training and coaching for engineering officers performing maintenance and repair of aircraft and equipment or components thereof, real aircraft used for hands-on practice activities must be equipped with electric, electronic, communications systems still in normal working conditions, tools or devices used for hands-on practice of mechanical, electric, electronic, information technology maintenance and repair, and aircraft structure schematic diagrams to the extent that it is appropriate for professional training and coaching courses;
d) With respect to professional training and coaching courses for air traffic controllers, a simulated system particularly designed for air traffic controller training activities (except for flight check-in counter, flight information – coordination and signaling officers) must be appropriate for professional training and coaching programs;
dd) With respect to professional training and coaching courses for flight information, navigation and surveillance officers, the adequate number of devices and equipment available for hands-on practice must be appropriate for professional training and coaching contents;
e) With respect to professional training and coaching courses for aviation security officers, devices or equipment or simulated systems, and software used for screening passengers, baggage or cargoes; various types of weapons, supporting tools and dangerous articles must be available for use; practice rooms must have equipment and devices which are appropriate for professional training and coaching programs;
g) With respect to professional training and coaching courses for aviation communication officers, communication and data systems must be appropriate for professional training and coaching programs; all necessary equipment and devices used for hands-on practice activities must be available for use, which are appropriate for professional training and coaching contents;
h) With respect to professional training and coaching courses for aviation meteorological officers, information and data systems appropriate for professional training and coaching contents must be in place;
i) With respect to professional training and coaching courses for flight dispatchers and flight operations officers, materials pertaining to technical functions and specifications of aircraft of different types currently in service, flight dispatching and operation software; equipment or devices used for hands-on practice activities and information and data systems, must be appropriate for professional training and coaching programs, together with other materials which conform to requirements set out by the International Civil Aviation Organization (ICAO);
k) With respect to professional training and coaching courses for aviation equipment controllers and operators working at airport restricted areas, devices and equipment available for hands-on practice, practice grounds, and operational manuals for these equipment and devices, must be appropriate for professional training and coaching contents;
h) With respect to professional training and coaching courses for aircraft ground handling officers, equipment and devices, materials, information and data systems, and software providing operational manuals, must be appropriate for professional training and coaching contents, and other instructional manuals must be available for use as well;
m) With respect to professional training and coaching courses for flight procedure design officers, regulatory processes for establishment, design or implementation of flight procedures, aeronautical maps, information and data systems, and equipment and devices used for designing flight procedures, must be appropriate for professional training and coaching contents must be in place;
n) With respect to professional training and coaching courses for aviation search and rescue officers, organizational charts, models of aviation search and rescue systems, search and rescue procedures; simulated emergency situations, aviation search and rescue drilling and training video resources; systems of equipment or devices, description lists of international aeronautical code signals relating to civil aviation and search and rescue operations, and information and data systems used for aviation search and rescue operations, must be appropriate for professional training and coaching programs;
o) These equipment and facilities must conform to civil aviation technical regulations and standards in accordance with laws and regulations.
Article 26. Instructors or coaches of aviation staff training, coaching and mentoring service providers
1. Aviation staff training, coaching and mentoring service providers must recruit the adequate number of theory and practice-based instructors or coaches in order to ensure that at least 01 instructor or coach will be in charge of an aviation subject. These providers may have full-time, part-time and visiting instructors or coaches of which the number of visiting ones employed by these providers shall not exceed more than 50% of total instructors or coaches available in these providers.
2. Standards of aviation instructors or coaches
a) Meet requirements referred to in laws on training, education and vocational education. Full-time or part-time instructors or coaches must complete pedagogic professional degree programs;
b) Conform to regulatory professional requirements referred to in relevant legislative documents pertaining to civil aviation;
c) Obtain professional certificates or acquire 5 years’ professional experience in their assigned subjects.
Article 27. Procedures for certification of fulfillment of conditions for aviation staff training, coaching and mentoring services
1. The aviation staff training, coaching and mentoring service provider shall submit 01 set of application dossier directly or by post or other equivalents to the Civil Aviation Authority of Vietnam. The application dossier shall include:
a) An application form for certification of fulfillment of conditions for aviation staff training, coaching and mentoring services by using the form No. 05 stipulated in the Appendix hereto;
b) Description of aviation staff training, coaching and mentoring programs;
c) List of full-time or part-time instructors or coaches with attached copies of diplomas, degrees, certificates, brief summary of their work experience placement, and plans for hiring of visiting instructors or coaches with attached copies of agreements between providers and instructors or coaches, or their main governing bodies;
d) Report on facilities, such as classrooms, equipment, devices, practice learning facilities developed to ensure compliance with training contents;
dd) Report on theory or practice-based training or coaching programs, materials and resources used for specific subjects;
e) Report on the organizational system, machinery, management staff and administrative documents or records used for administering aviation staff training, coaching and mentoring operations.
2. Within a permitted period of 30 working days of receipt of the required application dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify the dossier, inspect actual conditions of these providers; request the applicant to further explain, improve or correct submitted documents; issue the certificate of fulfillment of conditions for aviation staff training, coaching and mentoring services to the applicant by completing the form No. 07 stipulated in the Appendix hereto. In case of refusal, reasons therefor should be clearly stated.
Article 28. Re-issuance of certificate of fulfillment of conditions for aviation staff training, coaching and mentoring services
1. In case of loss, wear and tear, damage or change in contents of that certificate, it shall be re-issued.
2. The application dossier for reissuance shall be comprised of the followings:
a) The application form according to the form No. 06 as stipulated in the Appendix hereto;
b) Relevant documents related to any change in contents of the certificate (if any).
3. With respect to re-issuance of a certificate which has been lost, torn or damaged, within a permitted period of 03 working days of receipt of the required application dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall re-issue the certificate or send a notification of refusal in which reasons therefor must be expressed.
4. With respect to any improvement or modification of a certificate, within a permitted period of 20 working days of receipt of the required application dossier, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall verify the dossier, inspect actual conditions of these providers; request the applicant to further explain, improve or correct submitted documents; re-issue the certificate of fulfillment of conditions for aviation staff training, coaching and mentoring services to the applicant , or send a written notification of refusal in which reasons therefor must be expressed.
Article 29. Elimination or cancellation of certificate of fulfillment of conditions for aviation staff training, coaching and mentoring services
1. That certificate shall be eliminated or cancelled in the following cases:
a) Terminate operations according to laws or upon the request of the provider fulfilling conditions for aviation staff training, coaching and mentoring services;
b) Deliberately falsify information included in the application dossier;
c) Misuse contents stated in a certificate;
d) Intentionally violate aviation security and safety regulations;
dd) Fail to maintain fulfillment of conditions stated in the issued certificate;
e) Find that the certificate has been erased, defaced or altered.
2. In case of a certificate subject to cancellation or elimination, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall grant a decision on elimination or cancellation of that certificate. In such case, aviation staff training, coaching and mentoring providers must immediately terminate their operations under the decision of the Civil Aviation Authority of Vietnam.
IMPLEMENTARY PROVISIONS
Article 30. Responsibilities of enterprises operating in conditional business sectors or activities in the civil aviation field
1. Ensure that their operations comply with contents given in a license or certificate issued by competent authorities.
2. Maintain conformity with requirements for licenses or certificates as provided for herein.
3. Comply with conformity requirements for their operations in accordance with laws on civil aviation.
4. With respect to those that must conform to minimum capital requirements, they shall be obliged to send financial statements subject to auditor's unqualified opinions to the Civil Aviation Authority of Vietnam on an annual basis to implement regulations on inspection and oversight of conformity to capital safety requirements referred to in this Decree.
1. This Decree shall enter into force from July 1, 2016.
2. This Decree shall repeal:
a) Article 5 through Article 19 of the Government’s Decree No. 30/2013/ND-CP dated April 8, 2013 on air transport business and general aviation operations;
b) Article 36 and 37, Clause 1 Article 38, Clause 1 and 2 Article 39 of the Government’s Decree No. 102/2015/ND-CP dated October 20, 2015 on management and operation of airport or airdrome.
3. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Government bodies, Presidents of the People’s Committees of centrally-affiliated cities, and organizations or individuals involved, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |