Chương IV Nghị định 91/2018/NĐ-CP: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức , cá nhân liên quan tới bảo lãnh chính phủ
Số hiệu: | 91/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 09/07/2018 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hạn mức bảo lãnh Chính phủ
Ngày 26/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Theo đó, hạn mức bảo lãnh Chính phủ được quy định như sau:
- Đối với doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh trong một giai đoạn 05 năm, hằng năm.
- Bộ Tài chính chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
- Đối với hạn mức bảo lãnh 05 năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh 05 năm tiếp theo phải đề xuất với Bộ Tài chính trước ngày 30/6 năm thứ năm của giai đoạn trước.
- Đối với hạn mức bảo lãnh hằng năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có nhu cầu được cấp bảo lãnh trong năm kế hoạch, gửi văn bản đăng ký cho Bộ Tài chính trước ngày 30/6 của năm liền kề trước đó.
Nghị định 91/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Quản lý nợ công:
a) Tham gia đàm phán, cho ý kiến về thỏa thuận vay, phương án phát hành trái phiếu đối với dự án đầu tư, chương trình tín dụng chính sách đã được phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ trên cơ sở hồ sơ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách cung cấp theo quy định tại Điều 14, Điều 19 và Điều 47 Nghị định này;
b) Thẩm định đề xuất chủ trương, đề xuất cấp bảo lãnh Chính phủ và thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ;
c) Quy định về khung lãi suất trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
d) Theo dõi việc rút vốn và trả nợ của đối tượng được bảo lãnh đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
đ) Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh phát sinh theo Thư bảo lãnh trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ;
e) Áp dụng các biện pháp quy định tại Nghị định này để thu hồi nợ và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay đối tượng được bảo lãnh, trong đó có việc yêu cầu ngân hàng phục vụ hoặc các ngân hàng nơi Đối tượng được bảo lãnh mở tài khoản thực hiện việc trích chuyển tiền gửi của Đối tượng được bảo lãnh trả cho Quỹ Tích lũy trả nợ theo cam kết và ủy quyền của Đối tượng được bảo lãnh (chủ tài khoản);
g) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, nguồn thực hiện nghĩa vụ của Người bảo lãnh theo quy định tại Điều 45 Nghị định này;
h) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ vào quý II của năm liền kề tiếp theo về tình hình tổng hợp các khoản bảo lãnh đã phát hành theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 48 Luật Quản lý nợ công:
- Tình hình và số liệu cụ thể các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu đã cấp bảo lãnh trong năm trước đó;
- Số liệu lũy kế đến hết năm trước đó của tất cả các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
- Đánh giá chung tình hình thực hiện hạn mức bảo lãnh của năm trước đó, tình hình thực hiện nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh; kết quả đạt được, hạn chế, vướng mắc về cấp và quản lý bảo lãnh và các kiến nghị.
2. Tham khảo ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về doanh nghiệp, dự án đầu tư vay vốn được Chính phủ bảo lãnh trong quá trình thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
3. Tổ chức việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
4. Có ý kiến với cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý ngành và đối tượng được bảo lãnh về các vấn đề có liên quan tới khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong quá trình triển khai thực hiện.
5. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh đột xuất trong quá trình quản lý khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra tài chính đối với việc thực hiện quy định của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ của đối tượng được bảo lãnh theo quy định của Nghị định này và pháp luật về thanh tra.
7. Chủ trì xử lý tranh chấp pháp lý phát sinh khi người nhận bảo lãnh nước ngoài kiện Chính phủ Việt Nam liên quan đến Thư bảo lãnh.
1. Tham gia đàm phán và có ý kiến về những vấn đề pháp lý trong dự thảo thỏa thuận vay nước ngoài đề nghị Chính phủ bảo lãnh và dự thảo Thư bảo lãnh.
2. Chủ trì trao đổi với người cho vay về nội dung ý kiến pháp lý và cấp ý kiến pháp lý đối với Thư bảo lãnh và người bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các tranh chấp pháp lý phát sinh liên quan đến việc thực hiện Thư bảo lãnh.
1. Phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng theo quy định của Thư bảo lãnh.
2. Tham gia ý kiến về việc chỉ định cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài làm đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng theo quy định của Thỏa thuận vay.
1. Thực hiện xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh cho đối tượng được bảo lãnh sau khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
2. Cập nhật vào cơ sở thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam các thông tin liên quan tới tình trạng khoản vay của đối tượng được bảo lãnh từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
1. Phê duyệt đề án vay, đề án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với tư cách cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp với các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phê duyệt khoản vay, khoản phát hành trái phiếu của doanh nghiệp để đầu tư dự án đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Cho ý kiến về tính hợp lý của các thông số tính toán của doanh nghiệp (giá bán hoặc nguồn thu dự kiến; công suất, tần suất vận hành máy móc thiết bị; khấu hao,..) để xây dựng phương án tài chính và dòng tiền trả nợ;
c) Đánh giá hiệu quả, khả năng trả nợ của chủ đầu tư và phương án tài chính của dự án;
d) Tính khả thi của các cam kết của doanh nghiệp trong dự thảo thỏa thuận vay, đề án vay hoặc đề án phát hành trái phiếu trong phạm vi quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo pháp luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc đối tượng được bảo lãnh thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết đối với người cho vay và Bộ Tài chính; chủ trì xử lý các vấn đề liên quan khi xảy ra các hành vi vi phạm nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh thuộc quyền quản lý.
3. Thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản các quyết định, chính sách hoặc tình huống có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án, tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay của doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và đề nghị phương án xử lý.
4. Có ý kiến với tư cách cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước dưới 100% vốn điều lệ thực hiện vay vốn, phát hành trái phiếu đề nghị Chính phủ cấp bảo lãnh về các nội dung quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.
5. Tham gia ý kiến đối với đề án vay, đề án phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp không có vốn nhà nước với tư cách cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý có liên quan đến dự án đầu tư, điều kiện vay vốn, điều kiện phát hành trái phiếu đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ theo đề nghị của Bộ Tài chính trong quá trình thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh hoặc thẩm định cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp.
6. Phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các tranh chấp phát sinh liên quan đến việc thực hiện Thư bảo lãnh.
1. Tham gia ý kiến về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đề nghị cấp bảo lãnh trên địa bàn (nếu có); về tình hình thực hiện các thủ tục có liên quan đến dự án đầu tư trên địa bàn của chủ đầu tư theo đề nghị của Bộ Tài chính.
2. Phối hợp xử lý tài sản thế chấp có liên quan thuộc diện quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Giám sát doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án tuân thủ các quy định của pháp luật tại địa phương.
1. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các số liệu, hồ sơ cung cấp cho Bộ Tài chính đề nghị xem xét, trình phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ, đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ theo quy định của Nghị định này và các văn bản hướng dẫn.
2. Tham vấn ý kiến của Bộ Tài chính trước khi ủy quyền thu xếp vốn nếu có các điều kiện tài chính cụ thể của khoản vay dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ sau khi đã được phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh.
3. Chủ trì đàm phán thỏa thuận vay trong và ngoài nước.
4. Cung cấp cho các cơ quan có liên quan các dự thảo thỏa thuận vay, dự thảo Thư bảo lãnh và ý kiến pháp lý (nếu có) của khoản vay trong và ngoài nước chậm nhất 07 ngày làm việc trước khi tiến hành đàm phán.
5. Cung cấp cho Bộ Tài chính thỏa thuận vay trong và ngoài nước sau khi ký chính thức.
6. Tổ chức ký kết thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7. Đề xuất với Bộ Tài chính ngân hàng phục vụ cho Dự án; mở và đăng ký với Bộ Tài chính tài khoản dự án tại ngân hàng phục vụ, đồng thời thông báo toàn bộ tài khoản tiền gửi hiện có tại các tổ chức tín dụng kèm theo xác nhận của tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản cho Bộ Tài chính. Trường hợp thay đổi ngân hàng phục vụ, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo lý do bằng văn bản cho Bộ Tài chính để có ý kiến chấp thuận trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
8. Thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ của người vay, chủ thể phát hành trái phiếu theo thỏa thuận vay đã ký, trái phiếu đã phát hành được Chính phủ bảo lãnh.
9. Đăng ký ban đầu, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật.
10. Bố trí đầy đủ, kịp thời vốn chủ sở hữu theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư: phải đảm bảo đủ nguồn vốn chủ sở hữu theo tiến độ thực hiện dự án đối với các hạng mục phải chi từ vốn chủ sở hữu; khi quyết toán công trình hoàn thành dự án phải đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ đã đăng ký khi nộp hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh.
11. Chuyển doanh thu của dự án đầu tư ngay khi phát sinh vào tài khoản dự án theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn vay được Chính phủ bảo lãnh trong tổng giá trị vốn vay của dự án đó.
Cam kết duy trì số dư trong tài khoản dự án (bằng nguyên tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi của ngân hàng phục vụ) từ năm đầu tiên phát sinh nghĩa vụ trả nợ để đảm bảo trả nợ vay đúng hạn theo quy định.
12. Thường xuyên đánh giá các rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp, dự án và nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu theo thẩm quyền để đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
13. Thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh với Bộ Tài chính:
a) Thực hiện thế chấp tài sản cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, thực hiện việc kê khai, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp, bổ sung tài sản thế chấp cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm:
b) Trả phí bảo lãnh đầy đủ và đúng hạn theo thông báo của Bộ Tài chính;
c) Thông báo cho Bộ Tài chính bất kỳ thay đổi nào có liên quan tới Thỏa thuận vay, đối tượng được bảo lãnh, cơ cấu cổ đông, cá nhân góp vốn trong doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh;
d) Thực hiện đầy đủ, đúng hạn chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính;
đ) Báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trước kỳ hạn nợ tối thiểu là 03 tháng trước ngày đến hạn trả nợ nhưng không có khả năng thanh toán hoặc dự kiến thanh toán không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, có nêu rõ lý do;
e) Nhận nợ bắt buộc với Bộ Tài chính trong trường hợp Bộ Tài chính cho vay tạm ứng từ Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và chịu các chi phí phát sinh liên quan tới việc chuyển tiền trả nợ;
g) Chấp thuận và tuân thủ các chế tài cần thiết khác trong quá trình quản lý bảo lãnh theo yêu cầu của Bộ Tài chính;
h) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong quá trình kiểm tra tình hình thực hiện dự án đầu tư khi cần thiết.
i) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác đã cam kết trong Văn bản cam kết gửi Bộ Tài chính theo Phụ lục I Nghị định này.
14. Cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ rút vốn cho ngân hàng phục vụ xác nhận về sự phù hợp với hợp đồng thương mại và thỏa thuận vay đã ký trước khi gửi hồ sơ rút vốn cho Bên cho vay.
15. Trả phí dịch vụ cho ngân hàng phục vụ và các khoản chi phí khác phát sinh (nếu có) cho các bên có liên quan theo quy định của Nghị định này.
16. Thực hiện kiểm toán hàng năm đối với dự án đầu tư trong quá trình xây dựng, kiểm toán doanh nghiệp định kỳ hàng năm sau khi kết thúc dự án đầu tư và gửi bản sao báo cáo kiểm toán cho Bộ Tài chính.
17. Thực hiện các quy định khác có liên quan của Luật Quản lý nợ công và của Nghị định này về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận, sử dụng vốn được Chính phủ bảo lãnh.
1. Trường hợp đối tượng được bảo lãnh là công ty thành viên theo hình thức công ty mẹ, công ty con, Công ty mẹ có trách nhiệm:
a) Thực hiện các nghĩa vụ của công ty mẹ theo văn bản cam kết đã phát hành gửi Bộ Tài chính trước khi thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ;
b) Hỗ trợ tài chính cho đối tượng được bảo lãnh để đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ, thực hiện các nghĩa vụ trả nợ đến hạn với người cho vay khi đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn.
2. Công ty mẹ có trách nhiệm giám sát và chỉ đạo đối tượng được bảo lãnh thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với người cho vay và Bộ Tài chính theo các văn bản đã ký kết.
3. Văn bản cam kết của Công ty mẹ là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với công ty con là đối tượng được bảo lãnh theo quy định tại khoản 11 Điều 14 và khoản 10 Điều 19 Nghị định này không tính vào bảo lãnh của công ty mẹ cho công ty con vay vốn tại tổ chức tín dụng theo khoản 4 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
1. Thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm theo các quy định của Nghị định này, quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu và các văn bản pháp luật có liên quan:
a) Xây dựng đề án phát hành trái phiếu được bảo lãnh để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong đề án phát hành và công bố cho các nhà đầu tư;
b) Tổ chức phát hành trái phiếu được bảo lãnh theo đúng đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo quy định tại Nghị định này;
c) Chịu trách nhiệm toàn bộ trong quá trình phát hành và sử dụng vốn phát hành trái phiếu được bảo lãnh đúng mục đích theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này.
2. Thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính năm và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Người cho vay (người nhận bảo lãnh) có trách nhiệm hợp tác chặt chẽ với Bộ Tài chính trong quá trình đàm phán Thư bảo lãnh.
2. Người nhận bảo lãnh có trách nhiệm hợp tác với Bộ Tài chính trong quá trình thực hiện khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và trong thời gian Thư bảo lãnh có hiệu lực:
a) Gửi cho Bộ Tài chính bản sao chi tiết thông báo từng khoản rút vốn, lãi suất biến động (nếu có), yêu cầu trả nợ cùng thời điểm gửi cho đối tượng được bảo lãnh;
b) Gửi thông báo cho Bộ Tài chính về tình hình rút vốn, trả nợ và dự án của đối tượng được bảo lãnh ngay khi phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào xảy ra;
c) Gửi cho Bộ Tài chính các thông báo khác theo quy định của Thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh.
3. Người nhận bảo lãnh có trách nhiệm chia sẻ các thông tin cần thiết cho Bộ Tài chính về đối tượng được bảo lãnh, dự án và khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, các báo cáo kiểm tra, giám sát trong phạm vi cho phép của mình để đảm bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích, đối tượng được bảo lãnh thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận vay.
1. Thực hiện các nhiệm vụ và phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan trong quá trình quản lý dự án, khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có liên quan theo các quy định tại Nghị định này.
2. Cung cấp cho Bộ Tài chính Báo cáo chi tiết của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (bản in) về tình hình tín dụng của đối tượng được bảo lãnh trong năm báo cáo vào tuần làm việc đầu tiên của năm tài chính tiếp theo.
3. Thực hiện các chế tài cần thiết theo yêu cầu của Bộ Tài chính phù hợp với quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này để thu hồi các khoản nợ mà Quỹ Tích lũy trả nợ đã cho đối tượng được bảo lãnh vay để trả nợ cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh.
4. Đối xử ngang bằng trong quản lý khoản vay, thu hồi và thanh toán nợ, thực hiện các biện pháp bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh như đối với các khoản vay vốn khác của đối tượng được bảo lãnh tại ngân hàng phục vụ.
RESPONSIBILITY OF RELEVANT AUTHORITIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS
Section 1. RESPONSIBILITY OF REGULATORY AUTHORITIES
Article 56. Ministry of Finance
1. Fulfill duties of the giver of guarantee as defined in Clause 1 Article 48 of the Law on public debt management. To be specific:
a) Negotiate and comment on loan agreements and plans for issuance of bonds associated with investment projects and preferential credit programs, for which proposals for government guarantee have been approved, based on applications submitted by enterprises and banks for social policies as prescribed in Article 14, Article 19 and Article 47 herein;
b) Appraise proposals for government guarantee, applications for issuance of government guarantee, and issuance of government guarantee;
c) Stipulate the bracket of interest rates on government-guaranteed bonds;
d) Monitor the withdrawal of funds and debt repayment by obligors regarding government-guaranteed loans or bond issues.
dd) Fulfill the guarantor’s obligations as defined in the letter of guarantee if the obligor defaults;
e) Adopt measures specified in this Decree to collect debts and fees arising during the payment of debts on behalf of the obligor, including requesting the Serving Bank or other banks where the obligor’s accounts are opened to transfer money from these accounts to pay debts to the Accumulation Fund for Debt Repayment according to commitments and authorization by the obligor (also the account owner);
g) Submit report to the Prime Minister on the status and funds for fulfilling guarantor’s liability as prescribed in Article 45 herein;
h) Submit a periodic report to the Prime Minister in the second quarter of the following year on consolidation of issued government guarantees as prescribed in Point e Clause 1 Article 48 of the Law on public debt management; Such report includes:
- The status and specific figures of guaranteed loans or bonds issued in the previous year;
- Amounts accumulated up to the end of previous year of loans or issued bonds guaranteed by the government;
- General assessment of the performance of government guarantee limit granted in the previous year, fulfillment of obligations by obligors; results, difficulties and queries about issuance and management of government guarantees, and relevant proposals.
2. Consult representative agencies, the sector regulatory authorities and people’s committees of provinces/ cities about enterprises and investment projects using funds from guaranteed loans in course of processing applications for government guarantee.
3. Instruct and inspect collaterals for government-guaranteed loans and bond issues.
4. Give opinions to representative agencies, sector regulatory authorities and obligors about issues relating government-guaranteed loans and bond issues.
5. Submit report to the Prime Minister on unexpected difficulties that arise during the management of loans or issued bonds guaranteed by the government.
6. Carry out financial inspections to inspect obligors’ compliance with applicable law regulations on issuance and management of government guarantees in accordance with regulations herein and the law on inspection.
7. Take charge of handling legal disputes involving a foreign obligee suing Vietnamese Government in connection with the letter of guarantee.
Article 57. Ministry of Justice
1. Participate in negotiation and give opinions about legal matters mentioned in the drafts of foreign loan agreements requiring the government guarantee, and draft letters of guarantee.
2. Take charge of discussing with and providing legal opinions about the letter of guarantee and the guarantor for lenders in accordance with applicable laws.
3. Cooperate with Ministry of Finance in handling legal disputes about the performance of letters of guarantee.
Article 58. Ministry of Foreign Affairs
1. Cooperate with the Ministry of Finance in appointing qualified overseas Vietnamese missions to act as recipients of documents in legal proceedings as defined in letters of guarantee.
2. Give opinions about the appointment of overseas Vietnamese missions to act as recipients of documents in legal proceedings under terms and conditions of loan agreements.
Article 59. State Bank of Vietnam
1. Grant certificates of registration or registration of change of foreign loans guaranteed by the government to obligors upon the issuance of letters of guarantee by the Ministry of Finance.
2. Update the credit information center’s system with information about the status of loans granted to obligors by credit institutions and branches of foreign banks.
Article 60. Ministries, ministerial-level agencies, sector regulatory authorities
1. Give approval for borrowing plans and bond issuance schemes of enterprises of which 100% charter capital is held by the State in the capacity of representative agencies with respect of the following contents:
a) Approve loans or bond issues of enterprises of which 100% charter capital is held by the State for execution of investment projects;
b) Give opinions about the reasonableness of enterprise's calculation parameters (estimated selling price or sources of revenues; operating capacity and frequency of machinery/ equipment, depreciation, etc.) for formulating financial plans and cash flow for debt repayment.
c) Evaluate the efficiency and solvency of the project’s investor and financial plan;
d) Consider the feasibility of an enterprise’s commitments specified in a loan agreement, borrowing plan or bond issuance scheme within the ambit of rights and duties of a representative agency of state capital in an enterprise of which 100% charter capital is held by the State in accordance with applicable law regulations on management and use of state funds in enterprises;
2. Inspect and expedite obligors under their management to fulfill their obligations towards lenders and the Ministry of Finance; take charge of dealing with issues relating to these obligors’ failure to fulfill obligations.
3. Inform the Ministry of Finance in writing of decisions, policies or events that may cause adverse influence on the execution of projects and the performance of payment obligations as mentioned in loan agreements of enterprises under their management, and propose solutions for handling these cases.
4. Give opinions about the contents specified in Point b, Point c and Point d Clause 1 of this Article in the capacity of a representative agency for the enterprise of which less than 100% of charter capital is held by the State when applying for the government guarantee for its loan or bond issuance.
5. Give opinions about borrowing plans or bond issuance schemes of enterprises not funded by the State in the capacity of sector regulatory authorities with respect to issues relating to investment projects, and eligibility for a loan or issuance of bonds for which the government guarantee is applied at the request of the Ministry of Finance in course of processing enterprises’ applications for proposals for government guarantee or issuance of government guarantee.
6. Cooperate with the Ministry of Finance in handling disputes about the performance of letters of guarantee.
Article 61. Provincial-level People's Committees
1. Give opinions about business activities of the enterprise that applies for the government guarantee in province (if any); about the investor’s compliance with procedures concerning the investment project in province at the request by the Ministry of Finance.
2. Cooperate in disposing the collateral under the management of a Provincial-level People’s Committee.
3. Supervise the compliance with applicable law regulations by enterprises executing programs or projects in province.
Section 2. RESPONSIBILITY OF PARTIES INVOLVED IN THE GOVERNMENT GUARANTEE
Article 62. Responsibility of an enterprise acting as an obligor
1. Provide adequate documents as requested and assume responsibility for the accuracy and truthfulness of any figures and documents included in its application for approval for the government guarantee proposal, or issuance of government guarantee, submitted to the Ministry of Finance in conformity with regulations herein and relevant instructional documents.
2. Consult the Ministry of Finance before granting power to allocate funds if an application for government guarantee for a loan requires specific financial conditions after the proposal for government guarantee has been approved.
3. Take charge of negotiating domestic and foreign loan agreements.
4. Provide draft loan agreement, letter of guarantee and legal opinions (if any) relating to a domestic or foreign loan for relevant authorities at least 07 working days before the negotiation.
5. Provide the duly signed domestic or foreign loan agreement for the Ministry of Finance.
6. Organize the conclusion of loan agreement or agreement on bond issue guaranteed by the government after obtaining an approval from a competent authority.
7. Propose a bank to the Ministry of Finance to act as the Serving Bank of the project; open a Project Account at the Serving Bank and register it with the Ministry of Finance, and submit a report to the Ministry of Finance on existing deposit accounts with certification of credit institution where the relevant deposit account is opened. In case of change of the Serving Bank, the obligor must explain reasons thereof in writing to the Ministry of Finance to consider giving approval within 05 working days as from the receipt of the obligor's request.
8. Fulfill obligations of a borrower or bond issuer under terms and conditions of the signed loan agreement or bond issue agreement granted the government guarantee.
9. Carry out procedures for initial registration or registration of changes in a foreign loan guaranteed by the government with the State Bank of Vietnam in accordance with relevant law regulations.
10. Fully allocate owner’s equity according to the progress of the investment project; maintain sufficient owner’s equity according to the project's progress to cover expenditures of project items requiring the owner’s equity; ensure the proportion of owner’s equity as registered in the application for government guarantee when making cost statement of a finished project.
11. Transfer revenues from the investment project immediately when they arise to the Project Account according to the ratio of the guaranteed loan amounts to total borrowed capital of that project.
Commit to maintain the Project Account's balance (in original currency or in VND according to the exchange rate announced by the Serving Bank) from the first year when repayment obligations occur for the purpose of ensuring the payment of debts on schedule.
12. Regularly assess potential risks to the enterprise, the project and adopt appropriate risk prevention measures to ensure the enterprise’s solvency.
13. Fulfill obligations of an obligor towards the Ministry of Finance, consisting of:
a) Provide collateral for the government-guaranteed loan or bond issue, make declaration and registration of secured transactions concerning the collateral, and provide additional collateral to the Ministry of Finance in accordance with law regulations on secured transactions;
b) Pay guarantee fee in full and on schedule according to the notice given by the Ministry of Finance;
c) Inform the Ministry of Finance of any changes relating to a loan agreement, the obligor, the structure of shareholders or capital contributors of the enterprise executing the investment project using funds from a government-guaranteed loan;
d) Strictly comply with reporting policies as regulated by the Ministry of Finance;
dd) Give a written report to the Ministry of Finance at least 03 months before the due date of debts if the obligor becomes insolvent or is unable to make full payment of debts;
e) Get a forced loan from the Ministry of Finance in case the Ministry of Finance approves a loan from the Accumulation Fund for Debt Repayment to repay government-guaranteed loan, or bonds, and pay fees of transferring money for debt repayment;
g) Accept and comply with other necessary sanctions in course of managing the government guarantee at the request of the Ministry of Finance;
h) Closely cooperate with the Ministry of Finance in inspecting the execution of investment project, where necessary;
i) Fulfill other obligations as specified in the written commitment submitted to the Ministry of Finance as prescribed in the Appendix I enclosed herewith.
14. Provide adequate fund withdrawing documents to the Serving Bank so as to check the conformity of such documents with the signed commercial contract and loan agreement before sending them to the lender.
15. Pay service fees to the Serving Bank and other expenses (if any) to relevant parties in accordance with regulations herein.
16. Conduct annual audit of the investment project during the construction phase, and annual audit of enterprise upon the completion of the investment project, and send copies of audit reports to the Ministry of Finance.
17. Comply with other relevant regulations of the Law on public debt management and of this Decree on responsibility of authorities, organizations and individuals receiving and using funds from government-guaranteed loans.
Article 63. Responsibility of a parent company
1. If the obligor is an associate company in the form of parent company – subsidiary, the parent company shall:
a) Discharge obligations of a parent company according to the written commitment sent to the Ministry of Finance before processing the application for government guarantee;
b) Give financial assistance to the obligor so as to ensure the project’s progress and payment of due debts to the lender when the obligor defaults.
2. The parent company shall supervise and instruct the obligor to fulfill all obligations towards the lender and the Ministry of Finance according to the signed documents.
3. A written commitment by a parent company that is an enterprise of which 100% charter capital is held by the State to its subsidiary, also the obligor, under regulations in Clause 11 Article 14 and Clause 10 Article 19 herein shall not be aggregated in its guarantee for this subsidiary applying for a loan at a credit institution as prescribed in Clause 4 Article 23 of the Law on management and use of state funds in enterprises.
Article 64. Responsibility of a guaranteed bank for social policies
1. Fulfill obligations and responsibility in accordance with regulations herein, law regulations on bond issuance and relevant legislative documents, including:
a) Formulate the scheme for issuance of guaranteed bonds and submit it to competent authorities for approval; take responsibility for the accuracy and truthfulness of information in the scheme and inform the investors;
b) Organize issuance of guaranteed bonds in accordance with the scheme approved by the Prime Minister and regulations herein;
c) Take responsibility for the issuance of guaranteed bonds and the use of funds obtained therefrom in accordance with the purposes in the scheme approved by the Prime Minister.
2. Conduct audit of annual financial statements and comply with the Ministry of Finance’s regulations on information publishing and reporting.
Article 65. Responsibility of an obligee
1. The lender (also the obligee) shall closely cooperate with the Ministry of Finance during the negotiation on a letter of guarantee.
2. The obligee shall assume responsibility to cooperate with the Ministry of Finance during the term of a government-guaranteed loan and the validity of the letter of guarantee. To be specific:
a) Send the copy of every notice of fund withdrawal, or changes in interest rate (if any), or debt collection letter to the Ministry of Finance at the same time when it is delivered to the obligor;
b) Submit a report to the Ministry of Finance on fund withdrawal, debt repayment and project execution of the obligor immediately when discovering any abnormal events;
c) Send other notices to the Ministry of Finance as specified in the government-guaranteed loan agreement.
3. The obligee shall provide for the Ministry of Finance with necessary information about the obligor, the project and the government-guaranteed loan, and reports on inspections conducted within the permitted scope to ensure the proper use of borrowed amounts and the obligor’s fulfillment of obligations as defined in the loan agreement.
Article 66. Responsibility of a serving bank
1. Fulfill its duties and cooperate with the Ministry of Finance and relevant authorities in managing the project, loan or bond issue guaranteed by the government in accordance with regulations herein.
2. Provide the Ministry of Finance with the printed report given by the National Credit Information Center of Vietnam affiliated to the State Bank of Vietnam on the obligor’s credit rating of the reporting year within the first week of the following fiscal year.
3. Implement necessary sanctions as requested by the Ministry of Finance in conformity with prevailing laws and regulations herein in order to serve the debt collection by the Accumulation Fund for Debt Repayment with respect to the forced loan given to the obligor for paying guaranteed loan or corporate bonds, and fees arising from payment of debts made on behalf of the obligor.
4. Manage the loan, collect and pay debts, and adopt security interests for a government-guaranteed loan in an impartial manner as other loans given to the obligor by the Serving Bank.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực