Chương III Nghị định 91/2018/NĐ-CP: Cấp và quản lí bảo lãnh chính phủ đối với ngân hàng chính sách
Số hiệu: | 91/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 09/07/2018 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hạn mức bảo lãnh Chính phủ
Ngày 26/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Theo đó, hạn mức bảo lãnh Chính phủ được quy định như sau:
- Đối với doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh trong một giai đoạn 05 năm, hằng năm.
- Bộ Tài chính chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
- Đối với hạn mức bảo lãnh 05 năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh 05 năm tiếp theo phải đề xuất với Bộ Tài chính trước ngày 30/6 năm thứ năm của giai đoạn trước.
- Đối với hạn mức bảo lãnh hằng năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có nhu cầu được cấp bảo lãnh trong năm kế hoạch, gửi văn bản đăng ký cho Bộ Tài chính trước ngày 30/6 của năm liền kề trước đó.
Nghị định 91/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước.
2. Đề án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đề xuất nhu cầu huy động và sử dụng vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó bao gồm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
b) Phương án huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến điều kiện, điều khoản của trái phiếu bao gồm: khối lượng; kỳ hạn (từ 01 năm trở lên); phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu;
d) Dự kiến kế hoạch phát hành và sử dụng vốn trái phiếu;
đ) Phương án sử dụng và quản lý vốn trái phiếu và dự kiến việc mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
g) Các cam kết của đối tượng được bảo lãnh đối với đối tượng mua trái phiếu;
h) Tình hình tài chính của ngân hàng chính sách trong 03 năm liền kề trước năm kế hoạch, bao gồm vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng thu, tổng chi, chênh lệch thu - chi và tình hình cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của Nhà nước cho ngân hàng chính sách;
i) Tình hình huy động và sử dụng vốn thực hiện các chương trình tín dụng có mục tiêu của Nhà nước trong từng năm của 03 năm liền kề trước năm kế hoạch, trong đó nêu rõ:
- Tổng nguồn vốn huy động trong từng năm phân theo từng loại nguồn vốn, trong đó bao gồm: nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và từ các nguồn huy động khác; nguồn vốn từ thu hồi cho vay; nguồn vốn gối đầu năm liền kề trước chuyển sang.
- Tình hình sử dụng vốn trong từng năm, trong đó bao gồm: trả nợ gốc vốn huy động đến hạn (trong đó có chi trả nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh); thực hiện các chương trình tín dụng có mục tiêu (dư nợ đầu năm, cho vay mới trong năm, thu hồi cho vay trong năm và dư nợ cuối năm); nguồn vốn chuyển sang năm sau và sử dụng vốn khác.
k) Tình hình phát hành, thanh toán nợ gốc, nợ lãi và dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 03 năm liền kề trước năm kế hoạch.
3. Văn bản phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách hoặc người được ủy quyền theo quy định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của ngân hàng chính sách.
4. Báo cáo tài chính của 02 năm trước năm liền kề năm kế hoạch đã được kiểm toán bởi Kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập (trong trường hợp Kiểm toán nhà nước không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đó) và báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm kế hoạch được Tổng giám đốc ngân hàng chính sách phê duyệt.
5. Các văn bản chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này:
a) Quyết định Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
b) Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình tín dụng mục tiêu khác của Nhà nước (nếu chương trình này chưa thuộc kế hoạch tăng trưởng tín dụng đã được phê duyệt).
1. Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu, các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính xem xét có ý kiến đối với Đề án phát hành trái phiếu, các điều kiện cấp bảo lãnh chính phủ cho ngân hàng chính sách, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh Chính phủ và mức phí bảo lãnh trong kế hoạch vay, trả nợ hàng năm. Cụ thể như sau:
a) Chậm nhất 10 ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm, các ngân hàng chính sách gửi 03 bộ hồ sơ quy định tại Điều 47 Nghị định này đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa đáp ứng;
b) Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến đối với kế hoạch phát hành trái phiếu được bảo lãnh hàng năm của các ngân hàng chính sách để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Nội dung trình Thủ tướng Chính phủ về hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu đối với ngân hàng chính sách trong kế hoạch vay, trả nợ hàng năm bao gồm:
- Điều kiện phát hành trái phiếu được bảo lãnh.
- Tình hình hoạt động và tình hình tài chính của các ngân hàng chính sách.
- Nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng mục tiêu và kế hoạch phát hành trái phiếu được bảo lãnh.
- Phương án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu được bảo lãnh.
- Đề xuất hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu năm kế hoạch cho các ngân hàng chính sách để thực hiện chương trình tín dụng mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho ngân hàng chính sách trong kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trên cơ sở quyết định của Chính phủ về hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho ngân hàng chính sách để tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 49 Nghị định này.
3. Trong thời gian Thủ tướng Chính phủ chưa phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu hàng năm cho các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính thông báo hạn mức bảo lãnh phát hành tạm thời trong quý I của năm kế hoạch cho các ngân hàng chính sách với giá trị tối đa không vượt quá số nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn trong quý I năm kế hoạch và hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu của năm kế hoạch dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thông báo là trước ngày 31 tháng 12 của năm liền kề trước năm kế hoạch.
4. Bộ Tài chính làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh thực tế cho ngân hàng chính sách sau khi nhận được báo cáo kết quả phát hành của ngân hàng chính sách theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Nghị định này.
1. Trên cơ sở thông báo của Bộ Tài chính về hạn mức tối đa được phép phát hành trái phiếu được bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định này, căn cứ vào kế hoạch giải ngân của các chương trình tín dụng mục tiêu, kế hoạch trả nợ trái phiếu được bảo lãnh đến hạn, các ngân hàng chính sách có văn bản gửi Bộ Tài chính về kế hoạch phát hành của năm chia theo từng quý. Trường hợp có ý kiến khác đối với kế hoạch phát hành của các ngân hàng, Bộ Tài chính có ý kiến thông báo bằng văn bản.
2. Ngân hàng chính sách tổ chức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo phương thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về phát hành công cụ nợ của Chính phủ.
3. Khối lượng và lãi suất phát hành:
a) Khối lượng trái phiếu phát hành từng đợt do ngân hàng chính sách quyết định, căn cứ vào hạn mức bảo lãnh được cấp có thẩm quyền quyết định, kế hoạch đăng ký với Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 1 Điều này và điều kiện, khả năng huy động vốn trên thị trường. Trường hợp khối lượng phát hành thực tế thấp hơn hạn mức phát hành trong quý đã đăng ký với Bộ Tài chính, phần hạn mức trong quý còn lại chưa phát hành được chuyển sang quý liền kề. Trường hợp điều chỉnh tăng kế hoạch phát hành trong quý so với kế hoạch đã đăng ký, ngân hàng chính sách có văn bản thông báo cho Bộ Tài chính 10 ngày làm việc trước khi dự kiến tổ chức phát hành;
b) Lãi suất phát hành do ngân hàng chính sách quyết định căn cứ vào tình hình thị trường tại thời điểm phát hành và trong khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo.
4. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc mỗi đợt phát hành, ngân hàng chính sách báo cáo Bộ Tài chính chi tiết kết quả phát hành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để xác định nghĩa vụ bảo lãnh thực tế theo quy định của pháp luật. Hàng quý, trên cơ sở báo cáo của ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính ra thông báo xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh đối với trái phiếu được bảo lãnh đã được phát hành.
5. Chi phí phát hành, thanh toán trái phiếu do ngân hàng chính sách thanh toán theo quy định của pháp luật.
6. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng chính sách của nhà nước phát hành được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán; được niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ.
7. Mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh:
a) Ngân hàng chính sách có thể mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để cơ cấu lại nợ. Việc mua lại, hoán đổi trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường;
b) Ngân hàng chính sách xây dựng phương án mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản trước khi tổ chức thực hiện. Phương án mua lại, hoán đổi gồm những nội dung cơ bản sau đây: mục đích mua lại, hoán đổi; điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến mua lại, hoán đổi; thời gian dự kiến tổ chức thực hiện; nguồn vốn để mua lại, hoán đổi; dự kiến dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh sau khi thực hiện mua lại, hoán đổi;
c) Chậm nhất là 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu, ngân hàng chính sách gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất mua lại trái phiếu hoặc khung lãi suất chiết khấu để hoán đổi trái phiếu;
d) Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngân hàng chính sách có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh để Bộ Tài chính xác định và điều chỉnh nghĩa vụ bảo lãnh thực tế:
đ) Nguồn vốn để mua lại, chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách chi trả;
e) Quy trình tổ chức mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mua lại, hoán đổi các công cụ nợ của Chính phủ.
1. Toàn bộ số tiền thu được từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được ngân hàng chính sách hạch toán, quản lý và sử dụng theo Quy chế quản lý tài chính và Đề án phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Nghị định này.
2. Ngân hàng chính sách không phải thực hiện thế chấp tài sản để đảm bảo cho trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo Đề án phát hành đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cấp bảo lãnh.
3. Ngân hàng chính sách chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn phát hành trái phiếu, bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
1. Mức phí bảo lãnh chính phủ đối với ngân hàng chính sách là 0,25%/năm trên số dư nợ bảo lãnh Chính phủ.
2. Việc thu, nộp và sử dụng phí bảo lãnh từ ngân hàng chính sách được thực hiện theo quy định áp dụng đối với doanh nghiệp tại Điều 28 và Điều 29 Nghị định này.
3. Phí bảo lãnh chính phủ được tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng chính sách.
1. Ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ cho Bộ Tài chính:
a) Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng vốn và trả nợ: Định kỳ hàng quý, hàng năm, trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc mỗi quý và 20 ngày làm việc sau khi kết thúc năm tài chính, ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính về tình hình huy động, sử dụng nguồn vốn, tình hình trả nợ gốc, nợ lãi trái phiếu được bảo lãnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính để theo dõi;
b) Báo cáo tình hình thu chi tài chính: Báo cáo tài chính năm được kiểm toán sau 10 ngày làm việc kể từ khi có kết quả kiểm toán.
2. Ngoài báo cáo định kỳ, ngân hàng chính sách có trách nhiệm gửi báo cáo đột xuất về tình hình tài chính trong trường hợp cần thiết trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bộ Tài chính.
Ngân hàng chính sách có trách nhiệm thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn bằng các nguồn vốn hợp pháp của mình.
1. Trường hợp ngân hàng chính sách không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn, ngân hàng chính sách có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính 03 tháng trước ngày đến hạn trả nợ về tình hình thực tế và đề xuất phương án thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong phạm vi giá trị trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã cấp.
2. Hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu đến hạn gồm có:
a) Văn bản đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho khoản trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm các thông tin sau: Mã trái phiếu; số tiền gốc, lãi đến hạn; kỳ hạn thanh toán; tình hình tài chính của đối tượng được bảo lãnh; giải trình lý do đề nghị Bộ Tài chính thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; đề xuất thời hạn và nguồn thanh toán cho Bộ Tài chính đối với khoản nợ trái phiếu đề nghị Bộ Tài chính trả thay;
b) Báo cáo tài chính của năm thực hiện và hai năm liền kề trước đó của đối tượng được bảo lãnh.
3. Trên cơ sở đề xuất của ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án trả nợ thay đối với trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, cụ thể như sau:
a) Điều kiện trả nợ thay;
b) Giá trị và số kỳ trả nợ thay;
c) Nguồn trả nợ thay.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ cho người sở hữu trái phiếu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Bộ Tài chính thực hiện đình chỉ việc phát hành trái phiếu được bảo lãnh của ngân hàng chính sách trong các trường hợp sau:
a) Ngân hàng chính sách không thực hiện phát hành theo đúng phương án phát hành trái phiếu được bảo lãnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và thông báo phát hành của Bộ Tài chính;
b) Lãi suất phát hành trái phiếu được bảo lãnh vượt quá khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo;
c) Khối lượng phát hành trái phiếu được bảo lãnh vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Việc đình chỉ phát hành được áp dụng đối với đợt phát hành có vi phạm nêu tại Điều này (nếu chưa tổ chức phát hành) và các đợt phát hành tiếp theo (nếu có) thuộc hạn mức phát hành trái phiếu được bảo lãnh đã được phê duyệt của ngân hàng chính sách. Ngân hàng chính sách phải thực hiện ngay việc đình chỉ phát hành trái phiếu được bảo lãnh khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính.
3. Đối với việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, ngân hàng chính sách có trách nhiệm nhận nợ bắt buộc đối với khoản nợ trái phiếu đã được Bộ Tài chính thanh toán quy định tại Điều 54 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ không tiếp tục bảo lãnh phát hành trái phiếu cho chương trình, đề án phát hành mới nếu ngân hàng chính sách không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn cho Bộ Tài chính các khoản nợ trái phiếu đã được Bộ Tài chính thanh toán quy định tại khoản 3 Điều này.
ISSUANCE OF GOVERNMENT GUARANTEES TO BANKS FOR SOCIAL POLICIES AND MANAGEMENT THEREOF
Section 1. APPRAISAL, APPROVAL AND ISSUANCE OF GOVERNMENT GUARANTEES TO BANKS FOR SOCIAL POLICIES
Article 47. Application for a government guarantee for bond issue
1. The application for a government guarantee for an issue of bonds in the domestic market, made by the bank for social policies.
2. The scheme for bond issuance, including the following contents:
a) The needs for funds for execution of preferential credit programs according to the credit growth limit approved by the Prime Minister, including funds from issuance of guaranteed bonds;
b) The plan for raising funds for execution of preferential credit programs, including funds from issuance of guaranteed bonds;
c) Terms and conditions of bonds, including the quantity of bonds to be issued, term (01 year and longer), method for payment of bond principal and interest;
d) The plan for issuing bonds and using funds from issuance of bonds;
dd) The plan for using and managing funds from issuance of bonds, and repurchase and swap of guaranteed bonds (if any);
e) The plan for payment of bond principal and interest when they are due;
g) The obligor’s commitments to bondholders;
h) The finance of the bank for social policies over 03 years preceding the planning year, including owner’s equity, total assets, total funds raised, total revenue, total expense, difference between revenue and expense, provision of subsidies on interest rate difference and state management fees imposed upon the bank for social policies;
i) The raising and use of funds for execution of dedicated credit programs of each of the 03 years preceding the planning year, specifying:
- Total funds raised each year, sorted by source, including: funds from state budget, funds from issuance of guaranteed bonds and other sources; recovered loans; funds carriedforward from the preceding year.
- The use of funds in each year, including: repayment of due debts (including payment of principal of guaranteed bonds); execution of dedicated credit programs (opening balance, loans granted in the year, loans collected in the year and ending balance); funds carriedforward to the succeeding year and other used funds.
k) The issuance, payment of principal and interest of guaranteed bonds, and outstanding bonds over 03 years preceding the planning year.
3. The written approval for the scheme for bond issuance given by the Management Board of the bank for social policies, or its authorized person as defined in its charter.
4. Financial statements of 02 years preceding the year before the planning year audited by the State Audit Office or an independent audit firm (if the state audit office does not take charge of auditing financial statements of such years), and financial statements of the year before the planning year approved by General Director of the bank for social policies.
5. Documents proving the eligibility for issuance of guaranteed bonds as prescribed in Clause 2 Article 5 herein:
a) The Prime Minister’s decision on implementation of the Government’s plan for investment and development credit growth;
b) Documents of the Government, the Prime Minister approving other dedicated credit programs of the State (if they are not part of the credit growth plan approved).
Article 48. Application processing, guarantee limit and issuance of government guarantee
1. Based on the application for issuance of guarantee for a bond issue and pursuant to regulations herein and relevant law regulations on bond issuance, the Ministry of Finance shall consider and comment on the bank’s scheme for bond issuance, and satisfaction of eligibility requirements for government guarantee, and submit a report to the Prime Minister for approval for the issuance of government guarantee and guarantee fee included in the annual borrowing and debt repayment plan. To be specific:
a) Within 10 working days after the Prime Minister approves the annual credit growth target, the bank for social policies (the applicant) shall submit 03 sets of application including the documents specified in Article 47 herein to the Ministry of Finance, that will inspect the adequacy and validity of the application, and request additional documents (if any);
b) Within 30 working days from the day on which adequate documents are received as prescribed in Point a Clause 1 of this Article, the Ministry of Finance shall consider and comment on the applicant’s annual plan for issuance of guaranteed bonds, and submit a report to the Prime Minister for approval.
c) A report submitted to the Prime Minister includes:
- The applicant’s eligibility for issuance of guaranteed bonds.
- The applicant’s operation and finance.
- Sources of funding for execution of dedicated credit programs and the plan for issuance of guaranteed bonds.
- The plan for using funds from issuance of guaranteed bonds.
- Proposed government guarantee limit of the planning year serving the dedicated credit programs approved by the Prime Minister.
2. The Prime Minister shall decide the limit on quantity of guaranteed bonds to be issued by the applicant in the annual public borrowing and debt repayment plan on the basis of the Government's decision on annual government guarantee limit. After the Prime Minister grants a written approval, the Ministry of Finance shall send the applicant a written notification for issuing bonds as prescribed in Article 49 herein.
3. While pending approval by the Prime Minister for the annual limit on the government guarantee for bonds issued by the applicant, the Ministry of Finance shall notify the applicant of the provisional limit on quantity guaranteed bonds to be issued in the first quarter of the planning year, which must not exceed the principal of guaranteed bonds to mature in the first quarter and the proposed guarantee limit. The notification shall be sent before December 31 of the year preceding the planning year.
4. The Ministry of Finance shall carry out procedures for confirmation of guarantor’s liability regarding the issued guaranteed bonds after receiving the applicant’s report on the bond issue as prescribed in Clause 4 Article 49 herein.
Section 2. ISSUING GUARANTEED BONDS AND MANAGING FUNDS FROM ISSUANCE OF GUARANTEED BONDS BY A BANK FOR SOCIAL POLICIES
Article 49. Issuance and payment of bonds
1. According to the Ministry of Finance’s notification of issuance limit specified in Clause 3 Article 48 herein, the plan for disbursement of funds for dedicated credit programs and plan for repayment of mature guaranteed bonds, the relevant bank for social policies shall submit its annual bond issuance plan, which is divided into quarters, to the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall send a written notification if it does not consent with the bank’s bond issuance plan.
2. The bank for social policies shall organize the issuance of guaranteed bonds in the form of bidding in accordance with applicable law regulations on Government’s issuance of debt instruments.
3. Quantity and interest rate of guaranteed bonds:
a) The quantity of bonds to be issued in each bond issue shall be decided by the bank for social policies on the basis of the issued guarantee limit, the plan registered with the Ministry of Finance as prescribed in Clause 1 of this Article, and conditions, ability for raising funds in the market. If the actual quantity of bonds issued in the quarter does not reach the issuance limit registered with the Ministry of Finance, the difference may be carried forward to the succeeding quarter. If the quarter’s quantity of bonds to be issued has to be increased, a written notification shall be sent to the Ministry of Finance 10 working days before the planned date of issuance;
b) The interest rate is decided by the bank for social policies according to the market developments at the issuance period and the bracket of interest announced by the Ministry of Finance.
4. Within 05 working days from the end of each issue, the bank for social policies shall submit a report to the Ministry of Finance in order for the Ministry of Finance to determine the actual guarantor’s liability as prescribed by law. Based on the bank’s report, the Ministry of Finance shall issue a confirmation of guarantor’s liability regarding the issued guaranteed bonds on a quarterly basis.
5. Fees for issuance and payment of bonds shall be covered by the relevant bank for social policies in accordance with applicable laws.
6. Government-guaranteed bonds issued by banks for social policies shall be registered and deposited at Vietnam Securities Depository; listed and traded at Stock Exchanges in accordance with applicable law regulations on registration, depository, listing and trading of Government debt instruments.
7. Repurchase and swap of government-guaranteed bonds:
a) A bank for social policies may repurchase or swap government-guaranteed bonds in order to serve its debt restructuring. Repurchase and swap of guaranteed bonds must be carried out openly, transparently and in conformity with market rules;
b) Before repurchasing or swapping bonds, the relevant bank for social policies shall formulate and submit its plan for repurchase or swap of guaranteed bonds to the Prime Minister for approval. A plan for repurchase or swap of guaranteed bonds includes: purpose of repurchase or swap; terms and conditions of bonds to be repurchased or swapped; planned date of repurchase or swap; funds for repurchase or swap bonds; estimated outstanding bonds guaranteed by the government after repurchase or swap; c) At least 10 working days before the planned date of repurchase or swap, the bank for social policies shall request the Ministry of Finance in writing to notify the bracket of interests on repurchased bonds or discount rates on swapped bonds;
d) Within 10 working days from the end of each repurchase or swap of guaranteed bonds according to the plan approved by the Prime Minister, the bank for social policies shall submit a report to the Ministry of Finance on results of its repurchase or swap of guaranteed bonds in order for the Ministry of Finance to determine and adjust the actual liability of the guarantor;
dd) The bank for social policies shall arrange funds and cover fees for carrying out the repurchase or swap of guaranteed bonds;
e) Procedures for repurchase or swap of government-guaranteed bonds shall be performed in accordance with the Minister of Finance’s guidance on repurchase and swap of Government debt instruments.
Article 50. Using funds from issuance of bonds
1. Each bank for social policies shall record, manage and use proceeds from the issuance of guaranteed bonds in accordance with its Regulation on financial management and bond issuance scheme approved by the Prime Minister as prescribed in Clause 3 Article 48 herein.
2. The bank for social policies must not provide collateral for issuing guaranteed bonds according to the bond issuance scheme approved by the Prime Minister.
3. The bank for social policies shall manage and use funds from the issuance of guaranteed bonds in conformity with applicable law regulations on issuance and management of government guarantees.
Article 51. Government guarantee fee charged to banks for social policies
1. The government guarantee fee charged to a bank for social policies is 0.25%/year of outstanding guaranteed bonds.
2. Collection, transfer and use of guarantee fees paid by banks for social policies shall be performed in accordance with provisions in Article 28 and Article 29 herein.
3. A bank for social policies may aggregate guarantee fee paid in its operating expenses.
1. The bank for social policies shall submit the following periodic reports to the Ministry of Finance:
a) Report on used funds and debt repayment: Within 10 working days from the end of each quarter and within 20 working days from the end of the fiscal year, the bank for social policies shall send the Ministry of Finance a report on the raised and used funds, principal and interest payment, which is made according to the Ministry of Finance's guidance;
b) Report on financial management: The audited annual financial statement within 10 working days from the day on which the audit report is available.
2. Apart from the periodic reports, the bank for social policies must also submit ad hoc report on financial management within 10 working days from the receipt of written request from the Ministry of Finance.
Section 3. MEASURES FOR GUARANTEEING REPAYMENT OF GUARANTEED BONDS BY BANKS FOR SOCIAL POLICIES
Article 53. Payment of bonds by banks for social policies
Banks for social policies shall pay the bond principal and interest upon their maturity date by their legal sources of funding.
Article 54. Guarantor’s obligations
1. If the bank for social policies becomes insolvent or is unable to fully pay the bond principal and interest when they are due, at least 03 months before the maturity date of the bonds, it must send the Ministry of Finance a report on its actual financial status and proposed plan for fulfilling payment obligations regarding the issued guaranteed bonds.
2. Documents requesting the Ministry of Finance to pay mature bonds include:
a) A document requesting the Ministry of Finance to pay principal and interest of guaranteed bonds upon their maturity date, specifying: Bond's code; the sum of mature principal and interest; payment period; the obligor's financial health; reasons for requesting the Ministry of Finance to pay debts; proposed period and funds for paying debts to the Ministry of Finance;
b) The obligor’s financial statement of the requesting year, and of 02 previous years.
3. Based on the request of the bank for social policies, the Ministry of Finance shall consider and submit a report to the Prime Minister on the plan for payment of guaranteed bond principal and interest on behalf of the bank, including:
a) Conditions for debt payment by the Ministry of Finance;
b) Amounts and periods of debt payment by the Ministry of Finance;
c) Funds for paying debts.
4. The Ministry of Finance shall make payment to bondholders according to the Prime Minister's decision.
Article 55. Managing risks associated with banks for social policies
1. The Ministry of Finance shall suspend issuance of guaranteed bonds by a bank for social policies in the following cases:
a) The bank for social policies does not adhere to the plan for issuance of guaranteed bonds approved by the Prime Minister and the notification of the Ministry of Finance;
b) Interest rate of guaranteed bonds exceeds the bracket notified by the Ministry of Finance;
c) The quantity of guaranteed bonds issued exceeds limit approved by the Prime Minister.
2. The bank for social policies that commits any of the violation specified in this Article during an issue of guaranteed bonds will have it and the next issues suspended. The bank for social policies shall immediately suspend the issuance of guaranteed bonds as soon as the notification is received from the Ministry of Finance.
3. In case of failure to fulfill payment obligations for government-guaranteed bonds, the bank for social policies shall receive debts regarding the bonds paid by the Ministry of Finance as prescribed in Article 54 herein and relevant law regulations.
4. The Ministry of Finance shall request the Prime Minister to refuse applications submitted by a bank for social policies for the government guarantee for new bond issuance programs/ schemes if it fails to fully pay debts as prescribed in Clause 3 of this Article to the Ministry of Finance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực