Chương I Nghị định 91/2018/NĐ-CP: Các quy định chung
Số hiệu: | 91/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 09/07/2018 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hạn mức bảo lãnh Chính phủ
Ngày 26/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Theo đó, hạn mức bảo lãnh Chính phủ được quy định như sau:
- Đối với doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh trong một giai đoạn 05 năm, hằng năm.
- Bộ Tài chính chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
- Đối với hạn mức bảo lãnh 05 năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh 05 năm tiếp theo phải đề xuất với Bộ Tài chính trước ngày 30/6 năm thứ năm của giai đoạn trước.
- Đối với hạn mức bảo lãnh hằng năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có nhu cầu được cấp bảo lãnh trong năm kế hoạch, gửi văn bản đăng ký cho Bộ Tài chính trước ngày 30/6 của năm liền kề trước đó.
Nghị định 91/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, bao gồm:
1. Thẩm định, phê duyệt và cấp bảo lãnh Chính phủ.
2. Quản lý bảo lãnh Chính phủ.
3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Đối tượng áp dụng của Nghị định này gồm:
1. Đối tượng được bảo lãnh.
2. Người bảo lãnh.
3. Người nhận bảo lãnh.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Ngoài các từ ngữ đã được quy định trong Luật Quản lý nợ công, trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước là chương trình huy động, cho vay và tái cơ cấu nợ của ngân hàng chính sách bao gồm Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng là tổ chức được ủy quyền để tiếp nhận, xác nhận việc đã nhận được các hồ sơ tố tụng liên quan đến Thư bảo lãnh Chính phủ và chuyển toàn bộ hồ sơ tố tụng cho Bộ Tài chính.
3. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là tổng nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) so với tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
4. Hệ số khả năng thanh toán nhanh là hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản ngắn hạn so với tổng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
5. Hệ số trả nợ dài hạn là hệ số phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn, được tính bằng tỷ lệ giữa tổng tài sản dài hạn so với tổng nợ dài hạn của doanh nghiệp.
6. Hệ số trả nợ bình quân 05 năm đầu là bình quân các hệ số trả nợ vay trong 05 năm đầu tiên khi dự án đi vào hoạt động theo Bảng phân tích dòng tiền của dự án.
7. Ngân hàng phục vụ là ngân hàng nơi đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp mở tài khoản dự án, tài khoản vay, trả nợ nước ngoài và thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới việc giám sát rút vốn, trả nợ, tài sản bảo đảm của dự án vay vốn được Chính phủ bảo lãnh.
8. Nghĩa vụ thanh toán là các khoản phải trả gồm nợ gốc, nợ lãi theo quy định trong thỏa thuận vay cụ thể, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và được nêu trong Thư bảo lãnh.
9. Người bảo lãnh là Chính phủ, do Bộ Tài chính là đại diện chính thức hay còn gọi là cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Quản lý nợ công.
10. Người nhận bảo lãnh là người có quyền thụ hưởng Thư bảo lãnh do Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ phát hành. Người nhận bảo lãnh bao gồm người cho vay, người sở hữu trái phiếu và những người nhận chuyển nhượng, những người nhận chuyển giao hợp pháp của người cho vay, người sở hữu trái phiếu và được gọi chung là Bên cho vay trong các thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu.
11. Người nhận chuyển nhượng, chuyển giao của đối tượng được bảo lãnh là người nhận toàn bộ hoặc một phần các quyền và nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh trong giao dịch chuyển nhượng khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, được người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh chấp thuận.
12. Phát hành trái phiếu là việc phát hành công cụ nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện tại thị trường trong nước bằng đồng nội tệ.
13. Tài khoản dự án là tài khoản bằng đồng Việt Nam do đối tượng được bảo lãnh mở tại Ngân hàng phục vụ và đăng ký bằng văn bản với Bộ Tài chính.
14. Thư bảo lãnh là văn bản về bảo lãnh Chính phủ được thực hiện dưới các hình thức thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc văn bản bảo lãnh.
1. Điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Quản lý nợ công, cụ thể như sau:
a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập hợp pháp tại Việt Nam và có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 03 năm trước ngày nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh, đề nghị cấp bảo lãnh;
b) Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh, gồm nợ quá hạn với cơ quan cho vay lại được quy định tại khoản 2 Điều 33 Luật Quản lý nợ công, nợ quá hạn với Quỹ Tích lũy trả nợ, nợ quá hạn với bên cho vay đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, nợ quá hạn với các tổ chức tín dụng khác.
d) Có phương án tài chính dự án khả thi được Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 20 Nghị định này;
đ) Có tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu cụ thể theo tiến độ thực hiện dự án;
e) Trong trường hợp phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phát hành chứng khoán ra công chứng theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Điều kiện được cấp bảo lãnh Chính phủ đối với ngân hàng chính sách thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý nợ công.
1. Đối với dự án do Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, mức bảo lãnh là trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu tối đa 70% tổng mức đầu tư theo Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
2. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, mức bảo lãnh là trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu tối đa 60% tổng mức đầu tư theo Quyết định đầu tư.
3. Mức bảo lãnh Chính phủ đối với trái phiếu do ngân hàng chính sách phát hành là tối đa 100% hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Điều 48 Nghị định này.
1. Thư bảo lãnh do Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ cấp và quản lý. Bộ Tài chính chỉ cấp Thư bảo lãnh, không cấp Thư tái bảo lãnh.
2. Thư bảo lãnh được phát hành một lần duy nhất cho từng khoản vay, từng đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp và không vượt quá tổng mức dự kiến bảo lãnh cho khoản vay, phát hành trái phiếu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho dự án đầu tư. Riêng đối với các ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh hàng quý theo khối lượng trái phiếu thực tế phát hành.
3. Bộ Tài chính phát hành văn bản riêng đối với việc sửa đổi, bổ sung Thư bảo lãnh theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
4. Nội dung bắt buộc có trong Thư bảo lãnh gồm:
a) Người bảo lãnh;
b) Đối tượng được bảo lãnh;
c) Dẫn chiếu các hợp đồng thương mại liên quan, thỏa thuận vay hoặc thông tin về khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
d) Số tiền vay được bảo lãnh, loại tiền vay được bảo lãnh;
đ) Cam kết của Bộ Tài chính đối với người nhận bảo lãnh về các nghĩa vụ của Đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính;
e) Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận bảo lãnh;
g) Thời hạn hiệu lực và thu hồi Thư bảo lãnh;
h) Luật điều chỉnh và cơ quan, địa điểm, ngôn ngữ được sử dụng trong giải quyết các tranh chấp;
i) Địa điểm, ngày, tháng, năm ký phát hành Thư bảo lãnh.
5. Những nội dung khác của Thư bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng không trái với các quy định pháp luật của Việt Nam.
6. Thư bảo lãnh có hiệu lực từ ngày phát hành đến ngày đối tượng được bảo lãnh hoặc người bảo lãnh hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán được bảo lãnh đối với người nhận bảo lãnh theo các điều kiện ghi trong thỏa thuận vay hoặc điều khoản, điều kiện của trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
1. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ được xác định cụ thể đối với doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh trong một giai đoạn 05 năm, hằng năm.
2. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
1. Hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm là một chỉ tiêu của kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, được Bộ Tài chính xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Luật Quản lý nợ công.
2. Căn cứ nhu cầu vay vốn do các đối tượng được bảo lãnh đề xuất và trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, mục tiêu về vay, trả nợ công 05 năm giai đoạn trước liền kề và mục tiêu, chỉ tiêu an toàn nợ công, định hướng, giải pháp quản lý nợ công an toàn, bền vững giai đoạn 05 năm tiếp theo, Bộ Tài chính tổng hợp, xây dựng hạn mức bảo lãnh chính phủ 05 năm phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của Chính phủ.
3. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có nhu cầu vay vốn, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 05 năm tiếp theo có trách nhiệm đề xuất với Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của giai đoạn trước. Nội dung đề xuất gồm:
a) Tên dự án đầu tư;
b) Trị giá vay cho từng dự án (nếu có);
c) Hình thức vay (khoản vay, khoản phát hành trái phiếu);
d) Thời gian dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh và thực hiện.
4. Ngân hàng chính sách căn cứ chiến lược hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tình hình triển khai các chương trình tín dụng chính sách trong 05 năm giai đoạn trước liền kề, đề xuất kế hoạch phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 05 năm tiếp theo để thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước gửi Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 năm thứ năm của giai đoạn trước. Nội dung đề xuất bao gồm:
a) Tình hình thực hiện các chương trình tín dụng chính sách trong 05 năm giai đoạn trước liền kề, dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu từng năm;
b) Cơ cấu nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, trong đó có nguồn trái phiếu Chính phủ bảo lãnh; tình hình phát hành và thanh toán trả nợ gốc, lãi trái phiếu Chính phủ bảo lãnh;
c) Dự kiến kế hoạch tăng trưởng tín dụng chính sách, cơ cấu nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, trong đó có nguồn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong 05 năm tiếp theo;
d) Dự kiến khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, kế hoạch trả nợ gốc lãi trong 05 năm tiếp theo.
5. Việc điều chỉnh hạn mức bảo lãnh chính phủ 05 năm nằm trong phương án điều chỉnh các chỉ tiêu an toàn nợ công do Chính phủ xây dựng trình Quốc hội xem xét, quyết định và thực hiện theo quy định của khoản 6 Điều 22 Luật Quản lý nợ công.
1. Hạn mức bảo lãnh chính phủ hàng năm là một chỉ tiêu trong kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm, được Bộ Tài chính xây dựng, báo cáo Chính phủ quyết định theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 24 Luật Quản lý nợ công.
2. Căn cứ hạn mức bảo lãnh Chính phủ 05 năm, nhu cầu và khả năng huy động vốn vay, Bộ Tài chính xây dựng hạn mức bảo lãnh chính phủ năm kế hoạch, trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 của năm liền kề trước năm kế hoạch và được thực hiện vào năm kế hoạch sau khi được Chính phủ phê duyệt.
3. Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này, có nhu cầu đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trong năm kế hoạch phải gửi văn bản đăng ký cho Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 6 của năm liền kề trước đó, gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên dự án đầu tư;
b) Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ trong năm kế hoạch và dự kiến hai năm tiếp theo đối với dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh;
c) Số tham chiếu và ngày của văn bản phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ;
d) Số rút vốn, trả nợ dự kiến trong năm kế hoạch và hai năm tiếp theo của các khoản vay, khoản phát hành đã được cấp bảo lãnh và dự kiến được cấp bảo lãnh Chính phủ;
đ) Tên dự án đã được phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh và các thông tin nêu tại điểm b, c và d khoản này dự kiến đề nghị cấp bảo lãnh trong hai năm tiếp theo năm kế hoạch.
4. Ngân hàng chính sách căn cứ vào chỉ tiêu tăng trưởng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước dự kiến, kế hoạch huy động vốn, cho vay, trả nợ, dự toán cấp bù chênh lệch lãi suất gửi văn bản đề xuất cấp bảo lãnh cho Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 10 của năm liền kề năm kế hoạch, gồm các nội dung chính sau đây:
a) Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm kế hoạch;
b) Nhu cầu huy động và sử dụng vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách năm kế hoạch, trong đó bao gồm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu chính phủ bảo lãnh;
c) Dự kiến nhu cầu phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh năm kế hoạch.
5. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh kế hoạch cấp bảo lãnh chính phủ đã đăng ký trong năm kế hoạch, đối tượng được bảo lãnh phải có văn bản gửi Bộ Tài chính và nêu rõ lý do của việc điều chỉnh
This Decree deals with the issuance and management of government guarantees, including:
1. Appraisal, approval and issuance of government guarantees.
2. Management of government guarantees.
3. Responsibility of authorities, organizations and individuals involved in issuing and managing government guarantees.
This Decree applies to:
1. The obligor.
2. The guarantor.
3. The obligee.
4. Regulatory authorities, organizations and individuals involved in issuing and managing government guarantees.
Article 3. Interpretation of terms
For the purposes of this Decree, these terms, in addition to the terms interpreted in the Law on public debt management, are construed as below:
1. “preferential credit programs” refer to capital mobilization, lending and debt restructuring programs provided by banks for social policies, including Vietnam Development Bank and Vietnam Bank for Social Policies, in accordance with applicable laws.
2. “recipient of documents in legal proceedings” refers to an organization authorized to receive and certify the receipt of documents of legal proceedings against a letter of guarantee issued by the Government, and forward all those documents to the Ministry of Finance.
3. “debt-to-equity ratio” means an enterprise’s total debt (including short-term debts and long-term debts) to total equity.
4. “quick ratio” is an indicator measuring an enterprise’s ability to meet its short-term obligations, and calculated by dividing its current assets by its current liabilities.
5. “long-term debt coverage ratio” is an indicator measuring an enterprise’s ability to meet its long-term obligations, and calculated by dividing its long-term assets by its long-term liabilities.
6. “average DSCR within 05 first years” is an average of debt-service coverage ratios within the first 05 years after a project is put into operation according to its cash flow statement.
7. “Serving Bank” refers to the bank where the obligor, that is an enterprise, opens a Project Account, foreign borrowing account or foreign debt repayment account, and performs obligations related to funding withdrawal, debt repayment and collateral of a project using loans guaranteed by the Government.
8. “payment obligations” mean amounts payable, including principals and interests as defined in a specific loan agreement, or bonds issued under the Government’s guarantee, and specified in the Letter of guarantee.
9. “guarantor” refers to the Government whose official representative is the Ministry of Finance, also called as the giver of a guarantee as prescribed in Clause 1 Article 48 of the Law on public debt management.
10. “obligee” refers to a person who acts as the beneficiary of the Letter of guarantee issued by the Ministry of Finance on behalf of the Government. The obligee may be a lender, or a bondholder, or their assignee or transferee, and is called as the Lender in loan agreements or bond issuance agreements.
11. “the obligor’s assignee or transferee” refers to an entity that receives entire or partial rights and obligations of the obligor through the transfer of a government-guaranteed loan, or a quantity of government-guaranteed bonds, performed with the approval by both the guarantor and the obligee.
12. “bond issuance” refers to an issuance of debt instrument in domestic market by companies or state-owned banks for social policies in local currency.
13. “Project Account” means an account in VND which is opened by the obligor at the Serving Bank and registered in writing with the Ministry of Finance.
14. “letter of guarantee” refers to a document concerning the government guarantee issued in the form of a letter of guarantee, guarantee contract or written commitment.
Article 4. Entities of government guarantees
The entities prescribed in Article 41 of the Law on public debt management are eligible for government guarantee if they satisfy all of the requirements specified in Article 5 herein.
Article 5. Eligibility requirements for a government guarantee
1. An enterprise wishing to get a government guarantee for executing an investment project is required to satisfy all requirements specified in Clause 1 Article 43 of the Law on public debt management. To be specific:
a) It must have a legal status, is duly established under the law of Vietnam and has been continuously operating for at least 03 years before the date of submission of an application for approval for its proposal for government guarantee or an application for issuance of government guarantee;
b) It has not incurred any loss for the last 03 consecutive years according to the auditor’s report, except the loss incurred during the implementation of state policies as approved by a competent authority;
c) It has no overdue debt at the date of application for a government guarantee, including overdue debts owed to institutions under on-lending agreements as laid down in Clause 2 Article 33 of the Law on public debt management, overdue debts owed to the Accumulation Fund for Debt Payment, overdue debts owed to lenders of government-guaranteed loans, and those owed to other credit institutions.
d) It has a feasible financial plan which has been duly appraised and submitted by the Ministry of Finance to the Prime Minister for approval as prescribed in Clause 1 Article 15 and Clause 1 Article 20 herein;
dd) Its ratio of owner’s equity to total investment of the project is at least 20% as approved by a competent authority, accompanied by the plan for allocation of owner’s equity according to the progress of the project;
e) In case of bond issuance, the enterprise is also required to meet eligibility requirements for public offering of bonds in accordance with applicable law regulations on securities and securities market.
2. A state bank for social policies wishing to get a government guarantee for implementing preferential credit programs must fulfill the eligibility requirements laid down in Clause 2 Article 43 of the Law on public debt management.
1. With regard to a project of which the investment policy is approved by the National Assembly, or the Government, the guaranteed amount equals the loan principal, or the price of bonds issued, but does not exceed 70% of total investment as defined in the investment decision issued by a competent authority.
2. With regard to a project in which investment is decided by the Prime Minister, the guaranteed amount equals the loan principal, or the price of bonds issued, but does not exceed 60% of total investment specified in the investment decision.
3. The maximum guaranteed amount for bonds issued by a bank for social policies is 100% of the limit on quantity of government-guaranteed bonds issued with the approval by the Prime Minister under regulations in Article 48 herein.
Article 7. Letter of guarantee
1. Letters of guarantee are issued and managed by the Ministry of Finance on behalf of the Government. The Ministry of Finance takes charge of issuing Letters of guarantee but Letters of re-guarantee.
2. The only letter of guarantee is issued for each loan, or each bond issue, and specifies a guaranteed amount not exceeding the guarantee limit estimated for such loan or bond issue as approved by the Prime Minister. With regard to banks for social policies, the Ministry of Finance shall certify the guaranteed obligations for each quarter according to the quantity of bonds actually issued.
3. The Ministry of Finance issues a specific document to amend or modify a letter of guarantee as prescribed in Article 26 herein.
4. Main contents of a letter of guarantee:
a) The guarantor;
b) The obligor;
c) Reference contents about the related commercial contract or loan agreement, or information concerning the quantity of guaranteed bonds (if any);
d) Borrowed amount and currency of the guaranteed loan;
dd) The Ministry of Finance’s commitment to the obligee to fulfill its obligations and those of the obligor;
e) Rights, benefits and responsibilities of the obligee;
g) Effect and revocation of a letter of guarantee;
h) Governing laws and in-charge authority, location and language used in solving disputes;
i) Place and date of signing the letter of guarantee.
5. A letter of guarantee may contain other agreements made by the concerned parties in conformity with regulations of Vietnam law.
6. A letter of guarantee becomes effective from the date of issue until the obligor, or the guarantor, fulfills all of payment obligations towards the obligee according to terms and conditions specified in the loan agreement, or terms and conditions of government-guaranteed bonds.
Article 8. Government guarantee limits
1. Government guarantee limits are determined for enterprises and state banks for social policies for a 05-year period or every year.
2. The Ministry of Finance shall take charge of determining specific limits on government guarantees in the 05-year and annual plans for public borrowing and debt repayment, which must be submitted to competent authorities for considering approval in accordance with regulations of the Law on public debt management.
Article 9. Five-year government guarantee limit
1. The 05-year government guarantee limit is an indicator of the 05-year public borrowing and debt repayment plan, established and reported by the Ministry of Finance to the Government for submission to the National Assembly for decision in accordance with regulations in Point b Clause 1 Article 22 of the Law on public debt management.
2. Based on borrowing demands of eligible entities and analysis on public debt safety indicators, objectives of the previous 05-year public borrowing and debt repayment plan, and objectives, public debt safety indicators, orientations and solutions for safe and sustainable management of public debts for the following 05-year period, the Ministry of Finance shall consolidate and set up the 05-year government guarantee limit in conformity with the Government’s 05-year socio – economic development plan.
3. Any enterprise that wishes to apply for a loan or an issuance of government-guaranteed bonds in the following 05-year period for executing its investment project shall submit an application for government guarantee to the Ministry of Finance by June 30 of the fifth year of the previous 05-year period. Such application includes:
a) Name of the investment project;
b) Borrowed amounts for each project (if any);
c) Form of loan (loan or bonds issued);
d) The estimated period for which the government guarantee is applied for and project’s execution period.
4. Every bank for social policies shall, based on its operating strategy approved by the Prime Minister and its implementation of preferential credit programs in the previous 05-year period, submit the plan for issuance of government-guaranteed bonds in the following 05-year period for implementing preferential credit programs to the Ministry of Finance by June 30 of the fifth year of the previous 05-year period. Such plan includes:
a) The report on the implementation of preferential credit programs in the previous 05-year period, credit outstanding balance and annual bad debt ratio;
b) Sources of funding for implementing preferential credit programs, including funding from issuance of government-guaranteed bonds; the issuance and payment of bond principal and interest;
c) The preferential credit growth plan and sources of funding for implementing preferential credit programs, including funding from issuance of government-guaranteed bonds, in the following 05-year period;
d) Estimated quantity of government-guaranteed bonds to be issued, and the plan for payment of bond principal and interest in the following 05-year period.
5. Adjusting the 05-year government guarantee limit is included in the plan for adjustment of public debt safety indicators which is formulated and submitted by the Government to the National Assembly for consideration in conformity with regulations in Clause 6 Article 22 of the Law on public debt management.
Article 10. Annual government guarantee limit
1. The annual government guarantee limit is an indicator of the annual public borrowing and debt repayment plan, established and reported by the Ministry of Finance to the Government for submission to the National Assembly for decision in accordance with regulations in Point b Clause 4 Article 24 of the Law on public debt management.
2. Based on the 05-year government guarantee limit, borrowing demand and fund raising capacity, Ministry of Finance shall establish and submit the limit on government guarantees issued in the planning year to the Government for consideration by November 30 of the year preceding the planning year. This government guarantee limit shall apply in the planning year upon the approval given by the Government.
3. If an enterprise that has the proposal for government guarantee approved by a competent authority under regulations in Article 13 herein wishes to apply for issuance of the government guarantee in the planning year for implementing its investment project, it must submit an application for issuance of government guarantee to the Ministry of Finance by June 30 of the previous year. Such application includes:
a) Name of the investment project;
b) Borrowed amounts or value of the quantity of bonds to be issued under the government guarantee in the planning year and those in the following two years if the project has its proposal for government guarantee approved by the Prime Minister;
c) Reference number and date of the written approval for the proposal for government guarantee;
d) Amounts of money withdrawn or used to pay debts in the planning year and in the following two years, from the loan or the issuance of bonds granted or to be granted government guarantee;
dd) Name of the project for which the proposal for government guarantee has been approved, accompanied by the information specified in Points b, c and d of this Clause, and the issuance of government guarantee in two years following the planning year is applied for.
4. Every bank for social policies shall, based on the Government's planned growth indicator in loan capital for investment and development, capital mobilization plan, lending plan, debt repayment plan and estimated amounts for offsetting interest rate difference, submit an application for issuance of government guarantee to the Ministry of Finance by October 30 of the year preceding the planning year. Such application includes:
a) The planned credit growth in the planning year;
b) The demand for raising and using funds for implementing preferential credit programs in the planning year, including funding from issuance of government-guaranteed bonds;
c) The planned quantity of government-guaranteed bonds to be issued in the planning year.
5. If it needs to modify the application for issuance of government guarantee submitted in the planning year, the obligor must submit a written request for modification, which specifies reasons thereof, to Ministry of Finance.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực