Chương II Nghị định 91/2018/NĐ-CP: Cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư
Số hiệu: | 91/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 26/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 09/07/2018 | Số công báo: | Từ số 767 đến số 768 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về hạn mức bảo lãnh Chính phủ
Ngày 26/6/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
Theo đó, hạn mức bảo lãnh Chính phủ được quy định như sau:
- Đối với doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh trong một giai đoạn 05 năm, hằng năm.
- Bộ Tài chính chủ trì xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
- Đối với hạn mức bảo lãnh 05 năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh 05 năm tiếp theo phải đề xuất với Bộ Tài chính trước ngày 30/6 năm thứ năm của giai đoạn trước.
- Đối với hạn mức bảo lãnh hằng năm: doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư có nhu cầu được cấp bảo lãnh trong năm kế hoạch, gửi văn bản đăng ký cho Bộ Tài chính trước ngày 30/6 của năm liền kề trước đó.
Nghị định 91/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Doanh nghiệp đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ nộp cho Bộ Tài chính trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính các hồ sơ sau:
1. Văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp (bản chính).
2. Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của chủ dự án đầu tư (bản sao có chứng thực).
3. Các văn bản về dự án đầu tư có liên quan (bản sao có chứng thực):
a) Quyết định chủ trương đầu tư kèm theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Quyết định đầu tư kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hoặc
b) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).
4. Báo cáo của doanh nghiệp đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ về tình hình hoạt động và dự án dự kiến vay vốn (bản chính), bao gồm các nội dung:
a) Tình hình hoạt động chung của doanh nghiệp (trong đó có danh sách các cổ đông, cá nhân góp vốn từ 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên) và hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực của dự án đề nghị cấp bảo lãnh;
b) Nguồn vốn cho dự án (nêu rõ số tiền cụ thể của từng nguồn vốn: vốn chủ sở hữu, vốn vay hoặc phát hành trái phiếu và tỷ trọng của từng nguồn); tiến độ góp vốn của chủ sở hữu;
c) Mục đích vay, phát hành trái phiếu;
d) Thời gian dự kiến vay, phát hành trái phiếu (thời gian bắt đầu trả gốc, lãi), thời gian rút vốn và thực hiện dự án;
đ) Phương án sử dụng và quản lý khoản vay, khoản phát hành trái phiếu;
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi và các loại phí và chi phí khi đến hạn, bao gồm nguồn từ dòng tiền hoạt động của dự án và nguồn trả nợ dự phòng thay thế (nếu có);
g) Phương án tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
5. Phương án bố trí vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% trong tổng mức đầu tư của dự án kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm trong thời kỳ xây dựng theo tiến độ thực hiện dự án.
6. Báo cáo tài chính 03 năm liền kề gần nhất với thời điểm gửi hồ sơ thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh đã được kiểm toán (bản sao có chứng thực) của:
a) Doanh nghiệp đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh;
b) Công ty mẹ của doanh nghiệp đề nghị cấp bảo lãnh hoặc của các cổ đông, thành viên góp vốn (không bao gồm cổ đông, thành viên góp vốn là cá nhân) có tỷ lệ sở hữu tối thiểu 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp chưa có doanh thu từ bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào khác.
Trường hợp hồ sơ được nộp vào nửa cuối năm tài chính thì các tổ chức trên phải bổ sung báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm đã được Hội đồng Quản trị, Hội đồng thành viên hoặc người được ủy quyền phê duyệt theo điều lệ của doanh nghiệp đó.
1. Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ sau khi doanh nghiệp đã cung cấp đủ các hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này và trước khi đàm phán thỏa thuận vay hoặc chuẩn bị hồ sơ pháp lý phát hành trái phiếu theo quy định.
2. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh từ doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này, Bộ Tài chính xem xét hồ sơ gồm các nội dung chính sau:
a) Tính hợp lệ của hồ sơ cung cấp;
b) Đáp ứng các điều kiện về đối tượng được bảo lãnh quy định tại Điều 41 Luật Quản lý nợ công;
c) Đáp ứng các điều kiện được cấp bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp quy định tại Điều 43 Luật Quản lý nợ công và Nghị định này.
3. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tài chính thông báo cho doanh nghiệp trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.
4. Trường hợp cần bổ sung thông tin trong quá trình thẩm định, Bộ Tài chính lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý ngành về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý có liên quan đến dự án vay vốn đề nghị phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ. Các cơ quan có trách nhiệm trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tài chính.
5. Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định chủ trương cấp bảo lãnh và đề xuất phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ.
1. Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ trên cơ sở báo cáo kết quả thẩm định của Bộ Tài chính theo Quy chế làm việc của Chính phủ và gửi các cơ quan liên quan.
2. Trong vòng 03 năm kể từ ngày được phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ, đối tượng được phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh theo quy định tại Điều 14 hoặc Điều 19 Nghị định này gửi Bộ Tài chính. Quá thời hạn này, chủ trương cấp bảo lãnh không còn giá trị để xem xét cấp bảo lãnh.
3. Chủ trương cấp bảo lãnh chính phủ được phê duyệt là căn cứ để doanh nghiệp đàm phán với người cho vay hoặc xây dựng đề án phát hành trái phiếu nhưng không đảm bảo được cấp bảo lãnh chính phủ nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 14, Điều 19 Nghị định này tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh.
Ngoài hồ sơ đã gửi theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, người vay đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay nộp cập nhật cho Bộ Tài chính trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính các hồ sơ sau:
1. Văn bản yêu cầu khoản vay có bảo lãnh chính phủ của người cho vay gửi người vay (bản chính).
2. Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp kèm theo đề xuất ngân hàng phục vụ cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh (bản chính).
3. Các văn bản theo quy định tại Điều 11 Nghị định này nếu có bất kỳ điều chỉnh nào so với văn bản đã nộp trước đây.
4. Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và đầu tư công (trường hợp nộp cho Bộ Tài chính báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11) (bản sao có chứng thực).
5. Đề án vay (bản chính) được cập nhật ít nhất 06 tháng trước khi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ theo các nội dung nêu tại khoản 4 Điều 11 Nghị định này, đồng thời bổ sung các nội dung sau:
a) Tóm tắt trị giá và các điều kiện của khoản vay đề nghị cấp bảo lãnh theo dự thảo thỏa thuận vay đã được các bên ký tắt và các khoản vay khác (nếu có);
b) Kế hoạch rút vốn tổng thể theo quý của khoản vay;
c) Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của đối tượng được bảo lãnh về việc bố trí vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% trong tổng mức đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm trong thời kỳ xây dựng theo tiến độ thực hiện dự án.
6. Văn bản phê duyệt đề án vay được Chính phủ bảo lãnh của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bản chính).
7. Dự thảo thỏa thuận vay cuối cùng đã được các bên ký tắt hoặc thỏa thuận vay đã được ký kết, có quy định về số tiền cho vay và yêu cầu bảo lãnh chính phủ (bản sao có chứng thực).
8. Báo cáo tài chính 03 năm liền kề gần nhất với thời điểm gửi hồ sơ thẩm định cấp bảo lãnh đã được kiểm toán theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định này (bản sao có chứng thực). Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm trường hợp thời điểm đề nghị cấp bảo lãnh vào nửa cuối năm tài chính.
9. Báo cáo chi tiết của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam về tình hình tín dụng của doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh chính phủ (bản in có đóng dấu của ngân hàng cung cấp thông tin).
10. Văn bản cam kết theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này (bản chính) kèm theo xác nhận của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ hoặc tổ chức, cá nhân góp vốn từ 65% vốn điều lệ trở lên về việc đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị bảo lãnh chính phủ gặp khó khăn trong việc trả nợ.
11. Văn bản cam kết của các tổ chức và cá nhân sở hữu cổ phần hoặc vốn góp từ 5% vốn điều lệ thực góp trở lên về việc cùng nhau nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ thực góp trong suốt thời gian bảo lãnh có hiệu lực, kèm theo danh sách các cổ đông, cá nhân nói trên (đối với công ty cổ phần).
12. Các văn bản chứng minh dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
1. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu tại Điều 14 Nghị định này, Bộ Tài chính thông báo cho đối tượng được bảo lãnh để bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm bổ sung hồ sơ gửi Bộ Tài chính trong vòng 10 ngày làm việc.
2. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này từ doanh nghiệp, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thẩm định với các nội dung chính sau:
a) Tính hợp lệ của hồ sơ cung cấp;
b) Đánh giá về đối tượng và điều kiện cấp bảo lãnh theo các tiêu chí và điều kiện quy định tại Điều 41 và Điều 43 Luật Quản lý nợ công và Nghị định này;
c) Đánh giá về cơ cấu vốn đầu tư, trong đó xác định rõ nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay) và điều kiện, điều khoản của khoản vay đề nghị cấp bảo lãnh Chính phủ;
d) Đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn đề nghị được Chính phủ bảo lãnh (hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số trả nợ dài hạn);
đ) Đánh giá phương án tài chính của dự án sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Việc đánh giá được thực hiện theo Phương pháp phân tích theo “Hệ số trả nợ vay” để xác định Hệ số trả nợ bình quân 05 năm đầu (tối thiểu là 1,20 đối với các dự án có hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc hệ số 1,25 đối với các dự án khác); phân tích độ nhạy theo “Hệ số trả nợ vay có bảo lãnh”; phân tích độ nhạy theo “Doanh thu”; phân tích độ nhạy theo “Chi phí sản xuất/chi phí vận hành”:
e) Đánh giá về sự phù hợp (loại hình, tính chất, giá trị) của tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh;
g) Đánh giá các rủi ro của dự án có liên quan tới khoản vay được Chính phủ bảo lãnh; rủi ro có liên quan tới khoản vay; rủi ro về tài chính và khả năng trả nợ của người vay, rủi ro về năng lực thực hiện và quản lý dự án của người vay;
h) Tổng số tiền vay và số dự án Chính phủ đã bảo lãnh mà doanh nghiệp đã thực hiện cho tới thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh; dư nợ vay được Chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh;
i) Mức phí bảo lãnh đề nghị áp dụng;
k) Các đề xuất, kiến nghị.
3. Trường hợp cần bổ sung thông tin trong quá trình thẩm định, Bộ Tài chính lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý ngành về các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý có liên quan đến dự án vay vốn đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ; hoặc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp các thông tin bổ sung nếu phát sinh trong quá trình thẩm định cấp bảo lãnh cho khoản vay đầu tư dự án (Thiết kế cơ sở được duyệt, Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thuyết minh về công nghệ, thiết bị của dự án đầu tư). Các cơ quan có trách nhiệm trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tài chính.
1. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ nội dung Thư bảo lãnh cùng với báo cáo kết quả thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
2. Quyết định cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản vay do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quy chế làm việc của Chính phủ và gửi các cơ quan liên quan, gồm các nội dung:
a) Phê duyệt nội dung Thư bảo lãnh và giao Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh;
b) Phê duyệt mức phí bảo lãnh chính phủ áp dụng cho khoản vay;
c) Giao Bộ Tư pháp cấp ý kiến pháp lý theo quy định của pháp luật (nếu có);
d) Giao Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính chỉ định cơ quan đại diện thích hợp của Việt Nam ở nước ngoài làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng theo quy định của Thư bảo lãnh (nếu có);
đ) Phê duyệt tổ chức khác làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng theo quy định của Thư bảo lãnh (nếu có);
e) Các nội dung khác.
1. Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính cấp trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản vay và sau khi Đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành các thủ tục sau:
a) Ký kết với Bộ Tài chính Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Điều 31 Nghị định này;
b) Cung cấp cho Bộ Tài chính bản sao chứng thực Hợp đồng bảo hiểm tài sản thế chấp;
c) Mở Tài khoản Dự án tại ngân hàng phục vụ; thông báo cho Bộ Tài chính bằng văn bản về số tài khoản của Tài khoản Dự án hoặc hợp đồng mở tài khoản dự án;
d) Nộp cho Bộ Tài chính Hợp đồng vay đã được các bên ký chính thức (bản sao có chứng thực);
đ) Cung cấp cho Bộ Tài chính toàn bộ tài khoản tiền gửi hiện có tại các tổ chức tín dụng kèm theo xác nhận của tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản (bản chính).
2. Thư bảo lãnh được cấp trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các thủ tục tại khoản 1 Điều này:
a) Đối với khoản vay nước ngoài, Thư bảo lãnh được lập thành 04 bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ 01 bản, đối tượng được bảo lãnh lưu 01 bản, Bộ Tư pháp lưu 01 bản và 01 bản được chuyển cho người cho vay hoặc đại diện của người cho vay;
b) Đối với khoản vay trong nước, Thư bảo lãnh được lập thành 06 bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ 02 bản, đối tượng được bảo lãnh lưu 01 bản và 01 bản được chuyển cho người cho vay, 02 bản được gửi cho các cơ quan liên quan.
3. Bộ Tài chính quyết định việc cấp thêm số bản chính cho các cơ quan có liên quan không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này theo từng trường hợp cụ thể nếu cần thiết.
1. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện các thủ tục quy định trong Thỏa thuận vay để Thư bảo lãnh và Thỏa thuận vay có hiệu lực đầy đủ.
2. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm làm việc với Bộ Tư pháp để được cấp ý kiến pháp lý đối với Thư bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
3. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm đăng ký khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
4. Trường hợp thủ tục tố tụng được quy định trong Thỏa thuận vay nước ngoài và Thư bảo lãnh có yêu cầu Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng:
a) Đối tượng được bảo lãnh đề xuất với Bộ Tài chính về tổ chức được chọn làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng cho người vay (đối tượng được bảo lãnh), người bảo lãnh theo yêu cầu của thỏa thuận vay và lấy ý kiến của Bộ Tài chính hoặc ý kiến chấp thuận của Bộ Ngoại giao trong trường hợp là cơ quan đại diện ngoại giao tại nước ngoài trong quá trình đàm phán;
b) Sau khi Thỏa thuận vay được ký kết và cấp bảo lãnh chính phủ, Đối tượng được bảo lãnh gửi mẫu văn bản ủy quyền của Người vay (đối tượng được bảo lãnh) và người bảo lãnh (nếu có) cho tổ chức được lựa chọn làm Đại diện tiếp nhận hồ sơ tố tụng ký xác nhận đồng ý, gửi cho đối tượng được bảo lãnh để gửi tiếp cho Người nhận bảo lãnh và sao gửi cho Bộ Tài chính.
Ngoài hồ sơ đã gửi theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, doanh nghiệp (chủ thể phát hành trái phiếu) đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ nộp bổ sung cho Bộ Tài chính trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính các hồ sơ sau:
1. Các văn bản theo quy định tại Điều 11 Nghị định này nếu có bất kỳ điều chỉnh nào so với văn bản đã nộp trước đây.
2. Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của doanh nghiệp cho khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (bản chính).
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư và đầu tư công (trường hợp nộp cho Bộ Tài chính Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11) (bản sao có chứng thực).
4. Đề án phát hành trái phiếu (bản chính) được cập nhật ít nhất 06 tháng trước khi nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ theo các nội dung nêu tại khoản 4 Điều 11 Nghị định này, đồng thời bổ sung:
a) Kế hoạch, thời điểm phát hành trái phiếu và kế hoạch triển khai, giải ngân của dự án (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
b) Tổng khối lượng phát hành được chia theo kỳ hạn trái phiếu và thời điểm phát hành trên cơ sở tiến độ triển khai và giải ngân của dự án;
c) Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị của Đối tượng được bảo lãnh về việc bố trí vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% trong tổng mức đầu tư của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kèm theo kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm trong thời kỳ xây dựng theo tiến độ thực hiện dự án.
5. Văn bản phê duyệt đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (bản chính).
6. Giấy phép phát hành chứng khoán ra công chứng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) về chứng khoán và thị trường chứng khoán cấp.
7. Báo cáo tài chính 03 năm liền kề gần nhất với thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đã được kiểm toán theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định này (bản sao có chứng thực).
8. Báo cáo chi tiết của Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam về tình hình tín dụng của Đối tượng được bảo lãnh (bản in có đóng dấu của ngân hàng cung cấp thông tin).
9. Văn bản cam kết theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này (bản chính) kèm theo xác nhận của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ hoặc tổ chức, cá nhân góp vốn từ 65% vốn điều lệ trở lên về việc đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong việc trả nợ.
10. Văn bản cam kết của các tổ chức và cá nhân sở hữu cổ phần hoặc vốn góp từ 5% vốn điều lệ thực góp trở lên về việc cùng nhau nắm giữ tối thiểu 65% vốn điều lệ thực góp trong suốt thời gian bảo lãnh có hiệu lực, kèm theo danh sách các cổ đông, cá nhân nói trên (đối với công ty cổ phần).
11. Các thông tin bổ sung phát sinh trong quá trình thẩm định cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu để đầu tư dự án (Thiết kế cơ sở được duyệt, Hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thuyết minh về công nghệ, thiết bị của dự án đầu tư).
12. Kế hoạch bố trí vốn chủ sở hữu hàng năm cho dự án đầu tư kèm theo hồ sơ chứng minh năng lực thu xếp vốn chủ sở hữu để tham gia tối thiểu 20% tổng mức đầu tư của dự án.
13. Các văn bản chứng minh dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
14. Các tài liệu chứng minh đáp ứng các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
1. Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo các nội dung và quy trình áp dụng cho khoản vay trong nước và nước ngoài quy định tại Điều 15 Nghị định này. Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ nội dung Thư bảo lãnh cùng với báo cáo kết quả thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ.
2. Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp bảo lãnh chính phủ theo các nội dung quy định tại Điều 16 Nghị định này và phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho đối tượng được bảo lãnh về hạn mức tối đa được phép phát hành có bảo lãnh Chính phủ để triển khai thực hiện theo quy định của Nghị định này.
3. Trên cơ sở thông báo của Bộ Tài chính về hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Chậm nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức phát hành trái phiếu, đối tượng được bảo lãnh gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất phát hành, có nêu rõ thời gian dự kiến tổ chức phát hành, dự kiến khối lượng, kỳ hạn, hình thức phát hành;
b) Chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kế hoạch phát hành trái phiếu, Bộ Tài chính gửi văn bản thông báo khung lãi suất phát hành trái phiếu cho đối tượng được bảo lãnh tổ chức phát hành trái phiếu.
4. Căn cứ khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo và tình hình thị trường tại thời điểm phát hành, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm tổ chức phát hành trái phiếu, đăng ký, lưu ký, niêm yết và thanh toán trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
1. Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính cấp trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc cấp bảo lãnh chính phủ cho khoản phát hành trái phiếu sau khi đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành các thủ tục sau:
a) Ký kết với Bộ Tài chính Hợp đồng thế chấp tài sản cho toàn bộ hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Điều 31 Nghị định này. Hợp đồng thế chấp tài sản được điều chỉnh sau khi kết thúc toàn bộ các đợt phát hành phù hợp với giá trị trái phiếu được bảo lãnh;
b) Cung cấp cho Bộ Tài chính bản sao chứng thực Hợp đồng bảo hiểm tài sản thế chấp;
c) Mở tài khoản dự án tại ngân hàng phục vụ, thông báo số tài khoản của tài khoản dự án và toàn bộ tài khoản tiền gửi hiện có tại các tổ chức tín dụng kèm theo xác nhận của tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản cho Bộ Tài chính;
d) Báo cáo Bộ Tài chính kết quả mỗi đợt phát hành trái phiếu để làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh thực tế (cấp Thư bảo lãnh) trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành.
2. Thư bảo lãnh được cấp kể từ ngày đối tượng được bảo lãnh hoàn thành các thủ tục tại khoản 1 Điều này và trong vòng 05 ngày làm việc sau khi Bộ Tài chính nhận được báo cáo kết quả của mỗi đợt phát hành. Thư bảo lãnh cấp cho mỗi đợt phát hành được lập thành 05 bản chính, trong đó: Bộ Tài chính lưu hồ sơ 02 bản, đối tượng được bảo lãnh lưu 01 bản, 02 bản được gửi cho các cơ quan liên quan.
3. Bộ Tài chính quyết định việc cấp thêm số bản chính cho các cơ quan có liên quan không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này nếu cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.
1. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm lựa chọn ngân hàng phục vụ cho dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh, đề xuất tại hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ hoặc sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ.
2. Ngân hàng phục vụ là ngân hàng thương mại được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam và có hệ số tín nhiệm do một trong các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế (Moody’s, Standard and Poor’s, Fitch) công bố bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm quốc gia.
3. Quyền và trách nhiệm của ngân hàng phục vụ trong quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh:
a) Thực hiện các nhiệm vụ về thanh toán, theo dõi, giám sát tài khoản dự án, rút vốn và trả nợ khoản vay; giám sát tài sản bảo đảm cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được bảo lãnh khi được Bộ Tài chính ủy quyền; và chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của báo cáo xác nhận do ngân hàng phục vụ phát hành;
b) Thực hiện kiểm soát hồ sơ, chứng từ rút vốn của đối tượng được bảo lãnh phù hợp với hợp đồng thương mại và thỏa thuận vay đã ký; gửi đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính xác nhận về sự phù hợp trong vòng tối đa 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ giải ngân của đối tượng được bảo lãnh, trước khi đối tượng được bảo lãnh gửi hồ sơ rút vốn cho Bên cho vay;
c) Báo cáo Bộ Tài chính về nguyên nhân và giải pháp xử lý trong trường hợp hồ sơ, chứng từ rút vốn không phù hợp;
d) Khi thực hiện các giao dịch ngoại hối liên quan đến khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, ngân hàng phục vụ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo việc thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật;
đ) Giám sát số dư tài khoản dự án và báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 06 tháng về việc thực hiện cam kết của đối tượng được bảo lãnh hoặc báo cáo đột xuất khi đối tượng được bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết; thực hiện việc trích tài khoản dự án theo yêu cầu của Bộ Tài chính để trả nợ trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;
e) Được đối tượng được bảo lãnh trả phí dịch vụ theo quy định của ngân hàng phục vụ và theo thỏa thuận giữa hai bên.
4. Trình tự, thủ tục chấp thuận ngân hàng phục vụ:
a) Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh chính phủ, đối tượng được bảo lãnh đăng ký ngân hàng phục vụ với Bộ Tài chính. Hồ sơ đăng ký gồm:
- Văn bản đề nghị lựa chọn ngân hàng phục vụ của đối tượng được bảo lãnh (bản chính);
- Dự thảo Hợp đồng giữa đối tượng được bảo lãnh và Ngân hàng phục vụ, trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên liên quan (phù hợp với các quy định về trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh và ngân hàng phục vụ tại Nghị định này);
- Tài liệu chứng minh ngân hàng phục vụ đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này (tài liệu được công bố chính thức hoặc bản sao có chứng thực).
b) Bộ Tài chính có ý kiến chấp thuận hoặc từ chối (nêu rõ lý do) bằng văn bản đối với đề xuất ngân hàng phục vụ của đối tượng được bảo lãnh trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu tại điểm a khoản này.
Trường hợp bị từ chối, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm lựa chọn ngân hàng phục vụ khác đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và đề xuất Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận.
c) Trường hợp đối tượng được bảo lãnh không lựa chọn được ngân hàng phục vụ, Bộ Tài chính chỉ định ngân hàng phục vụ sau khi tham khảo ý kiến của đối tượng được bảo lãnh.
5. Trường hợp thay đổi ngân hàng phục vụ, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo lý do bằng văn bản cho Bộ Tài chính và thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này.
1. Đối tượng được bảo lãnh thực hiện dự án đầu tư vay vốn được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm mở một tài khoản dự án tại một ngân hàng phục vụ.
2. Tài khoản dự án phản ánh các hoạt động rút vốn vay (trừ trường hợp bên cho vay nước ngoài thanh toán trực tiếp cho nhà thầu theo quy định của thỏa thuận vay, hợp đồng thương mại), tiếp nhận vốn phát hành trái phiếu, trả nợ (gốc, lãi, phí); tiếp nhận vốn góp, doanh thu từ dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh, các khoản thu nhập khác; các khoản thu, chi liên quan đến dự án và các nguồn vốn hợp pháp khác của đối tượng được bảo lãnh kể từ khi được Chính phủ phát hành Thư bảo lãnh.
3. Tài khoản dự án có thể được sử dụng cho một hoặc nhiều dự án được Chính phủ bảo lãnh của một đối tượng được bảo lãnh.
4. Trường hợp thay đổi hoặc đăng ký lại tài khoản dự án, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo lý do bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
5. Trường hợp nguồn thu của dự án đầu tư vay vốn được Chính phủ bảo lãnh không thể tách rõ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo rõ trong đề án vay, đề án phát hành trái phiếu khi đề nghị cấp bảo lãnh. Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong báo cáo thẩm định cho phép áp dụng cơ chế giám sát trên tổng nguồn thu của doanh nghiệp để đảm bảo khả năng trả nợ.
6. Trường hợp vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, đối tượng được bảo lãnh được mở thêm một tài khoản ngoại tệ (Tài khoản vay trả nợ nước ngoài) tại ngân hàng phục vụ bên cạnh tài khoản dự án để rút vốn và trả nợ khoản vay nước ngoài, đăng ký với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi cấp Thư bảo lãnh. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài được ngân hàng phục vụ quản lý và giám sát đối với việc rút vốn và thanh toán cùng với tài khoản dự án.
1. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm phát hành trái phiếu, rút vốn và sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh và góp vốn, bố trí vốn chủ sở hữu phù hợp với Đề án vay, Đề án phát hành trái phiếu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước (đối với doanh nghiệp nhà nước) và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tiến độ thực hiện và kế hoạch đã đăng ký với Bộ Tài chính tại hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định của thỏa thuận vay và hợp đồng thương mại,
2. Trước khi gửi đề nghị rút vốn từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cho Bên cho vay, đối tượng được bảo lãnh gửi ngân hàng phục vụ hồ sơ, chứng từ rút vốn có liên quan theo quy định của hợp đồng thương mại, thỏa thuận vay. Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ rút vốn phù hợp với mục đích sử dụng khoản vay, thỏa thuận vay và hợp đồng thương mại đã ký và có ý kiến chấp thuận hoặc phản đối với đối tượng được bảo lãnh, sao gửi Bộ Tài chính. Quy định này không áp dụng đối với khoản phát hành trái phiếu.
3. Trường hợp đối tượng được bảo lãnh rút vốn toàn bộ một lần khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh về tài khoản dự án, ngân hàng phục vụ có trách nhiệm kiểm soát hồ sơ, chứng từ thanh toán từ tài khoản dự án theo hợp đồng thương mại khi nhận được đề nghị chuyển tiền của đối tượng được bảo lãnh.
4. Người nhận bảo lãnh (người cho vay) có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, chứng từ rút vốn phù hợp với mục đích sử dụng khoản vay trước khi cho phép giải ngân từ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và chuyển tiền thanh toán theo đề nghị của đối tượng được bảo lãnh (người vay).
1. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm:
a) Quản lý và sử dụng vốn vay, vốn góp, vốn chủ sở hữu đúng mục đích nêu tại Đề án vay, Đề án phát hành trái phiếu;
b) Thực hiện hạch toán, kế toán đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật đối với các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
c) Ưu tiên sử dụng nguồn thu từ tài khoản dự án để trả nợ cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và cho khoản vay Quỹ Tích lũy trả nợ của Dự án có liên quan (nếu có);
d) Cam kết chuyển doanh thu và các khoản thu nhập hợp pháp khác ngay khi phát sinh từ Dự án về tài khoản dự án để bảo đảm nguồn vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
đ) Cam kết duy trì số dư trong tài khoản dự án (bằng nguyên tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi của ngân hàng phục vụ) từ năm đầu tiên phát sinh nghĩa vụ trả nợ để đảm bảo trả nợ vay đúng hạn. Số dư tối thiểu được tính theo công thức tại Phụ lục III Nghị định này và tối thiểu phải bằng 01 kỳ trả nợ tiếp theo trước khi đến hạn trả nợ 10 ngày;
e) Ủy quyền vô điều kiện, không hủy ngang cho ngân hàng phục vụ yêu cầu các tổ chức tín dụng nơi đối tượng được bảo lãnh có tài khoản tiền gửi trích tiền từ tài khoản để đảm bảo số dư hoặc thu nợ; đồng thời ủy quyền không hủy ngang cho các tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi được quyền trích tiền từ tài khoản để chuyển cho ngân hàng phục vụ trong vòng 05 ngày sau ngày quy định theo Nghị định này và thỏa thuận vay được bảo lãnh;
g) Đối chiếu số liệu nợ định kỳ hàng năm với Bộ Tài chính hoặc gửi bản sao đối chiếu số liệu nợ định kỳ hàng năm với ngân hàng cho vay đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Theo dõi việc rút vốn, trả nợ của đối tượng được bảo lãnh đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thống kê vào hệ thống quản lý nợ của Bộ Tài chính;
b) Đối chiếu số dư nợ bảo lãnh định kỳ hàng năm với đối tượng được bảo lãnh và với người nhận bảo lãnh.
3. Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm:
a) Thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng phục vụ trong suốt quá trình rút vốn, trả nợ của Dự án;
b) Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 06 tháng về số dư và biến động thu, chi của tài khoản dự án hoặc tài khoản khác có liên quan tới việc rút vốn và trả nợ của đối tượng được bảo lãnh (nếu có);
c) Trường hợp số dư tài khoản dự án nhỏ hơn mức cam kết, ngân hàng phục vụ có quyền yêu cầu đối tượng được bảo lãnh chuyển tiền bổ sung và gửi văn bản báo cáo Bộ Tài chính trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn duy trì số dư theo quy định của Nghị định này.
1. Việc điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh cho thỏa thuận vay đã ký theo yêu cầu của đối tượng được bảo lãnh được Bộ Tài chính thực hiện khi nhận đầy đủ các hồ sơ hợp lệ sau đây:
a) Văn bản đề nghị của đối tượng được bảo lãnh giải trình rõ lý do, nội dung đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh và ảnh hưởng của việc điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh theo thỏa thuận vay;
b) Các văn bản sửa đổi, bổ sung của thỏa thuận vay đã ký;
c) Ý kiến về việc điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh của người nhận bảo lãnh;
d) Dự thảo văn bản điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh do người nhận bảo lãnh đề xuất (nếu có).
2. Trường hợp nội dung điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh cho thỏa thuận vay đã ký không làm tăng tổng trị giá vay gốc được Chính phủ bảo lãnh và không thay đổi đối tượng được bảo lãnh, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và phát hành văn bản hoặc phụ lục điều chỉnh Thư bảo lãnh trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ nêu tại khoản 1 Điều này từ đối tượng được bảo lãnh.
3. Trường hợp nội dung điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh cho thỏa thuận vay đã ký làm tăng tổng trị giá vay gốc được Chính phủ bảo lãnh hoặc thay đổi đối tượng được bảo lãnh, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ nêu tại khoản 1 Điều này từ đối tượng được bảo lãnh. Bộ Tài chính phát hành văn bản hoặc phụ lục điều chỉnh Thư bảo lãnh hoặc văn bản thông báo không phê duyệt điều chỉnh, sửa đổi Thư bảo lãnh gửi đối tượng được bảo lãnh trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
4. Quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với trái phiếu đã phát hành đã được Bộ Tài chính cấp bảo lãnh Chính phủ
1. Phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được Bộ Tài chính xác định trên cơ sở kết quả thẩm định phương án tài chính của dự án đầu tư, tình hình tài chính của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư nhưng tối đa không vượt quá 2%/năm trên số dư nợ được bảo lãnh.
2. Mức phí bảo lãnh chính phủ đối với doanh nghiệp được xác định là tổng của hai mức phí:
a) Tính theo hệ số trả nợ bình quân 05 năm đầu của dự án đầu tư; và
b) Tính theo hệ số năng lực tài chính của doanh nghiệp đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu.
3. Mức phí bảo lãnh chính phủ được quy định cụ thể trong Biểu phí bảo lãnh chính phủ tại Phụ lục II Nghị định này.
1. Phí bảo lãnh chính phủ được tính trên dư nợ gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu và loại tiền vay được Chính phủ bảo lãnh theo mức phí bảo lãnh chính phủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được tính bắt đầu từ ngày rút vốn đầu tiên hoặc ngày thanh toán tiền mua trái phiếu.
2. Phí bảo lãnh chính phủ được tính bằng loại tiền vay và được thu bằng đồng Việt Nam quy đổi theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm nộp phí bảo lãnh và phải nộp cho Quỹ tích lũy trả nợ vào ngày thanh toán lãi của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
3. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày đến hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu Bộ Tài chính không nhận được phí phải nộp, đối tượng được bảo lãnh phải chịu lãi phạt chậm trả trên số tiền phí bảo lãnh chính phủ chậm nộp:
a) Được tính trên số ngày chậm nộp kể từ ngày đến hạn đến ngày thực nộp;
b) Lãi suất áp dụng cho khoản phí bảo lãnh chính phủ chậm nộp bằng lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
c) Nếu lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu là lãi suất thả nổi, Bộ Tài chính áp dụng lãi suất tham chiếu cùng kỳ trả lãi của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để tính toán lãi phạt chậm trả.
1. Phí bảo lãnh chính phủ là nguồn thu của Quỹ Tích lũy trả nợ, được Quỹ Tích lũy trả nợ quản lý và được sử dụng để tạo nguồn cho Quỹ Tích lũy trả nợ, trong đó có việc thực hiện các nghĩa vụ của người bảo lãnh.
2. Bộ Tài chính trích 1,5% trên tổng số phí bảo lãnh thực tế thu được để sử dụng cho công tác quản lý bảo lãnh chính phủ theo các nội dung được Thủ tướng Chính phủ quy định.
Trường hợp cần tham vấn ý kiến của tổ chức, chuyên gia độc lập phục vụ công tác thẩm định cấp bảo lãnh chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc sử dụng phần phí trích lại cho chi phí hành chính đối với việc thuê tổ chức, chuyên gia trong từng trường hợp cụ thể.
1. Doanh nghiệp là đối tượng được bảo lãnh hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan đến dự án đầu tư vay vốn được Chính phủ bảo lãnh thực hiện thế chấp tài sản cho cơ quan cấp bảo lãnh chính phủ (Bộ Tài chính) theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh đối với Bộ Tài chính là tài sản hình thành từ vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tài sản khác từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn hợp pháp khác của đối tượng được bảo lãnh hoặc tài sản của tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến dự án vay vốn được Chính phủ bảo lãnh.
3. Giá trị tài sản thế chấp tối thiểu bằng 120% trị giá gốc của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, được xác định như sau:
a) Đối với quyền sử dụng đất: được xác định theo quy định tại bảng khung giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có tài sản, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành có liên quan;
b) Đối với các tài sản khác đã hình thành từ khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, tài sản khác thuộc sở hữu của đối tượng được bảo lãnh, của tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến dự án vay vốn được Chính phủ bảo lãnh: được xác định theo giá trị sổ sách phù hợp với quy định của pháp luật, do một công ty kiểm toán độc lập xác nhận và được sự chấp thuận của bên nhận thế chấp (Bộ Tài chính);
c) Đối với tài sản hình thành trong tương lai từ khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: bằng giá thỏa thuận trong các hợp đồng thương mại đã ký được tài trợ từ khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; khi quyết toán dự án bằng chi phí thực tế phải trả để hình thành tài sản theo hóa đơn chứng từ liên quan được phê duyệt.
4. Tài sản thế chấp phải được Đối tượng được bảo lãnh quản lý, sử dụng đúng mục đích. Không được dùng tài sản đã thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định này.
5. Tài sản thế chấp không được bán, trao đổi, tặng cho trừ trường hợp được sự đồng ý của Bộ Tài chính. Giá trị tài sản thế chấp được đánh giá lại theo quy định của pháp luật. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm thế chấp tài sản khác để bảo đảm cho dư nợ còn lại của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều này trước khi thực hiện giải chấp tài sản đã thế chấp ban đầu.
6. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp trong suốt thời gian thực hiện nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh.
7. Chính phủ quyết định việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp không thể thực hiện được theo quy định của pháp luật, hoặc khi chưa có quy định pháp luật điều chỉnh, hoặc khi tài sản thế chấp trở thành tài sản của Nhà nước trước khi khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hết hiệu lực hoặc việc bảo lãnh được thực hiện theo chỉ định của cấp có thẩm quyền.
1. Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được ký kết giữa đối tượng được bảo lãnh và Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh:
a) Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền và đối tượng được bảo lãnh ký kết một hoặc nhiều Hợp đồng thế chấp tài sản và Phụ lục Hợp đồng theo tính chất của từng loại tài sản thế chấp để đảm bảo việc đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật;
b) Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết giữa Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền và đối tượng được bảo lãnh căn cứ vào xác nhận của công ty kiểm toán độc lập nếu có tài sản phát sinh mới hoặc thay thế trong năm, được hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 của năm liền kề năm phát sinh.
2. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm:
a) Thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm đối với Hợp đồng thế chấp tài sản đã ký theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ có liên quan đến việc đăng ký biện pháp bảo đảm;
c) Chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm đăng ký biện pháp bảo đảm trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh:
a) Trong vòng 30 ngày sau khi Hợp đồng thế chấp tài sản được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, đối tượng được bảo lãnh thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm;
b) Trong vòng 10 ngày sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm do cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cấp, Đối tượng được bảo lãnh nộp lại cho Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền Giấy chứng nhận kèm theo danh sách toàn bộ tài sản thế chấp và các hồ sơ gốc có liên quan theo yêu cầu cho Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền;
c) Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản trong năm có phát sinh mới đối với tài sản thế chấp hình thành trong tương lai được ký kết và công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, căn cứ vào xác nhận của công ty kiểm toán độc lập và hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 của năm liền kề năm phát sinh;
d) Đối tượng được bảo lãnh thực hiện việc ký kết Phụ lục Hợp đồng thế chấp tài sản và đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm nếu có sai khác so với thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản hình thành trong tương lai trong vòng 30 ngày sau khi hoàn thành quyết toán Dự án.
4. Tài sản thế chấp được Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền theo dõi trên cơ sở:
a) Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm do cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm cấp, bảng kê mô tả tài sản đăng ký biện pháp bảo đảm;
b) Danh mục và giá trị tài sản thế chấp cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của Đối tượng bảo lãnh được công ty kiểm toán độc lập (thuộc danh sách công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng do Bộ Tài chính công bố hàng năm) xác nhận hàng năm.
5. Trường hợp Đối tượng được bảo lãnh có nhu cầu thế chấp một phần tài sản hình thành từ nguồn vốn được Chính phủ bảo lãnh và các nguồn vốn khác, theo tỷ trọng vốn hình thành nên tài sản đó cho bên thứ ba:
a) Chỉ được thế chấp phần giá trị vượt quá dư nợ khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, đồng thời vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ;
b) Có văn bản đề nghị gửi xin ý kiến của Bộ Tài chính trước khi thực hiện, nêu rõ lý do, giá trị tài sản thế chấp cho bên thứ ba và các nội dung khác có liên quan. Bộ Tài chính có văn bản trả lời trong vòng 15 ngày làm việc;
c) Các bên có liên quan tới tài sản đồng thế chấp thực hiện nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
6. Đối tượng được bảo lãnh chỉ được thay thế tài sản đang thế chấp bằng tài sản khác có giá trị tương đương đối với giá trị phải thế chấp theo quy định nếu được Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền cho phép bằng văn bản.
7. Các bên có liên quan tới tài sản thế chấp có trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký biện pháp bảo đảm.
8. Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền lưu giữ các hồ sơ gốc liên quan tới tài sản thế chấp và đăng ký tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản được sử dụng để thế chấp cho nhiều bên, các bên nhận thế chấp sẽ thỏa thuận bên lưu giữ hồ sơ gốc hoặc giao cho một tổ chức độc lập lưu giữ.
9. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các chứng từ, hồ sơ gốc khác có liên quan đến tài sản thế chấp theo yêu cầu của Bộ Tài chính hoặc tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền.
10. Hợp đồng thế chấp tài sản chỉ hết hiệu lực khi Đối tượng được bảo lãnh đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ với người cho vay theo Thư bảo lãnh và với Bộ Tài chính theo các văn bản đã ký kết liên quan tới Thư bảo lãnh.
1. Trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ mà Bộ Tài chính đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ thay và đối tượng được bảo lãnh không có khả năng hoàn trả cho Bộ Tài chính thì tài sản thế chấp được xử lý để bảo đảm thu hồi nợ cho Bộ Tài chính.
2. Phương thức xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định của hợp đồng thế chấp tài sản và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
3. Bộ Tài chính được phép thuê tổ chức độc lập để định giá, kiểm tra, giám sát tài sản thế chấp trong trường hợp phải cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật và xử lý tài sản thế chấp. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm thanh toán các chi phí này.
4. Trường hợp phải xử lý tài sản có nhiều bên nhận thế chấp theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định này, Bộ Tài chính và các bên liên quan thỏa thuận cách thức xử lý tài sản bảo đảm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với phần tài sản thế chấp cho Bộ Tài chính.
5. Tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp được thu về cho Quỹ Tích lũy trả nợ làm nguồn trả nợ cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
1. Việc hủy bỏ và chấm dứt thế chấp tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hủy bỏ hoặc chấm dứt thế chấp tài sản bảo đảm cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp việc thế chấp tài sản không còn hiệu lực theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, hoặc tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đã trở thành tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
1. Việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh của người nhận bảo lãnh phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính chỉ xem xét đề nghị chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của người nhận bảo lãnh trong trường hợp việc chuyển nhượng, chuyển giao không làm tăng thêm nghĩa vụ của người bảo lãnh.
2. Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản ý kiến chấp thuận hoặc từ chối trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay của người nhận bảo lãnh gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận về việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của người nhận bảo lãnh nêu rõ lý do chuyển nhượng, chuyển giao và người nhận chuyển nhượng, chuyển giao; đồng thời xác nhận về việc không làm tăng thêm nghĩa vụ của người bảo lãnh sau khi chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay (bản gốc);
b) Ý kiến bằng văn bản, chấp thuận việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của đối tượng được bảo lãnh (bản gốc);
c) Dự thảo văn bản chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay (nếu có) đã được các bên thống nhất, trong đó có quy định người nhận chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay chấp nhận kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm của người nhận bảo lãnh ban đầu theo thỏa thuận vay.
3. Việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh của đối tượng được bảo lãnh phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ). Người nhận chuyển nhượng, chuyển giao phải đáp ứng được các điều kiện đối với đối tượng được bảo lãnh theo quy định của pháp luật và của Nghị định này.
4. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của đối tượng được bảo lãnh về việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay theo thỏa thuận vay, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận hoặc từ chối. Hồ sơ (bản chính) gồm có:
a) Đề án chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, trong đó nêu rõ: Tên người nhận chuyển nhượng, chuyển giao; lý do chuyển nhượng, chuyển giao; năng lực của người nhận chuyển nhượng, chuyển giao; kế hoạch hoạt động của người nhận chuyển nhượng, chuyển giao đối với dự án; chứng minh khả năng tài chính của người nhận chuyển nhượng, chuyển giao về khả năng trả nợ đối với dư nợ còn lại của khoản vay (bản gốc);
b) Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất đã được kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc Kiểm toán độc lập của người nhận chuyển nhượng, chuyển giao (bản sao có chứng thực);
c) Cam kết của người nhận chuyển nhượng, nhận chuyển giao khoản vay của đối tượng được bảo lãnh về việc kế thừa nghĩa vụ, trách nhiệm đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh tương ứng với phạm vi nhận chuyển nhượng, chuyển giao từ đối tượng được bảo lãnh (bản gốc);
d) Ý kiến bằng văn bản, không phản đối về việc chuyển nhượng, chuyển giao khoản vay của người nhận bảo lãnh (bản sao có chứng thực).
Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản cho đối tượng được bảo lãnh trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh đã đăng ký, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được giao dịch theo quy định của pháp luật về giao dịch chứng khoán.
1. Công ty mẹ, các tổ chức, cá nhân góp vốn thuộc danh sách nhóm cổ đông nắm giữ 65% vốn điều lệ thực góp đối với công ty cổ phần hoặc thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn của đối tượng được bảo lãnh đã cam kết và đăng ký với Bộ Tài chính trước khi cấp bảo lãnh chỉ được chuyển nhượng, chuyển giao phần vốn góp của mình khi được sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần, vốn góp của các tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 1 Điều này trong vòng 15 ngày làm việc nếu người nhận chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần, vốn góp đáp ứng tiêu chí về năng lực tài chính ít nhất bằng cổ đông chuyển nhượng, chuyển giao của đối tượng được bảo lãnh và sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ sau đây:
a) Công văn đề nghị chuyển nhượng, chuyển giao của đối tượng được bảo lãnh, trong đó nêu rõ: Tên người chuyển nhượng, chuyển giao; tên người nhận chuyển nhượng, chuyển giao; lý do chuyển nhượng, chuyển giao (bản gốc);
b) Tài liệu chứng minh năng lực của người nhận chuyển nhượng, chuyển giao (bản sao có chứng thực);
c) Báo cáo tài chính 03 năm gần nhất của người nhận chuyển nhượng, chuyển giao đã được kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hoặc Kiểm toán độc lập (bản sao có chứng thực);
d) Cam kết bằng văn bản của người nhận chuyển nhượng, chuyển giao về việc kế thừa mọi trách nhiệm và nghĩa vụ của người chuyển nhượng, chuyển giao tương ứng với cổ phần, vốn góp nhận chuyển nhượng, chuyển giao (bản gốc);
đ) Ý kiến chấp thuận, không phản đối bằng văn bản của người nhận bảo lãnh (bản sao có chứng thực) về việc chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần, vốn góp của đối tượng được bảo lãnh.
3. Đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến Bộ Tài chính về phương án cổ phần hóa và phương án xử lý các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Đối tượng được bảo lãnh báo cáo xin ý kiến Bộ Tài chính bằng văn bản khi chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ cổ phần của công ty thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân Việt Nam cho cổ đông chiến lược nước ngoài trước khi thực hiện.
5. Trước khi thực hiện việc niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, đối tượng được bảo lãnh phải báo cáo Bộ Tài chính về thời điểm dự kiến niêm yết và nơi niêm yết.
6. Trong mọi trường hợp có phát sinh việc chuyển nhượng, chuyển giao cổ phần, vốn góp của đối tượng được bảo lãnh nhưng không thay đổi người vay trong Hợp đồng vay, đối tượng được bảo lãnh vẫn có đầy đủ trách nhiệm đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh phù hợp với cam kết của Hợp đồng vay, Thư bảo lãnh và các cam kết khác với Bộ Tài chính.
7. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của đối tượng được bảo lãnh phải được sự chấp thuận của người nhận bảo lãnh (người cho vay) và không làm tăng nghĩa vụ của người bảo lãnh. Đối tượng được bảo lãnh báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Việc chuyển nhượng, chuyển giao dự án, tài sản sau đầu tư của đối tượng được bảo lãnh phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi thực hiện.
2. Việc chuyển nhượng, chuyển giao dự án, tài sản sau đầu tư nếu làm thay đổi về quyền của đối tượng được bảo lãnh đối với tài sản đã thế chấp, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm bổ sung tài sản khác để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình trước khi thực hiện chuyển nhượng, chuyển giao.
3. Các bên có liên quan trong giao dịch chuyển nhượng, chuyển giao dự án, tài sản có trách nhiệm điều chỉnh Hợp đồng thế chấp tài sản hoặc Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và các phụ lục kèm theo trước khi chuyển giao và thực hiện đăng ký lại giao dịch bảo đảm sau khi chuyển giao. Người nhận chuyển nhượng, người nhận chuyển giao kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh về tài sản thế chấp tương ứng với phạm vi chuyển nhượng.
4. Việc chuyển giao tài sản sau đầu tư không làm thay đổi các nghĩa vụ có liên quan của đối tượng được bảo lãnh đối với người cho vay và Bộ Tài chính.
1. Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được Bộ Tài chính phân loại nợ định kỳ trong quá trình theo dõi và tổng hợp vào bảng phân loại nợ thuộc chương trình quản lý rủi ro về nợ công theo tình trạng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của đối tượng được bảo lãnh:
a) Nhóm 1: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu đang được trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
b) Nhóm 2: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải vay Quỹ Tích lũy trả nợ từ 01 đến 03 kỳ trả nợ (lãi hoặc gốc hoặc cả gốc và lãi); hiện không còn dư nợ đối với Quỹ Tích lũy trả nợ;
c) Nhóm 3: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải vay Quỹ Tích lũy trả nợ từ 01 đến 03 kỳ trả nợ; hiện còn dư nợ trong hạn đối với Quỹ Tích lũy trả nợ;
d) Nhóm 4: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải vay Quỹ Tích lũy trả nợ trên 03 kỳ trả nợ; hiện đang có nợ quá hạn với Quỹ Tích lũy trả nợ;
đ) Nhóm 5: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu không có khả năng trả nợ cho Quỹ Tích lũy trả nợ hoặc khả năng thu hồi nợ cho Quỹ Tích lũy trả nợ thấp.
2. Đối tượng được bảo lãnh có các khoản nợ từ Nhóm 3 đến Nhóm 5 phải chịu sự giám sát tài chính của Ngân hàng phục vụ đối với dòng tiền ra, vào Tài khoản Dự án hàng tháng để quản lý rủi ro.
3. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro như trích lập dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án, lựa chọn công cụ xử lý rủi ro phù hợp để phòng ngừa và xử lý rủi ro; mua bảo hiểm rủi ro về tín dụng.
4. Đối tượng được bảo lãnh chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để phòng ngừa và trong quá trình xử lý rủi ro.
1. Bộ Tài chính áp dụng các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro như sau:
a) Không xem xét cấp bảo lãnh cho những Đối tượng được bảo lãnh đang còn dư nợ vay Quỹ Tích lũy trả nợ, cho công ty mẹ có công ty con có nợ thuộc Nhóm 4 và Nhóm 5 quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định này cho tới khi đã hoàn trả toàn bộ nợ vay Quỹ Tích lũy trả nợ và nợ được Chính phủ bảo lãnh;
b) Thực hiện các quyền xử lý tài sản thế chấp và các quyền thu hồi nợ từ đối tượng được bảo lãnh theo quy định tại Nghị định này để thu hồi nợ;
c) Đình chỉ việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nếu không thực hiện phát hành theo đúng phương án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thông báo phát hành của Bộ Tài chính; lãi suất phát hành vượt quá khung lãi suất do Bộ Tài chính thông báo; khối lượng phát hành vượt hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Đối tượng được bảo lãnh có các khoản nợ thuộc Nhóm 4 và Nhóm 5 phải áp dụng các biện pháp để xử lý rủi ro sau đây:
a) Nếu có nợ thuộc Nhóm 4: Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản (nếu có) về toàn bộ dòng tiền thu, chi của doanh nghiệp;
b) Nếu có nợ thuộc Nhóm 5: Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm xây dựng Đề án cơ cấu lại nợ và chấp hành các biện pháp xử lý theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, kể cả việc xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) để thu hồi nợ.
3. Hàng năm, Quỹ Tích lũy trả nợ bố trí kế hoạch và nguồn dự phòng trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh thuộc Nhóm 4 và Nhóm 5 theo nguyên tắc đảm bảo số dư Quỹ Tích lũy trả nợ ít nhất bằng nghĩa vụ phải trả trong năm của các khoản này từ nguồn thu phí bảo lãnh chính phủ.
1. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng năm, đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp đầu tư dự án có trách nhiệm gửi các báo cáo cho Bộ Tài chính theo mẫu, biểu và thuyết minh nội dung do Bộ Tài chính hướng dẫn:
a) Báo cáo quý về rút vốn, trả nợ: Trong vòng 10 ngày đầu hàng quý trong giai đoạn rút vốn, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm cung cấp cho Bộ Tài chính số liệu chi tiết từng lần rút vốn, trả nợ, trả nợ trước hạn khoản vay; rút vốn, trả nợ hoặc mua lại trái phiếu đã phát hành được Chính phủ bảo lãnh của quí trước đó;
b) Báo cáo 6 tháng về thực hiện dự án: Trong vòng 10 ngày đầu tháng 01 và 10 ngày đầu tháng 7 hàng năm, ngoài số liệu báo cáo theo quý nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo thuyết minh cụ thể về tình hình triển khai dự án trong giai đoạn rút vốn, tình hình vận hành và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn vận hành cho đến khi kết thúc khoản vay được bảo lãnh;
c) Báo cáo đánh giá kết thúc giai đoạn xây dựng: Trong vòng 06 tháng sau ngày ký biên bản nghiệm thu cuối cùng, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính báo cáo đánh giá kết thúc giai đoạn xây dựng;
d) Báo cáo kết thúc khoản vay: Sau khi thực hiện trả khoản nợ đến hạn cuối cùng, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính báo cáo kết thúc khoản vay kèm theo Báo cáo quý về rút vốn, trả nợ;
đ) Báo cáo tài chính: Trong vòng 10 ngày sau ngày lưu hành chính thức báo cáo tài chính năm (đã được kiểm toán và xác nhận bởi cơ quan Kiểm toán nhà nước hoặc một công ty kiểm toán độc lập) của đối tượng được bảo lãnh và của doanh nghiệp được thành lập để quản lý, vận hành Dự án (trường hợp có thành lập doanh nghiệp), đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm gửi cho Bộ Tài chính bản sao có chứng thực theo quy định;
e) Báo cáo khi gia hạn thời gian rút vốn, điều chỉnh thời gian trả nợ khoản vay: Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm gửi cho Bộ Tài chính đề nghị gia hạn thời gian rút vốn hoặc điều chỉnh thời gian trả nợ kèm theo báo cáo thuyết minh 30 ngày trước ngày hết hạn rút vốn hoặc trước ngày trả nợ tiếp theo
2. Trong vòng 10 ngày kể từ khi phát sinh bất kỳ thay đổi hoặc sự kiện nào có thể có ảnh hưởng bất lợi đối với việc thực hiện dự án và trả nợ khoản vay, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo cho Bộ Tài chính về thực trạng, tình hình, nguyên nhân và biện pháp xử lý. Các trường hợp phải báo cáo gồm:
a) Dự án triển khai chậm tiến độ so với kế hoạch rút vốn dự kiến từ 6 tháng trở lên;
b) Vốn chủ sở hữu được bố trí chậm 6 tháng theo cam kết tại phương án tài chính tại hồ sơ thẩm định cấp bảo lãnh (các cổ đông không đóng góp trong trường hợp công ty cổ phần và Công ty mẹ không cấp vốn trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên);
c) Dự án chỉ đạt được 50% công suất dự kiến vào năm vận hành đầu tiên;
d) Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm trong năm chỉ đạt được 50% kế hoạch, ảnh hưởng tới nguồn thu của công ty và có khả năng ảnh hưởng tới nguồn trả nợ theo thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh;
đ) Dự kiến có sự thay đổi về cơ cấu cổ đông lớn, cổ đông sáng lập hoặc mô hình công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị công ty hoặc của cơ quan cấp trên có thẩm quyền;
e) Phát sinh vấn đề liên quan tới tài sản thế chấp của khoản vay;
g) Phát sinh các ảnh hưởng bất lợi khác theo quy định của thỏa thuận vay được Chính phủ bảo lãnh.
3. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh: Bộ Tài chính có quyền yêu cầu đối tượng được bảo lãnh báo cáo đột xuất về tình hình dự án, doanh nghiệp hoặc khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp cần thiết. Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Bộ Tài chính, đối tượng được bảo lãnh gửi báo cáo trực tiếp cho Bộ Tài chính bằng đường bưu điện.
4. Báo cáo khi không đảm bảo khả năng thanh toán nợ: Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính chậm nhất là 45 ngày trước khi kỳ trả nợ đến hạn nếu gặp khó khăn tài chính và không đảm bảo khả năng thanh toán nợ đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, khoản vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ hoặc ngân sách nhà nước.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn các mẫu, biểu, nội dung báo cáo áp dụng cho các đối tượng được bảo lãnh theo quy định của Nghị định này.
1. Bộ Tài chính có quyền giám sát định kỳ việc thực hiện các nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh:
a) Tiến độ rút vốn theo kế hoạch đã đăng ký;
b) Thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
c) Bố trí vốn chủ sở hữu theo quy định đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư;
d) Thực hiện nghĩa vụ về thế chấp tài sản đối với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư;
đ) Giám sát việc thực hiện các cam kết bổ sung theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với đối tượng được bảo lãnh trong trường hợp cụ thể.
2. Trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh có dấu hiệu khó khăn về tài chính, hoặc phát sinh các vi phạm nghĩa vụ của đối tượng được bảo lãnh, hoặc có dư nợ khoản vay, khoản phát hành trái phiếu hoặc dư nợ vay bắt buộc Quỹ Tích lũy thuộc Nhóm 4 hoặc Nhóm 5 theo quy định về phân loại nợ tại Điều 37 Nghị định này, Bộ Tài chính có quyền tiến hành kiểm tra tình hình tài chính của dự án hoặc yêu cầu cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có), cơ quan chủ quản kiểm tra tình hình tài chính của dự án, xác định nguyên nhân và báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.
3. Người nhận bảo lãnh chia sẻ các thông tin về báo cáo kiểm tra, giám sát (nếu có) trong phạm vi cho phép của mình với người bảo lãnh để phối hợp quản lý rủi ro.
1. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm bố trí nguồn vốn để trả nợ vay, nợ trái phiếu đầy đủ, đúng hạn.
2. Trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không sẵn sàng trả nợ, người bảo lãnh (Bộ Tài chính) có quyền:
a) Yêu cầu ngân hàng phục vụ tự động trích chuyển tiền từ tài khoản dự án của đối tượng được bảo lãnh để đảm bảo trả nợ người nhận bảo lãnh;
b) Yêu cầu ngân hàng phục vụ yêu cầu các tổ chức tín dụng nơi đối tượng được bảo lãnh có tài khoản tiền gửi trích chuyển tiền từ các tài khoản này để trả nợ trong trường hợp tài khoản dự án không đủ để trả nợ;
c) Yêu cầu đối tượng được bảo lãnh đã mua bảo hiểm rủi ro tín dụng cho khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của điểm c khoản 3 Điều 55 Luật Quản lý nợ công có trách nhiệm làm việc với cơ quan bảo hiểm để đảm bảo thực hiện việc trả nợ theo hợp đồng bảo hiểm đã ký.
3. Đảm bảo trả nợ của Công ty mẹ (nếu có) hoặc nhóm cổ đông lớn:
a) Trường hợp đối tượng được bảo lãnh không còn nguồn trả nợ, đối tượng được bảo lãnh báo cáo Công ty mẹ (nếu có) hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 65% vốn điều lệ đã đăng ký với Bộ Tài chính 06 tháng trước kỳ trả nợ để trả nợ thay; đồng thời sao gửi báo cáo cho Bộ Tài chính và cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ);
b) Trường hợp Công ty mẹ hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 65% vốn điều lệ đã đăng ký với Bộ Tài chính không thể trả nợ thay, đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính 03 tháng trước ngày đến hạn trả nợ để xem xét việc phải vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ cho người nhận bảo lãnh theo các điều kiện quy định tại Điều 42 và Điều 43 Nghị định này và chịu sự giám sát của Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 37, khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải pháp xử lý. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm tuân thủ phương án xử lý đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Trường hợp đối tượng được bảo lãnh hoàn toàn mất khả năng trả nợ (không thể phục hồi sản xuất kể từ thời điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý), Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý tài sản thế chấp theo Điều 32 Nghị định này.
Nếu nguồn thu từ tài sản thế chấp được xử lý không đủ thu hồi số nợ vay, đối tượng được bảo lãnh hoặc công ty mẹ hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 65% cổ phần đã đăng ký với Bộ Tài chính có trách nhiệm tiếp tục nhận nợ đối với khoản nợ còn lại. Trường hợp đối tượng được bảo lãnh phá sản thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Trong mọi trường hợp không trả được nợ nói trên, nếu xác định do nguyên nhân chủ quan, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ) hoặc các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật tổ chức, cá nhân vi phạm dẫn đến tình trạng không trả được nợ theo thỏa thuận vay hoặc hợp đồng vay bắt buộc.
6. Đối tượng được bảo lãnh không báo cáo trước cho Bộ Tài chính về khó khăn khi thực hiện nghĩa vụ trả nợ gây thiệt hại cho Quỹ Tích lũy trả nợ về số tiền phải huy động để ứng trả có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ mọi thiệt hại vật chất cho Quỹ Tích lũy trả nợ.
7. Doanh nghiệp đang còn dư nợ với Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh hoặc cho vay lại không được tiếp tục xem xét cấp bảo lãnh đối với các khoản vay mới hoặc xem xét phê duyệt các dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
1. Đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời hoặc dài hạn, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ đến hạn của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ đối với khoản mà Quỹ Tích lũy trả nợ phải ứng để trả nợ trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 41 Nghị định này:
a) Đối với việc ứng vốn 01 kỳ trả nợ (gốc và/hoặc lãi), Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc cho vay ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ;
b) Đối với việc ứng vốn từ 02 kỳ trả nợ trở lên (gốc và/hoặc lãi), Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Đối tượng được bảo lãnh và công ty mẹ (nếu có) có trách nhiệm ký hợp đồng vay bắt buộc với Bộ Tài chính đối với khoản tiền mà Quỹ Tích lũy trả nợ thanh toán cho người nhận bảo lãnh. Công ty mẹ có trách nhiệm chia sẻ nghĩa vụ trả nợ cho Quỹ Tích lũy trả nợ nếu đối tượng được bảo lãnh không thể trả toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ nợ theo hợp đồng vay bắt buộc đã ký.
3. Trong thời gian vay Quỹ Tích lũy trả nợ:
a) Đối tượng được bảo lãnh chấp nhận việc Bộ Tài chính kiểm soát tài khoản dự án và các tài khoản tiền gửi khác trong thời gian vay Quỹ Tích lũy trả nợ và được tự động trích chuyển tiền từ tài khoản dự án hoặc các tài khoản khác của đối tượng được bảo lãnh để trả Quỹ Tích lũy trả nợ khi đến hạn;
b) Đối tượng được bảo lãnh báo cáo Bộ Tài chính toàn bộ các khoản thu, chi, số dư tiền mặt, tiền gửi, tình hình tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án theo quý nếu vay đến 02 kỳ trả nợ; theo tháng nếu vay trên 02 kỳ trả nợ và thực hiện các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của Bộ Tài chính kể từ khi phải vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ;
c) Bộ Tài chính có quyền thực hiện kiểm tra tài chính hàng năm đối với đối tượng được bảo lãnh cho tới khi trả hết nợ vay Quỹ Tích lũy trả nợ. Trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính có quyền quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
4. Hồ sơ vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ:
Đối tượng được bảo lãnh chứng minh tình trạng tạm thời hoặc hoàn toàn không có khả năng trả nợ hoặc Công ty mẹ (nếu có) chứng minh không có khả năng trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh kèm theo tài liệu sau:
a) Số dư tài khoản dự án và các tài khoản khác của đối tượng được bảo lãnh không đủ để trả một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nợ đến hạn của khoản vay, khoản phát hành được Chính phủ bảo lãnh, có xác nhận của ngân hàng phục vụ và ngân hàng nơi mở tài khoản;
b) Đối tượng được bảo lãnh hoặc Công ty mẹ (nếu có) không có lãi và không cân đối đủ nguồn kèm theo Báo cáo tài chính của năm liền kề trước đó, báo cáo 06 tháng của đối tượng được bảo lãnh và công ty mẹ (nếu có);
c) Thư từ chối cho vay của ít nhất 03 ngân hàng thương mại đối với đối tượng được bảo lãnh hoặc đối với Công ty mẹ (nếu có);
d) Văn bản đề nghị vay Quỹ Tích lũy trả nợ của đối tượng được bảo lãnh phải ghi cụ thể số tiền vay (tách rõ gốc, lãi, phí) thời hạn vay, lịch trả nợ và nguồn trả nợ dự kiến, có ý kiến của công ty mẹ (nếu có) và cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 50% vốn điều lệ) gửi Bộ Tài chính 03 tháng trước ngày đến hạn trả nợ.
5. Trả nợ theo Hợp đồng vay bắt buộc:
a) Đối tượng được bảo lãnh thực hiện trả nợ cho Quỹ Tích lũy trả nợ theo Hợp đồng vay bắt buộc đã ký;
b) Trường hợp tài khoản dự án hoặc tài khoản tiền gửi khác của đối tượng được bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại có số dư theo báo cáo hàng quý, hàng tháng của đối tượng được bảo lãnh, Bộ Tài chính được thực hiện quyền yêu cầu ngân hàng phục vụ hoặc ngân hàng nơi đối tượng được bảo lãnh mở tài khoản trích chuyển tiền gửi cưỡng chế từ tài khoản dự án hoặc tài khoản khác của đối tượng được bảo lãnh và thông báo cho đối tượng được bảo lãnh để thu hồi nợ quá hạn, đến hạn (nếu có) trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không bị lỗ trong năm tài chính gần nhất trước đó; hoặc thu hồi nợ trước hạn cho Quỹ Tích lũy trả nợ (nếu có) trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không bị lỗ trong 02 năm liền kề trước đó;
c) Trường hợp tạm thời không thể trả nợ theo Hợp đồng vay bắt buộc trên hai kỳ, đối tượng được bảo lãnh báo cáo Bộ Tài chính kèm theo tài liệu chứng minh tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý.
1. Đối tượng được bảo lãnh phải ký hợp đồng vay bắt buộc với Bộ Tài chính (Quỹ Tích lũy trả nợ) đối với từng lần vay bắt buộc khi xảy ra vi phạm nêu tại Điều 41 Nghị định này theo các điều kiện sau:
a) Tiền vay bắt buộc từ Quỹ Tích lũy trả nợ để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được đối tượng được bảo lãnh tự động ủy quyền không hủy ngang cho Quỹ Tích lũy trả nợ để chuyển trả trực tiếp cho người cho vay, được coi là nợ gốc của đối tượng được bảo lãnh đối với Quỹ Tích lũy trả nợ;
b) Đồng tiền vay và trả nợ: là nguyên tệ của thỏa thuận vay, thỏa thuận phát hành trái phiếu. Đồng tiền trả nợ bằng loại tiền vay hoặc được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố chính thức tại thời điểm trả nợ;
c) Lãi suất vay: là lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Lãi suất vay Quỹ Tích lũy trả nợ được điều chỉnh trong trường hợp điều chỉnh lãi suất của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu trong quá trình thực hiện;
d) Lãi vay Quỹ Tích lũy trả nợ được tính trên dư nợ vay và số ngày vay thực tế kể từ ngày Bộ Tài chính chuyển tiền thanh toán cho Người cho vay thay mặt đối tượng được bảo lãnh cho tới ngày Bộ Tài chính nhận lại được toàn bộ số tiền đã cho vay từ đối tượng được bảo lãnh, trên cơ sở một năm có 365 ngày;
đ) Thời hạn vay: Tùy thuộc vào khả năng trả nợ của từng dự án, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định thời hạn vay bắt buộc đối với khoản vay chỉ để trả nợ lãi không quá 02 kỳ trả nợ; đối với khoản vay để trả nợ gốc (và lãi nếu có) không quá 02 năm. Đối với các trường hợp thời hạn vay bắt buộc vượt quá các thời hạn đã quy định, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định;
e) Gốc và lãi vay Quỹ Tích lũy trả nợ được trả định kỳ hàng năm mỗi năm hai lần;
g) Nguồn cho vay từ Quỹ Tích lũy trả nợ theo điểm b khoản 4 Điều 56 Luật Quản lý nợ công;
h) Đối tượng được bảo lãnh chịu toàn bộ chi phí phát sinh thực tế liên quan đến việc chuyển tiền trả nợ thay mặt đối tượng được bảo lãnh;
i) Đối tượng được bảo lãnh phải trả lãi phạt chậm trả trên số tiền chậm trả theo quy định của pháp luật về lập, quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ.
2. Hợp đồng vay bắt buộc Quỹ Tích lũy trả nợ được ký trước khi Bộ Tài chính chuyển tiền thanh toán cho người nhận bảo lãnh thay mặt đối tượng được bảo lãnh.
1. Khi nhận được thư yêu cầu trả nợ của người nhận bảo lãnh, Bộ Tài chính có trách nhiệm trả nợ cho người nhận bảo lãnh từ nguồn Quỹ Tích lũy trả nợ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 48 và điểm b khoản 4 Điều 56 Luật Quản lý nợ công.
2. Bộ Tài chính thực hiện cho vay bắt buộc đối với đối tượng được bảo lãnh để trả nợ trước khi thanh toán cho người nhận bảo lãnh và sau khi đối tượng được bảo lãnh đã thực hiện các quy định tại Điều 42 Nghị định này.
1. Trường hợp Quỹ Tích lũy trả nợ không đủ nguồn cho đối tượng được bảo lãnh vay để trả nợ cho người nhận bảo lãnh, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ theo quy định tại khoản 7 Điều 56 Luật Quản lý nợ công.
2. Trường hợp đối tượng được bảo lãnh mất khả năng thanh toán và sau khi xử lý tài sản bảo đảm mà vẫn không đủ nguồn trả nợ cho Quỹ Tích lũy trả nợ, Công ty mẹ của đối tượng được bảo lãnh (nếu có) không có khả năng trả nợ thay, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý đối với phần nợ không thể thu hồi.
1. Đối tượng được bảo lãnh được coi là có hành vi vi phạm khi không thực hiện đầy đủ trách nhiệm có liên quan quy định tại Nghị định này.
2. Trong vòng 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính gửi thông báo, nếu các vi phạm không được đối tượng được bảo lãnh khắc phục, Bộ Tài chính thực hiện giám sát tài chính đối với đối tượng được bảo lãnh, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ không phê duyệt cấp bảo lãnh khoản vay mới hoặc khoản vay lại vốn vay nước ngoài hoặc khoản cấp phát vốn từ ngân sách nhà nước cho đối tượng được bảo lãnh.
3. Bộ Tài chính áp dụng các chế tài xử lý cụ thể đối với đối tượng được bảo lãnh trong các trường hợp vi phạm sau đây:
a) Yêu cầu Bên cho vay tạm ngừng khoản rút vốn đang đề nghị nếu phát hiện có vấn đề trong hồ sơ rút vốn và yêu cầu đối tượng được bảo lãnh chỉnh lý hồ sơ rút vốn;
b) Thu tăng thêm 10% mức phí bảo lãnh chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho dự án vào mức phí đang áp dụng đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ cấp bảo lãnh trong vòng 03 năm liền kề tiếp theo, nhưng tổng mức phí bảo lãnh không quá 2%/năm khi đối tượng được bảo lãnh không thực hiện bố trí vốn chủ sở hữu đã đăng ký trong năm kế hoạch hoặc theo quy định của pháp luật; không thực hiện các thủ tục về thế chấp tài sản, chế độ thông tin báo cáo, cam kết duy trì số dư tài khoản dự án và các quy định khác tại Nghị định này.
ISSUANCE OF GOVERNMENT GUARANTEES TO ENTERPRISES FOR IMPLEMENTING INVESTMENT PROJECTS AND MANAGEMENT THEREOF
Section 1. APPRAISAL AND APPROVAL FOR PROPOSALS FOR GOVERNMENT GUARANTEE
Article 11. Application for approval for a proposal for government guarantee
An enterprise applying for an approval for its proposal for government guarantee shall, either directly or by post, submit the following documents to Ministry of Finance:
1. The original application form for approval for the proposal for government guarantee made by the enterprise.
2. The certified copy of the decision on enterprise establishment, or the certificate of enterprise registration of the project owner.
3. The certified copies of documents concerning the investment project, including:
a) The decision on investment proposal or the decision on investment, respectively accompanied by the pre-feasibility study report or the feasibility study report approved by competent authorities; or
b) The certificate of investment registration (if any).
4. The original report made by the enterprise on its operating status and the investment project for which a loan is applied. Such report contains:
a) The enterprise’s general operating status (including the list of shareholders or capital contributors holding at least 5% of the enterprise's charter capital), and its operation in the sector of the project for which the government guarantee is applied;
b) The project’s sources of funding (specify source-based funding amounts and percentage, including the owner’s equity, loan capital or funding from bond issue); capital-contributing progress;
c) The purposes of loan or issuance of bonds;
d) Estimated term of loan or bond issue (time for commencing the repayment of principal and interest), funding withdrawal schedule and the progress of the project;
dd) The plan for use and management of borrowed funds or funds from issued bonds;
e) Plan for allocation of funding for payment of principal, interest and other fees and charges when they mature, including funding from the project’s operating cash flow and alternative sources of funding for debt repayment (if any);
g) Plan for provision of collateral for loan or bond issue guaranteed by the government.
5. The plan for allocation of owner’s equity to the project, which must be at least 20% of total investment of the project, enclosed with the plan for annual allocation of owner’s equity according to the project's progress.
6. The certified copies of the audited financial statements for the last 03 years preceding the year in which the application for appraisal of the proposal for government guarantee is submitted, of:
a) The enterprise applying for approval for the proposal for government guarantee;
b) The parent company of the enterprise that applies for government guarantee, or of shareholders or capital contributors (excluding individual shareholders or capital contributors) holding at least 5% of the owner’s equity of the enterprise that has yet to generate revenue from its business.
In case of an application submitted in the second haft of a fiscal year, the said entities must also submit financial statements for the first six-month period approved by the Management Board, the Member Board or an authorized officer of the relevant enterprise.
Article 12. Appraisal of a proposal for government guarantee
1. The Ministry of Finance shall appraise the enterprise's application for approval for the proposal for government guarantee after the enterprise has submitted all of the documents mentioned in Article 11 herein and before the enterprise negotiates the loan agreement or prepares legal documents for issuance of bond s as regulated.
2. Within 30 days from the receipt of the enterprise’s application including sufficient documents as prescribed herein, the Ministry of Finance shall check the application in terms of the following contents:
a) The validity of documents included in the application;
b) The fulfillment of eligibility requirements for government guarantee as prescribed in Article 41 of the Law on public debt management;
c) The enterprise’s fulfillment of requirements for government guarantee as prescribed in Article 43 of the Law on public debt management and those mentioned herein.
3. If an application fails to meet all of the requirements mentioned in Clause 2 of this Article, the Ministry of Finance shall give a written notification to the enterprise within 45 days from the receipt of a sufficient application.
4. If case of need to collect further information in course of appraising an application, the Ministry of Finance shall take opinions about the project expecting the government guarantee from relevant ministries, ministerial-level agencies and relevant sector regulatory authorities. Relevant authorities must give written opinions within 10 working days from the receipt of written request from the Ministry of Finance.
5. The Ministry of Finance shall submit the report on appraisal results, which includes its proposal to accept or refuse such proposal for government guarantee, to the Prime Minister.
Article 13. Approval for a proposal for government guarantee
1. Based on the appraisal results given by the Ministry of Finance, the Prime Minister shall issue a written approval or refusal to give approval for the proposal for government guarantee according to the Government’s working regulation, and send it to relevant authorities.
2. Within 03 years from the date on which a proposal for government guarantee is given approval, the holder of such approval is required to submit a complete application for issuance of government guarantee as prescribed in Article 14 or Article 19 herein to the Ministry of Finance. Over this period of time, an approval for the proposal for government guarantee shall be no longer valid.
3. The enterprise may use the approved proposal for government guarantee to conduct a negotiation with the lender or formulate the scheme for bond issuance but its application for issuance of government guarantee may be refused if it fails to meet the requirements set forth in Article 5, Article 14 and Article 19 herein.
Section 2. APPRAISAL, APPROVAL AND ISSUANCE OF GOVERNMENT GUARANTEE FOR DOMESTIC AND FOREIGN LOANS
Article 14. Application for issuance of government guarantee for a loan
In addition to the documents required in Article 11 herein, the borrower that applies for government guarantee for his/her loan must, either directly or by post, submit the following documents to the Ministry of Finance:
1. The original copy of the lender’s request for loan guarantee.
2. The original copy of the enterprise’s application form for issuance of government guarantee, which includes details of its expected Serving Bank.
3. The documents mentioned in Article 11 herein if the submitted ones need to be modified.
4. The certified copy of the feasibility study report approved by a competent authority in accordance with regulations of the laws on investment and public investment (in case a prefeasibility study report has been submitted to the Ministry of Finance under regulations in Point a Clause 3 Article 11 herein).
5. The original borrowing plan which must be reviewed within 06 months before applying for issuance of government guarantee, include the contents prescribed in Clause 4 Article 11 herein and the following:
a) The summary of value and terms of the loan for which the government guarantee is applied according to the draft loan agreement initialed by the parties and those of other loans (if any);
b) The master plan for quarterly withdrawal of borrowed fund;
c) The decision, made by the Member Board or the Management Board of the obligor, on the allocation of owner’s equity to the project which must be at least 20% of total investment of the project as approved by a competent authority, enclosed with the plan for annual allocation of owner’s equity according to the project's progress.
6. The original written approval for the borrowing plan granted the government guarantee, made by the agency representing rights and obligations of state capital owner in enterprise (hereinafter referred to as “representative agency”) if the obligor is an enterprise of which 100% charter capital is held by the State.
7. The certified copy of the final draft of the loan agreement initialed by the parties or the signed loan agreement, which specifies the loan amounts and provisions on government guarantee.
8. The certified copies of the audited financial statements for the last 03 years preceding the year in which the application for issuance of government guarantee is submitted as prescribed in Clause 6 Article 11 herein. If the application is submitted in the second half of a fiscal year, the financial statements for the first six-month period must be also submitted.
9. The report given by the National Credit Information Center of Vietnam on the credit status of the enterprise applying for a government guarantee (the written report must bear the seal of the bank providing information).
10. The original written commitment to pay debts if the enterprise applying for the government guarantee defaults, which is made according to the Appendix I enclosed herewith and accompanied with the certification of an authorized person of the parent company, an organization or a person holding at least 65% of the enterprise’s charter capital.
11. The written commitment made by shareholders or capital contributors individually holding at least 5% of the enterprise’s charter capital on their aggregated holding of at least 65% of the enterprise’s charter capital during the validity of government guarantee, enclosed with the list of these shareholders or capital contributors (if the enterprise is a joint-stock company).
12. The documents proving the completion of investment procedures in accordance with regulations of the Law on investment.
Article 15. Appraising an application for issuance of government guarantee for a loan
1. If an application fails to meet all of the requirements mentioned in Clause 14 of this Article, the Ministry of Finance shall give a notification thereof to the obligor within 05 working days from the receipt of the application. The obligor is required to supplement documents to the Ministry of Finance within 10 working days from the receipt of notification.
2. Within 30 days from the receipt of the application including sufficient required documents, the Ministry of Finance shall appraise the received application and submit a report to the Prime Minister on appraisal results including the following contents:
a) The validity of documents included in the application;
b) The fulfillment of eligibility requirements for government guarantee prescribed in Article 41 and Article 43 of the Law on public debt management and those herein;
c) The investment funding structure, including the evaluation of funding sources such as owner’s equity and borrowed fund, and terms and conditions of the loan waiting for the government guarantee;
d) The financial capacity of the enterprise applying for a government guarantee (including the debt-to-equity ratio, quick ratio and long-term debt coverage ratio);
dd) The financial plan of the project using borrowed fund and the enterprise’s solvency. The financial plan is evaluated by analyzing “Debt-service coverage ratio” to determine the average DSCR within 05 first years (which must be not lower than 1.20 for a project with a off-take agreement, or 1.25 for other projects); analyzing the sensitivity by “Debt-service coverage ratio regarding guaranteed loans”; analyzing the sensitivity by “Revenue”; and analyzing the sensitivity by “production costs/ operating costs”;
e) The suitability (in terms of type, nature and value) of the collateral for the government-guaranteed loan;
g) The project’s risks concerning the government-guaranteed loan; risks concerning the loan; risks of the borrower’s financial capacity and solvency; risks of the borrower’s project implementation and management;
h) Total borrowed amounts and the number of government-guaranteed projects implemented by the enterprise up to the date of appraising this application; the enterprise’s outstanding debt the date of appraising this application;
i) The proposed guarantee fee;
k) Other suggestions and proposals.
3. In case the appraisal requires further information, the Ministry of Finance may get opinions about fields of the project from ministries, ministerial-level agencies and relevant sector regulatory authorities, or request the enterprise to supplement documents (such as the approved fundamental design, the off-take agreement, or explanations of technology and equipment). Relevant authorities must give written opinions within 10 working days from the receipt of written request from the Ministry of Finance.
Article 16. Decision on issuance of government guarantee for a loan
1. The Ministry of Finance shall submit contents of the letter of guarantee, accompanied by the report on appraisal results of an application for government guarantee, to the Prime Minister.
2. The Prime Minister shall make a decision on issuance of government guarantee for a loan according to the Government’s working regulation, and send it to relevant authorities. A decision on issuance of government guarantee for a loan includes:
a) Approving contents of the letter of guarantee and authorizing the Ministry of Finance to issue the letter of guarantee;
b) Approving the guarantee fee;
c) Assigning the Ministry of Justice to provide legal opinions as regulated (if any);
d) Assigning the Ministry of Foreign Affairs to coordinate with the Ministry of Finance in appointing a qualified overseas Vietnamese representative mission to act as a recipient of documents in legal proceedings against the letter of guarantee (if any);
dd) Approving other organizations acting as recipients of documents in legal proceedings as regulated in letters of guarantee (if any);
e) Other contents.
Article 17. Issuance of letter of guarantee for a loan
1. Pursuant to the Decision on issuance of government guarantee made by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall issue a letter of guarantee to the obligor upon the completion of the following procedures:
a) Enter into a mortgage agreement with the Ministry of Finance in accordance with regulations in Article 31 herein;
b) Provide the Ministry of Finance with the certified copy of the collateral insurance policy;
c) Open a Project Account at the Serving Bank; give a written notification of account number or account opening agreement to the Ministry of Finance;
d) Submit the certified copy of the loan agreement dully signed by the parties to Ministry of Finance;
dd) Provide the Ministry of Finance with information concerning the enterprise’s deposit accounts at credit institutions, supported with the original letters of confirmation thereof given by relevant credit institutions.
2. The letter of guarantee shall be issued within 07 working days from the completion of all procedures mentioned in Clause 1 of this Article. To be specific:
a) With regard to a foreign loan, the letter of guarantee is issued in 04 original copies, among which 01 copy is kept by the Ministry of Finance, 01 copy is delivered to the obligor, 01 copy is sent to the Ministry of Justice, and the other is sent to the lender or the lender’s authorized representative; b) With regard to a domestic loan, the letter of guarantee is issued in 06 original copies, among which 02 copies are kept by the Ministry of Finance, 01 copy is delivered to the obligor, 01 copy is sent to the lender, and the others are sent to relevant authorities.
3. The Ministry of Finance shall decide the number of original copies of the letter of guarantee issued to relevant authorities other than those mentioned in Clause 2 of this Article, if necessary.
Article 18. Procedures relating to validity of a government-guaranteed foreign loan
1. The obligor shall conduct procedures specified in the loan agreement to validate the letter of guarantee and the loan agreement.
2. The obligor shall contact the Ministry of Justice to obtain legal opinions about the letter of guarantee for the government-guaranteed foreign loan.
3. The obligor shall carry out procedures for registration of a foreign loan with the State Bank of Vietnam (SBV) in accordance with the SBV’s regulations on management of foreign loans and debt repayment by enterprises.
4. If legal procedures specified in the foreign loan agreement and the letter of guarantee require recipients of documents in legal proceedings:
a) The obligor shall provide the Ministry of Finance with information concerning organizations authorized as recipients of documents in legal proceedings on behalf of the borrower (also the obligor) and the guarantor (if any) as required in the loan agreement, and ask for opinions from the Ministry of Finance or an approval from the Ministry of Foreign Affairs if such proposed recipient is an overseas representative mission of Vietnam during the negotiation;
b) After entering into the loan agreement and getting the government guarantee, the obligor shall send the letters of authorization made by the borrower (also the obligor) and by the guarantor (if any) to organizations which are authorized as recipients of documents in legal proceedings for certification by signing. The obligor shall send the signed letters of authorization to the obligee and its copies to the Ministry of Finance.
Section 3. APPRAISAL, APPROVAL AND ISSUANCE OF GOVERNMENT GUARANTEE FOR BOND ISSUE
Article 19. Application for a government guarantee for bond issue
In addition to the documents prescribed in Article 11 herein, the enterprise (also the issuer) that applies for government guarantee must provide the Ministry of Finance either directly or by post the following documents:
1. The documents prescribed in Article 11 herein if the submitted ones need to be modified.
2. The enterprise’s original application form for the government guarantee for bond issue.
3. The certified copy of the project’s feasibility study report approved by a competent authority in accordance with regulations of the laws on investment and public investment (in case a prefeasibility study report has been submitted to the Ministry of Finance under regulations in Point a Clause 3 Article 11 herein).
4. The original scheme for bond issuance which must be reviewed within 06 months before applying for the government guarantee, and include the contents prescribed in Clause 4 Article 11 herein and the following contents:
a) The originals or certified copies of the plan for bond issuance specifying date of bond issuance, and the plan for disbursement of funds for the project;
b) The planned quantity of bonds to be issued, sorted by term and issuance date according to the progress of the project and disbursement rate;
c) The decision, made by the Member Board or the Management Board of the obligor, on the allocation of owner’s equity to the project which must be at least 20% of total investment of the project as approved by a competent authority, enclosed with the plan for annual allocation of owner’s equity according to the project's progress.
5. The original written approval for the bond issuance scheme granted the government guarantee, made by the representative agency if the obligor is an enterprise of which 100% charter capital is held by the State.
6. The license for public offering issued by the State Securities Commission of Vietnam.
7. The certified copies of the audited financial statements for the last 03 years preceding the year in which the application for issuance of government guarantee is submitted as prescribed in Clause 6 Article 11 herein.
8. The report given by the National Credit Information Center of Vietnam on the credit status of the obligor (the written report must bear the seal of the bank providing information).
9. The original written commitment to pay debts if the obligor defaults, which is made according to the Appendix I enclosed herewith and accompanied with the certification of an authorized person of the parent company, an organization or a person holding at least 65% of the enterprise’s charter capital.
10. The written commitment made by shareholders or capital contributors individually holding at least 5% of the enterprise’s charter capital on their aggregated holding of at least 65% of the enterprise’s charter capital during the validity of government guarantee, enclosed with the list of these shareholders or capital contributors (if the enterprise is a joint-stock company).
11. The documents supplemented during the appraisal of application for government guarantee for a bond issue (such as the approved fundamental design, the off-take agreement and explanations of technology and equipment).
12. The plan for annual allocation of owner’s equity to the investment project, enclosed with documents proving the enterprise's financial capacity to allocate owner's equity which is at least 20% of total investment of the project.
13. The documents proving the completion of investment procedures in accordance with regulations of the Law on investment.
14. Documents proving the fulfillment of eligibility requirements for issuance of corporate bonds in accordance with the law regulations on issuance of corporate bonds.
Article 20. Appraisal and notification of issuance of corporate bonds
1. The Ministry of Finance shall appraise an application for the government guarantee for an issue of corporate bonds according to contents and procedures applicable to domestic and foreign loans prescribed in Article 15 herein. The Ministry of Finance shall submit contents of the letter of guarantee, accompanied by the report on appraisal results of an application for government guarantee, to the Prime Minister.
2. After the Prime Minister makes a decision on issuance of government guarantee, which includes the contents specified in Article 16 herein, and gives approval for the guarantee limit, the Ministry of Finance shall give a written notification to the obligor of the limit on quantity of guaranteed bonds the enterprise may issue.
3. Based on the Ministry of Finance’s notification of the limit on quantity of guaranteed bonds to be issued as prescribed in Clause 2 of this Article:
a) At least 10 working days before the planned issuance date, the obligor must request the Ministry of Finance in writing to notify the bracket of interest on guaranteed bonds; Such written request must specify the planned issuance date, the planned quantity of bonds to be issued, bond term and issuance method;
b) At least 07 working days from the receipt of the obligor’s request, the Ministry of Finance shall give a written notification of the bracket of bond interest to the obligor.
4. Based on the interest bracket notified by the Ministry of Finance and the market developments at the issuance date, the obligor shall organize the bond issuance, and carry out procedures for registering, depositing, listing and payment for bonds in accordance with applicable law regulations on securities.
Article 21. Issuance of government guarantee for bond issue
1. Pursuant to the Decision on issuance of government guarantee for bond issue made by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall issue a letter of guarantee to the obligor upon the completion of the following procedures:
a) Enter into an agreement on mortgage of property for the entire guaranteed quantity of bonds to be issued with the Ministry of Finance in accordance with regulations in Article 31 herein. This mortgage agreement shall be reviewed and modified upon the completion of all bond issues in conformity with the value of guaranteed bonds;
b) Provide the Ministry of Finance with the certified copy of the collateral insurance policy;
c) Open a Project Account at the Serving Bank; give a written notification of Project Account number and existing deposit accounts opened at credit institutions, supported with letters of confirmations of these credit institutions, to the Ministry of Finance;
d) To submit report to the Ministry of Finance within 10 working days from the end of each issue in order to determine the actual guarantor's liability (and issue the letter of guarantee).
2. The letter of guarantee shall be issued after the obligor has fulfilled all procedures specified in Clause 1 of this Article and within 05 working days from the date on which the Ministry of Finance receives the report on each issue. The letter of guarantee is issued for each issue in 05 original copies, among which 02 copies are kept by the Ministry of Finance, 01 copy is delivered to the obligor and the others are sent to relevant authorities.
3. The Ministry of Finance shall decide the number of original copies of the letter of guarantee issued to relevant authorities other than those mentioned in Clause 2 of this Article, if necessary.
Section 4. MANAGEMENT OF GOVERNMENT GUARANTEES ISSUED TO ENTERPRISES
1. The obligor shall select a Serving Bank for the investment project guaranteed by the government and propose it in the application for government guarantee or after the application for government guarantee approved by a competent authority.
2. Serving Bank is a commercial bank that is duly established, operates under the Law on credit institutions of Vietnam, and has a credit rating equal to or one level lower than the sovereign credit rating as assigned by any of the following international credit rating agencies (Moody’s, Standard and Poor’s, Fitch).
3. Rights and obligations of a Serving Bank to manage borrowed funds or funds from issuance of government-guaranteed bonds:
a) Fulfill duties relating to payment, supervision of Project Account, fund withdrawal and debt repayment; manage the collateral of the government-guaranteed loan or bond issue as authorized by the Ministry of Finance; and assume responsibility for the accuracy of certifications given by the Serving Bank;
b) Check the conformity of the obligor’s fund withdrawing documents with the signed commercial contract and loan agreement; send the written certification of documentation conformity to the obligor and the Ministry of Finance within 05 days from the receipt of the obligor’s application for disbursement and before the obligor sends fund withdrawing documents to the lender;
c) Send report to the Ministry of Finance if fund withdrawing documents are not suitable, supported with reasons and solutions thereof;
d) When carrying out foreign exchange transactions concerning the guaranteed foreign loan, the Serving Bank shall consider, verify and keep all relevant documents and vouchers so as to withdraw funds and pay debts for the guaranteed foreign loan in accordance with applicable law regulations;
dd) Manage the Project Account’s balance and send report to the Ministry of Finance on the obligor’s performance of commitment on a basis of every 06 months or when the obligor fails to comply with the commitment; withdraw money from the Project Account to pay debts at the request of the Ministry of Finance if the obligor defaults;
e) Collect service fee from the obligor according to regulations of the Serving Bank and agreements entered into between two parties.
4. Procedures for approving a Serving Bank:
a) After getting an approval for government guarantee from a competent authority, the obligor shall register the Serving Bank with the Ministry of Finance. The application for registration of Serving Bank includes:
- The original application form for approval for Serving Bank made by the obligor;
- The draft agreement made by and between the obligor and the Serving Bank, which indicates obligations of each party in conformity with regulations on responsibilities of the obligor and those of the Serving Bank herein;
- Documentary evidences of the Serving Bank’s eligibility as prescribed in Article 2 of this Article (original or certified copies).
b) The Ministry of Finance shall give a written approval or refusal to approve the Serving Bank to the obligor within 07 working days from the receipt of adequate documents as specified in Point a of this Clause. In case of refusal, reasons for refusal must be specified.
If the application is refused, the obligor must select another Serving Bank which satisfies all of requirements mentioned in Clause 2 of this Article and suggest it to the Ministry of Finance for consideration.
c) If the obligor fails to select a qualified Serving Bank, the Ministry of Finance shall appoint a Serving Bank after consulting the obligor.
5. The obligor is required to submit a report to the Ministry of Finance on change in the Serving Bank and comply with regulations in Points a, b Clause 4 of this Article.
1. The obligor that implements the investment project using funds from a guaranteed loan shall open a Project Account at a qualified Serving Bank.
2. The Project Account reflects fund withdrawals (except the case where the foreign lender make payment directly to contractors under terms and provisions of the loan agreement or commercial contract), receipt of funds from bond issue, payment of debts (principal, interest and relevant fees); receipt of contributed amounts and revenue from the investment project, other income; revenues and expenses relating the project, and other legal funding sources of the obligor from the date of issuance of letter of guarantee.
3. A Project Account may serve one or several projects guaranteed by the government of an obligor.
4. The obligor must send a report to the Ministry of Finance on change or re-registration of a Project Account.
5. If an enterprise cannot separate its revenue from the investment project using funds from a government guaranteed-loan from that from its business, this matter must be specified in the borrowing plan or scheme for bond issuance when applying for the government guarantee. When submitting report on appraisal results, the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to consider allowing supervision of total revenue of the enterprise for ensuring its solvency.
6. In case of a foreign loan guaranteed by the government, upon the issuance of the letter of guarantee, the obligor, besides the Project Account, is required to open a foreign currency account (also the foreign borrowing and debt repayment account) at the Serving Bank, and carry out procedures for registration of such foreign currency account with the Ministry of Finance and the SBV in accordance with applicable law regulations on foreign exchange management. The Serving Bank shall manage and supervise any withdrawals and payments from the foreign borrowing and debt repayment account at the same time as the Project Account.
Article 24. Withdrawal of funds from government-guaranteed loans or bonds
1. The obligor shall issue bonds, or withdraw and use funds from a government-guaranteed loan, and contribute, and allocate the owner’s equity in conformity with the borrowing plan or the scheme for bond issuance given approval by the representative agency (if it is a state-owned enterprise) and a competent authority, and the project progress and plan registered with the Ministry of Finance as well as terms and conditions of the loan agreement and the commercial contract;
2. Before sending a request for withdrawal of funds from a government-guaranteed loan to the lender, the obligor must submit relevant withdrawing documents as specified in the commercial contract or loan agreement to the Serving Bank. The Serving Bank shall check the conformity of such withdrawing documents with purposes of the loan, the signed loan agreement and commercial contract, and then give a written approval or refusal to approve the request for fund withdrawal to the obligor as well as send a copy thereof to the Ministry of Finance. A bond issue shall not be governed by this provision.
3. If the obligor wishes to entirely withdraw and transfer funds from the guaranteed loan or bond issue to the Project Account, the Serving Bank shall check and verify documents and vouchers of any payments using the Project Account under terms and conditions of the commercial contract when receiving the obligor’s remittance request.
4. The obligee (the lender) shall also check the conformity of fund withdrawing documents with the loan purposes before giving approval for disbursement of funds from a government-guaranteed loan and making remittance upon the request of the obligor (the borrower).
Article 25. Management of borrowed funds, funds from issued bonds and others
1. The obligor shall:
a) Manage and use borrowed funds, contributed capital and owner’s equity for the purposes defined in the borrowing plan or the bond issuance scheme;
b) Record and carry out accounting works concerning government-guaranteed loan or bonds in a timely and proper manner in accordance with law regulations.
c) Use the Project Account’s balance to firstly repay the government-guaranteed loan and loans from the Accumulation Fund for Debt Repayment (if any);
d) Commit to transfer revenues and other legal incomes generated from the project's operations to the Project Account in order to ensure funding for repaying debts in full and on schedule;
dd) Commit to maintain the Project Account's balance (in original currency or in VND according to the exchange rate announced by the Serving Bank) as from the first year when payment obligations occur for the purpose of paying debts on schedule. The minimum balance is calculated by adopting the formula stated in the Appendix III enclosed herewith, and 10 days before the following debt payment deadline, it must equal at least total amount payable;
e) Unconditionally and irrevocably authorize the Serving Bank to request credit institutions where the obligor’s deposit accounts are maintained to transfer money from such deposit accounts to the Project Account for ensuring the required minimum balance or paying debts; irrevocably authorize credit institutions where the obligor’s deposit accounts are maintained to transfer money from such deposit accounts to the Serving Bank within 05 days after the date prescribed herein and as specified in the loan agreement;
g) Annually check debt figures with the Ministry of Finance, or send the copy of the annual statement of debt figures, which must be confirmed by the lender, to the Ministry of Finance.
2. The Ministry of Finance shall:
a) Monitor and keep records of the obligor’s withdrawal of funds and repayment of debts related to the government-guaranteed loan on the debt management system of the Ministry of Finance;
b) Check and verify the annual outstanding debt with the obligor and the obligee.
3. The Serving Bank shall:
a) Fulfill duties of the Serving Bank during the process of fund withdrawal and debt repayment of the project;
b) Submit report, on the periodical basis of every six months, to the Ministry of Finance on the balance and changes in the Project Account or other accounts relating the obligor’s fund withdrawal and debt repayment (if any);
c) If the Project Account’s balance is smaller than the required minimum amount, the Serving Bank is entitled to request the obligor to make additional payment, and submit a report thereof to the Ministry of Finance within 03 working days from the date on which the Project Account must has enough required balance as prescribed herein.
Article 26. Modification of a letter of guarantee
1. The Ministry of Finance shall consider modifying the letter of guarantee for the signed loan agreement upon the request of the obligor after adequately receiving following documents:
a) The obligor’s written request for modification of the letter of guarantee, which indicates reasons of modification, contents to be modified, and effects of such modification on the obligor's performance of obligations as defined in the loan agreement;
b) Documents modifying or amending the signed loan agreement;
c) The obligee’s opinions about the modification;
d) The draft of modified letter of guarantee prepared by the obligee (if any).
2. In case contents to be modified of the letter of guarantee cause neither an increase in the principal of the government-guaranteed loan nor change of the obligor, the Prime Minister shall authorize the Minister of Finance to make decision and grant a document or an appendix to modify the letter of guarantee within 15 working days as from the receipt of adequate and valid documents submitted by the obligor as prescribed in Clause 1 of this Article.
3. In case contents to be modified of the letter of guarantee cause either an increase in the principal of the government-guaranteed loan or change of the obligor, the Ministry of Finance shall submit a report thereof to the Prime Minister within 15 working days as from the receipt of adequate and valid documents submitted by the obligor as prescribed in Clause 1 of this Article. The Ministry of Finance shall issue a document or an appendix to modify the letter of guarantee, or give a written refusal of the obligor’s request within 10 working days from the receipt of the Prime Minister’s guidance.
4. Provisions in Clauses 1, 2, 3 of this Article shall not apply to bonds issues for which the government guarantee has been issued by the Ministry of Finance.
1. Based on the results of appraising the investment project’s financial plan and the enterprise’s financial health, the Ministry of Finance shall determine the guarantee fee which does not exceed 2% per year of total outstanding debt of the guaranteed loan.
2. The government guarantee fee incurred by the enterprise is the sum of:
a) The fee calculated according to the average DSCR within 05 first years of the investment project; and
b) The fee calculated according to the enterprise’s financial health at the time when it submits an application for government guarantee.
3. The government guarantee fees are available in the Fee Schedule of the Appendix II enclosed herewith.
Article 28. Collection and transfer of government guarantee fees
1. The guarantee fee is charged on the outstanding principal amount of the government-guaranteed loan, or bond issue, according to the loan currency and the guarantee fee approved by the Prime Minister as from the date of the first withdrawal of funds or the date of payment of bond buying amounts.
2. The guarantee fee is calculated in the currency of the guaranteed loan and exchanged into VND according to the selling rate officially announced by Vietcombank at the time of payment of guarantee fee; the guarantee fee must be paid to the Accumulation Fund for Debt Repayment on the date of payment of interests on the government-guaranteed loan or bonds.
3. Within 10 days after the payment date prescribed in Clause 2 of this Article, if the Ministry of Finance does not yet receive the payment of guarantee fee, the obligor must incur the late payment interest charged on the unpaid guarantee fee. To be specific:
a) The late payment interest is charged on total days of late payment commencing from the due date to the date on which guarantee fee is paid in full;
b) The interest rate charged on the late payment of guarantee fee is equal to the interest rate charged on the guaranteed loan or bond issue;
c) If the floating interest rate is charged on the loan or bond issue, the late payment interest shall be determined by the Ministry of Finance based on the reference rate applied for the payment period of interests charged on the government-guaranteed loan or bond issue.
Article 29. Use of government guarantee fee
1. The guarantee fees are considered revenues of the Accumulation Fund for Debt Repayment that shall manage and use collected guarantee fees in proper way, including fulfillment of the guarantor's obligations.
2. The Ministry of Finance may use 1.5% of total amount of guarantee fees actually collected to cover expenditures that arise in course of managing government guarantees upon the approval of the Prime Minister.
The Minister of Finance shall decide the use of retained amounts for administrative expenditures to pay costs of hiring independent consultants/ experts when appraising applications for government guarantee, if any.
Article 30. Collateral for a loan or bond issue
1. The enterprise that is the obligor or organizations and individuals involved in the investment project using funds from a government-guaranteed loan must put up assets as the collateral for the Ministry of Finance in accordance with applicable law regulations.
2. Assets provided as collateral for the Ministry of Finance are formed from the borrowed funds, or funds from issuance of guaranteed bonds, other assets formed from the owner’s equity or other legal funding sources of the obligor, or property of organizations and individuals involved in the investment project using funds from a government-guaranteed loan.
3. The collateral value must be equal to at least 120% of the principal of guaranteed loan or bonds, and determined as follows:
a) The value of collateral which is the land-use rights shall be determined according to the land price bracket announced by the People’s Committee of province where the land plot is located in accordance with relevant applicable law regulations;
b) If the collateral is other assets formed from the borrowed funds or funds from issuance of guaranteed bonds, other assets of the obligor or any organizations and individuals involved in the investment project using funds from a government-guaranteed loan: the collateral value is determined according to the book value in conformity with the law regulations, certified by an independent audit firm and approved by the guarantor (the Ministry of Finance);
c) If the collateral is assets which will be formed in future from borrowed funds or funds from issuance of guaranteed bonds: the collateral value equals the agreed price specified in the signed commercial contract concerning the guaranteed loan or bond issue; or equals the actual expenses paid to form the asset according to relevant documents and vouchers approved when preparing project's cost statement.
4. The obligor shall manage and use the collateral in a proper manner. The obligor is not allowed to use the collateral for a guaranteed loan or bond issue to ensure other civil liabilities, except the case mentioned in Clause 4 Article 31 herein.
5. Any sale, exchange or donation of the collateral is not permitted, except the case permitted by the Ministry of Finance. The collateral value shall be re-valuated in accordance with applicable laws. The obligor must provide collateral for ensuring the payment of remaining outstanding debt of the government-guaranteed loan or bond issue under regulations in Clause 3 of this Article before performing the release of previously pledged assets.
6. The obligor shall purchase insurance for the collateral during the term of the guaranteed loan.
7. The Government shall make decision on the pledge of property as collateral for the government-guaranteed loan or bond issue in case where applicable law regulations may not applied, or governing regulations are not available, or the collateral becomes the state-owned property before maturity date of the government-guaranteed loan or bonds, or the guarantee is conducted according to specific guidance of a competent agency.
Article 31. Management of collateral
1. The mortgage agreement for the government-guaranteed loan or bond issue is concluded by and between the obligor and the Ministry of Finance, or its authorized agency, before the Ministry of Finance issues the letter of guarantee. To be specific:
a) The Ministry of Finance, or its authorized agency, and the obligor may enter into one or several mortgage agreements and their appendixes depending on the features of each type of assets put up as collateral so as to ensure the registration of security interests as regulated by law;
b) Where a new asset is formed or the collateral is replaced during a year, an appendix to the mortgage agreement shall signed between the Ministry of Finance, or its authorized agency, and the obligor on the basis of the certification given by an independent audit firm, and shall be made perfect by June 30 of the following year.
2. The obligor shall:
a) Carry out procedures for registration of security interests for the signed mortgage agreement in accordance with the law on registration of security interests;
b) Assume responsibility for the accuracy and adequacy of documents concerning the registration of security interests;
c) Pay any expenses arising during the registration of security interests.
3. The obligor shall carry out procedures for registration of security interests before the Ministry of Finance issues the letter of guarantee. To be specific:
a) Within 30 days after the mortgage agreement has been duly concluded by the parties and notarized or certified in accordance with applicable laws, the obligor shall carry out procedures for registration of security interests;
b) The obligor shall submit the Certificate of registration of security interests, accompanied with the list of pledged assets and other relevant documents as requested, to the Ministry of Finance, or its authorized agency, within 10 days from the date on which it is issued;
c) The appendix to the mortgage agreement for assets formed in the future in a year is signed and notarized or certified in accordance with applicable laws on the basis of the certification given by an independent audit firm, and shall be made perfect by June 30 of the following year;
d) The obligor shall conclude an appendix to the mortgage agreement and register any modification to security interest contents if there is any discrepancy against those provided at the time of security interest registration for assets formed in the future within 30 days after the project cost statement is completed.
4. The Ministry of Finance, or its authorized agency, shall manage the collateral on the basis of:
a) The Certificate of registration of security interests, and the description of assets put up as collateral;
b) The list of assets put up as collateral for the government-guaranteed loan or bond issue, which indicates the value of each asset and is certified by an independent audit firm (whose name appears in the list of accredited audit firms annually announced by the Ministry of Finance).
5. In case the obligor wishes to mortgage a part of the asset formed from the government-guaranteed loan and other funding sources according to the portions of capital creating such asset to a third party:
a) The obligor may only mortgage the asset value in excess of the outstanding debt of the guaranteed loan while all debt obligations must be fulfilled;
b) The obligor must submit a request for the approval from the Ministry of Finance before conducting the mortgage; such request should indicate reasons of the mortgage, value of pledged asset and relevant contents. The Ministry of Finance shall give a written response within 15 working days;
c) The parties involved in the joint mortgage of an asset are required to carry out procedures for registration of security interests in accordance with applicable law regulations.
6. The obligor may replace the current collateral by another asset of equivalent value provided that it must be approved in writing by the Ministry of Finance or its authorized agency.
7. The parties involved in the collateral shall comply with applicable law regulations on secured transactions and registration of security interests.
8. The Ministry of Finance, or its authorized agency, shall keep all original documents concerning the collateral and collateral registration. In case an asset is mortgaged to multiple parties, asset-related original documents shall be kept under agreement between the mortgagees or by an authorized independent organization.
9. The obligor shall manage and keep other original documents concerning the collateral at the request of the Ministry of Finance pr its authorized agency.
10. The mortgage agreement is no longer valid only when the obligor has completed all obligations towards the lender as provided for in the letter of guarantee and towards the Ministry of Finance according to the signed documents relating to the letter of guarantee.
Article 32. Disposal of collateral
1. In case the Ministry of Finance has completed all debt payment obligations for the obligor who defaults and is incapable of paying debts to the Ministry of Finance, the collateral shall be disposed to serve the debt recovery by the Ministry of Finance.
2. The collateral shall be disposed by adopting the method specified in the mortgage agreement and applicable regulations of the law on secured transactions.
3. The Ministry of Finance is allowed to hire an independent organization to supervise and valuate the collateral in case of enforced disposal of collateral as prescribed by law. The obligor shall pay costs of hiring independent organization.
4. In case of multiple mortgagees as prescribed in Clause 4 Article 31 herein, the Ministry of Finance and relevant parties shall reach an agreement on the method of collateral disposal. The disposal of the asset value mortgaged to the Ministry of Finance must be reported to the Prime Minister for consideration.
5. Proceeds from disposal of the collateral shall be transferred to the Accumulation Fund for Debt Repayment to finance the payment of debts concerning government-guaranteed loans.
Article 33. Mortgage cancellation and termination
1. Cancellation and termination of a mortgage agreement which is made to ensure the fulfillment of payment obligations for a government-guaranteed loan or bond issue shall be carried out in accordance with applicable law regulations.
2. The Prime Minister shall decide the cancellation or termination of a mortgage agreement in case such mortgage is no longer valid as regulated by the law on secured transactions or the collateral for a guaranteed loan or bond issue becomes the state-owned property.
Article 34. Transfer or assignment of a government-guaranteed loan or bond issue
1. The transfer or assignment of a government-guaranteed loan or bond issue made by the obligee requires the approval by the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall only consider approving an application for transfer or assignment of a government-guaranteed loan if such transfer or assignment does not result in an increase in obligations of the guarantor.
2. Within 30 days as from the receipt of a valid application for transfer or assignment submitted by the obligee, the Ministry of Finance shall give a written response to approve or refuse the application which includes the following documents:
a) The original application form for transfer or assignment of a loan, which is made by the obligee and includes the following contents: reasons for transfer or assignment, details of the transferee or assignee, and certification that the transfer or assignment shall not result in any increase in obligations of the guarantor;
b) The original written approval for the transfer or assignment of the loan made by the obligor;
c) The draft agreement on transfer or assignment of a loan (if any), which has been discussed and agreed upon by the parties, and includes provisions that the transferee or assignee of the loan shall inherit all obligations and responsibilities of the obligee previously defined in the loan agreement.
3. Any transfer or assignment of a government-guaranteed loan under a loan agreement made by the obligor must be given the approval by the Prime Minister (unless such transfer or assignment is requested by the Government or the Prime Minister). The transferee or assignee must meet all eligibility requirements to be satisfied by an obligor in accordance with applicable laws and regulations herein.
4. Within 30 days as from the receipt of a valid application for transfer or assignment of a government-guaranteed loan under a loan agreement submitted by the obligor, the Ministry of Finance shall report to the Prime Minister to give approval or refusal to such application. Such application includes:
a) The original scheme for transfer or assignment of a government-guaranteed loan, which indicates: name of the transferee or assignee; reasons of the transfer or assignment; capacity of the transferee or assignee; the plan for project’s operations made by the transferee or assignee; evidence of the transferee or assignee’s solvency to pay remaining outstanding debt of the loan;
c) The certified copies of financial statements for the last 03 years of the transferee or the assignee, which have been verified by the State Audit Office or an independent audit firm;
c) The original commitment made by the transferee or assignee to inherit all obligations to the transferred or assigned government-guaranteed loan in proportion to the scope of transfer or assignment received from the obligor;
d) The certified copy of the written approval for the loan transfer or assignment made by the obligee.
The Ministry of Finance shall, within 05 working days from the receipt of the Prime Minister’s guidance, give a written response to the obligor.
5. Guaranteed corporate bonds registered and deposited at Vietnam Securities Depository, and listed at the Stock Exchanges of Vietnam shall be traded in accordance with applicable law regulations on securities trading.
Article 35. Transfer or assignment of shares or stakes
1. The parent company, capital contributors in the list of shareholders holding 65% in the aggregate of charter capital of a joint stock company, or capital contributors of a limited liability company of the obligor as committed and registered with the Ministry of Finance before the issuance of government guarantee may transfer or assign their stakes only when such transfer or assignment is given an approval by the Prime Minister.
2. The Ministry of Finance shall consider and submit a report to the Prime Minister for giving approval for the transfer or assignment of shares or stakes by an organization or individual specified in Clause 1 of this Article within 15 working days if the transferee or assignee has a financial health which is strong as the transferor or assignor and upon the receipt of adequate documents as follows:
a) The original application for transfer or assignment, which is made by the obligor and includes the following contents: name of the transferor or assignor, name of the transferee or assignee, and reasons for transfer or assignment;
b) The certified copies of documents proving the transferee or assignee's financial health;
c) The certified copies of the financial statements for the last 03 years of the transferee or assignee, which have been audited by the State Audit Office or an independent audit firm;
d) The original written commitment made by the transferee or assignee to inherit all responsibilities and obligations of the transferor or assignor in proportion with the transferred or assigned shares or stakes;
dd) The certified copy of the obligee’s written approval for the transfer or assignment of shares of stakes.
3. The obligor that is a state-owned enterprise conducting the equitization must report and obtain an approval from the Ministry of Finance for its plan for equitization and settlement of government-guaranteed loans before submitting the equitization plan to a competent authority for approval.
4. The obligor must obtain a written approval from the Ministry of Finance before transferring partial or entire shares from Vietnamese shareholders to foreign strategic shareholders.
5. The obligor must submit report to the Ministry of Finance on estimated time and place of listing before carrying out procedures for listing securities on stock market in accordance with applicable law regulations on securities.
6. Where the transfer or assignment of shares or stakes made by the obligor does not result in any changes in the borrower of a loan agreement, the obligor shall still discharge all obligations towards the government-guaranteed loan in conformity with the commitments specified in the loan agreement, the letter of guarantee and other commitments made with the Ministry of Finance.
7. Any full or partial division, amalgamation, merger or conversion of business form made by the obligor must be given approval by the obligee (or the lender) and must not cause an increase in the guarantor’s obligations. The obligor must submit a report to the Ministry of Finance in order for submission to the Prime Minister for consideration.
Article 36. Post-investment transfer or assignment of project and project-associated assets
1. The obligor must obtain an approval from the Ministry of Finance before conducting the post-investment transfer or assignment of project or its associated assets.
2. Before conducting any post-investment transfer or assignment of project or its associated assets, which results in changes in the obligor’s rights over the pledged assets, the obligor shall provide other assets as collateral to ensure his/her performance of obligations.
3. The parties involved in the transfer or assignment of project or its associated assets shall adjust the mortgage agreement or the contract for mortgage of assets formed in the future and its appendixes before conducting such transfer or assignment, and carry out procedures for registration of secured transactions after conducting such transfer or assignment. The transferee or assignee shall inherit all obligations and responsibilities of the obligor towards the collateral in proportion to the scope of transfer.
4. The post-investment assignment of assets does not result in changes in the obligor’s obligations towards the Lender and the Ministry of Finance.
Article 37. Preventive measures against risks
1. The Ministry of Finance shall periodically classify and consolidate debts of government-guaranteed loans or bond issues into the debt classification table of the program for management of public debt risks on the basis of the obligor's fulfillment of debt payment obligations as follows:
a) Group 1: Loan or bond issue of which debts are paid in full and on schedule;
b) Group 2: Loan or bond issue of which debts (interest or principal, or both principal and interest) are paid with money borrowed from the Accumulation Fund for Debt Repayment for 01-03 repayment terms, and there is no outstanding debt owed to the Accumulation Fund for Debt Repayment;
c) Group 3: Loan or bond issue of which debts are paid with money borrowed from the Accumulation Fund for Debt Repayment for 01-03 repayment terms, and there is an undue outstanding debt owed to the Accumulation Fund for Debt Repayment;
d) Group 4: Loan or bond issue of which debts are paid with money borrowed from the Accumulation Fund for Debt Repayment for more than 03 repayment terms, and there is an overdue debt owed to the Accumulation Fund for Debt Repayment;
dd) Group 5: Loan or bond issue of which debts owed to the Accumulation Fund for Debt Repayment cannot be collected or are unlikely recoverable.
2. An obligor whose debt is classified in group 3, group 4 or group 5 must bear the financial supervision of the Serving Bank in terms of Project Account’s monthly cash flow so as to manage risks.
3. The obligor shall implement measures for preventing risks such as setting aside of provisions for risks, formulation and selection of suitable risks handling plans and instruments, and purchase of credit risk insurance.
4. The obligor shall bear the inspection by competent authorities with the aims of risk prevention and during the process of handling risks.
Article 38. Methods for handling risks
1. The Ministry of Finance shall adopt the following risk management methods:
a) Not to consider issuing guarantee to an obligor who has outstanding debts with the Accumulation Fund for Debt Repayment, or a parent company whose subsidiary has debts classified in group 4 or group 5 as prescribed in Clause 1 Article 37 herein until debts owed to the Accumulation Fund for Debt Repayment and debts of government-guaranteed loans have been fully paid;
b) Exercise rights to dispose the collateral and collect debts from obligors as regulated herein so as to collect debts in full;
c) Suspend the issuance of bonds by an enterprise that fails to comply with the bond issuance plan approved by the Prime Minister and the bond issuance notice granted by the Ministry of Finance; or adopts an interest rate exceeding the interest bracket announced by the Ministry of Finance; or issues bonds in excess of the limit approved by the Prime Minister.
2. The following risk management methods shall apply to obligors having debts classified in group 4 or group 5:
a) Group-4 debts: The obligor must submit monthly report to the Ministry of Finance and its governing body (if any) on the enterprise’s cash flows;
b) Group-5 debts: The obligor shall formulate the debt restructuring scheme and adopt methods for handling debts upon the approval by the Prime Minister, including the disposal of collateral (if any) for debt recovery.
3. The Accumulation Fund for Debt Repayment shall annually make plan for and set aside provisions from collected guarantee fees for repayment of debts of government-guaranteed loans classified in group 4 or group 5 in the principle of ensuring that the minimum balance of the Accumulation Fund for Debt Repayment is maintained equal to at least the total amount payable during the year.
1. On quarterly, biannual and annual basis, the obligor that is an enterprise having investment project shall submit to the Ministry of Finance the following reports, which are prepared according to the form and contents regulated by the Ministry of Finance:
a) Quarterly report on fund withdrawal and debt repayment: Within the 10 first days of a quarter during the fund withdrawal period, the obligor shall provide the Ministry of Finance particulars of each withdrawal of funds, debt repayment and payment of undue debts; withdrawal of funds and debt repayment or repurchase of guaranteed bonds issued in the previous quarter;
b) Biannual report on project execution: Within the 10 first days of January and the same of July every year, in addition to the contents of a quarterly report prescribed in Point a Clause 1 of this Clause, the obligor shall submit reports on the project execution during the fund withdrawing period, the project’s operation and business activities until the end of the government-guaranteed loan term;
c) Reports on construction completion: Within 06 months after the date on which the project commissioning report is completed and certified, the obligor shall submit a report on the completion of construction works to the Ministry of Finance;
d) Report on termination of loan agreement: After paying debts in full, the obligor shall submit a report to the Ministry of Finance, accompanied by the quarterly reports on fund withdrawal and debt repayment;
dd) Financial statements: Within 10 days after the official issuance of annual financial statements (which have been duly audited and certified by the State Audit Office or an independent audit firm) of the obligor, and of the enterprise which is established to manage and operate the Project (if any), the obligor shall submit certified copies of audited financial statements to the Ministry of Finance as regulated;
e) Reports on withdrawal period and debt rescheduling: The obligor shall submit an application for extension of withdrawal period or debt rescheduling, supported by explanations thereof, to the Ministry of Finance at least 30 days before the final withdrawal date as prescribed or the following debt repayment date.
2. Within 10 days from the occurrence of any changes or events which may cause adverse influence on the project execution and debt repayment, the obligor must submit a report, which specifies the event, actual state, reasons and solutions for handling the case, to the Ministry of Finance. Cases where reporting is compulsory:
a) The project is deferred for 06 months and above against the plan for withdrawal of funds;
b) The allocation of owner's equity is deferred for 06 months against the date specified in the financial plan which is submitted when applying for a government guarantee (because shareholders of a joint-stock company fail to make capital contribution as regulated or the parent company fails to allocate funding to its subsidiary being a single-member limited liability company);
c) The project only achieves 50% of expected capacity in the first operating year;
d) The quantity of products sold during a year only achieves 50% of the planned one, resulting in adverse influence on the enterprise’s revenues as well as sources of funding for repaying debts of a government-guaranteed loan;
dd) There will be significant changes in majority shareholder, founding shareholder or model of the enterprise as decided by the Management Board or the governing body;
e) Issues relating the collateral of a loan occur;
g) Other events occur and lead to adverse influences as specified in the loan agreement.
3. Ad hoc reports: The Ministry of Finance has the right to request the obligor to submit ad hoc reports on the status of project, enterprise or loan or bond issue guaranteed by the government if it deems necessary. Within 5 working days from the receipt of the written request from the Ministry of Finance, the obligor must submit the requested report to the Ministry of Finance by post.
4. Reports on insolvency: If the obligor encounters financial difficulties and is likely unable to pay due debts of the government-guaranteed loan, or bond issue, or a forced loan from the Accumulation Fund for Debt Repayment or state budget, the obligor shall submit a report to the Ministry of Finance at least 45 days before the due date.
5. The Ministry of Finance shall provide guidance on specimens, forms and contents of reports for obligors as regulated herein.
Article 40. Inspection and supervision
1. The Ministry of Finance has the right to conduct regular supervision of fulfillment of obligations by the obligor, including:
a) The withdrawal of funds according to the registered plan;
b) The payment of debts;
c) The allocation of owner’s equity by the enterprise executing the investment project;
d) Provision of collateral for loan by the enterprise executing the investment project;
dd) The obligor’s performance of additional commitments as requested by the Government or the Prime Minister in each specific case.
2. In case the obligor denotes financial difficulties, or fails to fulfill its obligations, or there is an outstanding debt of the loan or bond issue, or an outstanding debt to the Accumulation Fund for Debt Repayment of group 4 or group 5 as regulated in Article 37 herein, the Ministry of Finance has the right to inspect the project’s financial status, or request the representative agency (if any), or the governing body to inspect the project's financial status, determine reasons and submit report thereof the Prime Minister for consideration.
3. The obligee shall share information about supervision or inspection reports (if any) within the permitted scope with the guarantor for the purpose of risk management.
Article 41. Repayment of loan and bonds
1. The obligor shall allocate funding to ensure the repayment of loan or bonds in full and on schedule.
2. If an obligor is not willing to repay debts, the guarantor (the Ministry of Finance) is entitled to:
a) Request the Serving Bank to transfer money from the obligor's Project Account to pay debts to the obligee;
b) Request the Serving Bank to request credit institutions where the obligor’s deposit accounts are opened to transfer money from these deposit accounts to pay debts in case the Project Account’s balance is not enough to pay debts;
c) Request the obligor that has purchased credit insurance for the government-guaranteed loan or bond issue under regulations in Point c Clause 3 Article 55 of the Law on public debt management to contact the insurer to fulfill debt obligations as defined in the signed insurance policy.
3. Debt repayment by the parent company (if any) or group of majority shareholders:
a) If the obligor is not able to pay debts, 06 months before the debt repayment term, the obligor must send report to its parent company (if any) or the group of shareholders holding at least 65% in the aggregate of charter capital as registered with the Ministry of Finance in order to repay debts on behalf of the obligor; in this case, the obligor is also required to send the copies of that report to the Ministry of Finance and the representative agency (if it is a state-owned enterprise, or an enterprise of which more than 50% of charter capital is held by the state);
b) If the parent company, or the group of shareholders holding at least 65% in the aggregate of charter capital as registered with the Ministry of Finance, is unable to repay debts on behalf of the obligor, the obligor must, at least 03 months before the due date, submit a report to the Ministry of Finance to consider giving an approval for a forced loan from the Accumulation Fund for Debt Repayment to pay debts to the obligee under regulations in Article 42 and Article 43 herein. In such case, the obligor shall bear the supervision of the Ministry of Finance under regulations in Clause 2 Article 37 and Clauses 2, 3 Article 38 herein.
The Ministry of Finance shall cooperate with relevant authorities in submitting a consolidated report, indicating measures for debt repayment in this case, to the Prime Minister. The obligor must strictly implement the measures for debt repayment given approval by the Prime Minister.
4. If the obligor is absolutely insolvent (it is unable to restart production from the receipt of an approval for the debt repayment plan from the Prime Minister), the Ministry of Finance shall report to the Prime Minister for making decision on collateral disposal as regulated in Article 32 herein.
If the proceeds from disposal of the collateral are not enough to pay debts, the obligor, or the parent company, or the group of shareholders holding at least 65% in the aggregate of shares as registered with the Ministry of Finance, shall be indebted of the remaining debt. In case the obligor is declared bankrupt, applicable law regulations shall apply.
5. In any case of failure to pay debts due to subjective reasons, the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to designate the representative agency (if it is a state-owned enterprise or an enterprise of which more than 50% of charter capital is held by the state), or a competent authority, to consider taking actions against organizations and/or individuals that commit violations resulting in the insolvency under the loan agreement or forced loan agreement in accordance with applicable law regulations.
6. If the obligor’s failure to submit a report to the Ministry of Finance on his/her difficulties in fulfilling repayment obligations causes damage to the Accumulation Fund for Debt Repayment, the obligor shall compensate for any physical damage caused to the Accumulation Fund for Debt Repayment.
7. If an enterprise still has outstanding debts to the Accumulation Fund for Debt Repayment, its application for a government guarantee for a new loan, or application for approval for the project on on-lending of Government’s foreign loans shall be refused.
Article 42. Forced loans from the Accumulation Fund for Debt Repayment
1. The obligor that faces either temporary or long-term financial problems, or is unable to pay debts of the government-guaranteed loan, or bond issue, when they are due must apply for a forced loan from the Accumulation Fund for Debt Repayment for an amount which must be advanced by the Accumulation Fund for Debt Repayment to pay debts on behalf of the obligor under regulations in Point b Clause 3 Article 41 herein. To be specific:
a) If the Accumulation Fund for Debt Repayment advanced money for a debt repayment period (principal and/or interest), the forced loan shall be subject to the Minister of Finance’s decision;
b) If the Accumulation Fund for Debt Repayment advanced money for 02 debt repayment periods and above (principal and/or interest), the Minister of Finance shall submit a report to the Prime Minister for consideration and decision on the forced loan.
2. The obligor and the parent company (if any) shall enter into a forced loan agreement with the Ministry of Finance. The parent company is obliged to pay debts to the Accumulation Fund for Debt Repayment if the obligor fails to fulfill partial or all debt obligations specified in the signed forced loan agreement.
3. During the term of a forced loan:
a) The obligor shall accept the Ministry of Finance's control and transfer of money from the Project Account and other deposit accounts of the obligor to pay debts to the Accumulation Fund for Debt Repayment when they are due;
b) The obligor must submit report to the Ministry of Finance on revenues, expenditures, cash balance, deposits, financial and business situations of the project on a quarterly basis if a forced loan is given to pay debts in 02 repayment periods, or on a monthly basis if a forced loan is given to pay debts in more than 02 repayment periods, and other ad hoc reports at the request of the Ministry of Finance since the obligor gets a forced loan from the Accumulation Fund for Debt Repayment;
c) The Ministry of Finance has the right to conduct annual inspection of the obligor’s financial capacity until debts to the Accumulation Fund Debt Repayment are paid off. The Ministry of Finance has the right to make decisions on inspection in accordance with regulations of the Law on inspection, where necessary.
4. An application for a forced loan:
The obligor shall provide documentary evidences of his/her temporary financial difficulties or absolute insolvency, or the parent company (if any) shall provide documentary evidences of its inability to pay debts on behalf of the obligor, and the following documents:
a) Documents proving that the aggregated balance of the obligor’s Project Account and other accounts is not enough to partially or fully pay due debts; these documents must be certified by the Serving Bank and banks where the obligor’s accounts are opened;
b) Documents proving that the obligor or the parent company (if any) earns no profit and may not mobilize enough money for debt repayment, enclosed with the financial statements for the previous year and/or for the six-month period of the obligor and of the parent company (if any);
c) The letters of refusal to approve an application for loan of the obligor, or the parent company (if any), of at least 03 commercial banks;
d) The obligor’s application for a forced loan from the Accumulation Fund for Debt Repayment, which specifies the borrowed amounts (separate principal, interests and fees), the loan term, repayment schedule and estimated sources of funding for debt repayment, and opinions of the parent company (if any) and of the representative agency (if it is a state-owned enterprise, or an enterprise of which more than 50% of charter capital is held by the state). The application must be submitted to the Ministry of Finance at least 03 months before the due date.
5. Payment of debts under the forced loan agreement:
a) The obligor shall pay debts to the Accumulation Fund for Debt Repayment according to the signed forced loan agreement;
b) In case there is a positive balance in the Project Account or any other deposit account of the obligor opened at a commercial bank according to the obligor’s quarterly or monthly reports, the Ministry of Finance shall request the Serving Bank or such commercial bank to transfer money from the Project Account or the obligor’s deposit account, with a notice given to the obligor, in order to pay overdue debts and due debts (if any) if the obligor incurs no loss in the previous fiscal year, or to pay undue debts to the Accumulation Fund for Debt Repayment (if any) if the obligor incurs no loss in the last two fiscal years;
c) In case of failure to pay debts for more than 02 debt repayment periods under a forced loan agreement, the obligor shall submit a report, supported with documentary evidences of its financial problems, to the Ministry of Finance in order for reporting the Prime Minister.
Article 43. Conditions of a forced loan from the Accumulation Fund for Debt Repayment
1. The obligor must enter into a forced loan agreement with the Ministry of Finance (the Accumulation Fund for Debt Repayment) for each forced loan given upon the occurrence of the events mentioned in Article 41 herein under the following conditions:
a) The obligor irrevocably authorizes the Accumulation Fund for Debt Repayment to transfer the borrowed amount directly to the lender, and this amount is considered the principal of the forced loan from the Accumulation Fund for Debt Repayment;
b) Borrowing and debt repayment currency: the original currency specified in the loan agreement or bond issuance agreement. Debts shall be paid in the loan currency or in VND according to the selling rate officially announced by Vietcombank at the time of debt repayment;
c) Loan interest: the interest rate on the government-guaranteed loan or bond issue. The adjustment of the interest rate on the forced loan granted by the Accumulation Fund for Debt Repayment shall be subject to the adjustment of the interest rate on the guaranteed loan or bond issue during the loan term;
d) The interest on the forced loan granted by the Accumulation Fund for Debt Repayment shall be charged on the outstanding debt over the actual days of loan from the date on which the Ministry of Finance transfers money to pay debts to the lender to the date on which the obligor pays the loan in full to the Ministry of Finance on an annual basis of 365 days;
dd) Loan term: The Minister of Finance shall, depending on the solvency of each project, consider deciding the term of the forced loan which is granted to pay interests for not more than 02 repayment periods, or to pay the principal (and interest, if any) for a period of not exceeding 02 years. In case the term of a forced loan exceeds the prescribed periods, the Ministry of Finance shall request the Prime Minister to consider and make decision;
e) The principal and interest on the forced loan from the Accumulation Fund for Debt Repayment shall be paid on a biannual basis;
g) Sources of funding for giving loans of the Accumulation Fund for Debt Repayment are prescribed in Point d Clause 4 Article 56 of the Law on public debt management;
h) The obligor shall incur all expenses actually arisen from the transfer of money to pay debts for the obligor;
i) The obligor shall pay interest on late payment in accordance with law regulations on establishment, management and use of the Accumulation Fund for Debt Repayment.
2. The forced loan agreement must be concluded before the Ministry of Finance transfers money to pay debts to the obligee on behalf of the obligor.
Article 44. Guarantor’s obligations
1. Upon the receipt of the request for debt repayment from the obligee, the Ministry of Finance shall transfer money from the Accumulation Fund for Debt Repayment to the obligee in conformity with regulations in Point d Clause 1 Article 48 and Point b Clause 4 Article 56 of the Law on public debt management.
2. The Ministry of Finance shall give a forced loan to the obligor before making payment to the obligee but after the obligor has satisfied all of requirements mentioned in Article 42 herein.
Article 45. Using the Accumulation Fund for Debt Repayment for fulfilling the guarantor’s obligations
1. If the balance of the Accumulation Fund for Debt Repayment is not enough to give a loan to the obligor to pay debts to the obligee, the Ministry of Finance shall submit a report to the Government under regulations in Clause 7 Article 56 of the Law on public debt management.
2. In case the obligor is insolvent but the proceeds from collateral disposal are also not enough to pay debts to the Accumulation Fund for Debt Repayment in full, and the parent company of the obligor (if any) is unable to pay debts for the obligor, the Ministry of Finance shall submit a report to the Prime Minister to decide measures against debts which cannot be collected.
Article 46. Actions against violations committed by the obligor
1. The obligor shall be considered to have acts of violation when failing to fulfill relevant obligations prescribed herein.
2. Within 60 days from the receipt of a notice from the Ministry of Finance, if the obligor fails to remedy his/her violations, the Ministry of Finance shall supervise financial sources of the obligor, and request the Prime Minister to reject the obligor’s application for government guarantee for a new loan, or on-lending of a foreign loan, or funding from state budget.
3. The Ministry of Finance shall impose specific sanctions on the obligor in the following cases of violation:
a) Request the lender to suspend the obligor’s withdrawal of funds if withdrawing documents are found to have mistakes, and then request the obligor to modify such withdrawing documents;
b) Increase the current government guarantee fee charged on the government-guaranteed loan or bond issue as approved by the Prime Minister by 10% in the following three years provided that total fee shall not exceed 2% per year if the obligor fails to allocate the owner’s equity as registered in the planning year or as regulated by law, or the obligor fails to carry out the mortgage procedures, fails to comply with reporting policies, fails to maintain the required balance in the Project Account, or fails to comply with other regulations herein.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực