Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Số hiệu: | 90/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/10/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2011 |
Ngày công báo: | 23/10/2011 | Số công báo: | Từ số 533 đến số 534 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Siết chặt việc phát hành trái phiếu DN
Kể từ 01/12/2011, việc phát hành trái phiếu (TP) trong nước và phát hành TP ra thị trường quốc tế của DN được quy định chặt chẽ, thống nhất tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP
Theo đó, DN muốn phát hành TP trong nước phải hội đủ điều kiện:
- Kết quả hoạt động SX, KD của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi và Báo cáo tài chính được kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần.
- DN có thời gian chính thức đi vào hoạt động ít nhất 01 năm.
- Đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn và đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với ngành nghề KD có điều kiện.
- Có phương án phát hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận.
Bên cạnh đó, DN thuộc đối tượng được phát hành TP chuyển đổi hoặc TP kèm theo chứng quyền, đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong DN, các đợt phát hành phải cách nhau ít nhất 06 tháng thì mới được phát hành loại TP này.
Ngoài ra, Chi phí phát hành, thanh toán do DN phát hành chi trả và được hạch toán vào giá trị dự án. DN phát hành bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi TP từ các nguồn vốn hợp pháp của DN.
Nghị định này có hiệu lực kể từ 01/12/2011
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/2011/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2011 |
VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
1. Nghị định này quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm:
a) Công ty cổ phần;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn.
3. Việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan. Trường hợp quy định của pháp luật chuyên ngành khác với quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu.
2. “Trái phiếu chuyển đổi” là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.
3. “Trái phiếu có bảo đảm” là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán.
4. “Phát hành trái phiếu riêng lẻ” là phát hành trái phiếu cho dưới một trăm (100) nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet.
5. “Bảo lãnh phát hành trái phiếu” là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành bán trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành.
6. “Đấu thầu phát hành trái phiếu” là phương thức phát hành mà doanh nghiệp phát hành lựa chọn các tổ chức đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
7. “Đại lý phát hành trái phiếu” là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành ủy thác cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho các đối tượng mua trái phiếu.
8. “Bán lẻ trái phiếu” là phương thức phát hành trái phiếu mà doanh nghiệp phát hành trực tiếp bán trái phiếu cho từng đối tượng mua trái phiếu.
9. “Hệ số tín nhiệm” là hệ số các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm xác định để đánh giá các quốc gia (hệ số tín nhiệm quốc gia) hoặc các doanh nghiệp (hệ số tín nhiệm doanh nghiệp) về mức độ tin cậy, mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay.
10. “Lưu ký trái phiếu” là việc chủ sở hữu trái phiếu thực hiện ký gửi trái phiếu của mình tại một tổ chức được phép lưu giữ, bảo quản trái phiếu để giúp chủ sở hữu trái phiếu thực hiện các quyền đối với trái phiếu.
11. “Tư vấn pháp lý” là công ty luật được lựa chọn làm tư vấn cho doanh nghiệp phát hành hoặc tổ chức (tổ hợp) bảo lãnh phát hành về các quy định của pháp luật liên quan đến đợt phát hành trái phiếu, soạn thảo bản cáo bạch và ý kiến pháp lý cho đợt phát hành trái phiếu.
12. “Hợp đồng tư vấn pháp lý” là thỏa thuận được ký giữa doanh nghiệp phát hành và tổ chức (tổ hợp) bảo lãnh phát hành với một hoặc nhiều công ty luật về việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật trong nước, nước ngoài hoặc quốc tế.
13. “Ý kiến pháp lý” là văn bản do tư vấn pháp lý phát hành phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế về căn cứ pháp luật của các giao dịch liên quan tới phát hành, thanh toán trái phiếu được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam, các điều ước, các thỏa thuận quốc tế, các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và các văn bản pháp lý khác.
14. “Hoán đổi trái phiếu” là việc mua, bán hai trái phiếu khác nhau do cùng một doanh nghiệp phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ của doanh nghiệp.
15. “Doanh nghiệp nhà nước” là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên năm mươi phần trăm (50%) vốn điều lệ, theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp.
1. Thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp.
2. Tăng quy mô vốn hoạt động của doanh nghiệp.
3. Cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.
1. Danh mục phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn.
2. Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
3. Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ phải đảm bảo nguyên tắc không phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để cơ cấu lại nợ bằng đồng Việt Nam.
4. Đối với phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án, doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là hai mươi phần trăm (20%) trong tổng mức đầu tư của chương trình, dự án.
5. Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về vay và trả nợ nước ngoài.
1. Trái phiếu không chuyển đổi
a) Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;
b) Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi có kèm chứng quyền là công ty cổ phần.
2. Trái phiếu chuyển đổi
a) Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;
b) Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi là công ty cổ phần.
3. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
1. Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên.
2. Doanh nghiệp phát hành quyết định kỳ hạn trái phiếu trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn và công bố tại phương án phát hành.
1. Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam.
2. Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành là ngoại tệ tự do chuyển đổi.
3. Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền phát hành.
Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu một (01) năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu là một trăm nghìn (100.000) đồng, các mệnh giá khác là bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng.
1. Đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước để mua trái phiếu.
1. Được doanh nghiệp phát hành bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và đảm bảo việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có).
2. Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế, chiết khấu, và cầm cố trong các quan hệ dân sự và quan hệ tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức sau:
a) Cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu;
b) Thả nổi theo lãi suất thị trường;
c) Kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.
2. Trường hợp trái phiếu được phát hành theo phương thức lãi suất quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phát hành phải công bố cơ sở tham chiếu được sử dụng để xác định mức lãi suất danh nghĩa trái phiếu thả nổi tại phương án phát hành và công bố công khai cho đối tượng mua trái phiếu.
3. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định lãi suất danh nghĩa trái phiếu cho từng đợt phát hành phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Riêng đối với các tổ chức tín dụng, việc xác định lãi suất danh nghĩa trái phiếu còn phải tuân thủ quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn.
1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi
a) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động;
b) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có:
- Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi;
- Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán (nếu có);
- Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty.
c) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;
d) Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này.
2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, doanh nghiệp phát hành ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền;
b) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng.
1. Doanh nghiệp phát hành phải xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 15 Nghị định này để làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu.
2. Phương án phát hành trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Mục đích phát hành trái phiếu và phương án sử dụng vốn phát hành trái phiếu;
c) Khối lượng, loại hình, kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa trái phiếu dự kiến phát hành;
d) Tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, giá chuyển đổi và biên độ biến động giá cổ phiếu (nếu có) đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi; giá và thời điểm thực hiện mua cổ phiếu đối với phát hành trái phiếu kèm chứng quyền;
đ) Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức tham gia bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, đại lý phát hành, đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
e) Kế hoạch bố trí nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu;
g) Các cam kết khác đối với chủ sở hữu trái phiếu.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu
a) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phát hành trái phiếu.
b) Đối với các loại trái phiếu khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.
1. Ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều 14 Nghị định này, phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước phải được chủ sở hữu xem xét, chấp thuận trước khi tổ chức phát hành, cụ thể như sau:
a) Đối với doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thì phương án phát hành trái phiếu phải được Bộ quản lý ngành kinh doanh chính xem xét, chấp thuận;
b) Đối với doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước do Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và làm chủ sở hữu, thì phương án phát hành trái phiếu phải được Bộ, ngành, hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, chấp thuận;
c) Đối với doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, thì phương án phát hành trái phiếu phải được tổ chức được giao chức năng đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp xem xét chấp thuận.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu;
b) Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
c) Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm liền kề trước năm phát hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
3. Thủ tục chấp thuận phương án phát hành:
a) Doanh nghiệp phát hành gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều này đến chủ sở hữu;
b) Trong vòng năm (5) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, chủ sở hữu có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ chủ sở hữu đề nghị doanh nghiệp bổ sung hồ sơ theo quy định;
c) Trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, chủ sở hữu phải có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Trường hợp không chấp thuận, chủ sở hữu phải nêu rõ lý do.
1. Hồ sơ phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chuẩn bị để đăng ký phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu.
2. Hồ sơ phát hành trái phiếu bao gồm:
a) Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này;
b) Các tài liệu và văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 13 Nghị định này;
c) Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có);
d) Các hợp đồng bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
đ) Văn bản pháp lý chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu đã hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trong trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp.
1. Trái phiếu được phát hành thông qua các phương thức sau:
a) Đấu thầu phát hành trái phiếu;
b) Bảo lãnh phát hành trái phiếu;
c) Đại lý phát hành trái phiếu;
d) Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu (đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về các phương thức phát hành trái phiếu.
Đối tượng tham gia đấu thầu, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác được phép cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Trái phiếu được lưu ký tại các tổ chức được phép lưu ký chứng khoán hoặc được ký gửi tại các tổ chức tín dụng theo yêu cầu của chủ sở hữu trái phiếu.
2. Trái phiếu được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán. Việc lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán.
1. Chi phí phát hành, thanh toán trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chi trả và được hạch toán vào giá trị của dự án sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu hoặc chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo mục đích sử dụng.
2. Phí đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành thỏa thuận với tổ chức nhận đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành; doanh nghiệp phát hành chịu trách nhiệm trả phí cho tổ chức nhận đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành đảm bảo công khai minh bạch.
3. Việc hạch toán chi phí phát hành, thanh toán trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành
1. Doanh nghiệp phát hành bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu từ các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Đối với trái phiếu được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản bên thứ ba, khi doanh nghiệp phát hành không cân đối được nguồn trả nợ gốc, lãi trái phiếu thì các tài sản bảo đảm sẽ được phát mại để thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Đối với trái phiếu được các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng bảo lãnh thanh toán, khi doanh nghiệp phát hành không cân đối được nguồn trả nợ gốc và lãi trái phiếu, các tổ chức bảo lãnh thanh toán có trách nhiệm bố trí nguồn vốn để thanh toán gốc, lãi cho chủ sở hữu trái phiếu theo hợp đồng thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và tổ chức bảo lãnh thanh toán.
1. Doanh nghiệp phát hành chỉ được thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn, hoặc hoán đổi trái phiếu để cơ cấu lại nợ, khi có phương án mua lại hoặc hoán đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và chủ sở hữu trái phiếu.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này cũng chính là tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể việc mua lại, hoán đổi trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành.
1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi
a) Doanh nghiệp phát hành có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động;
b) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành trong 3 năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần;
c) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;
d) Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước xác nhận thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
đ) Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo có hệ số tín nhiệm tối thiểu bằng hệ số tín nhiệm quốc gia;
e) Phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 24 và Điều 26 Nghị định này;
g) Doanh nghiệp phát hành đã hoàn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp của thị trường phát hành áp dụng cho từng đợt, từng hình thức phát hành.
2. Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền:
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền;
b) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng.
1. Doanh nghiệp phát hành xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định tại Điều này và Điều 26 Nghị định này để làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu.
2. Phương án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này và các nội dung sau:
a) Dự kiến đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu;
b) Dự kiến thị trường phát hành, phân tích về điều kiện thị trường phát hành và việc đáp ứng các điều kiện của thị trường phát hành;
c) Dự kiến lựa chọn nhà bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan;
d) Kế hoạch bố trí nguồn vốn, phương thức thanh toán gốc, lãi, và xử lý các rủi ro tài chính.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu
a) Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đại hội đồng cổ đông phê duyệt phương án phát hành trái phiếu.
b) Đối với các loại trái phiếu khác, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này: Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt phương án phát hành trái phiếu căn cứ vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp và theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế phải làm thủ tục xác nhận và đăng ký khoản vay thương mại nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Hồ sơ xác nhận và đăng ký khoản vay phát hành trái phiếu quốc tế bao gồm văn bản đề nghị của doanh nghiệp và phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục xác nhận và đăng ký khoản vay:
a) Doanh nghiệp phát hành gửi hồ sơ đề nghị xác nhận và đăng ký khoản vay phát hành trái phiếu quốc tế theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Trong vòng năm (5) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi.
c) Trong vòng mười (10) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời doanh nghiệp bằng văn bản về việc xác nhận khoản vay phát hành trái phiếu quốc tế thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp không xác nhận khoản vay phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc tuân thủ quy định tại Điều 24 Nghị định này, phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế phải được sở hữu thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận; cụ thể như sau:
a) Đối với doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thì phương án phát hành trái phiếu phải được Bộ quản lý ngành kinh doanh chính thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận;
b) Đối với doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước do Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và làm chủ sở hữu, thì phương án phát hành trái phiếu phải được Bộ, ngành hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận;
c) Đối với doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, thì phương án phát hành trái phiếu phải được tổ chức được giao chức năng đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp nhà nước bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu;
b) Phương án phát hành trái phiếu và quyết định phê duyệt phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
c) Báo cáo tài chính được kiểm toán của ba (03) năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành được kiểm toán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Nghị định này.
3. Thủ tục thẩm định, chấp thuận phương án phát hành:
a) Doanh nghiệp phát hành gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều này đến đơn vị có trách nhiệm thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trong vòng năm (5) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị thẩm định có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ đề nghị doanh nghiệp bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo quy định.
c) Trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, đơn vị có trách nhiệm thẩm định phải có ý kiến bằng văn bản về kết quả thẩm định phương án phát hành trái phiếu đồng thời làm thủ tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
d) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định bằng văn bản của đơn vị thẩm định kèm theo hồ sơ phát hành, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi đơn vị có trách nhiệm thẩm định và doanh nghiệp về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận để doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Văn bản chấp thuận để doanh nghiệp phát hành trái phiếu không có nghĩa là Chính phủ bảo lãnh thanh toán cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
1. Hồ sơ phát hành là các tài liệu pháp lý do doanh nghiệp phát hành phối hợp cùng các tư vấn pháp lý và các tổ chức có liên quan chuẩn bị theo quy định của luật pháp tại thị trường phát hành và quy định tại Nghị định này. Doanh nghiệp sử dụng hồ sơ phát hành để đăng ký phát hành trái phiếu và công bố cho các đối tượng mua trái phiếu.
2. Hồ sơ phát hành bao gồm các tài liệu sau:
a) Phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, và chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;
b) Bản cáo bạch;
c) Hợp đồng bảo lãnh phát hành; hợp đồng bảo lãnh thanh toán, hợp đồng đại lý thanh toán (nếu có);
d) Hợp đồng tư vấn pháp lý;
đ) Ý kiến pháp lý;
e) Các thỏa thuận đại lý;
g) Văn bản pháp lý chứng minh các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế đã hoàn thành các thủ tục về đầu tư và đã có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền trong trường hợp phát hành trái phiếu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của doanh nghiệp;
h) Xác nhận của công ty đánh giá hệ số tín nhiệm về hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành;
i) Xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc doanh nghiệp đã đăng ký trị giá trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
k) Các tài liệu khác theo quy định tại thị trường phát hành.
1. Việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp phát hành đã đáp ứng được các quy định nêu tại Điều 23, 24, 25, 26, 27, 30 của Nghị định này đồng thời đáp ứng được các điều kiện phát hành theo quy định tại thị trường phát hành.
2. Doanh nghiệp phát hành phối hợp với tổ chức bảo lãnh phát hành, các đại lý và tư vấn pháp lý tổ chức thực hiện phát hành trái phiếu theo các quy định tại thị trường phát hành.
1. Doanh nghiệp phát hành chuyển tiền trực tiếp cho đại lý thanh toán theo thỏa thuận đã ký để thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn cho chủ sở hữu trái phiếu.
2. Doanh nghiệp phát hành thực hiện việc mở và sử dụng tài khoản vốn vay và trả nợ nước ngoài để thực hiện nhận tiền phát hành trái phiếu, thực hiện trả gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong nước và ra thị trường quốc tế, phải thông báo bằng văn bản về việc phát hành trái phiếu với Bộ Tài chính.
2. Đối với doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng, phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm theo chứng quyền sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và chỉ được phát hành trái phiếu khi có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký phát hành trái phiếu doanh nghiệp
1. Đối với phát hành trái phiếu trong nước
a) Doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm công bố thông tin cho các nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc công bố thông tin không được chứa đựng nội dung có tính chất quảng cáo, mời chào và không được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trừ trường hợp công bố thông tin theo pháp luật về chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan. Nội dung công bố thông tin bao gồm:
- Tổng giá trị trái phiếu và kỳ hạn phát hành;
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm phát hành;
- Phương án phát hành trái phiếu, kế hoạch sử dụng tiền thu được từ phát hành trái phiếu, phương án trả nợ gốc, lãi trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền thông qua;
- Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm (nếu có).
b) Sau mười lăm (15) ngày kể từ khi hoàn tất đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải thực hiện công bố thông tin về kết quả đợt phát hành với các nội dung cơ bản sau:
- Khối lượng trái phiếu phát hành thành công;
- Kỳ hạn và lãi suất trái phiếu.
2. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thực hiện công bố thông tin theo quy định tại thị trường phát hành.
3. Doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng ngoài việc thực hiện quy định tại Nghị định này phải thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật chứng khoán.
1. Về kết quả phát hành:
Chậm nhất là mười lăm (15) ngày sau khi hoàn tất toàn bộ đợt phát hành trái phiếu, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo cơ quan phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu kết quả phát hành, đồng gửi Bộ Tài chính. Riêng đối với trường hợp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp phát hành gửi báo cáo kết quả phát hành cho cả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Về việc thanh toán gốc, lãi và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu:
a) Định kỳ hàng năm cho đến khi đến hạn thanh toán toàn bộ gốc, lãi trái phiếu, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo cơ quan phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu và tình hình sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu, đồng gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với trường hợp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế);
b) Chậm nhất sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày đến hạn thanh toán toàn bộ gốc, lãi trái phiếu, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo cơ quan phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu và tình hình sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu, đồng gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với trường hợp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế).
3. Riêng đối với trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, trong vòng mười (10) ngày kể từ ngày hoàn tất việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo chứng quyền, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo cơ quan phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu đồng gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với trường hợp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế). Nội dung báo cáo bao gồm:
- Tổng giá trị trái phiếu phát hành và tổng giá trị trái phiếu được chuyển đổi;
- Mã cổ phiếu được chuyển đổi, số lượng cổ phiếu được chuyển đổi và phân bổ cổ phiếu giữa các nhà đầu tư;
- Dự kiến thời gian thực hiện lưu ký, niêm yết, giao dịch cổ phiếu chuyển đổi và các văn bản đề nghị lưu ký, niêm yết, giao dịch (nếu có).
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Hướng dẫn, tổ chức xác nhận và đăng ký trị giá trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế thuộc hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện phát hành trái phiếu theo Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị định này.
3. Quy định về việc sử dụng trái phiếu doanh nghiệp để giao dịch trên thị trường tiền tệ; chiết khấu, cầm cố trái phiếu trong các quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với chủ sở hữu trái phiếu theo quy định của pháp luật liên quan.
1. Phê duyệt phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại Nghị định này.
2. Giám sát việc huy động và sử dụng vốn phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.
1. Chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước tại thị trường trong nước theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
2. Thẩm định phương án phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
3. Quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu và việc thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này
1. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, phân bổ, quản lý và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu đúng mục đích, có hiệu quả theo phương án phát hành trái phiếu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và đảm bảo việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có) cho chủ sở hữu trái phiếu.
3. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về đăng ký phát hành, công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này và văn bản pháp luật có liên quan; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã công bố.
4. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, có trách nhiệm đăng ký kế hoạch phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của năm tiếp theo để Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt tổng hạn mức vay thương mại hàng năm của quốc gia.
5. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm với các đại lý, tổ chức và cá nhân liên quan khác.
6. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các báo cáo tài chính; thực hiện chế độ quản lý tài chính, báo cáo và kế toán thống kê theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2011.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và nội dung về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế quy định tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về phát hành trái phiếu quốc tế.
3. Những quy định tại các văn bản khác trước đây về phát hành trái phiếu doanh nghiệp trái với quy định tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp phát hành trái phiếu chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 90/2011/ND-CP |
Hanoi, October 14, 2011 |
ON ISSUANCE OF CORPORATE BONDS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Securities; and the November 24, 2010 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Securities;
Pursuant to the June 16, 2010 Law on Credit Institutions;
Pursuant to the December 13, 2005 Ordinance on Foreign Exchange;
At the proposal of the Minister of Finance,
DECREES:
Article 1. Scope and subjects of regulation
1. This Decree provides the private placement of bonds in the territory of the Socialist Republic of Vietnam and issuance of bonds to the international market by businesses.
2. Businesses governed by this Decree include:
a/ Joint-stock companies;
b/ Limited liability companies.
3. The issuance of bonds of businesses in the banking and securities sectors, apart from complying with this Decree, must also comply with relevant laws. In case provisions of a relevant law are different from those of this Decree, bond-issuing businesses shall comply with such law.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, terms and expressions below are construed as follows:
1. Corporate bond means a type of debt securities issued by a business, acknowledging its obligation to pay both bond principal and interest and other obligations (if any) toward bondholders.
2. Convertible bond means a type of bond issued by a joint-stock company and convertible into common stocks of the issuing business under the conditions specified in the bond issuance plan.
3. Secured bond means a type of bond for which the payment of its principal and interest is wholly or partially secured upon its maturity with assets of the issuing business or of a third party; or is guaranteed by a financial or credit institution with the function of providing payment guarantee services.
4. Private placement of bonds means issuance of bonds to less than one hundred (100) investors, excluding professional investors, and not through the mass media or the Internet.
5. Bond issuance underwriting means a method of bond issuance whereby the issuing business sells bonds through an issuance-underwriting institution.
6. Bidding for bond issuance means a method of bond issuance whereby the issuing business selects institutions that meet the requirements set by the former and are qualified to win the bidding for bond purchase.
7. Bond issuance agency means a method of bond issuance whereby the issuing business authorizes another institution to sell bonds to bond purchasers.
8. Retail of bonds means a method of bond issuance whereby the issuing business directly sells bonds to each bond purchase.
9. Credit rating means a rating determined by credit-rating agencies to assess the degree of credit or investment risk and capability to repay loans of a nation (national credit rating) or a business (corporate credit rating).
10. Bond deposit means the depositing of bonds by a bondholder at an institution licensed to keep or preserve bonds for such bondholder to exercise rights to bonds.
11. Legal consultant means a law firm selected to advise an issuing business or issuance-underwriting institution (syndicate) on provisions of law relevant to the bond issuance, compile a prospectus and give legal opinions on the bond issuance.
12. Legal consultancy contract means an agreement signed between an issuing business and an issuance-underwriting institution (syndicate) with one or more law firms on the provision of consultancy on domestic law, foreign law or international law.
13. Legal opinions means a document issued by a legal consultant in compliance with Vietnamese law and international practice on legal grounds for bond issuance and payment transactions conducted on the basis of Vietnamese law, treaties and international agreements, contracts involving foreign elements and other legal documents.
14. Bond swap means the simultaneous purchase and sale of two different bonds issued by the same business for the purpose of restructuring the business's debt portfolio.
15. State business means a business in which the State owns over fifty per cent (50%) of the charter capital under Clause 22, Article 4 of the Law on Enterprises.
Article 3. Purposes of bond issuance
1. Implementation of programs and investment projects of businesses.
2. Increase of working capital of businesses.
3. Restructuring of debts of businesses.
Article 4. Principles of bond issuance
1. Businesses shall issue bonds on the principle of self-borrowing, self-payment and accountability for efficient use of raised capital.
2. Bond issuance activities must be public, transparent and fair and protect the rights and legitimate interests of investors.
3. The issuance of bonds for debt restructuring must comply with the principle that bonds are not issued to the international market for restructuring Vietnam-dong debts.
4. For the issuance of bonds for investment in a program or project, the issuing business shall maintain the minimum equity capital ratio of twenty per cent (20%) of the total investment of such program or project.
5. Businesses that issue their bonds to the international market shall, apart from complying with this Decree, comply with the law on borrowing and repayment of overseas loans.
Article 5. Types and forms of bonds
1. Inconvertible bonds
a/ Inconvertible bonds are secured or unsecured bonds, accompanied or unaccompanied with warrants;
b/ Issuers of inconvertible bonds are joint-stock companies and limited liability companies. Issuers of inconvertible bonds accompanied with warrants are joint-stock companies.
2. Convertible bonds
a/ Convertible bonds are secured or unsecured bonds, accompanied or unaccompanied with warrants;
b/ Issuers of convertible bonds are joint-stock companies.
3. Bonds shall be issued in the form of certificate, book entry or electronic data.
1. Corporate bonds have a term of one (1) year or more.
2. Issuing businesses shall decide on bond term on the basis of their capital use needs and the term stated in issuance plans.
Article 7. Currencies used for bond issuance and payment
1. For bonds to be issued in the domestic market, the issuance currency is Vietnam dong.
2. For bonds to be issued to the international market, the issuance currency is a freely convertible foreign currency.
3. The currency used for payment of bond principal and interest is the issuance currency.
Convertible bonds and warrants issued together with bonds must not be transferred for at least one (1) year after the completion of the issuance, except the case of transfer to or among professional securities investors.
The minimum par value of a bond is one hundred thousand (100,000) dong. Other par values are multiples of one hundred thousand (100,000) dong.
1. Eligible for purchase of bonds are Vietnamese and foreign institutions and individuals.
2. Vietnamese institutions may not use state budget funds to purchase bonds.
Article 11. Rights of bondholders
1. To be guaranteed by issuing businesses for full and on-time payment of bond principal and interest upon maturity and for the exercise of accompanying rights (if any).
2. To transfer, donate, give as gifts, bequeath, discount and pledge bonds in civil and credit relations under current laws.
Article 12. Nominal interest rate of bonds
1. Nominal interest rate of bonds may be determined by any of the following methods:
a/ Fixed interest rate for the whole bond term;
b/ Floating interest rate according to market interest rate;
c/ Combined fixed and floating interest rate.
2. In case bonds are issued by the interest rate methods specified at Points b and c, Clause 1 of this Article, issuing businesses shall disclose reference bases used for determining floating nominal interest rates of bonds in issuance plans and publicize them to bond purchasers.
3. Bond-issuing businesses shall decide on nominal interest rates of bonds for each issuance suitable to their financial capability. Particularly for credit institutions, the determination of nominal interest rates of bonds must also comply with the Law on Credit Institutions and guiding documents.
Article 13. Bond issuance conditions
1. For inconvertible bonds:
a/ The issuing business has operated for at least one (1) year counting from the date of official commencement of its operation;
b/ Production or business operation results of the year preceding the year of issuance are profitable according to a financial statement audited by the State Audit or an independent audit firm licensed to lawfully operate in Vietnam. The audited financial statement of the issuing business must be one stating opinions of total acceptance. For a business issuing bonds before April 1 of a year and having no audited financial statement of the preceding year, it must have:
- An audited financial statement of the year before the preceding year showing profitable production or business operation results;
- A financial statement of the latest quarter (if any) showing audited profitable production or business operation results;
- A financial statement of the preceding year showing profitable production or business operation results approved by the Board of Directors, the Members' Council or the Company President according to the company's operation charter.
c/ The requirement on capital adequacy ratio and other limitations to assure operation safety for conditional business lines specified by relevant laws are satisfied;
d/ There is a bond issuance plan approved and accepted by a competent authority under Articles 14 and 15 of this Decree.
2. For the issuance of convertible bonds or bonds accompanied with warrants, issuing businesses must, apart from satisfying the conditions specified in Clause 1 of this Article, satisfy the following conditions:
a/ Being eligible for issuance of convertible bonds or bonds accompanied with warrants;
b/ Assuring the holding rate of foreign parties in Vietnamese businesses under current laws;
c/ Assuring an interval of at least six (6) months between two consecutive issuances of convertible bonds.
Article 14. Bond issuance plans and approving competence
1. Issuing businesses shall work out bond issuance plans and submit them to competent authorities for approval and acceptance under Clause 3 of this Article and Article 15 of this Decree for use as a basis for the bond issuance, and disclose them to bond purchasers.
2. A bond issuance plan must contain the following principal details:
a/ General information on the business line and sector, financial status and business operation results of the issuing business;
b/ Purpose of bond issuance and plan on use of raised capital;
c/ Volume, type, term and nominal interest rate of bonds to be issued;
d/ Bond-to-stock conversion ratio, period and price and stock price fluctuation range (if any) for the issuance of convertible bonds; price and time of stock purchase for the issuance of bonds accompanied with warrants;
e/ Bond issuance method and institutions involved in bond issuance underwriting, payment guarantee, issuance agency and principal and interest payment agency;
f/ Plan on arrangement of funds for and method of payment of bond principal and interest;
g/ Other commitments toward bondholders.
3. Competence to approve bond issuance plans
a/ For convertible bonds and bonds accompanied with warrants: The Shareholders' General Meeting shall approve bond issuance plans.
b/ For other types of bond, except the case specified at Point a of this Clause: The Shareholders' General Meeting or Board of Directors or Members' Council or Company President shall approve bond issuance plans based on the organizational model and charters of businesses.
Article 15. Acceptance of bond issuance plans of state businesses
1. Apart from complying with Article 14 of this Decree, bond issuance plans of state businesses shall be considered and accepted by their owners before the issuance is organized, specifically as follows:
a/ For wholly state-owned businesses established under the Prime Minister's decisions, bond issuance plans shall be considered and accepted by ministries managing their main business lines;
b/ For wholly state-owned businesses established under decisions of and owned by ministries, sectors or provincial-level People's Committees, bond issuance plans shall be considered and accepted by these ministries, sectors or provincial-level People's Committees;
c/ For state businesses organized as joint-stock companies or limited liability companies with two or more members, bond issuance plans shall be considered and accepted by institutions assigned to function as representatives of state capital portions in these businesses.
2. For a state business, a dossier of request for acceptance of a bond issuance plan comprises:
a/ A written request for acceptance of the bond issuance plan;
b/ The bond issuance plan and the decision approving this plan under Article 14 of this Decree;
c/ The audited financial statement of the year preceding the year of issuance specified at Point b, Clause 1, Article 13 of this Decree.
3. Procedures for accepting issuance plans:
a/ The issuing business shall send a dossier of request for acceptance of its bond issuance plan specified in Clause 2 of this Article to its owner;
b/ Within five (5) working days after receiving the dossier, the owner shall examine the completeness and validity of the dossier. In case the dossier is incomplete or invalid, the owner shall request the business to supplement the dossier under regulations;
c/ Within thirty (30) days after receiving a complete and valid dossier, the owner shall issue a written reply of acceptance or non-acceptance of the bond issuance plan of the business. In case of non-acceptance, the owner shall clearly state the reason.
Article 16. Bond issuance dossiers
1. Bond issuance dossiers shall be prepared by issuing businesses for registration of bond issuance and disclosed to bond purchasers.
2. A bond issuance dossier comprises:
a/ The bond issuance plan and competent authorities' decisions approving and accepting the bond issuance plan specified in Articles 14 and 15 of this Decree;
b/ Documents and legal documents proving that the business fully satisfies the bond issuance conditions specified in Article 13 of this Decree;
c/ Results of rating by a credit rating agency of the bond-issuing business and type of bond to be issued (if any);
d/ Issuance underwriting, payment guarantee and agency contracts and relevant documents (if any);
e/ Legal documents proving that projects using capital raised through bond issuance have completed investment procedures and obtained investment decisions of competent authorities, in case of issuance of bonds for implementation of programs or investment projects of the business.
Article 17. Bond issuance methods
1. Bonds may be issued by the following methods:
a/ Bond bidding;
b/ Bond issuance underwriting;
c/ Bond issuance agency;
d/ Direct sale of bonds to bond investors (for issuing businesses being credit institutions).
2. The Ministry of Finance shall specifically guide bond issuance methods.
Article 18. Subjects eligible for participating in bidding, underwriting, guarantee and issuance agency
Eligible for participating in corporate bond bidding, underwriting, guarantee and issuance agency are securities companies, credit institutions and other financial institutions licensed to provide bidding, underwriting, guarantee and issuance agency services under current laws.
Article 19. Bond depositing, listing and trading
1. Bonds shall be deposited at institutions licensed for securities depository operation or consigned into safe-keeping at credit institutions as requested by bondholders.
2. Bonds shall be listed and traded at Stock Exchanges. The bond depositing, listing and trading comply with the securities law.
Article 20. Bond issuance and payment expenses
1. Bond issuance and payment expenses shall be paid by issuing businesses and accounted into the value of projects using capital raised through bond issuance or business expenses of issuing businesses, depending on their use purpose.
2. Expenses for bond bidding, guarantee and issuance agency shall be agreed by issuing businesses and institutions organizing bidding, providing guarantee or acting as issuance agents; issuing businesses shall pay expenses for institutions organizing bidding, providing guarantee or acting as issuance agents in a public and transparent manner.
3. The accounting of corporate bond issuance and payment expenses complies with current laws.
Article 21. Payment of bond principal and interest
1. Issuing businesses shall allocate funds for payment of bond principal and interest from their lawful capital sources.
2. For bonds secured with assets of issuing businesses or a third party, if issuing businesses cannot arrange funds for payment of bond principal and interest, security assets shall be put for public sale for payment of the principal and interest of bonds upon maturity under current laws.
3. For bonds of which the payment is guaranteed by financial or credit institutions, if issuing businesses cannot arrange funds for payment of bond principal and interest, payment guarantee institutions shall provide funds for payment of bond principal and interest to bondholders under contracts between issuing businesses and payment guarantee institutions.
Article 22. Bond redemption and swap
1. Issuing businesses may redeem their bonds prior to maturity or swap bonds for debt restructuring only when having redemption or swap plans approved by competent authorities on the basis of agreements between them and bondholders.
2. Institutions and individuals competent to approve or accept bond issuance plans specified in Articles 14 and 15 of this Decree are competent to approve or accept bond redemption or swap plans.
3. The State Bank of Vietnam shall specifically guide the redemption and swap of bonds issued by credit institutions.
ISSUANCE OF BONDS TO THE INTERNATIONAL MARKET
Article 23. Bond issuance conditions
1. For inconvertible bonds:
a/ The issuing business has operated for at least three (3) years counting from the date of official commencement of its operation;
b/ Production or business operation results of three (3) consecutive years preceding the year of issuance are profitable according to financial statements audited by the State Audit or independent audit firms licensed to lawfully operate in Vietnam. Audited financial statements of the issuing business for three consecutive years preceding the year of issuance must be those stating opinions of total acceptance.
c/ The requirement on capital adequacy ratio and other limitations to assure operation safety for conditional business lines specified by relevant laws are satisfied;
d/ The value of the international bond issuance is certified by the State Bank to be within the annual total foreign commercial loan limit approved by the Prime Minister;
e/ Requirements of the international market on credit rating for bond issuance are satisfied. Particularly, state businesses must have a credit rating at least equal to the national credit rating;
f/ There is a bond issuance plan approved and accepted by competent authorities under Articles 24 and 26 of this Decree;
g/ The issuing business has completed the issuance dossier in accordance with the law of the market to which bonds are to be issued, applicable to each issuance and form.
2. For convertible bonds and bonds accompanied with warrants:
In addition to the conditions specified in Clause 1 of this Article, businesses issuing convertible bonds or bonds accompanied with warrants must also satisfy the following conditions:
a/ Being eligible for issuance of convertible bonds or bonds accompanied with warrants;
b/ Ensuring the holding rate of foreign parties in Vietnamese businesses as provided by current laws;
c/ Ensuring an interval of at least six (6) months between two consecutive issuances of convertible bonds.
Article 24. Bond issuance plans and approving competence
1. Issuing businesses shall work out bond issuance plans and submit them to competent authorities for approval and acceptance under this Article and Article 26 of this Decree for use as a basis for the bond issuance, and disclose them to bond purchasers.
2. A bond issuance plan must contain the details specified in Clause 2, Article 14 of this Decree and the following details:
a/ Currency to be used for bond issuance and payment;
b/ Expected issuance market, analyses on conditions of the issuance market and satisfaction of these conditions;
c/ Projected selection of issuance underwriters, legal consultants and related agents;
d/ Planned arrangement of funds for and methods of payment of bond principal and interest, and handling of financial risks.
3. Competent to approve bond issuance plans
a/ For convertible bonds and bonds accompanied with warrants: The Shareholders' General Meeting shall approve bond issuance plans.
b/ For other types of bond, except for the case specified at Point a of this Clause: The Shareholders' General Meeting or Board of Directors or Members' Council or Company President shall approve bond issuance plans based on the organizational model and charters of businesses.
Article 25. Certification and registration of loans from the international bond issuance
1. Businesses issuing bonds to the international market shall carry out procedures for certifying and registering overseas commercial loans with the State Bank of Vietnam.
2. A dossier for certification and registration of loans from the international bond issuance comprises the issuing business's written request and bond issuance plan approved under Article 24 of this Decree.
3. Order and procedures for loan certification and registration:
a/ Issuing businesses shall send dossiers of request for certification and registration of loans from the international bond issuance specified in Clause 2 of this Article to the State Bank of Vietnam.
b/ Within five (5) working days after receiving a dossier, the State Bank of Vietnam shall check the completeness and validity of the dossier. In case the dossier is incomplete or invalid, the State Bank of Vietnam shall request the issuing business to supplement or modify it.
c/ Within ten (10) working days after receiving a complete and valid dossier, the State Bank of Vietnam shall notify in writing the issuing business of certification that loans from the international bond issuance fall within the annual total foreign commercial loan limit approved by the Prime Minister. In case of refusal to certify loans from the international bond issuance of a business, the State Bank shall notify such in writing, clearly stating the reason.
Article 26. Appraisal and acceptance of bond issuance plans of state businesses
1. State businesses' plans on issuance of bonds to the international market shall, apart from complying with Article 24 of this Decree, be appraised and submitted by owners of state businesses to the Prime Minister for consideration and acceptance; specifically as follows:
a/ For wholly state-owned businesses established under the Prime Minister's decisions, bond issuance plans shall be appraised and submitted by line ministries to the Prime Minister for consideration and acceptance;
b/ For wholly state-owned businesses established under decisions of and owned by ministries, sectors or provincial-level People's Committees, bond issuance plans shall be appraised and submitted by ministries, sectors or provincial-level People's Committees to the Prime Minister for consideration and acceptance;
c/ For state businesses organized as joint-stock companies or limited liability companies with two or more members, bond issuance plans shall be appraised and submitted by institutions assigned to function as representatives of state capital portions in these businesses to the Prime Minister for consideration and acceptance.
2. A state business's dossier of request for appraisal of a plan on issuance of bonds to the international market comprises:
a/ A written request for acceptance of the bond issuance plan;
b/ The bond issuance plan and decision approving it as specified in Article 24 of this Decree;
c/ Audited financial statements of three (3) consecutive years preceding the year of issuance as specified at Point b, Clause 1, Article 23 of this Decree.
3. Procedures for appraising and accepting issuance plans:
a/ An issuing business shall send a dossier of request for acceptance of its bond issuance plan specified in Clause 2 of this Decree to the agency responsible for appraisal specified in Clause 1 of this Article.
b/ Within five (5) working days after receiving the dossier, the agency responsible for appraisal shall check the completeness and validity of the dossier. In case the dossier is incomplete or invalid, it shall request the business to supplement or modify the dossier.
c/ Within thirty (30) days after receiving a complete and valid dossier, the agency responsible for appraisal shall give its written opinions on results of appraisal of the bond issuance plan and concurrently carry out procedures for reporting it to the Prime Minister for consideration and acceptance.
d/ Within fifteen (15) days after receiving appraisal results notified in writing by the agency responsible for appraisal enclosed with an issuance dossier, the Prime Minister shall send to the agency responsible for appraisal and the issuing business a written reply on acceptance or non-acceptance of issuance of bonds to the international market.
Written acceptance for bond issuance to the international market by businesses does not mean the Government's guarantee for bond payment by the businesses.
Article 27. Bond issuance dossiers
1. Issuance dossiers are legal documents prepared by issuing businesses in coordination with legal consultants and related institutions under the issuance market's law and this Decree. Businesses shall use issuance dossiers for registering the bond issuance and disclose them to bond purchasers.
2. An issuance dossier comprises the following documents:
a/ The bond issuance plan approved and accepted by competent authorities under this Decree;
b/ The prospectus;
c/ The issuance underwriting contract, payment guarantee contract and payment agency contract (if any);
d/ The legal consultancy contract;
e/ Legal opinions;
f/ Agency agreements;
g/ Legal documents proving that projects using capital raised through the international bond issuance have completed investment procedures and obtained investment decisions of competent authorities, in case of issuance of bonds for implementation of programs and investment projects of businesses;
h/ Certification by a credit rating agency of the credit rating of the issuing business;
i/ Certification by the State Bank that the value of bonds issued to the international market registered by the business falls within the Prime Minister-approved annual total commercial foreign loan limit of the country;
j/ Other documents required by the issuance market.
Article 28. Organization of bond issuance
1. The issuance of bonds to the international market may be conducted only when issuing businesses comply with Articles 23,24,25,26, 27 and 30 of this Decree, and satisfy the issuance conditions set by the issuance market.
2. Issuing businesses shall coordinate with issuance-underwriting institutions, agents and legal consultants in organizing the bond issuance under regulations of the issuance market.
Article 29. Payment of bond principal and interest
1. Issuing businesses shall transfer money directly to their payment agents under signed agreements for payment of the principal and interest of bonds upon maturity to bondholders.
2. Issuing businesses shall open and use foreign loan borrowing and repayment accounts for receiving proceeds of the bond issuance and paying bond principal and interest under the law on foreign exchange.
NOTIFICATION OF ISSUANCE, DISCLOSURE OF INFORMATION, REPORTING REGIME AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 30. Notification and registration of bond issuance
1. Businesses issuing bonds domestically or to the international market shall notify in writing the bond issuance to the Ministry of Finance.
2. Issuing businesses that are public companies shall register plans on issuance of convertible bonds or bonds accompanied with warrants, after they are approved and accepted by competent authorities under Chapters II and III of this Decree, with the State Securities Commission and may issue bonds only when obtain written opinions of the State Securities Commission.
3. The Ministry of Finance shall specifically guide the registration of corporate bond issuance.
Article 31. Disclosure of information
1. For domestic bond issuance:
a/ Issuing businesses shall disclose information to investors registering for bond purchase. Information to be disclosed must not contain advertisements and offers and must not be publicized in the mass media, except the case of information disclosure under the securities law and relevant legal documents. Information to be disclosed covers:
- Total value and term of bonds;
- Financial status of the business at the time of issuance;
- Bond issuance plan, plan on use of money raised through the bond issuance and plan on payment of bond principal and interest approved by competent authorities;
- Results of rating by a credit rating agency (if any).
b/ Within fifteen (15) days after completing a bond issuance, the issuing business shall disclose information on results of the issuance, containing the following principal details:
- The successfully issued bond volume;
- Bond term and interest rate.
2. Businesses issuing bonds to the international market shall disclose information under regulations of issuance markets.
3. Apart from complying with this Decree, issuing businesses that are public companies shall disclose information under the securities law.
1. On issuance results:
Within fifteen (15) days after completing the issuance of bonds, an issuing business shall report issuance results to the authorities having approved and accepted the bond issuance plan and concurrently to the Ministry of Finance. For the issuance of bonds to the international market, issuing businesses shall send reports on issuance results to the State Bank of Vietnam.
2. On payment of bond principal and interest and use of capital raised through bond issuance:
a/ Annually, before the deadline for payment of whole bond principal and interest, issuing businesses shall report on the payment of bond principal and interest and the use of capital raised through the bond issuance to the authorities having approved and accepted bond issuance plans and concurrently to the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam (for issuance of bonds to the international market);
b/ Within fifteen (15) days after the deadline for payment of bond principal and interest, issuing businesses shall report on the payment of bond principal and interest and the use of capital raised through the bond issuance to the authorities having approved and accepted bond issuance plans and concurrently to the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam (for issuance of bonds to the international market).
3. Particularly for convertible bonds or bonds accompanied with warrants, within ten (10) days after completing the conversion of convertible bonds into stocks or exercising the right of holders of bonds accompanied with warrants to purchase stocks, an issuing business shall send a report to the authorities having approved and accepted the bond issuance plan and concurrently to the Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam (for issuance of bonds to the international market). Such a report contains the following:
- Total value of issued bonds and total value of converted bonds;
- Code and volume of converted bonds and distribution of bonds among investors;
- Projected time of depositing, listing and trading in convertible bonds and written requests for depositing, listing and trading (if any).
Article 33. Handling of violations
Violators of this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively handled under the law on sanctioning of administrative violations in the field of securities or examined for penal liability under current laws.
RESPONSIBILITIES OF RELATED INSTITUTIONS AND INDIVIDUALS
Article 34. The Ministry of Finance
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, guiding the implementation of this Decree.
2. To review and monitor the issuance of corporate bonds under this Decree.
Article 35. The State Bank of Vietnam
1. To guide and organize the certification and registration of the value of corporate bonds issued to the international market falling within the Prime Minister-approved annual total foreign commercial loan limit of the country.
2. To guide credit institution in conducting the bond issuance under the Law on Credit Institutions and this Decree.
3. To provide for the use of corporate bonds for transactions on the monetary market; the discount and pledge of bonds in credit relations between credit institutions and bondholders under relevant laws.
Article 36. Boards of Directors, Shareholders' General Meetings, Members' Councils and Presidents of companies
1. To approve bond issuance plans under this Decree.
2. To supervise the raising and use of capital raised through the bond issuance under law and charters of businesses.
Article 37. Owners of state businesses
1. To accept their state businesses' plans on issuance of bonds on the domestic market under Article 14 of this Decree.
2. To appraise their state businesses' plans on issuance of bonds to the international market before reporting them to the Prime Minister for acceptance under Article 26 of this Decree.
3. To manage and supervise the bond issuance, use of capital raised through the bond issuance and payment of the principal and interest of bonds upon maturity.
4. To perform other tasks specified in this Decree.
Article 38. Issuing businesses
1. To take total responsibility for the raising of capital through the corporate bond issuance, and the distribution, management and use of capital raised through the bond issuance for proper purposes and with efficiency under bond issuance plans approved by competent authorities.
2. To pay fully and on time the principal and interest of bonds upon maturity and assure the exercise of accompanied rights (if any) for bondholders.
3. To fulfill the obligations to register the issuance and disclose information and observe the reporting regime under this Decree and relevant legal documents; and at the same time, to take responsibility for the accuracy and truthfulness of disclosed information.
4. Before November 1 every year, to register plans on issuance of bonds to the international market for the subsequent year with the State Bank and the Ministry of Finance for summarization and reporting to the Prime Minister for consideration and approval of the country's annual total foreign commercial loan limit.
5. To fulfill their obligations toward agents and other related institutions and individuals.
6. To take responsibility for the accuracy, truthfulness and adequacy of financial statements; to strictly comply with financial management, reporting, accounting and statistical regulations.
1. This Decree takes effect on December 01, 2011.
2. This Decree replaces the Government's Decree No. 52/2006/ND-CP of May 19,2006, on issuance of corporate bonds, and the provisions on issuance of corporate bonds to the international capital market of the Government's Decree No. 53/2009/ND-CP of June 4, 2009, on issuance of international bonds.
3. All provisions of previous documents on issuance of corporate bonds which are contrary to this Decree are annulled.
Article 40. Implementation guidance
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees, Boards of Directors and Members' Councils, directors general and directors of bond-issuing businesses shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực