Chương IV Nghị định 87/2020/NĐ-CP: Quản lý nhà nước đối với cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
Số hiệu: | 87/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 28/07/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2020 |
Ngày công báo: | 12/08/2020 | Số công báo: | Từ số 823 đến số 824 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung này được quy định tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Theo đó, việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch (ĐKHT) trực tuyến theo quy trình sau:
- Người có yêu cầu ĐKHT trực tuyến truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn (Xem cách đăng ký tài khoản tại đây).
- Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu ĐKHT trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ theo quy định.
- Nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người có yêu cầu ĐKHT trực tuyến được cấp 1 mã hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan ĐKHT.
Ngay trong ngày làm việc, cơ quan ĐKHT sẽ tiếp nhận, kiếm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ và gửi Phiếu hẹn trả kết quả qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại di động nếu hồ sơ đầy đủ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu chưa đầy đủ.
Nghị định 87/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/9/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Bảo đảm cơ sở hạ tầng thông tin, các thiết bị có liên quan để tổ chức vận hành liên tục, ổn định, thông suốt Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vật lý, môi trường, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có trụ sở cơ quan, khu vực lưu giữ trang thiết bị, dữ liệu phục vụ cho việc vận hành Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
c) Thực hiện định kỳ rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử phù hợp với nhu cầu thực tế tại từng cơ quan.
2. Bộ Tư pháp ngoài trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, còn có trách nhiệm:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh mạng, an toàn hệ thống thông tin đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
b) Thực hiện các biện pháp sao lưu, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, có thiết bị dự phòng bảo đảm hệ thống máy tính, mạng, trang thiết bị và phần mềm ứng dụng phục vụ cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hoạt động liên tục, bảo đảm khả năng khôi phục hệ thống, không bị gián đoạn do các sự cố kỹ thuật;
c) Ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
1. Bộ Tư pháp quản lý tài khoản người dùng trên toàn hệ thống; cấp, thu hồi, thay đổi tài khoản, phân quyền truy cập Hệ thống đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung cho người dùng tại Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Sở Tư pháp.
2. Bộ Ngoại giao quản lý tài khoản, cấp, thu hồi, thay đổi tài khoản người dùng là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự được giao thực hiện công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện theo phân quyền của Bộ Tư pháp.
3. Sở Tư pháp quản lý tài khoản, cấp, thu hồi, thay đổi tài khoản người dùng là công chức làm công tác hộ tịch tại các Phòng Tư pháp, công chức tư pháp hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 72 của Luật Hộ tịch, theo đề nghị của Phòng Tư pháp.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được cấp tài khoản chịu trách nhiệm quản lý các tài khoản được cấp tại cơ quan, đơn vị mình.
5. Người dùng được cấp tài khoản có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản theo quy định pháp luật về an toàn thông tin; trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện bị lộ thông tin tài khoản phải liên hệ ngay với cơ quan có thẩm quyền quản lý tài khoản để xử lý.
1. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được sao lưu dự phòng thường xuyên, liên tục, bảo đảm tính cập nhật và toàn vẹn dữ liệu.
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được sao lưu dự phòng để phục hồi dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, thông tin cho các cơ quan đăng ký hộ tịch có liên quan để kiểm tra, rà soát, bổ sung, điều chỉnh, bảo đảm thống nhất dữ liệu.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin phù hợp với cấp độ theo quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng.
Bộ Tư pháp trực tiếp quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; các văn bản hướng dẫn việc xây dựng, khai thác, sử dụng, kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
2. Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; bảo đảm điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ vận hành liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
3. Xây dựng và trình Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền việc nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
4. Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
5. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc cập nhật dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ.
6. Thực hiện việc kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương khác theo quy định pháp luật.
7. Cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch theo thẩm quyền; có văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến việc khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ để đăng ký hộ tịch trên phạm vi toàn quốc.
8. Khắc phục hoặc chỉ đạo khắc phục khi phát hiện có sai sót trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về hộ tịch và thực hiện quy định của Nghị định này tại Cơ quan đại diện.
2. Bảo đảm kinh phí, nguồn lực và các điều kiện an toàn cho hoạt động đăng ký hộ tịch trực tuyến tại Cơ quan đại diện.
3. Thống kê số liệu đăng ký hộ tịch tại Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.
1. Hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc lập dự toán, cấp kinh phí thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất, bảo đảm kinh phí cho việc xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm an ninh mạng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm an toàn, kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bố trí nguồn vốn phù hợp cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, chia sẻ các dữ liệu liên quan phục vụ việc thống kê, công bố các chỉ tiêu thống kê quốc gia, ngành về sinh, tử, kết hôn.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước khác ở trung ương phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc kết nối, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định; cung cấp thông tin, đối chiếu, kiểm tra, điều chỉnh các thông tin hộ tịch của cá nhân trong Cơ sở dữ liệu do bộ, ngành quản lý trong trường hợp không thống nhất với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; bảo đảm an toàn và bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định pháp luật khi khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo bố trí kinh phí cho các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch thực hiện xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo quy định của Nghị định này, bố trí kinh phí cập nhật, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử hàng năm.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chỉ đạo, bảo đảm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, kinh phí xây dựng, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong phạm vi địa phương quản lý.
STATE MANAGEMENT FOR ELECTRONIC CIVIL STATUS DATABASE
Article 16. Responsibilities of agencies managing electronic civil status database
1. Agencies managing electronic civil status database within their competence are responsible for:
a) ensuring information infrastructure and relevant equipment to guarantee continuous, stable and coherent operations of electronic civil status database;
b) implementing measures to ensure physical, environmental safety, social order and safety at areas and offices where equipment and data serving operation of electronic civil status database is stored;
c) periodically examining and proposing methods of upgrading and developing information technology infrastructure serving extraction and use of electronic civil status database satisfactory to practical demands in each agency.
2. Ministry of Justice in addition to responsibilities specified under Clause 1 of this Article, is also responsible for:
a) adopting measures to ensure cyber security and information system safety for electronic civil status database;
b) adopting measures to backup, maintain and repair, prepare backup equipment to guarantee that computer system, network, equipment, software and application are capable of serving continuous operations of the electronic civil status database and ensure ability to restore the system and not be interrupted due to technical difficulties;
c) issuing and organizing implementation of regulations on extraction and use of electronic civil status database to ensure effective and legal connection and data sharing of electronic civil status database.
Article 17. Management of user account
1. Ministry of Justice shall manage user accounts throughout the systems; issue, revoke and change accounts, decentralize access to common civil registration and management system for users in Ministry of Justice, Ministry of Foreign Affairs and Departments of Justice.
2. Ministry of Foreign Affairs shall manage accounts, issue, revoke and change accounts of users who are members of diplomatic missions and consular posts assigned to perform civil status related affairs for representative missions as assigned by Ministry of Justice.
3. Departments of Justice shall manage accounts, issue, revoke and change accounts of users who are civil status officials in Justice Agencies, People’s Committees of communes, wards and towns eligible as specified under Article 72 of Law on Civil Status at request of Justice Agencies.
4. Heads of agencies and entities issued with accounts are responsible for managing accounts in their agencies and entities.
5. Users issued with accounts are responsible for securing account information according to regulations and law on information safety; in case of suspicion or discovery of disclosure of account information, immediately contact competent agencies capable of managing account for solution,
Article 18. Backup, recovery and safety assurance of electronic civil status database
1. Electronic civil status database shall be backed up regularly, continuously while keeping up-to-date and maintaining data integrity.
2. If necessary, Ministry of Justice shall use electronic civil status database which has been backed up to recover data for another electronic civil status database and information for relevant civil registration agencies to examine, inspect, add and revise to ensure data consistency.
3. Ministry of Justice is responsible for identifying safety level of information system for electronic civil status database, adopting measures to ensure safety of information system satisfactory to the safety level according to regulations and law on cyberinformation security
Article 19. Responsibilities for state management of Ministry of Justice
Ministry of Justice shall perform direct state management for electronic civil status database and have following tasks and powers:
1. Requesting the Government to issue or issuing within their competence legislative documents on electronic civil status database; documents guiding development, extraction, use, connection and sharing data with electronic civil status database.
2. Developing, managing and maintaining electronic civil status database; ensuring technical infrastructure serving electronic civil status database to ensure continuous and stable operations satisfying Article 4 of this Decree.
3. Developing and requesting the Government to consider and approve, considering or approving within their competence upgrade and development of electronic civil status database.
4. Guiding, training and improving administration, extraction and use of electronic civil status database.
5. Monitoring, examining, encouraging and supervising data update on electronic civil status database.
6. Connecting and sharing digital data between electronic civil status database and national databases and other databases of ministries and local governments as per the law.
7. Issuing copies of civil status excerpts, verifying civil status information within their competence; issuing documents guiding, operating and instructing timely solutions for difficulties related to extraction and use of electronic civil status database for civil registration on a nationwide scale.
8. Rectifying or directing rectification in case of errors on the electronic civil status database.
Article 20. Responsibilities of Ministry of Foreign Affairs
1. Cooperating with Ministry of Justice in performing state management regarding civil status and implementing this Decree in representative missions.
2. Ensuring expenditure, resources and safety conditions for online civil registration in representative missions.
3. Recording civil registration figures in Ministry of Foreign Affairs and representative missions and submitting to Ministry of Justice for consolidation and report to the Government as per the law.
Article 21. Responsibilities of Ministry of Finance
1. Guiding collection, submission, management and use of fees specified under Clause 2 Article 9 of this Decree.
2. Cooperating with Ministry of Justice in preparing estimates, issuing recurrent expenditure on a regular or irregular basis, ensuring expenditure on development, update, management, extraction and use of electronic civil status database from state budget according to Law on State Budget and relevant law provisions.
Article 22. Responsibilities of ministries, ministerial agencies and other central regulatory authorities
1. Ministry of Public Security shall cooperate with Ministry of Justice in ensuring cyber security, connecting and sharing data between electronic civil status database and national population database.
2. Ministry of Information and Communications shall cooperate with Ministry of Justice in ensuring safety, connecting and sharing electronic civil status database.
3. Ministry of Planning and Investment shall cooperate with Ministry of Justice in allocating appropriate funding sources for development of electronic civil status database; extracting and using electronic civil status database, sharing relevant data serving recording affairs and publicizing national and disciplinary statistical indicators regarding birth, death and marriage.
4. Ministries, ministerial agencies and other regulatory agencies shall cooperate with Ministry of Justice in connecting, extracting and using electronic civil status database as per the law; providing information, comparing, examining, and revising civil status information of individuals in databases under management of ministries in case of inconsistency with electronic civil status database; ensuring safety and protecting private life, personal secrets and family secrets as per the law when extracting and using electronic civil status database.
Article 23. Responsibilities of People’s Committees of all levels
1. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for directing allocation of expenditure for civil registration and management agencies to develop electronic civil status database as specified under this Decree, allocating expenditure on updating, managing, extracting and using electronic civil status database annually.
2. People’s Committees of districts, communes, towns affiliated to provinces and towns affiliated to cities; People’s Committees of communes, wards and townlets shall direct and ensuring equipment, infrastructure and expenditure on developing, updating, extracting and using electronic civil status database under their management.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực