Chương II Nghị định 87/2020/NĐ-CP: Xây dựng, cập nhật, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
Số hiệu: | 87/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 28/07/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2020 |
Ngày công báo: | 12/08/2020 | Số công báo: | Từ số 823 đến số 824 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung này được quy định tại Nghị định 87/2020/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Theo đó, việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch (ĐKHT) trực tuyến theo quy trình sau:
- Người có yêu cầu ĐKHT trực tuyến truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn (Xem cách đăng ký tài khoản tại đây).
- Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu ĐKHT trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ theo quy định.
- Nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định của pháp luật.
Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người có yêu cầu ĐKHT trực tuyến được cấp 1 mã hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan ĐKHT.
Ngay trong ngày làm việc, cơ quan ĐKHT sẽ tiếp nhận, kiếm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ và gửi Phiếu hẹn trả kết quả qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại di động nếu hồ sơ đầy đủ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu chưa đầy đủ.
Nghị định 87/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/9/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm các hoạt động:
a) Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin;
b) Thiết kế, tổ chức Cơ sở dữ liệu;
c) Triển khai, nâng cấp, phát triển, mở rộng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung;
d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
đ) Lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho Cơ sở dữ liệu; có giải pháp bảo đảm tính toàn vẹn, chống chối bỏ của dữ liệu;
e) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, tổ chức bộ máy nhân sự, vận hành, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu;
g) Vận hành, hiệu chỉnh Cơ sở dữ liệu;
h) Các hoạt động khác theo quy định pháp luật.
2. Thiết kế cấu trúc hệ thống của Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ phải đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật; có tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng; bảo đảm việc mở rộng, nâng cấp, phát triển.
1. Thông tin được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử bao gồm thông tin hộ tịch của cá nhân và thông tin hộ tịch của cha, mẹ, vợ hoặc chồng của cá nhân khi có sự biến động do kết hôn, thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; nhận cha, mẹ, con; giám hộ; nuôi con nuôi; khai tử; ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Trách nhiệm cập nhật dữ liệu
a) Cơ quan đăng ký hộ tịch sử dụng Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung cập nhật dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được giấy tờ hộ tịch hoặc nhận được thông tin thông qua hệ thống điện tử về việc biến động thông tin hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch trong trường hợp thông tin hộ tịch có biến động chưa được cập nhật thông qua Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, ghi chú thông tin hộ tịch có biến động vào Sổ hộ tịch tương ứng ngay trong ngày làm việc. Trường hợp nhận được giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin sau 15h00 thì thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.
3. Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cập nhật dữ liệu của cơ quan mình; cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cập nhật dữ liệu của cơ quan đăng ký hộ tịch cấp dưới.
1. Cơ quan đăng ký hộ tịch khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện từ để đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền; cấp bản sao trích lục hộ tịch; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thống kê số liệu đăng ký hộ tịch và thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
2. Bộ Tư pháp khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với tất cả các trường hợp có thông tin hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; triển khai việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các cơ sở dữ liệu khác của bộ, ngành, địa phương; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
3. Bộ Ngoại giao khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
4. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn hoặc người có yêu cầu đang cư trú trên địa bàn; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch trên địa bàn theo quy định pháp luật.
5. Cơ quan, tổ chức có yêu cầu cung cấp thông tin hộ tịch từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để phục vụ quản lý nhà nước thì gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Cá nhân có yêu cầu khai thác thông tin hộ tịch của mình trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì gửi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch tới cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền.
1. Tuân thủ quy định pháp luật hộ tịch và các quy định pháp luật hiện hành về sử dụng thông tin trên mạng; khai thác và sử dụng dữ liệu trong môi trường mạng; bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch phải trả phí theo quy định pháp luật.
1. Việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thực hiện thông qua các dịch vụ chia sẻ dữ liệu.
2. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử cung cấp các thông tin hộ tịch sau của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư:
a) Thông tin khi đăng ký khai sinh, bao gồm: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, quốc tịch của người được đăng ký khai sinh; họ tên, năm sinh hoặc ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, nơi cư trú của cha, mẹ của người được đăng ký khai sinh; nơi đăng ký khai sinh;
b) Thông tin về tình trạng hôn nhân, bao gồm: thông tin đăng ký kết hôn; thông tin ghi vào sổ việc thay đổi tình trạng hôn nhân theo Bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thông tin ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
c) Thông tin về việc thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
d) Thông tin về đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ;
đ) Thông tin về việc tuyên bố mất tích, hủy tuyên bố mất tích, tuyên bố chết hoặc hủy tuyên bố chết;
e) Thông tin đăng ký khai tử.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cung cấp các thông tin sau cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử:
a) Số định danh cá nhân ngay tại thời điểm việc đăng ký khai sinh được thực hiện trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung;
b) Thông tin về: họ tên, số định danh cá nhân, số Chứng minh nhân dân, nơi đăng ký khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, tình trạng hôn nhân, nơi thường trú, nơi ở hiện tại, ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích; họ tên, số định danh cá nhân, số Chứng minh nhân dân, dân tộc, quốc tịch của cha, mẹ, vợ hoặc chồng, người đại diện hợp pháp của cá nhân sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, đã được thu thập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đối chiếu, cập nhật thông tin hộ tịch.
4. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với các cơ sở dữ liệu khác của bộ, ngành, địa phương được thực hiện mặc định theo quy định pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, trên cơ sở thống nhất giữa Bộ Tư pháp với cơ quan chủ quản về phạm vi, hình thức, cấu trúc dữ liệu kết nối, trách nhiệm của các bên trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
1. Khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho công dân Việt Nam, thông tin theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị định này được Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chuyển sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ cấp số định danh cá nhân, trả kết quả cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và lưu thông tin công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thông tin chỉ được lưu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi không bị trùng lặp.
2. Sau khi thực hiện xong các việc đăng ký hộ tịch làm thay đổi thông tin khai sinh của cá nhân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử sẽ chuyển các thông tin theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 10 của Nghị định này cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này cho Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch từ Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung, thông qua các dịch vụ chia sẻ dữ liệu.
4. Bộ Tư pháp, Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử kiểm tra, xác minh, bảo đảm thống nhất các thông tin giữa hai Cơ sở dữ liệu, bảo đảm hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật hộ tịch.
DEVELOPMENT, MANAGEMENT, UPDATE, EXTRACTION AND USE OF ELECTRONIC CIVIL STATUS DATABASE
Article 6. Development of electronic civil status database
1. Development of electronic civil status database consists of following activities:
a) Ensuring technical and information infrastructures;
b) Designing and organizing the database;
c) Implementing, upgrading, improving and expanding common electronic civil registration and management software;
d) Collecting, standardizing and entering data;
dd) Storing, securing and ensuring information safety and security for the database; developing measures to guarantee integrity and inevitability of data;
e) Training, improving and organizing personnel, operating, managing, updating, extracting and using the database;
g) Operating and calibrating the database;
h) Other activities as per the law.
2. Structural design of electronic civil status database must conform to database standards and technical regulations, standards, information technology, economic and technical norms; be compatible and capable of integrating, sharing data and expanding data field in system and application software design; be able to satisfy expansion, upgrade and development.
Article 7. Data update in electronic civil status database
1. Information updated in electronic civil status database consisting of civil status information of an individual and civil status information of his/her parents and spouses in case of changes to marital affairs, changes, reform or revision of civil status information, re-verification of ethnic group; acknowledging parent(s), child/children; acting as guardians; adopting child/children; declaration of death; recording revision of civil status according to judgments and decisions of competent authorities in civil registers; recording processed civil status affairs of a Vietnamese national by an oversea competent agency in civil registers.
2. Responsibilities for updating data
a) Civil registration agencies shall use common electronic civil registration and management software to update data as specified under Clause 1 of this Article.
b) Civil registration and management agencies upon receiving civil documents or information on changes to civil status information specified under Clause 1 of this Article via electronic system shall update in the civil status database in case the changed civil status information has not been updated via common civil registration and management software and record changed civil status information in respective civil registers immediately within the working day. In case of receiving civil documents or information after 3 p.m., proceed in the next working day.
3. Heads of civil registration agencies are responsible for regularly examining and supervising data update of their agencies; superior civil management agencies are responsible for regularly examining and supervising data update of subordinate civil registration agencies.
Article 8. Extraction and use of electronic civil status database
1. Civil registration agencies shall extract and use the electronic civil status database to perform civil registration within their competence; issue copies of civil status excerpt; issue confirmation of marital status; record figures related to civil registration and perform other state management affairs in civil status as per the law.
2. Ministry of Justice shall extract and use the electronic civil status database to issue copies of civil status excerpt and verify civil status information for individuals whose civil status information is included in the electronic civil status database; implement connection and sharing data between the electronic civil status database and other databases of ministries and local governments; perform other state management activities related to civil status as per the law.
3. Ministry of Foreign Affairs shall extract and use the electronic civil status database to issue copies of civil status excerpt and verify civil status information for individuals who have performed civil registration in representative missions; perform other state management activities related to civil status as per the law.
4. Departments of Justice and Justice Agencies shall extract and use the electronic civil status database to issue copies of civil status excerpt and verify civil status information for individuals who have performed civil registration in civil registration agencies within their competence or when applied by individuals residing in the area; perform other state management activities related to civil status within their competence as per the law.
5. Agencies and organizations requesting for civil status information from the electronic civil status database for state management purposes shall apply to competent agencies specified under Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
6. Individuals applying for extracting their civil status information in the electronic civil status database shall submit application for issuance of copies of civil status excerpt and civil status verification to competent civil registration and management agencies.
Article 9. Responsibilities of agencies, organizations and individuals applying for extraction and use of electronic civil status database
1. Complying with regulations and law on civil status and applicable laws on using information on the internet; extraction and use of data in cyber environment; protection of private life, personal secrets and family secrets.
2. Organizations and individuals applying for issuance of copies of civil status excerpt, verification of civil status information, extraction and use of information in civil status database must pay fees as per the law.
Article 10. Connection and sharing information between the electronic civil status database, national population database and other databases of ministries and local governments
1. Connection and sharing information between the electronic civil status database and national population database shall be implemented via data sharing services.
2. The electronic civil status database shall provide following information of an individual for the national population database:
a) Information during birth registration, including: full name, date of birth, gender, hometown, ethnic group, nationality of individuals subject to birth registration; full name, date or year of birth, ethnic group, nationality, personal identification number or ID number and residence of parents of the individuals subject to birth registration; place where birth registration is performed;
b) Information on marital status, including: marriage registration information; information recorded regarding changes to marital status according to judgments and decisions on competent authorities; information recorded in civil registers regarding marriage, divorce or marriage annulment of a Vietnamese national that have been processed by an oversea competent agency;
c) Information on changes and revision to civil status, addition of civil status information, re-verification of ethnic group; recording changes of civil status according to judgments and decisions of competent authorities in civil registers; recording civil status affairs of Vietnamese nationals processed by overseas competent agencies;
d) Information on application for guardians and termination of guardians;
dd) Information on declaration of missing persons, cancellation of declaration of missing persons, declaration of death or cancellation of declaration of death;
e) Information on registration for declaration of death.
3. National population database shall provide following information for the electronic civil status database:
a) Personal identification number at the time in which birth registration is performed on common electronic civil registration and management software;
b) Information on full name, personal identification number, ID number, place where birth registration is performed, date of birth, gender, ethnic group, nationality, hometown, marital status, permanent residence, current residence, date of death or missing; full name, personal identification number, ID number, ethnic group, nationality of parents, spouses and legal representatives of individuals born before January 1, 2016 gathered in national population database to enable the electronic civil status database to compare and update civil status information.
4. Connection and sharing data between the electronic civil status database and other databases of ministries and local governments shall be implemented at default according to regulations and law on management, connection and sharing digital data of regulatory authorities on the basis of agreement between Ministry of Justice and presiding authorities on scope, form and structure of connected data, responsibilities of parties in ensuring information safety and security and protecting private life, personal secrets and family secrets.
Article 11. Procedures for connecting and sharing information between the electronic civil status database and national population database
1. When performing birth registration for Vietnamese nationals, information specified under Point a Clause 2 Article 10 of this Decree shall be transferred from the electronic civil status database to national population database. National population database shall provide personal identification number for the electronic civil status database and store information of the nationals in the national population database. Information shall only be stored in national population database when it is not overlapping.
2. After performing civil registration which changes birth registration information of individuals, the electronic civil status database shall transfer information as specified under Points b, c, d, dd and e Clause 2 Article 10 of this Decree to nation population database for update.
3. National population database shall provide information as specified under Clause 3 Article 10 of this Decree to the electronic civil status database at request of civil registration and management agencies from the common civil registration and management software via data sharing services.
4. Ministry of Justice and Ministry of Public Security are responsible for guiding agencies managing national population agencies and agencies managing the electronic civil status database to examine, verify and ensure consistency of information in both databases, ensure that documents of individuals related to birth registration information must conform to birth registration of the individuals as specified under Clause 3 Article 14 of Law on Civil Status.