Chương 4 Nghị định 85/2012/NĐ-CP: Quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Số hiệu: | 85/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/10/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2012 |
Ngày công báo: | 31/10/2012 | Số công báo: | Từ số 641 đến số 642 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cấm cơ sở y tế thu thêm tiền người bệnh
Theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2012, Chính phủ nghiêm cấm các cơ sở y tế, công chức, viên chức y tế thu thêm của người bệnh ngoài mức giá đã được quy định. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định khá rõ về giá dịch vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập. Theo đó, giá dịch vụ khám, chữa bệnh là số tiến phải trả cho mỗi dịch vụ khám, chữa bệnh và được thực hiện theo lộ trình.
Ngoài ra, tùy từng dịch vụ, kỹ thuật y tế hoặc tùy theo trường hợp bệnh sẽ có giá khác nhau. Khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh do Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2012, thay thế Nghị định 95/CP ngày 27/8/1994.
Văn bản tiếng việt
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là số tiền phải trả cho mỗi dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện theo lộ trình sau:
1. Năm 2013: Giá các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính trên cơ sở các chi phí trực tiếp sau đây:
a) Tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế để thực hiện dịch vụ (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định);
b) Tiền điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trực tiếp để thực hiện dịch vụ;
c) Duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các dịch vụ;
d) Chi phí chi trả phụ cấp thường trực, chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.
2. Giai đoạn 2014 - 2017: Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính trên cơ sở các chi phí sau đây:
a) Các khoản chi phí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Chi phí về tiền lương:
- Năm 2014 - 2015: Chỉ tính 30% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến tỉnh ở khu vực miền núi, Tây Nguyên và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến Trung ương và của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
- Năm 2016 - 2017: Được tính 100% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và các bệnh viện quận thuộc Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 50% Quỹ tiền lương cơ bản đối với các bệnh viện tuyến huyện còn lại;
c) Chi phí nhân công thuê ngoài (nếu có). Chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương của dịch vụ để chi trả thù lao nhằm khuyến khích, thu hút các chuyên gia, thầy thuốc giỏi làm việc tại đơn vị;
d) Khấu hao tài sản cố định là máy móc thiết bị trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị để thực hiện dịch vụ (nếu có): Được tính và phân bổ vào chi phí của các dịch vụ sử dụng nguồn vốn này;
đ) Chi phí gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện.
3. Giai đoạn từ năm 2018 trở đi, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính đủ các chi phí để thực hiện dịch vụ, gồm:
a) Các chi phí trực tiếp:
- Chi phí về thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế (bao gồm cả chi phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan có thẩm quyền quy định);
- Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường;
- Tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ; chi phí thuê nhân công thuê ngoài; chi phí đặc thù tối đa không quá 50% chi phí tiền lương của dịch vụ;
- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật;
- Khấu hao tài sản cố định theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước; chi phí chi trả lãi tiền vay theo các hợp đồng vay vốn, huy động vốn để đầu tư, mua sắm trang thiết bị để thực hiện dịch vụ (nếu có): Được tính và phân bổ vào chi phí của các dịch vụ sử dụng nguồn vốn này.
b) Chi phí gián tiếp:
- Chi phí của bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, bảo đảm hoạt động bình thường của bệnh viện;
- Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng các kỹ thuật mới.
4. Chi phí về tiền lương được tính theo nguyên tắc sau: Đối với những dịch vụ có đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được tính theo đơn giá tiền lương đã được phê duyệt. Đối với những dịch vụ chưa được quy định đơn giá tiền lương trong đơn giá của dịch vụ thì chi phí về tiền lương được tính trên cơ sở hao phí lao động và mức tiền lương bình quân để thực hiện dịch vụ.
5. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các đơn vị thuộc nhóm 1, nhóm 2, cơ sở thực hiện xã hội hóa của đơn vị sự nghiệp y tế công lập được tính đầy đủ các yếu tố chi phí quy định tại Khoản 3 Điều này và có tích lũy để đầu tư phát triển. Mức tích lũy tối đa không quá 10% chi phí của dịch vụ và được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
1. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được tính theo từng dịch vụ, kỹ thuật y tế hoặc tính theo trường hợp bệnh.
2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh trong trường hợp thanh toán theo dịch vụ; khung giá của từng loại bệnh, nhóm bệnh trong trường hợp thanh toán theo trường hợp bệnh, gồm:
a) Khung giá tính theo lộ trình quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Khung giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí và có tích lũy quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định này.
3. Đối với giá các dịch vụ y tế do Nhà nước giao hoặc đặt hàng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
4. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xem xét điều chỉnh trong trường hợp:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
b) Nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách tiền lương;
c) Khi có biến động giá của các yếu tố đầu vào.
5. Thẩm quyền quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cụ thể đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thực hiện theo các quy định hiện hành.
6. Mức điều chỉnh giá dịch vụ y tế và thời điểm điều chỉnh giá dịch vụ y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào các quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định này và tình hình thực tế để quyết định cho phù hợp.
1. Tất cả cá nhân, tổ chức (kể cả người nước ngoài đang công tác, lao động, học tập, du lịch, quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam) khi sử dụng các dịch vụ y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập đều phải thanh toán chi phí theo mức giá dịch vụ và số lượng dịch vụ đã sử dụng, trong đó:
a) Người có thẻ Bảo hiểm Y tế: Được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mức quy định của pháp luật về Bảo hiểm Y tế. Phần chênh lệch giữa chi phí khám bệnh, chữa bệnh và mức thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế do người bệnh thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Người không có thẻ Bảo hiểm Y tế: Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Người nước ngoài là công dân của nước có ký kết Điều ước quốc tế về khám, chữa bệnh với Việt Nam thì chi phí khám, chữa bệnh; sẽ được áp dụng theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Các đối tượng sau được Nhà nước thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập:
a) Người bị bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 66 của Luật khám bệnh, chữa bệnh;
b) Người bị bệnh phong và người bị một số bệnh theo Quyết định của cấp có thẩm quyền;
c) Người bệnh trong các trường hợp thiên tai, thảm họa lớn theo quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khi điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Trung ương quản lý; của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do địa phương quản lý.
3. Phương thức thanh toán:
a) Thanh toán theo giá dịch vụ là thanh toán dựa trên giá của từng dịch vụ, kỹ thuật y tế được quy định cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế người bệnh đã sử dụng;
b) Thanh toán theo trường hợp bệnh là thanh toán theo mức chi phí bình quân cho từng loại bệnh hay nhóm bệnh cụ thể đã được chẩn đoán.
Khuyến khích các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện thanh toán theo trường hợp bệnh. Bộ Y tế xây dựng lộ trình để đến năm 2020 phần lớn các loại bệnh hoặc nhóm bệnh được thanh toán theo phương thức này.
1. Khoản thu từ các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi khung giá do Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành theo quy định của Nghị định này được để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng và không phản ánh vào ngân sách nhà nước.
2. Các đơn vị mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi và quản lý chi tiêu, quyết toán khoản thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành; được phép mở tài khoản chuyên thu dịch vụ y tế tại ngân hàng thương mại để nhờ ngân hàng thu hộ nhưng định kỳ 5 ngày làm việc phải chuyển về tài khoản của đơn vị ở kho bạc để theo dõi, quản lý chi tiêu và quyết toán.
3. Đối với khoản thu từ hoạt động dịch vụ, của các cơ sở hạch toán độc lập quy định tại Điều 6 của Nghị định này: Đơn vị được phép mở tài khoản tại ngân hàng thương mại để theo dõi và quản lý nhưng khi sử dụng phải chuyển về tài khoản của đơn vị ở Kho bạc Nhà nước để quản lý việc chi tiêu và quyết toán.
4. Các đơn vị phải sử dụng hóa đơn, biên lai theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
REGULATION ON PRICES OF THE MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT SERVICES
Article 18. Prices of the medical examination and treatment services
The price of medical examination and treatment service are the payable amount for each medical examination and treatment service and comply with the following roadmap:
1. 2013: The price of medical examination and treatment service is calculated on the basis of the following direct expenses:
a. The drugs, chemicals, consumable materials, replacing materials for performing service (including expenses for preservation, loss within norm provided by the competent agencies);
b. Electricity, water, fuel, handling of waste and environmental hygiene directly for performance of service;
c. Maintaining, repairing equipment, sale and replacing instruments, tools which are directly used for performance of service;
d. Expenses to pay for the standing allowances, expenses to pay for allowances of surgery and operation.
2. 2014-2017: The price of medical examination and treatment service is calculated on the basis of the following direct expenses:
a. Expenses specified in clause 1 this Article;
b. Expenses on salary:
- 2014 – 2015: just calculating 30% of the basic salary fund for provincial hospitals in mountainous areas, highlands and hospitals of district level in Hanoi and Hochiminh city, 50% of the basic salary fund for hospitals of central level and the remaining central-affiliated cities and provinces;
- 2016 – 2017: calculating 100% of the basic salary fund for the provincial, central hospitals and hospitals of district level in Hanoi and Hochiminh city, 50% of the basic salary fund for the remaining district hospitals;
c. Expenses for outsourced workers (if any). These typical expenses maximally not exceed 50% of expenses for salary of service subject to pay wage aiming to encourage and attract experts and good doctors to work in units;
d. Depreciation of fixed assets being machines, equipment directly user for performance of service according to the regime applicable to state enterprises; expenses for interests under contracts of capital borrowing and mobilization for investment, procurement of equipment in order to perform service (if any): Being calculated and allocated into expenses of services which use these capital sources;
e. Indirect expenses, other lawful expenses to operate and ensure normal activities of hospitals.
3. Period from 2018 and later, the price of medical examination and treatment service is calculated all expensives to perform service, including:
a. Direct expenses:
- Expenses of drugs, chemicals, consumable materials, replacing materials (including expenses for preservation, loss within norm provided by the competent agencies);
- Expenses of electricity, water, fuel, handling of waste and environmental hygiene;
- Salary, allowances, payable amounts under regimes; expenses of hiring oursourced workers; typical expenses maximally not exceed 50% of expenses of salary for service;
- Expenses for maintaining, repairing fixed assets, procurement to replace instruments, tools directly used for performance of technical services;
- Depreciation of fixed assets according to the regime applicable to state enterprises; expenses for interests under contracts of capital borrowing and mobilization for investment, procurement of equipment in order to perform service (if any): Being calculated and allocated into expenses of services which use these capital sources;
b. Indirect expenses:
- Expenses of indirect divisions, other lawful expenses in oreder to operate and ensure normal activities of hospitals;
- Expenses of training, scientific study in order to apply new techniques.
4. Expenses on salary are calculated in the following principles: For services which have the salary unit price in unit price of service approved by competent agencies, they may calculated according to the approved salary unit price. For services which have not yet provided the salary unit price in unit price of service, the expenses on salary are calculated on the basis of labor consumption and the average salary for performance of service.
5. Prices of the medical examination and treatment services for units of group 1, group 2, and facilities performing socialization of the public health non-business units are calculated full cost elements specified in clause 3 of this Article and have accumulation for investment in development. The maximal accumulation not exceed 10% of service expenses and supplemented in the development fund of non-business activities of units.
Article 19. Competence to prescribe and decide the prices of medical services
1. Prices of medical examination and treatment services are calculated according to each medical service, technique or calculated according to case of disease.
2. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in prescribing the price framework of the medical examination and treatment service in case of payment under service; the price framework of each type of disease, group of disease in case of payment under disease case, including:
a. The price framework calculated according to the roadmap specified in Article 18 of this Decree;
b. The price framework which calculated full elements of expenses and has accumulation specified in clause 5 Article 18 of this Article.
3. For prices of health services which are assigned or ordered by state, complying with regulation in the Decision No. 39/2008/QD-TTg, of March 14, 2008 of the Prime Minister, issuing the regulation on bidding, placement of orders for, and assignment of the provision of, public non-business services funded with the state budget.
4. Prices of the medical examination and treatment services are considered to regulate in cases:
a. The competent state agencies change the eco-technical norm of the medical examination and treatment services;
b. state changes on regime, salary policy;
c. When the input elements have changes on price.
5. The specific competence to prescribe the prices of medical examination and treatment services for the medical examination and treatment establishments of state comply with the current provisions.
6. The state agencies competent to prescribe on prices of the medical examination and treatment services shall, base on provisions in Article 18, Article 19 of this Decree and actual conditions, decide adjustment level of the health service prices and time of adjustment of the health service prices for conformity.
Article 20. Regulation on subjects and methods of payment of expenses for the medical examination and treatment
1. When using the medical sevices of public non-business medical examination and treatment establishments, all individuals, organizations (including foreigners on business trip, working, learning, going tourist, transiting in Vietnam’s territory) must pay expenses according the the price levels of service and quantity of used services, of which:
a. For persons with health insurance card: The health insurance Fund shall pay their expenses of medical examination and treatment to the medical examination and treatment establishments according to the levels prescribed by law on health insurance. The patient shall pay the difference part between expenses of medical examination and treatment and the level paid to the medical examination and treatment establishments;
b. For persons without health insurance card: They must pay expenses of the medical examination and treatment to the medical examination and treatment establishments, except subjects specified in clause 2 of this Article;
c. Foreigners being citizen of countries which have concluded International treaties on medical examination and treatment with Vietnam, the expenses of medical examination and treatment will be applied in accordance with provisions of those International treaties.
2. State pays expenses of medical examination and treatment at the public non-business medical examination and treatment establishments for the following subjects:
a. Persons who are forcible to be treated disease as prescribed in Article 66 of the Law on medical examination and treatment;
b. The persons suffering leprosy and persons suffering some diseases under Decision of competent authorities;
c.Patients in cases of natural disasters, serious disaster under Decisions of Ministers, Heads of Governmental agencies, when they are cured at the medical examination and treatment establishments managed by Central; under Decisions of the chairpersons of the provincial People’s Committees when they are cured at the medical examination and treatment establishments managed by localities.
3. Methods of payment:
a. Payment according to the prices of service means payment based on price of each health service and technique prescribed for the public non-business establishments and expenses for drugs, chemicals, consumable materials, replacing materials which are used by patients;
b. Payment according to the disease case means payment according to the average expense level for each type of disease or specific group of disease which has been diagnosed.
The medical examination and treatment establishments are encouraged to perform payment according to the disease case. The Ministry of Health shall formulate the roadmap which by 2020, most of types of diseases or groups of diseases will be paid according to this method.
Article 21. Management and use of revenues from the medical examination and treatment services
1. All revenues from the medical examination and treatment services in the scope of price framework promulgated by the Ministry of Finance and the Ministry of Health as prescribed in this Decree are kept for use of units and not record in the State budget.
2. Units shall open accounts at State Treasuries in order to monitor and manage expenditure, finalization of revenues from the medical examination and treatment services in accordance with current regulations; may open accounts specialized in collecting from the health services at commercial banks which bank may collect on behalf of units but every 5 working days, these revenues must be transferred to accounts of unit at State Treasuries for monitoring, managing expenditure and finalizing.
3. For revenues from service activities of independent accounting establishments specified in Article 6 of this Decree: Units may open accounts at commercial banks for monitoring and management but when using, they must transfer revenues to their accounts at State Treasuries for managing the expenditure and finalization.
4. Units must use invoices, receipts as prescribed in the Government’s Decree No. 51/2010/ND-CP of May 14, 2010 providing for goods sale and service provision invoices and the current guiding documents.