Chương II Nghị định 84/2016/NĐ-CP: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 84/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 28/07/2016 | Số công báo: | Từ số 781 đến số 782 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
1. Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận
Nghị định số 84/2016 quy định điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích cho công chúng như sau:
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (với chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải duy trì vốn chủ sở hữu thường xuyên không thấp hơn 6 tỷ;
- Có từ 10 kiểm toán viên hành nghề đủ điều kiện trở lên;
- Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam ít nhất 24 tháng kể từ ngày được xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu;
- Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị từ ngày 1/10 năm trước đến 30/9 năm hộp hồ sơ;
- Đã thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
- Có hệ thống kiểm soát chất lượng phù hợp;
- Không thuộc các trường hợp không được xem xét, chấp thuận;
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn.
Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán ngoài các điều kiện trên còn phải đáp ứng các điều kiện khác tại Nghị định 84.
2. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận
Ngoài các điều kiện theo Luật Kiểm toán độc lập thì kiểm toán viên hành nghề kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng còn phải đáp ứng các điều kiện tại Nghị định số 84 năm 2016, như sau: Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận và phải có tối thiểu 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam từ ngày được xác nhận đủ điều kiện hành nghề đến ngày nộp hồ sơ.
3. Các trường hợp tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được xem xét, chấp thuận theo Nghị định 84/NĐ-CP:
- Tổ chức kiểm toán có các hành vi sau:
+ Đang bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
+ Không sửa chữa, khắc phục kịp thời các sai phạm theo kiến nghị của cơ quan thẩm quyền;
+ Có những khiếu kiện về kết quả kiểm toán và có kết luận là sai phạm;
+ Có chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu trong năm được xem xét;
- Kiểm toán viên hành nghề phụ trách hồ sơ kiểm toán có chất lượng không đạt yêu cầu trong năm được xem xét;
- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề có những hành vi sau:
+ Bị xử phạt hành chính hành vi liên quan đến kiểm toán trong năm xem xét;
+ Giả mạo, khai man hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán;
+ Không giải trình, giải trình không đạt hoặc không cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
+ Không thông báo, báo cáo theo quy định;
+ Bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán trong thời gian chưa quá 24 tháng kể từ ngày bị hủy bỏ;
Nghị định 84/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được Bộ Tài chính cấp còn hiệu lực;
b) Có vốn Điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng;
c) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Nghị định này;
d) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;
đ) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.
Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm Điều kiện là đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm (hoặc báo cáo soát xét báo cáo tài chính) cho tối thiểu 10 đơn vị có lợi ích công chúng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký;
e) Có hệ thống kiểm soát chất lượng được xây dựng phù hợp với quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;
g) Đã thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;
h) Không thuộc các trường hợp không được xem xét, chấp thuận theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
i) Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán theo quy định tại các Điều 9 và 10 Nghị định này.
2. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngoài việc phải đáp ứng các Điều kiện quy định tại các Điểm a, b, e, g, h và i Khoản 1 Điều này, phải có đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 15 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
b) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 36 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;
c) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 250 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.
Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm Điều kiện là đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm (hoặc báo cáo soát xét báo cáo tài chính) cho tối thiểu 20 đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.
Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Luật kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận phải có các tiêu chuẩn sau:
1. Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
2. Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
1. Các trường hợp không được xem xét, chấp thuận bao gồm:
a) Tổ chức kiểm toán đang bị đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;
b) Tổ chức kiểm toán không sửa chữa, khắc phục kịp thời các sai phạm theo kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Tổ chức kiểm toán có những khiếu kiện về kết quả kiểm toán và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận là có sai phạm;
d) Tổ chức kiểm toán có chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo kết quả kiểm tra hoặc kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong năm được xem xét;
đ) Kiểm toán viên hành nghề phụ trách hồ sơ kiểm toán có chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo kết quả kiểm tra hoặc kết luận của cơ quan tổ chức có thẩm quyền trong năm được xem xét;
e) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề kiểm toán và đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật trong năm được xem xét;
g) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề giả mạo, khai man trong việc kê khai các thông tin trong hồ sơ đăng ký tham gia kiểm toán;
h) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không giải trình, giải trình không đạt yêu cầu hoặc không cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
i) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán trong thời gian chưa quá 24 tháng kể từ ngày bị hủy bỏ;
k) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không thực hiện thông báo, báo cáo theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập.
2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm d, đ, g và h Khoản 1 Điều này thì sau 12 tháng, kể từ ngày có kết luận, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền, mới được xem xét, chấp thuận.
1. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được chấp thuận trong kỳ nào thì không được tiếp tục thực hiện các hợp đồng kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác đã ký và không được ký thêm các hợp đồng kiểm toán mới với đơn vị có lợi ích công chúng trong kỳ đó, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận trong kỳ trước nhưng không được chấp thuận trong kỳ sau thì chỉ được tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm đã ký với đơn vị có lợi ích công chúng trong kỳ sau nếu thỏa mãn tất cả các Điều kiện sau:
a) Đã thực hiện trong kỳ được chấp thuận việc soát xét báo cáo tài chính bán niên cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc đối tượng bắt buộc phải soát xét báo cáo tài chính bán niên;
b) Phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng.
1. Đơn đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).
2. Bản sao Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
3. Danh sách kiểm toán viên hành nghề đề nghị chấp thuận, trong đó nêu rõ thời gian (số tháng) thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán.
4. Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động của tổ chức kiểm toán trong năm trước liền kề, bao gồm:
a) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
b) Danh sách báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 hoặc Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
c) Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán;
d) Các vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính của tổ chức kiểm toán (nếu có);
đ) Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kiểm toán (như tăng, giảm thành viên góp vốn; tăng, giảm vốn Điều lệ);
e) Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên hành nghề (như tăng, giảm kiểm toán viên hành nghề, các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề);
g) Bản mô tả về việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.
5. Bản sao chứng thực hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đang còn hiệu lực trong trường hợp tổ chức kiểm toán không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
6. Trường hợp đăng ký từ lần thứ hai trở đi, tổ chức kiểm toán không phải nộp các tài liệu quy định tại Khoản 2, Điểm c, Điểm g Khoản 4, Khoản 5 Điều này nếu không có thay đổi so với lần đăng ký gần nhất.
1. Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 20 tháng 10 hàng năm, tổ chức kiểm toán nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này cho Bộ Tài chính để được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Trường hợp tổ chức kiểm toán đăng ký kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán thì đồng thời nộp 01 bộ hồ sơ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trong quá trình xem xét, nếu hồ sơ chưa đúng theo quy định thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền chấp thuận yêu cầu tổ chức kiểm toán hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức kiểm toán phải hoàn thiện hồ sơ trước ngày 05 tháng 11. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền chấp thuận có văn bản thông báo cho tổ chức kiểm toán.
3. Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trước ngày 15 tháng 11 hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử của mình. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề có tên trong danh sách này được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán trước ngày 20 tháng 11 hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử của mình. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề có tên trong danh sách này được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. Căn cứ danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, đơn vị có lợi ích công chúng lựa chọn tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề để ký hợp đồng thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình. Danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán được cập nhật khi có quyết định thay đổi của cơ quan có thẩm quyền.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 84/2016/ND-CP |
Hanoi, July 1, 2016 |
ON ELIGIBILITY REQUIREMENTS FOR PRACTICING AUDITORS AND AUDITING FIRMS ACCREDITED TO PROVIDE AUDIT SERVICES FOR PUBLIC INTEREST ENTITIES
Pursuant to Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Independent Audit dated March 29, 2011;
Pursuant to the Law on Securities dated June 29, 2006; Law on amendments to the Law on Securities dated November 24, 2010;
Pursuant to the Law on investment dated November 26, 2014;
At the request of the Minister of Finance;
The Government promulgates a Decree on eligibility requirements for practicing auditors and auditing firms accredited to provide audit services for public interest entities.
This Decree deals with eligibility requirements for practicing auditors and auditing firms permitted to provide audit services for public interest entities.
1. Practicing auditors and auditing firms accredited to provide audit services for public interest entities.
2. Public interest entities, excluding credit institutions not being public companies, unlisted credit institutions.
3. Other organizations and individuals involving the evaluation of eligibility requirements for practicing auditors and auditing firms approved to provide audit services for public interest entities.
Article 3. Interpretation of terms
For the purposes of this Decree, these terms below shall be construed as follows:
1. “Auditing firms" means auditing firms and branches of foreign auditing firms lawfully operating in Vietnam.
2. “Accredited auditing firm” means an auditing firm accredited to provide audit services for public interest entities approved by competent authorities.
3. “Accredited practicing auditor” means an auditor accredited to provide audit services for public interest entities approved by competent authorities.
4. “Accreditation period” means a period of time over which an auditing firm or a practicing auditor is approved to provide audit services for public interest entities and expressed as a calendar year from January 1 to December 31.
Article 4. Public interest entities
1. Public interest entities are entities specified in the Article 53 of the Law on Independent Audit.
2. Public interest entities in the securities sector include: Large-scale public companies in accordance with securities law, listed organizations, public companies, securities companies, securities investment companies, funds and asset management companies.
3. Other public interest entities include:
a) Public companies, excluding large-scale public companies prescribed in Clause 2 of this Article;
b) Insurance enterprises, reinsurance enterprises, insurance brokerage enterprises, branches of foreign non-life insurance enterprises (excluding insurance enterprises prescribed in Clause 2 of this Article);
c) Other enterprises and organizations in connection with public interests due to their operation nature and scope as prescribed by law.
Article 5. Eligibility requirements for Accredited auditing firms
1. An accredited auditing firm shall satisfy all of the following requirements:
a) It obtains a certificate of eligibility for audit services issued by the Ministry of Finance that remains valid;
b) A charter capital or financed capital (for a branch of foreign auditing firm in Vietnam) of at least VND 6 billion is provided and the owner’s equity of at least VND 6 billion is maintained on the balance sheet;
c) At least 10 practicing auditors employed, including Director or General Director, satisfy requirements prescribed in Article 6 of this Decree;
d) It has operated in Vietnam for at least 24 months from the date on which the initial list of practicing auditors is approved by a competent authority or an initial certificate of eligibility for audit services is issued to the submission date of application for registration of audit services provision (hereinafter referred to as application);
dd) At least 200 entities receive audit reports for their annual financial statements issued by the auditing firm from October 1 of the previous year to September 30 of the year in which the application for registration is submitted.
If the auditing firm is approved in the year of submission, it shall also satisfy another requirement that at least 10 public interest entities receive audit reports for their annual financial statements (or examined reports for their financial statements) issued by the auditing firm from October 1 of the previous year to September 30 of the year in which the application for registration is submitted.
e) A quality control system is established in accordance with Vietnam’s Audit Standard;
g) Professional liability insurance has been obtained or a professional-risk reserve fund has been established as prescribed by the Ministry of Finance;
h) It does not fall to any of cases ineligible for consideration and approval prescribed in Article 7 of this Decree;
i) Sufficient application of audit services is submitted on schedule as prescribed in Articles 9 and 10 of this Decree.
2. An auditing firm accredited to provide audit services for public interests entities in securities sector (hereinafter referred to as Accredited auditing firm in securities sector) shall satisfy both requirements prescribed in Points a, b, e, g, h and i Clause 1 of this Article and the following requirements:
a) At least 15 practicing auditors employed, including Director or General Director, satisfy requirements prescribed in Article 6 of this Decree;
b) It has operated in Vietnam for at least 36 months from the date on which the initial list of practicing auditors is approved by a competent authority or an initial certificate of eligibility for audit services is issued to the submission date of application;
c) At least 250 entities receive audit reports for their annual financial statements issued by the auditing firm from October 1 of the previous year to September 30 of the year in which the application for registration is submitted.
If the auditing firm is approved in the year of submission, it shall also satisfy another requirement that at least 20 public interest entities in securities sector receive audit reports for their annual financial statements (or examined reports for their financial statements) issued by the auditing firm from October 1 of the previous year to September 30 of the year in which the application for registration is submitted.
Article 6. Eligibility requirements for Accredited practicing auditors
Apart from requirements prescribed in the Law on Independent audit, an accredited practicing auditor shall satisfy the following requirements:
1. He/she has his/her name included in a list of Accredited practicing auditors in an Accreditation period that is published by the Ministry of Finance at the submission time of application.
2. He/she has practiced audit services in Vietnam for at least 24 months from the date on which a competent authority certified that he/she is accredited for audit practices to the date on which the application is submitted.
Article 7. Unaccredited auditing firms or practicing auditors
1. The following auditing firms or practicing auditors shall be considered unaccredited:
a) An auditing firm incurs mandatory suspension from provision of audit services as prescribed in law on independent audit;
b) An auditing firm fails to remedy its violations at the request of competent authorities;
c) An auditing firm has audit report(s) filed for a lawsuit and competent authorities gives a conclusion of existence of the violation committed by such auditing firm;
d) An auditing firm that is considered unaccredited for according to inspection or findings of competent authorities in the year in which the application is processed (hereinafter referred to as concerned year);
dd) A practicing auditor in charge of audit documents that are considered unaccredited according to inspection or findings of competent authorities in the concerned year;
e) An auditing firm or a practicing auditor commits an administrative violation of law on audit practices that is liable to a penalty imposed by competent authorities as prescribed in the concerned year;
g) An auditing firm or a practicing auditor falsifies or provides inaccurate declaration in the application;
h) An auditing firm or a practicing auditor fails to provide explanation, or provide unaccredited explanation or fails to provide information and figures in connection with audit services at the request of competent authorities;
i) An auditing firm or a practicing auditor has its/his/her accredited status terminated in the period of less than 24 months from the termination date;
k) An auditing firm or a practicing auditor fails to comply with reporting regulations as prescribed in law on independent audit.
2. An auditing firm or a practicing auditor who does not fall to any of the cases prescribed in Points d, dd, g and h Clause 1 of this Article shall be considered approved only after 12 months from the date on which a conclusion/decision is issued by the competent authority.
Article 8. Handling audit contracts concluded in case of unaccredited auditing firms or practicing auditors
1. When an auditing firm or a practicing auditor is unaccredited in a period, it/he/she may not continue executing audit contracts and other guarantee services that are concluded and concluding any new audit contracts with public interest entities in such period, excluding regulations in Clause 2 of this Article.
2. When an auditing firm or a practicing auditor is accredited in an Accreditation period but is unaccredited in the consecutive period, it may continue executing audit contracts of annual financial statements that are concluded with public interest entities in the consecutive period only if the following requirements are satisfied:
a) It/he/she has examined a biannual financial statement, in the Accreditation period, for a public interest entity that is obliged to has such biannual financial statement examined;
b) It/he/she has issued an audit report on financial statement within 90 days, from the end of the fiscal year of the public interest entity.
1. An application form (using the form in Appendix issued herewith).
2. A copy of certificate of eligibility for audit services provision.
3. A list of requested practicing auditors requested for approval, which clarify numbers of months over which they actually practice audit services in Vietnam from the date on which they obtain certificates of eligible for audit practices issued by competent authorities.
4. A financial and operational statement of the auditing firm in the previous year, including:
a) An audited financial statement;
b) A list of audit reports prescribed in Point dd Clause 1 or Point c Clause 2 Article 5 of this Decree;
c) Organization, operation and experience in auditing of practicing auditors and the auditing firm;
d) Administrative violations committed by the auditing firm that are liable to penalties (if any);
dd) Major movements in the fiscal year that affect to organizational structure, operation and financial performance of the auditing firm (such as increase or decrease in number of capital contributors; increase or decrease in charter capital);
e) Major movements in the year in connection with practicing auditors (such as increase or decrease in number of practicing auditors, professional ethics violations committed by practicing auditors);
g) A description of formulation and maintenance of quality control system in accordance with audit standards.
5. A certified true copy of contract or a certificate of professional liability insurance that remains valid in case where the auditing firm fails to make a professional-risk reserve fund.
6. If there is no change in the second application and subsequent applications in comparison with the initial application, the auditing firm is not required to submit documents prescribed in Clause 2, Points c and g Clause 4, Clause 5 of this Article.
Article 10. Considering, approving and publishing list of auditing firms and practicing auditors
1. From October 1 to October 20 of every year, each auditing firm wishing to provide audit services for public interest entities shall submit an application as prescribed in Article 9 of this Decree to the Ministry of Finance for approval. If the auditing firm wishing to provide audit services for public interest entities in securities sector, it shall also submit an application to State Securities Commission.
2. During the consideration, if the application is unsatisfactory, the competent authority shall, within 10 working days from the date on which the application is received, request the auditing firm to complete the application. The auditing firm must complete the application before November 5. In case of unsatisfactory application as prescribed, the competent authority shall notify the auditing firm of rejection.
3. The Ministry of Finance shall consider approving applications, and then publish a list of Accredited auditing firms and a list of Accredited practicing auditors before November 15 of the year on its website. Auditing firms and practicing auditors having their names included in the list are entitled to provide audit services for public interest entities as prescribed in Clause 3 Article 4 of this Decree.
State Securities Commission shall consider approving applications, and then publish a list of Accredited auditing firms and a list of Accredited practicing auditors in securities sector before November 20 of the year on its website. Auditing firms and practicing auditors having their names included in the list are entitled to provide audit services for public interest entities as prescribed in Clause 2 Article 4 of this Decree.
4. According to the list of Accredited auditing firms and practicing auditors, public interest entities may select appropriate auditing firm(s) and practicing auditor(s) to enter into contracts of audit services. The list of Accredited auditing firms and practicing auditors and the list of Accredited auditing firms and practicing auditors in securities sector shall be updated upon any of changes made by competent authorities.
Article 11. Entry into force and implementation
1. This Decree comes into force on July 1 2016.
2. The Minister of Finance shall provide guidelines for this Decree. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces and relevant organizations or individuals shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT PRIME MINISTER |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực