Chương I: Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu Những quy định chung
Số hiệu: | 83/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/09/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2014 |
Ngày công báo: | 21/09/2014 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Được tăng giá xăng tối đa 2 lần/tháng
Theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu, từ ngày 01/11/2014, thời gian giữa 02 lần điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp của thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá và tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá, thay vì 10 ngày như quy định hiện hành.
Nghị định cũng nhấn mạnh, khi điều chỉnh các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong 15 ngày, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về mức giá được điều chỉnh. Đặc biệt, không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa 02 lần giảm và số lần giảm giá xăng dầu.
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định hạn chế về quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân đầu mối. Theo đó, từ 01/11, thương nhân đầu mối chỉ được tăng giá bán lẻ xăng dầu khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 3% so với giá cơ sở liền kề trước đó (theo quy định cũ là tối đa 7%); nếu giá cơ sở tăng vượt 3% đến 7% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối phải gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên 7% so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về biện pháp điều hành cụ thể.
Cũng từ ngày 01/11, thương nhân kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra định kỳ 06 tháng/lần các cơ sở kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống, bảo đảm tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam.
1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam theo quy định của Luật Thương mại.
2. Nghị định này không áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu, sản xuất và pha chế các loại xăng dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không lưu thông trên thị trường theo đăng ký với Bộ Công Thương.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên.
2. Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.
3. Sản xuất xăng dầu là quá trình lọc, chuyển hóa dầu thô, sản phẩm xăng dầu, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác thành các sản phẩm xăng dầu.
4. Pha chế xăng dầu là quá trình trộn sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác để chuyển hóa thành sản phẩm xăng dầu.
5. Cơ sở kinh doanh xăng dầu bao gồm: Cảng chuyên dụng, nhà máy sản xuất, xưởng pha chế, kho, phương tiện vận chuyển và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
6. Nguyên liệu để sản xuất và pha chế xăng dầu bao gồm: Dầu thô, sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác.
7. Giá xăng dầu thế giới là giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế do Liên Bộ Công Thương - Tài chính xác định và công bố.
8. Giá bán lẻ xăng dầu là giá bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
9. Giá cơ sở là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Giá cơ sở bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành; được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này. Trong đó:
Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cước vận tải về đến cảng Việt Nam;
Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF là tỷ giá ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Thuế bảo vệ môi trường; chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức; Quỹ Bình ổn giá; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật.
10. Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu; thương nhân phân phối xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
11. Thương nhân đầu mối bao gồm: Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu.
Thương nhân đầu mối là chủ sở hữu xăng dầu trên toàn hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trừ trường hợp xăng dầu bán cho thương nhân phân phối xăng dầu và cho thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.
12. Thương nhân phân phối xăng dầu là thương nhân mua xăng dầu của thương nhân đầu mối, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc hoặc thông qua các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu để bán lẻ xăng dầu.
13. Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu là thương nhân làm đại lý kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tự tiêu thụ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình còn phải tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để bán xăng dầu cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối để hưởng thù lao.
14. Đại lý bán lẻ xăng dầu là thương nhân làm đại lý để thực hiện việc bán lẻ xăng dầu tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu của mình cho bên giao đại lý là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu để hưởng thù lao.
15. Thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu là thương nhân kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo phương thức nhượng quyền thương mại từ thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu.
16. Bản sao là:
a) Bản sao có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, công văn hành chính).
b) Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp).
c) Bản scan từ bản gốc (nếu thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).
1. Thương nhân nước ngoài kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này; trường hợp điều ước quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu, ngoài việc tuân thủ các quy định Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và công bố công khai quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu, bao gồm: Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; quy hoạch phát triển hệ thống kho cảng xăng dầu đầu mối, kho xăng dầu dự trữ chiến lược và dự trữ lưu thông, hệ thống tuyến ống xăng dầu trên phạm vi cả nước trên cơ sở phù hợp với định hướng phát triển ngành dầu khí Việt Nam và phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
2. Bộ Giao thông vận tải khi lập dự án xây dựng mới hoặc dự án cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xác định các điểm đấu nối phù hợp với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu đã được quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập và ban hành công khai quy hoạch mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho xăng dầu phục vụ nhu cầu xăng dầu lưu thông trên địa bàn. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; riêng tại khu vực địa bàn biên giới, phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn cho công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới và chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới.
4. Khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu theo đúng quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải bảo đảm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh xăng dầu.
2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra định kỳ sáu (06) tháng một lần các cơ sở kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree prescribes petrol and oil trading and conditions for petrol and oil trading on the Vietnamese market.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to Vietnamese traders in accordance with the Commercial Law.
2. This Decree does not apply to traders that import, produce and process petrol and oil for their own demand without selling them on the market as registered with the Ministry of Industry and Trade.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Petrol and oil is a general term used to refer to products of the crude oil refining process which are used as fuel, including engine petrol, diesel oil, kerosene, fuel oil and jet fuel; bio-fuel and other products used as engine fuel, excluding liquefied gas and compressed natural gas.
2. Petrol and oil trading covers export (of domestically produced petrol and oil and raw materials and imported petrol and oil and raw materials), import, temporary import for re-export, border-gate transfer and export processing of petrol and oil and raw materials; production and processing of petrol and oil; distribution of petrol and oil on the domestic market; and provision of services of warehouse and port leasing and receipt, preservation and transportation of petrol and oil.
3. Petrol and oil production means the process of refining and transforming crude oil, petrol and oil products, semi-finished petrol and oil products, additives and other preparations into petrol and oil products.
4. Petrol and oil processing means the process to mix petrol and oil products and semi-finished products, additives and other preparations to turn them into finished petrol and oil products.
5. Petrol and oil trading establishments include special-use ports and petrol and oil production and processing workstations, depots, means of transport and petrol and oil retail stations.
6. Raw materials for petrol and oil production and processing include crude oil, petrol and oil products and semi-finished products, additives and other preparations.
7. Global petrol and oil prices means prices at which petrol and oil products are traded on the international market jointly determined and announced by the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance.
8. Petrol and oil retail prices means prices posted up at petrol and oil retail stations.
9. Base price means the price used by state management agencies to regulate petrol and oil retail prices on the domestic market.
The base price has the following constituents and is determined to equal (=) {CIF price plus (+) import duty plus (+) excise tax} multiplied by (x) foreign exchange rate plus (+) value-added tax plus (+) business expense norm plus (+) deduction for setting up the price valorization fund plus (+) profit norm plus (+) environmental protection tax plus (+) other payable taxes, charges and remittable deductions under current law; and is calculated to be the average price of 15 days preceding the date of price calculation of the compulsory petrol and oil reserve cycle prescribed in Clause 1, Article 31 of this Decree, in which:
CIF price is the global petrol and oil price plus (+) insurance plus (+) freight for transportation to a Vietnamese port;
Foreign exchange rate for calculation of CIF price is the foreign currency selling rate applied by the Joint-Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (Vietcombank) which is the average price of 15 days preceding the date of price calculation of the compulsory petrol and oil reserve cycle prescribed in Clause 1, Article 31 of this Decree;
Foreign exchange rate for calculation of import duty and excise tax is the average transaction rate on the inter-bank foreign exchange market announced by the State Bank of Vietnam which is the average price of 15 days preceding the date of price calculation of the compulsory petrol and oil reserve cycle prescribed in Clause 1, Article 31 of this Decree;
Import duty, excise tax, value-added tax, environmental protection tax; business expense and profit norms; price valorization fund; other taxes, charges and remittable deductions must comply with law.
10. Petrol and oil traders include petrol and oil exporters and importers; petrol and oil producers; petrol and oil distributors; petrol and oil general agents; petrol and oil retail agents; petrol and oil retail franchisees; and petrol and oil service providers.
11. Key traders include petrol and oil exporters, importers and producers.
Key traders are petrol and oil owners in their entire petrol and oil distribution system, except when petrol and oil are sold to petrol and oil distributors and retail franchisees.
12. Petrol and oil distributor means a trader that buys petrol and oil from a key trader and, apart from selling petrol and oil at its/his/her petrol and oil retail stations, organizes a system of subsidiary agents or retails petrol and oil through retail franchisees.
13. Petrol and oil general agent means a trader that acts as a petrol and oil trading agent and, apart from selling petrol and oil at its petrol and oil retail stations, organizes a system of subsidiary agents for sale of petrol and oil for the principal being a key trader to enjoy remuneration.
14. Petrol and oil retail agent means a trader that acts as an agent to retail petrol and oil at retail stations for the principal being a petrol and oil key trader or distributor or general agent to enjoy remuneration.
15. Petrol and oil retail franchisee means a trader that is granted a commercial franchise by a petrol and oil key trader or distributor to retail petrol and oil.
16. Copies include:
a/ Certified copies (in case of submission of dossiers by post or through the channel of delivery of administrative official letters);
b/ Copies accompanied with originals for comparison (in case of direct submission of dossiers);
c/ Scanned copies of originals (if administrative procedures permit online submission).
Article 4. Application of treaties and relevant laws
1. Foreign traders trading in petrol and oil in Vietnam under treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party shall comply with this Decree. When those treaties provide otherwise, they prevail.
2. Apart from complying with this Decree, petrol and oil traders shall comply with other relevant laws.
Article 5. Master plans on development of the petrol and oil trading system
1. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, elaborating and publicizing master plans on development of the petrol and oil trading system, including a master plan on petrol and oil importers and exporters, a master plan on development of the system of petrol and oil key depots, strategic reserve and circulation reserve depots and national system of petrol and oil pipelines, in line with the orientations for development of Vietnam’s oil and gas industry and socio-economic development in each period.
2. When formulating a project to build or upgrade the transport system, the Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade, related ministries, sectors and provincial-level People’s Committees in, determining connection points suitable to the planned system of petrol and oil trading establishments.
3. Provincial-level People’s Committees shall elaborate and publicize master plans on networks of petrol and oil retail stations and depots to meet local petrol and oil circulation demands. Petrol and oil retail stations must comply with national technical regulations promulgated by competent state management agencies. Particularly, petrol and oil retail stations in border areas must comply with regulations on assurance of safety for management and protection of the borderline and boundary markers and combat of cross- border petrol and oil smuggling.
4. Traders of all economic sectors are encouraged to invest in developing petrol and oil trading establishments in conformity with approved master plans.
Article 6. Fire prevention and fighting and environmental protection
1. In their trading activities, petrol and oil trading establishments shall comply with regulations on fire prevention and fighting and environmental protection.
2. Petrol and oil traders shall inspect petrol and oil trading establishments in their systems once every six (6) months in order to ensure compliance with the current laws on fire prevention and fighting and environmental protection and petrol and oil quality regulations and standards.