Chương III: Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu Quản lý kinh doanh xăng dầu
Số hiệu: | 83/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 03/09/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2014 |
Ngày công báo: | 21/09/2014 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Được tăng giá xăng tối đa 2 lần/tháng
Theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/09/2014 của Chính phủ thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu, từ ngày 01/11/2014, thời gian giữa 02 lần điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp của thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng tối thiểu là 15 ngày đối với trường hợp tăng giá và tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá, thay vì 10 ngày như quy định hiện hành.
Nghị định cũng nhấn mạnh, khi điều chỉnh các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong 15 ngày, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về mức giá được điều chỉnh. Đặc biệt, không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa 02 lần giảm và số lần giảm giá xăng dầu.
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định hạn chế về quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân đầu mối. Theo đó, từ 01/11, thương nhân đầu mối chỉ được tăng giá bán lẻ xăng dầu khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi 3% so với giá cơ sở liền kề trước đó (theo quy định cũ là tối đa 7%); nếu giá cơ sở tăng vượt 3% đến 7% so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối phải gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên 7% so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về biện pháp điều hành cụ thể.
Cũng từ ngày 01/11, thương nhân kinh doanh xăng dầu phải tổ chức kiểm tra định kỳ 06 tháng/lần các cơ sở kinh doanh xăng dầu thuộc hệ thống, bảo đảm tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường và quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chỉ được phép lưu thông xăng dầu trên thị trường Việt Nam có chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
2. Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải thực hiện các yêu cầu về quản lý đo lường, chất lượng xăng dầu theo quy định của pháp luật hiện hành trong quá trình nhập khẩu, sản xuất, pha chế, tồn trữ, vận chuyển và bán cho người tiêu dùng; chịu trách nhiệm và liên đới chịu trách nhiệm về đo lường, chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối thuộc mình quản lý.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm định, kiểm tra, kiểm soát các thiết bị đo lường theo quy định hiện hành của pháp luật về đo lường, quản lý chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng dầu để điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong nước, tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế; chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; tiến hành thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài để bảo đảm đáp ứng yêu cầu kịp thời, nhanh chóng, chính xác và thuận lợi cho công tác kiểm tra.
1. Hàng năm, căn cứ nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xác định nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu của năm tiếp theo. Nhu cầu xăng dầu phục vụ cho quốc phòng được xác định riêng.
2. Trên cơ sở nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu, thực tế tiêu thụ nội địa năm trước liền kề và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu phục vụ tiêu thụ nội địa cả năm theo cơ cấu chủng loại cho từng thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu để làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan.
3. Trong trường hợp cần thiết, nhằm bảo đảm nguồn cung, Bộ Công Thương quy định cụ thể tiến độ nhập khẩu xăng dầu để thương nhân đầu mối thực hiện.
4. Căn cứ nhu cầu thị trường, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu quyết định khối lượng xăng dầu nhập khẩu các loại để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng không thấp hơn mức tối thiểu được giao.
5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc nhập khẩu xăng dầu của các thương nhân, bảo đảm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương điều chỉnh mức nhập khẩu tối thiểu đã giao cho các thương nhân.
1. Hàng năm, trên cơ sở tình hình nhập khẩu xăng dầu trong năm và kế hoạch phát triển trong năm tiếp theo, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đăng ký hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu với Bộ Công Thương.
2. Hồ sơ đăng ký là một (01) bộ, gồm có:
a) Công văn đề nghị trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại xăng dầu đăng ký được giao hạn mức nhập khẩu tối thiểu.
b) Báo cáo tình hình nhập khẩu xăng dầu của đơn vị trong năm.
1. Chỉ có thương nhân đầu mối được xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
2. Chỉ có thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
3. Chỉ có thương nhân sản xuất được gia công xuất khẩu xăng dầu.
4. Kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu gồm những loại hình sau:
a) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu xăng dầu ra khỏi Việt Nam.
b) Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam và bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong đó quy định quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác.
5. Thương nhân làm thủ tục nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam để bán cho các đối tượng sau đây cũng được áp dụng các quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu:
a) Máy bay của các hãng hàng không nước ngoài cập cảng hàng không Việt Nam, máy bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế xuất cảnh.
b) Tàu biển nước ngoài cập cảng Việt Nam, tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.
6. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động:
a) Nhập khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
b) Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
c) Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
d) Gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động:
a) Nhập khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
b) Xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
c) Tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan xăng dầu và nguyên liệu.
d) Gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu.
Căn cứ khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, các cam kết quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các chỉ tiêu cân đối vĩ mô và dự báo giá xăng dầu thế giới, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ổn định đối với từng chủng loại xăng dầu, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
1. Thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá để tham gia bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu:
a) Quỹ bình ổn giá được thương nhân đầu mối hạch toán riêng bằng một tài khoản mở tại ngân hàng nơi thương nhân đầu mối có giao dịch và chỉ sử dụng vào mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật.
b) Quỹ bình ổn giá được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể tính trên lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá bán của thương nhân đầu mối.
c) Việc trích lập vào Quỹ bình ổn giá được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong trường hợp cần thiết, liên Bộ Công Thương - Tài chính xem xét điều chỉnh mức trích lập cho phù hợp với biến động của thị trường.
d) Việc sử dụng Quỹ bình ổn được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục, việc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.
1. Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu:
a) Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.
b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được nhà nước bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.
c) Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp giảm giá.
d) Trường hợp Chính phủ không thực hiện bình ổn giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản kê khai giá và quyết định điều chỉnh giá theo quy định tại Khoản 2 hoặc Điểm a và b Khoản 3 Điều này.
Trường hợp Chính phủ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 17 và 18 Luật Giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân được thực hiện theo Điểm c Khoản 3 Điều này.
đ) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào văn bản kê khai giá hoặc văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối gửi tới, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật.
e) Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định:
- Điều chỉnh các quy định nêu tại Điểm c Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3 Điều này;
- Quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.
2. Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu
Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong thời hạn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa hai (02) lần giảm và số lần giảm giá.
3. Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu:
a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh.
b) Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính).
Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá, sử dụng Quỹ bình ổn giá (nếu có).
Quá thời hạn ba (03) ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có văn bản trả lời, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán lẻ tối đa tương ứng với mức giá cơ sở tại thời điểm điều chỉnh nhưng không được vượt quá bảy phần trăm (07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó.
c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, liên Bộ Công Thương - Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về biện pháp điều hành cụ thể.
4. Giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân phân phối xăng dầu:
a) Căn cứ giá bán buôn xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ thống phân phối của mình, không cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố.
b) Khi điều chỉnh giá bán lẻ, thương nhân phân phối xăng dầu phải đồng thời gửi quyết định điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát đúng quy định.
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá công khai, minh bạch, đúng quy định tại Điều 38 Nghị định này.
2. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: Giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành; thời điểm sử dụng, số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý; các biện pháp điều hành khác.
Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu; giám sát việc trích lập, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá của thương nhân đầu mối.
3. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của thương nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về giá bán lẻ hiện hành; số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng tháng và trước mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước; điều chỉnh mức trích, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá; công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính khi đã được kiểm toán.
Ngoài trách nhiệm cụ thể được quy định tại các điều, khoản nêu tại Nghị định này, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Bộ Công Thương:
a) Kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu tuân thủ các điều kiện và quy định tại Điều 7, 9, 10, 11, 13, 15 và 31 Nghị định này.
b) Hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh, phân phối xăng dầu; kiểm tra, giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện và các quy định tại Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 và 26 Nghị định này.
c) Hướng dẫn thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu quy định tại Điều 35 Nghị định này.
d) Kiểm tra, giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện và quy định tại Điều 27, 28 và 29 Nghị định này.
đ) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu thông qua cơ chế hoạt động của Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu. Khi có ý kiến khác nhau, Bộ Công Thương quyết định và chịu trách nhiệm; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu thực hiện các quy định tại Điều 38 Nghị định này.
e) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thành lập, quy định nhiệm vụ và chỉ đạo hoạt động của Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu.
g) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy định tại Khoản 4 và 5 Điều 41 Nghị định này để bảo đảm việc cung ứng xăng dầu được ổn định, đáp ứng nhu cầu xăng dầu trên địa bàn.
h) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để đưa nhiên liệu sinh học lưu thông trên thị trường trong nước, theo lộ trình quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách, cơ chế về giá, thuế, phí, cơ chế tài chính khác để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, bảo đảm nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.
i) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu (trên bộ, trên mặt nước), quy định thực hiện thống nhất trong cả nước.
k) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan ban hành quy định về tỷ lệ hao hụt xăng dầu để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
2. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định tại Điều 37 Nghị định này và các loại thuế, phí có liên quan. Phối hợp Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định tại Điều 38 Nghị định này.
b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở, hướng dẫn việc quản lý, trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu; kiểm tra và giám sát việc thực hiện chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức.
c) Ban hành các văn bản hướng dẫn về:
- Chế độ ghi chép chứng từ trong các khâu kinh doanh của thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý, nhận quyền bán lẻ xăng dầu, đại lý và tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
- Phương pháp hạch toán và thu thuế trong kinh doanh xăng dầu, bảo đảm nguyên tắc phân phối xăng dầu quy định tại Khoản 4 và 10 Điều 9; Khoản 8 Điều 11; Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 15; Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 18; Khoản 1, 2 và 3 Điều 21; Khoản 1, 2 và 3 Điều 23 Nghị định này;
d) Chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương và các Bộ ngành có liên quan hướng dẫn việc sử dụng các công cụ tài chính phù hợp để khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, bảo đảm nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan quản lý, kiểm tra, kiểm soát đo lường, chất lượng xăng dầu sản xuất, pha chế, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.
b) Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đo lường, chất lượng xăng dầu, quy định thực hiện thống nhất trong cả nước.
c) Hướng dẫn việc sử dụng phụ gia không thông dụng để pha chế xăng dầu; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm.
d) Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện các quy định quản lý về đo lường, chất lượng của thương nhân kinh doanh xăng dầu theo quy định có liên quan tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 15, 18, 21, 23, 26, 29 và 32 Nghị định này.
4. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan quy định tiêu chuẩn, điều kiện điểm đấu nối của hệ thống giao thông với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Điều 5 Nghị định này và quy định vùng nước hoạt động của các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên mặt nước.
b) Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quy định tại Khoản 15 Điều 9 Nghị định này.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
b) Chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu.
c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 13, 16, 19, 22, 24, 27 và 28 Nghị định này.
6. Các Bộ, ngành có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này, phù hợp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các Sở, Ban, ngành tại địa phương hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu tại địa phương; giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địa phương, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành; giám sát chất lượng xăng dầu trên địa bàn quản lý; quy định giờ bán hàng tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu; quy định các trường hợp dừng bán hàng, quy trình thông báo trước khi dừng bán hàng; quản lý thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
8. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với các quy định có liên quan tại Nghị định này.
Chapter III
PETROL AND OIL TRADING MANAGEMENT
Article 32. Management of measurement and quality in petrol and oil trading
1. Only petrol and oil products of quality conformable with national technical regulations and announced applicable standards may be circulated on the Vietnamese market.
2. Petrol and oil traders shall fulfill requirements of the petrol and oil measurement and quality management in accordance with current laws in the course of import, production, processing, storage, transportation and sale to consumers; take responsibility and joint responsibility for petrol and oil measurement and quality in their distribution systems.
3. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related units in, inspecting, checking and controlling measuring devices in accordance with current laws on measurement and quality management according to national technical regulations and announced applicable standards; assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, reviewing national standards and technical regulations on petrol and oil for adjustment or addition of quality criteria and testing methods suitable to the national socio-economic development, standards of countries in the region and around the world; designate conformity assessment organizations; conduct mutual recognition of results of conformity assessment conducted by foreign conformity assessment organizations to ensure prompt, swift, accurate and convenient inspection.
Article 33. Petrol and oil import
1. Annually, based on the national economy’s demand for petrol and oil and domestically produced petrol and oil source, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, identifying petrol and oil import demand for the subsequent year. Demand for petrol and oil for national defense shall be separately identified.
2. Based on the identified petrol and oil import demand and actual domestic consumption volume in the preceding year, the Ministry of Industry and Trade shall allocate annual minimum import quotas for domestic consumption by category to each licensed petrol and oil importer or exporter to carry out import procedures with customs offices.
3. In case of necessity, in order to ensure supply sources, the Ministry of Industry and Trade shall specify petrol and oil import schedules for different key traders.
4. Based on market demands, petrol and oil importers and exporters shall decide on the volume of petrol and oil of all categories to be imported for domestic consumption, which must not be lower than their assigned minimum import quotas.
5. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, inspecting and supervising traders’ import of petrol and oil to meet economic and social consumption demands. When necessary, the Ministry of Industry and Trade may adjust the minimum import quotas assigned to traders.
Article 34. Procedures for registration of minimum petrol and oil import quotas
1. Every year, petrol and oil importers and exporters shall register with the Ministry of Industry and Trade their minimum petrol and oil import quotas based on the petrol and oil importation in the year and development plans for the subsequent year.
2. A registration dossier shall be made in one (1) set comprising:
a/ A written request, clearly stating petrol and oil volume and category registered for allocation of minimum import quota;
b/ A report on petrol and oil importation in the year.
Article 35. Export, temporary import for re-export, border-gate transfer, export processing of petrol and oil and raw materials
1. Only key traders may export petrol and oil and raw materials.
2. Only licensed petrol and oil importers and exporters may temporarily import for re-export and transfer from border gate to border gate petrol and oil and raw materials.
3. Only petrol and oil producers may process petrol and oil for export.
4. Petrol and oil temporary import for re-export may take the following forms:
a/ Traders carry out procedures for importing petrol and oil into Vietnam and carry out procedures for exporting petrol and oil out of Vietnam;
b/ Traders carry out procedures for importing petrol and oil into Vietnam and sell petrol and oil to traders in separate customs zones in the Vietnamese territory such as export processing zones and enterprises, tax suspension zones, commercial and industrial zones and other economic zones established under the Prime Minister’s decisions which stipulate that goods trading and exchange relations between these zones and the inland are import and export relations, unless otherwise prescribed by the Prime Minister.
5. Traders carrying out procedures for import of petrol and oil into Vietnam for sale to the following subjects may also be subject to regulations on petrol and oil temporary import for re-export:
a/ Airplanes of foreign airlines arriving at Vietnamese airports and airplanes of Vietnamese airlines in outbound flights on international air routes;
b/ Foreign seagoing ships arriving at Vietnamese ports and Vietnamese seagoing ships in outbound voyages on international sea routes.
6. The Ministry of Industry and Trade shall provide specific guidance on:
a/ Import of petrol, oil and raw materials;
b/ Export of petrol, oil and raw materials;
c/ Temporary import for re-export and border-gate transfer of petrol, oil and raw materials;
d/ Export processing of petrol, oil and raw materials.
7. The Ministry of Finance shall guide customs procedures for:
a/ Import of petrol, oil and raw materials;
b/ Export of petrol, oil and raw materials;
c/ Temporary import for re-export, border-gate transfer and consignment into bonded warehouses of petrol, oil and raw materials;
d/ Export processing of petrol, oil and raw materials.
Article 36. Petrol and oil import duty
Based on the tax rate bracket promulgated by the National Assembly Standing Committee, international commitments made by the Socialist Republic of Vietnam, macro-balance norms and petrol and oil global price forecasts, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, setting stable import duty rates applicable to each category of petrol and oil and suitable to socio-economic conditions in each period.
Article 37. Petrol and oil price valorization fund
1. Key traders shall set aside funds for price valorization in order to participate in petrol and oil price valorization in accordance with law.
2. Principles for setting aside, use and management of petrol and oil price valorization funds:
a/ A price valorization fund is separately accounted by the key trader with an account opened at a bank where such trader conducts its transactions and used only for the purpose of stabilization of the market and petrol and oil prices in accordance with law;
b/ A price valorization fund shall be set aside as a specific money amount calculated on an actually sold petrol and oil volume and determined as an expense in the selling price structure of the key trader;
c/ The appropriation of amounts into the price valorization fund shall be made regularly and constantly. In case of necessity, the Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance shall jointly consider and adjust the appropriation level to suit the market fluctuations;
d/ The valorization funds shall be used when base prices are higher than current retail prices or the price increase affects the socio-economic development and people’s life under Clause 3, Article 38 of this Decree.
3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, guiding the setting aside, use and management of price valorization funds and procedures therefor in accordance with law.
Article 38. Petrol and oil sale prices
1. Principles of management of petrol and oil sale prices:
a/ Petrol and oil sale prices are subject to the state-controlled market mechanism;
b/ Key traders may decide on wholesale prices. Petrol and oil key traders and distributors may adjust petrol and oil retail prices according to the principles and order prescribed in this Article. Key traders shall participate in valorizing prices in accordance with current laws and may have their reasonable expenses offset by the State when participating in the price valorization;
c/ The interval between two (2) consecutive price adjustments is at least fifteen (15) days, for price increase, and maximum fifteen (15) days, for price lowering;
d/ In case the Government does not valorize prices, key traders shall submit to competent state agencies: Price declaration documents and price adjustment decisions under Clause 2 or Points a and b, Clause 3 of this Article;
In case the Government valorizes prices under Articles 17 and 18 of the Price Law, key traders shall submit to competent state agencies: Price registration documents and price adjustment decisions made under Point c, Clause 3 of this Article;
dd/ Based on price declaration documents or price registration documents and price adjustment decisions submitted by key traders, competent state agencies shall conduct inspection and supervision to ensure that the price adjustment by key traders is compliant with law;
e/ Based on the socio-economic conditions and global petrol and oil prices in each period, the Government shall decide to:
- Modify decisions mentioned at Point c, Clause 1; Clause 2; and Clause 3 of this Article;
- Valorize domestic petrol and oil prices and assign the Ministry of Industry and Trade to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, applying price valorization measures in the duration of application of price valorization measures.
2. Reduction of petrol and oil retail prices
a/ When changes in price constituents lower the current base price, within the time limit specified at Point c, Clause 1 of this Article, key traders shall reduce the minimum retail price corresponding to the base price at the time of price adjustment by the traders; and the same time, send price declaration documents and price adjustment decisions to competent state agencies (the Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance) and take responsibility before law for adjusted prices; reduction level, interval between two (2) reductions and number of reductions are not limited.
3. Increase of petrol and oil retail prices
a/ When changes constituents in price £increase the base price up to three 3%), key traders percent ( may increase retail prices corresponding to the base price at the time of price adjustment by the traders; and at the same time, send price declaration documents and price adjustment documents to competent state agencies (the Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance) and take responsibility before law for adjusted prices.
b/ When changes in price constituents increase the base price between over three percent (> 3%) to 7%), key traders shall send price declaration documents and seven ( price expected Ministry of£adjustment levels to competent state agencies (the Industry and Trade and Ministry of Finance).
Within three (3) working days after receiving price declaration documents and expected price adjustment levels from key traders, competent state management agencies shall send to key traders written replies on price adjustment and use of price valorization funds (if any).
Past the time limit of three (3) working days, if competent state management agencies send no written replies, key traders may adjust their maximum retail prices corresponding to the base price at the time of adjustment within seven (7) percent from the current base price.
c/ When changes in price constituents increase the base price over seven percent (> 7%) or when the price hiking will badly affect the socio-economic development and people’s life, the Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance shall report specific management measures to the Prime Minister for consideration.
4. Petrol and oil retail prices of petrol and oil distributors:
a/ Based on petrol and oil wholesale prices of key traders, petrol and oil distributors shall set common petrol and oil retail prices in their distribution systems which must not be higher than the base price announced by the Ministry of Industry and Trade and Ministry of Finance.
b/ When adjusting retail prices, petrol and oil distributors shall concurrently send price adjustment decisions to competent state management agencies for inspection and supervision under regulations.
Article 39. Publicity and transparency in the petrol and oil price management and trading
1. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, managing prices in a public and transparent manner under Article 38 of this Decree.
2. The Ministry of Industry and Trade shall publicize on its website global petrol and oil prices, base price and current petrol and oil retail prices; time of use, amounts set aside and used and balances of petrol and oil price valorization funds on a quarterly basis; and other management measures.
The Ministry of Finance shall supervise the management of petrol and oil prices; and the setting aside and use level of price valorization funds of key traders.
3. Key traders shall publicize on their websites or in the mass media current retail prices; amounts set aside and used and balances of their petrol and oil price valorization funds on a monthly basis and before each adjustment of domestic petrol and oil prices; adjustment of price valorization fund setting aside and use levels; and publicize audited financial statements in the fiscal year.
Article 40. Responsibilities of ministries, sectors and People’s Committees
In addition to the specific responsibilities prescribed in this Decree, ministries, sectors and People’s Committees, within the scope of their functions, tasks and powers, have the following responsibilities:
1. The Ministry of Industry and Trade shall:
a/ Inspect and supervise petrol and oil key traders and distributors in complying with the conditions prescribed in and provisions of Articles 7, 9, 10, 11, 13, 15 and 31 of this Decree;
b/ Guide petrol and oil trading and distribution activities; inspect and supervise traders in complying with the conditions prescribed in and provisions of Articles 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 and 26 of this Decree;
c/ Guide export, import, temporary import for re-export, border-gate transfer, export processing of petrol, oil and raw materials under Article 35 of this Decree;
d/ Inspect and supervise traders in complying with the conditions prescribed in and provisions of Articles 27, 28 and 29 of this Decree;
dd/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, managing petrol and oil sale prices, setting aside and use of petrol and oil price valorization funds through the operation of the inter-disciplinary team for petrol and oil price management. When there are divergent opinions, make decisions and take responsibility for such decisions. In case of necessity, report to the Prime Minister;
Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, inspecting and supervising petrol and oil key traders and distributors in complying with Article 38 of this Decree;
e/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, setting up, prescribing tasks and directing the operation of the inter-disciplinary team for petrol and oil price management;
g/ Coordinate with related ministries and sectors and provincial-level People’s Committees in implementing the provisions of Clauses 4 and 5, Article 41 of this Decree to stabilize the petrol and oil supply and meet local petrol and oil demands;
h/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, circulating bio-fuel on the domestic market according to a roadmap set by the Prime Minister;
To coordinate with the Ministry of Finance and related ministries and sectors in formulating policies and mechanisms on prices, taxes and charges and other financial mechanisms in order to encourage the use of bio-fuel and adhere to the state-managed market mechanism;
i/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, elaborating, amending and supplementing national technical regulations on petrol and oil station design requirements (on the ground and water surface) for uniform application nationwide;
k/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, promulgating regulations on petrol and oil wastage rate to serve the state management.
2. The Ministry of Finance shall:
a/ Assume the prime responsibility for inspecting and supervising key traders in complying with the provisions of Article 37 of this Decree and relevant regulations on taxes and charges. Coordinate with the Ministry of Industry and Trade in inspecting and supervising key traders in complying with the provisions of Article 38 of this Decree;
b/ Perform the function of state management of prices; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, guiding methods of calculation of base price, management, setting aside and use of petrol and oil price valorization funds; inspect and supervise the observance of regulations on limit business expenses and profit norms;
c/ Issue regulations on:
- The recording and keeping of documents in different business stages of petrol and oil distributors, general agents, retail franchisees and agents and at petrol and oil retail stations;
- Methods of accounting and tax collection in petrol and oil trading, adhering to the petrol and oil distribution principles prescribed in Clauses 4 and 10, Article 9; Clause 8, Article 11; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 15; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 18; Clauses 1, 2 and 3, Article 21; and Clauses 1, 2 and 3, Article 23 of this Decree;
d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and related ministries and sectors in, guiding the use of appropriate financial tools to encourage the use of bio-fuel under the state- managed market mechanism.
3. The Ministry of Science and Technology shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, managing, inspecting and controlling the measurement and quality of petrol and oil produced, processed, imported and circulated on the market;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, elaborating, amending and supplementing the system of standards and national technical regulations on petrol and oil measurement and quality for uniform application nationwide;
c/ Guide the use of uncommon additives in petrol and oil processing; apply the quality control system and laboratory capacity management system;
d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related units in, inspecting, controlling and supervising the observance of regulations on measurement and quality management by petrol and oil traders under Articles 9, 10, 11, 12, 13, 15, 18, 21, 23, 26, 29 and 32 of this Decree.
4. The Ministry of Transport shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Science and Technology and related agencies in, prescribing standards and conditions of connection points of the transport system to the system of petrol and oil trading establishments under Article 5 of this Decree and water areas for operation of petrol and oil retail stations on water surface;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial- level People’s Committees in, complying with Clause 15, Article 9 of this Decree.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, inspecting and supervising the implementation of environmental protection measures by petrol and oil trading establishments under Article 6 of this Decree;
b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade in, guiding the environmental protection in petrol and oil trading;
c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related agencies in, organizing training in environmental protection for managers and trading staff of petrol and oil retail stations under Articles 13, 16, 19, 22, 24, 27 and 28 of this Decree.
6. Ministries and sectors shall guide administrative procedures prescribed in this Decree according to their functions, tasks and powers.
7. Provincial-level People’s Committees shall direct local departments, agencies and sectors in guiding dossiers and procedures for the grant of certificates of eligibility of petrol and oil retail stations, certificates of eligibility to act as petrol and oil general agents, certificates of eligibility to act as petrol and oil retail agents in their localities; supervise petrol and oil trading activities in their localities to ensure their compliance with current laws; supervise petrol and oil quality in their localities; prescribe working hours of petrol and oil retail stations; specify cases where sale is ceased and prescribe procedures for notification prior to sale cessation; and manage traders supplying petrol and oil to petrol and oil retail stations.
8. Ministries, sectors and provincial-level People’s Committees shall perform the state management of issues mentioned in relevant provisions of this Decree according to their competence.