Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Số hiệu: | 80/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/05/2007 | Ngày hiệu lực: | 22/06/2007 |
Ngày công báo: | 07/06/2007 | Số công báo: | Từ số 334 đến số 335 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/03/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2007 |
VỀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH :
1. Phạm vi điều chỉnh.
Nghị định này quy định về việc thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ và chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Đối tượng áp dụng Nghị định này là tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và có nhu cầu thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Trong đối tượng nêu trên, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ công lập thực hiện việc chuyển đổi tổ chức, hoạt động để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ được gọi chung là tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định này là doanh nghiệp do đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Khoa học và Công nghệ.
Hoạt động chính của doanh nghiệp khoa học và công nghệ là thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ngoài các hoạt động này, doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (viết tắt là kết quả khoa học và công nghệ) là cơ sở để xem xét cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Một số yếu tố xác định kết quả khoa học và công nghệ.
Kết quả khoa học và công nghệ là kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (chương trình, đề tài, đề án, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ), kết quả ươm tạo công nghệ; do các đối tượng nêu tại khoản 2 Điều 1 thực hiện hoặc được chuyển giao từ các cá nhân, tổ chức khác; sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn vốn khác; được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu...
Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cụ thể các yếu tố xác định kết quả khoa học và công nghệ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân triển khai ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thương mại hoá các sản phẩm hàng hoá là kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển thị trường công nghệ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
1. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này (trừ tổ chức khoa học và công nghệ công lập) thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo trình tự sau:
a) Lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;
b) Sau khi được thành lập, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo trình tự sau:
a) Xây dựng Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Lập hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;
c) Sau khi được thành lập, doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình Sở Khoa học và Công nghệ địa phương, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để được xem xét, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
1. Xây dựng đề án.
a) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập xây dựng Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động để thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần;
b) Nội dung đề án cần làm rõ số vốn dưới dạng tiền và tài sản (trụ sở làm việc, nhà xưởng, trang thiết bị nghiên cứu, phương tiện làm việc, diện tích đất được giao quyền sử dụng, kết quả khoa học và công nghệ...) thuộc sở hữu nhà nước đề nghị giao cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập để góp vốn vào doanh nghiệp khoa học và công nghệ; phương án sắp xếp, bố trí lại cán bộ, viên chức và một số nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Phê duyệt đề án.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc.
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, hướng dẫn việc xây dựng, phê duyệt đề án và xác định cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đề án.
1. Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này (trừ tổ chức khoa học và công nghệ công lập) bao gồm:
a) Giấy đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Dự án sản xuất, kinh doanh.
Nội dung dự án sản xuất, kinh doanh cần thuyết minh rõ các sản phẩm hàng hoá dự kiến sản xuất, kinh doanh hình thành từ các kết quả khoa học và công nghệ, các điều kiện bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kèm theo dự án là các văn bản xác nhận quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp các kết quả khoa học và công nghệ.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của đối tượng là tổ chức khoa học và công nghệ công lập ngoài các văn bản theo quy định tại khoản 1 Điều này cần có thêm Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động.
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể nội dung hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hướng dẫn việc thẩm định và cấp, thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
1. Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, nơi doanh nghiệp khoa học và công nghệ đặt trụ sở chính là cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp, kiểm tra, xử lý vi phạm và thu hồi Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Trường hợp không cấp, trong thời hạn nêu trên, Sở Khoa học và Công nghệ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Doanh nghiệp không phải nộp lệ phí khi đăng ký cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
4. Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có giá trị đồng thời là Giấy đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
1. Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ là căn cứ để xem xét thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có hiệu lực kể từ ngày được cấp cho đến khi kết thúc thời gian hưởng chế độ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
1. Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, giao quyền sử dụng hoặc sở hữu các kết quả khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước.
2. Được hưởng chế độ miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp như doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật kể từ khi có thu nhập chịu thuế với điều kiện: doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ trong năm thứ nhất đạt ít nhất là 30% tổng doanh thu, năm thứ hai đạt ít nhất là 50% tổng doanh thu và từ năm thứ ba trở đi đạt ít nhất là 70% tổng doanh thu của doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được hưởng quy định ưu đãi nêu trên đối với năm tài chính không đáp ứng được điều kiện đặt ra.
3. Các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.
5. Được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và các quỹ khác theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh.
6. Được ưu tiên trong việc sử dụng trang thiết bị nghiên cứu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước.
7. Được hưởng các dịch vụ tư vấn, đào tạo miễn phí của các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước thành lập.
8. Được Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao và Ủy ban nhân dân các địa phương ưu tiên cho thuê đất, cơ sở hạ tầng với mức giá thấp nhất theo quy định.
1. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước để góp vốn vào doanh nghiệp khoa học và công nghệ, giá trị vốn và tài sản này là phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước không được giao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thể mua hoặc thuê lại theo quy định của pháp luật.
2. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao một lần số kinh phí hoạt động thường xuyên tương ứng với thời gian chuyển đổi tổ chức và hoạt động sớm trước thời hạn quy định (tháng 12 năm 2009) để góp vốn vào doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
3. Cán bộ, viên chức thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã được ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động không xác định thời hạn sẽ được tiếp tục ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn khi làm việc tại doanh nghiệp khoa học và công nghệ và được chuyển xếp lương theo thang, bảng lương của doanh nghiệp với hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất với hệ số lương được hưởng trước khi chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
4. Cơ quan chủ quản của tổ chức khoa học và công nghệ công lập có trách nhiệm giải quyết chế độ, chính sách đối với số cán bộ, viên chức dôi dư không tham gia hoạt động tại doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc bố trí công tác khác. Kinh phí giải quyết chế độ, chính sách tinh giản biên chế được bố trí trong dự toán chi hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương theo quy định.
5. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thực hiện các quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập không trái với quy định tại Luật Doanh nghiệp và quy định tại Nghị định này.
1. Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và thực hiện chương trình tuyên truyền phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; chương trình ươm tạo công nghệ quốc gia; đề án thành lập các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp; đề án phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới, chuyển giao công nghệ, tổ chức đầu tư tài chính nhằm hỗ trợ việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
3. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này làm đầu mối giải quyết những vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện Nghị định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền; hàng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị định.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc giao vốn, tài sản, quyền sử dụng hoặc sở hữu kết quả khoa học và công nghệ thuộc sở hữu nhà nước cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập góp vốn vào doanh nghiệp khoa học và công nghệ; quy định mức trích nộp ngân sách nhà nước từ lợi nhuận mà doanh nghiệp khoa học và công nghệ thu được khi sử dụng, sở hữu các kết quả khoa học và công nghệ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
2. Hướng dẫn cơ quan thuế các địa phương phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Ban hành văn bản hướng dẫn việc bố trí, sắp xếp công tác hoặc giải quyết chế độ, chính sách đối với số cán bộ, viên chức của tổ chức khoa học và công nghệ công lập không tham gia hoạt động tại doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
1. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định này có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình.
2. Chỉ đạo các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc xây dựng Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động và xem xét, phê duyệt đề án này theo thẩm quyền.
3. Chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong phạm vi quản lý của mình theo quy định của pháp luật, quyết định việc đầu tư bổ sung hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, đầu tư bổ sung; quyết định việc thu hồi vốn và tài sản của Nhà nước đã giao khi doanh nghiệp khoa học và công nghệ không sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đã đề cập trong hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hoạt động không hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Nghị định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và người đứng đầu các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội căn cứ vào đặc điểm, tính chất và lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc để quyết định việc áp dụng các quy định tại Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 80/2007/ND-CP |
Hanoi , May 19, 2007 |
ON SCIENCE AND TECHNOLOGY ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 9, 2000 Law on Science and Technology;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Enterprises;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,
DECREES:
Article 1.- Governing scope and subjects of application
1. Governing scope
This Decree provides for the establishment of science and technology enterprises and the State's support and preferential policies towards science and technology enterprises.
2. Subjects of application
This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals that have the lawful right to own or use scientific research and technological development results and wish to establish science and technology enterprises.
Of the above subjects, public scientific research and technological development organizations and scientific and technological service organizations which are reorganized into science and technology enterprises are collectively referred to as public science and technology organizations.
Article 2.- Science and technology enterprises
Science and technology enterprises specified in this Decree are enterprises established by subjects defined in Clause 2, Article 1 of this Decree and managed and operating under the Enterprise Law and the Science and Technology Law.
Major activities of science and technology enterprises are to produce and deal in products and goods turned out from scientific research and technological development results and from the performance of scientific and technological tasks. Apart from these activities, science and technology enterprises may produce and deal in other products and goods and provide other services in accordance with law.
Article 3.- Scientific research and technological development results
1. Scientific research and technological development results (referred to as scientific and technological results for short) serve as a basis for consideration and grant of science and technology enterprise certificates.
2. Elements for determination of scientific and technological results
Scientific and technological results mean the outcomes of performance of scientific and technological tasks (scientific research and technological development programs, subjects, schemes and projects), technology incubation results, which are performed by subjects defined in Clause 2, Article 1, or are transferred from other individuals or organizations; use of state budget capital or capital of other sources; or competent state management agencies' certification of the right to use or own those results, etc.
The Ministry of Science and Technology shall guide in detail elements for determination of scientific and technological results.
Article 4.- Purposes of establishment of science and technology enterprises
To create favorable conditions for organizations and individuals to apply scientific and technological results to production and business; to step up commercialization of products and goods being results of scientific and technological activities; and to develop the technology market, contributing to national socio-economic development.
ESTABLISHMENT OF SCIENCE AND TECHNOLOGY ENTERPRISES
Article 5.- Order of establishing a science and technology enterprise
1. The subjects defined in Clause 2, Article 1 of this Decree (except public scientific and technological organizations) shall establish a science and technology enterprise in the following order:
a/ Compiling a business registration dossier as specified in the Enterprise Law for enterprise establishment and making the business registration at a competent business registry;
b/ After its establishment, the enterprise shall compile a dossier of registration for science and technology enterprise certification and submit it to the Science and Technology Service of the province or centrally run city where the enterprise is headquartered for consideration and grant of the science and technology enterprise certificate.
2. Public scientific and technological organization shall establish a science and technology enterprise in the following order:
a/ Formulating a scheme on its reorganization into a science and technology enterprise and submit it to a competent state management agency for approval;
b/ Compiling a business registration dossier as specified in the Enterprise Law for enterprise establishment and making the business registration at a competent business registry;
c/ After its establishment, the enterprise shall compile a dossier of registration for science and technology enterprise certification and submit it to the Science and Technology Service of the province or centrally run city where the enterprise is headquartered for consideration and grant of the science and technology enterprise certificate.
Article 6.- Formulation and approval of reorganization schemes
1. Formulation of a scheme
a/ A public science and technology organization shall formulate a scheme on its reorganization into a science and technology enterprise in the form of limited liability company with two or more members or a joint-stock company;
b/ Such a scheme should clearly indicate the state-owned capital amount in money and assets (working offices, workshops, research equipment, working facilities, assigned land area with use right, scientific and technological results, etc.) to be allocated to the public science and technology organization for contribution to the science and technology enterprise; the plan on re-arrangement of officials and employees, and other contents under the guidance of the Ministry of Science and Technology.
2. Approval of a scheme
Heads of state management agencies with the scheme-approving competence shall consider and approve schemes on reorganization of their attached public science and technology organizations.
The Ministry of Science and Technology shall specify contents of schemes on reorganization of public science and technology organizations, guide the formulation and approval of schemes and define state management agencies with the scheme-approving competence.
Article 7.- Dossiers of registration for certification of science and technology enterprises
1. A dossier of registration for certification of a science and technology enterprise, submitted by subjects defined in Clause 2, Article 1 of this Decree (except public science and technology organizations), comprises:
a/ A written application for certification of the science and technology enterprise;
b/ The business registration certificate;
c/ The production and business project.
The production and business project should clearly state to-be-produced and -dealt-in products and goods turned out from scientific and technological results, and production and business assurance conditions, enclosed with written certifications of the lawful right to use or own scientific and technological results.
2. A dossier of registration for certification of a science and technology enterprise, submitted by a public science and technology organization, comprises, apart from the documents specified in Clause 1 of this Article, the competent state management agency's decision approving the reorganization scheme.
The Ministry of Science and Technology shall specify contents of dossiers of registration for certification of science and technology enterprises, guide the evaluation thereof, and grant and revoke science and technology enterprise certificates.
Article 8.- Registration and grant of science and technology enterprise certificates
1. Science and Technology Services of provinces or centrally run cities where science and technology enterprises are headquartered have the competence to consider, grant and revoke science and technology enterprise certificates and inspect and handle violations.
2. Within 30 working days after receiving a valid dossier, the provincial/municipal Science and Technology Service shall consider and evaluate the registration dossier and grant the science and technology enterprise certificate. If refusing to grant such a certificate, it shall, within the above time limit, give a written reply, clearly stating the reasons therefor.
3. Enterprises are not required to pay the registration fee for grant of science and technology enterprise certificates.
4. Science and technology enterprise certificates concurrently serve as scientific and technological activity registration certificates.
Article 9.- Validity of science and technology enterprise certificates
1. Science and technology enterprise certificates serve as a basis for consideration and implementation of support and preferential policies towards science and technology enterprises.
2. A science and technology enterprise certificate is valid from the date of its grant to the end of the enterprise income tax exemption or reduction duration specified in Clause 2, Article 10 of this Decree.
SUPPORT AND PREFERENTIAL POLICIES
Science and technology enterprises are entitled to support and preferential policies according to law and a number of specific support and preferential policies below.
Article 10.- General provisions
1. To be considered and assigned by competent state management agencies the right to use or own state-owned scientific and technological results.
2. To be entitled to enterprise income tax exemption or reduction like enterprises investing in hi-tech parks in accordance with law after taxable incomes are generated provided that turnover from the production of, and dealing in, products and goods created from scientific and technological results accounts for at least 30% in the first year, at least 50% in the second year, and at least 70% from the third year on, of the total turnover of a science and technology enterprise.
Science and technology enterprises are not entitled to the above preferences in the fiscal year in which the prescribed conditions are not met.
3. Reasonable expenses to be subtracted upon calculation of taxable incomes from scientific research and technological development, production, business, service and other activities must comply with the provisions of law.
4. To be entitled to the registration fee exemption upon registration of land use rights or house ownership rights.
5. To be entitled to credit and investment preferences of the Bank for Investment and Development of Vietnam, the Scientific and Technological Development Fund and other funds for execution of production and business investment projects in accordance with law.
6. To be given priority in the use of research equipment for scientific research and technological development activities in national key laboratories, technology incubators, business incubators and scientific and technological research establishments of the State.
7. To enjoy free-of-charge consultancy and training services provided by technology incubators and business incubators set up by state agencies.
8. To be leased land and infrastructure at the lowest lease rates by management boards of industrial parks, export-processing zones, economic zones or hi-tech parks and local People's Committees according to regulations.
Article 11.- Regulations applicable to science and technology enterprises joined by public science and technology organizations
1. Public science and technology organizations are allocated state-owned capital and assets by competent state management agencies for contribution to science and technology enterprises. The value of such capital and assets constitutes a portion of state capital invested in those science and technology enterprises. Science and technology enterprises may purchase or hire state-owned assets not assigned to them according to law.
2. After being granted the science and technology enterprise certificate, a public science and technology organization shall be assigned by a competent state management agency regular funds in a lump sum corresponding to the reorganization duration ahead of the set deadline (December 2009) for contribution to the science and technology enterprise.
3. Public science and technology organizations' officials and employees who have signed indefinite labor contracts may continue signing such contracts when working in science and technology enterprises and their salaries shall be ranked according to the enterprises' salary tables at the salary coefficient equal to or immediately higher than the coefficient applicable before they move to science and technology enterprises.
4. Public science and technology organization-managing agencies shall implement regimes and policies towards redundant officials and employees who do not participate in science and technology enterprises' activities according to the policy of streamlining payrolls in public non-business units or arrange other jobs for those officials and employees. Funds for implementation of payroll streamlining regimes and policies shall be included in annual expenditure estimates of ministries, branches and localities according to regulations.
5. Science and technology enterprises may apply the provisions of the Government's Decree No. 115/2005/ND-CP of September 5, 2005, providing for autonomy and accountability mechanisms applicable to public science and technology organizations, which are not contrary to the Enterprise Law and this Decree.
RESPONSIBILITIES OF STATE MANAGEMENT AGENCIES
Article 12.- Responsibilities of the Ministry of Science and Technology
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs and concerned agencies in, guiding and organizing the implementation of this Decree.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, formulating and executing propaganda programs on the development of science and technology enterprises; national technology incubation programs; schemes on the establishment of technology incubators and business incubators; schemes on the development of consultancy, brokerage and technology transfer organizations and financial investment organizations with a view to supporting the formation and development of science and technology enterprises.
3. To bear responsibility before the Government and the Prime Minister for urging and inspecting the implementation of this Decree; to act as a major body in settling problems arising in the course of implementation of this Decree and report problems falling beyond its competence to the Prime Minister for solution; and annually review, draw experience from, and report on the implementation of this Decree to the Prime Minister.
Article 13.- Responsibilities of the Ministry of Finance
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, guiding the allocation of capital, assets, or the right to use or own state-owned scientific and technological results to public science and technology organizations which contribute capital to science and technology enterprises; specify levels of deduction from science and technology enterprises' profits in the use of or ownership to state budget-originating scientific and technological results for remittance into the state budget.
2. To guide local tax offices to coordinate with provincial/municipal Science and Technology Services in implementing the provisions of Clause 2, Article 10 of this Decree.
Article 14.- Responsibilities of the Ministry of Home Affairs
To issue documents guiding the arrangement of jobs or the implementation of regimes and policies for public science and technology organizations' officials and employees who do not participate in science and technology enterprises' activities.
Article 15.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees
1. To issue documents guiding the implementation of this Decree's provisions related to their functions and tasks.
2. To direct their attached public science and technology organizations in formulating reorganization schemes and consider and approve those schemes according to their competence.
3. To direct the inspection, examination, and settlement of complaints and denunciations related to activities of science and technology enterprises under their management in accordance with law; decide on additional investment, or propose competent state management agencies to give supports or make additional investment; decide on the recovery of state capital and assets in case science and technology enterprises fail to produce or deal in the products indicated in dossiers of registration for certification of science and technology enterprises, inefficiently operate or violate law.
Article 16.- Handling of violations
Organizations and individuals that violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations and the consequences caused by them, be handled according to law.
Article 17.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." To annul previous regulations which are contrary to this Decree.
Article 18.- Implementation responsibilities
1. The Minister of Defense, the Minister of Public Security and heads of political organizations and socio-political organizations shall, based on the characteristics, nature and domains of activities of their attached science and technology organizations, decide on the application of this Decree's provisions.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and heads of concerned agencies and organizations shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực