Chương IV Nghị định 77/2019/NĐ-CP: Tổ chức và điều hành tổ hợp tác
Số hiệu: | 77/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 10/10/2019 | Ngày hiệu lực: | 25/11/2019 |
Ngày công báo: | 20/10/2019 | Số công báo: | Từ số 831 đến số 832 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thành viên của tổ hợp tác có thể là pháp nhân
Ngày 10/10/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 77/2019/NĐ-CP về tổ hợp tác.
Theo đó, tổ hợp tác do từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên tự nguyện thành lập, cùng góp tài sản, công sức để làm những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm.
(Hiện hành theo quy định tại Nghị định 151/2007/NĐ-CP tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của từ 03 cá nhân trở lên, không có đối tượng pháp nhân như quy định mới).
Tổ chức trở thành thành viên tổ hợp tác khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức là pháp nhân Việt Nam, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
- Tự nguyện gia nhập và chấp thuận nội dung hợp đồng hợp tác.
- Cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.
- Điều kiện khác theo quy định của hợp đồng hợp tác.
Nghị định 77/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 151/2007/NĐ-CP và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/11/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đại diện của tổ hợp tác trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự là cá nhân hoặc pháp nhân được các thành viên tổ hợp tác đồng ý ủy quyền xác lập và thực hiện giao dịch dân sự.
2. Nội dung, thời hạn và phạm vi của người đại diện theo ủy quyền của các thành viên tổ hợp tác do các thành viên tự thỏa thuận và phải được lập thành văn bản trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác, có chữ ký của người được ủy quyền và một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác.
3. Trong trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có trách nhiệm thông báo với các bên liên quan về người đại diện theo ủy quyền của các thành viên tổ hợp tác, nội dung, thời hạn và phạm vi đại diện.
4. Người đại diện và các thành viên tổ hợp tác phải tuân thủ các quy định về đại diện từ Điều 138 đến Điều 143 của Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
1. Trong trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có thể bầu tổ trưởng tổ hợp tác, ban điều hành và tổ chức các cuộc họp thành viên để điều hành các hoạt động của tổ hợp tác.
2. Quyền hạn, trách nhiệm của tổ trưởng, ban điều hành tổ hợp tác (nếu có) phải được quy định trong hợp đồng hợp tác. Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định, tổ trưởng, ban điều hành tổ hợp tác được thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định này.
1. Tổ trưởng tổ hợp tác được bầu trong số các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
2. Tổ trưởng tổ hợp tác tổ chức, điều hành hoạt động của tổ hợp tác theo phạm vi, nhiệm vụ được quy định trong hợp đồng hợp tác.
3. Tổ trưởng tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện ghi trong hợp đồng hợp tác, không trái với các quy định pháp luật.
4. Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch khi được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
1. Thành viên ban điều hành tổ hợp tác được bầu từ các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác và được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành, số lượng thành viên ban điều hành là số lẻ, do tổ hợp tác tự quy định.
2. Ban điều hành chịu trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý, điều hành tổ hợp tác theo sự phân công của tổ trưởng tổ hợp tác và phải được các thành viên tán thành.
1. Tổ hợp tác tự quyết định số lần họp tổ hợp tác nhưng ít nhất phải tiến hành cuộc họp thành viên một năm một lần.
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác có thể quyết định các vấn đề sau đây:
a) Thông qua kết quả hoạt động của tổ hợp tác;
b) Phương án phân phối hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ và các vấn đề tài chính của tổ hợp tác;
c) Phương án hoạt động trong thời gian tới;
d) Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác;
đ) Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, ban điều hành, nếu cần thiết;
e) Chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 11 của Nghị định này;
g) Sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác;
h) Mức thù lao, tiền thưởng của tổ trưởng, thành viên ban điều hành (nếu có);
i) Nội dung khác do tổ trưởng, ban điều hành hoặc hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác đề nghị;
k) Trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng hợp tác.
2. Trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác
Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định cụ thể, trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác được thực hiện như sau:
a) Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác triệu tập cuộc họp thành viên. Trong trường hợp cần thiết, đại diện của hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác có thể yêu cầu tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) triệu tập cuộc họp thành viên, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác;
b) Cuộc họp thành viên tổ hợp tác được tiến hành khi có hơn bảy mươi lăm phần trăm (75%) tổng số thành viên tổ hợp tác tham dự, trường hợp không đủ số thành viên tham dự thì phải hoãn họp tổ hợp tác và triệu tập họp tổ hợp tác lần thứ hai trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp tổ hợp tác lần thứ nhất. Cuộc họp tổ hợp tác lần thứ hai phải có sự tham gia của tối thiểu hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác;
c) Biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác phải được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của đại diện các thành viên tham gia cuộc họp, ghi cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) số thành viên tán thành;
d) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tổ chức họp, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thông báo tới toàn thể thành viên tổ hợp tác nội dung cuộc họp thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác.
1. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
2. Việc định đoạt tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất chính khác; tài sản có giá trị lớn hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số giá trị tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác phải được sự tán thành của một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác và thể hiện bằng văn bản, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác có quy định khác.
3. Các nội dung khác không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thông qua khi có ít nhất hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
1. Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:
a) Đóng góp của thành viên tổ hợp tác bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản;
b) Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế;
c) Các thành viên tổ hợp tác cùng tạo lập;
d) Hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc các cá nhân, tổ chức khác tài trợ, tặng, cho chung;
đ) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc định đoạt tài sản, tài chính của tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác quyết định theo quy định tại Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp tổ hợp tác được Nhà nước, cá nhân, tổ chức khác trao quyền hưởng dụng tài sản thì thực hiện quyền hưởng dụng theo quy định từ Điều 257 đến Điều 266 Bộ luật dân sự.
4. Tổ hợp tác thực hiện các quy định về tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) lập phương án phân chia hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ của tổ hợp tác và báo cáo thành viên tại cuộc họp toàn thể thành viên.
2. Việc phân chia hoa lợi, lợi tức và các phương án tài chính khác của tổ hợp tác được tiến hành sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nếu có), nghĩa vụ với người lao động (nếu có).
3. Hợp đồng hợp tác quy định cụ thể việc xử lý trong trường hợp tổ hợp tác bị lỗ hoặc gặp rủi ro khác.
1. Các thành viên tổ hợp tác có thể đóng góp bằng tài sản, công sức vào tổ hợp tác tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác. Việc xác định giá trị tài sản và công sức của thành viên tổ hợp tác góp vào tổ hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận hoặc do bên thứ ba xác định theo sự ủy quyền của một trăm phần trăm (100%) tổng số thành viên tổ hợp tác.
2. Trường hợp thành viên tổ hợp tác cam kết đóng góp không góp đủ và không đúng hạn phần đóng góp đã cam kết thì xử lý theo quy định từ Điều 351 đến Điều 364 của Bộ luật dân sự.
1. Tổ hợp tác lập sổ ghi chép rõ ràng, minh bạch về việc đóng góp của thành viên tổ hợp tác, bao gồm các nội dung sau:
a) Tên, số định danh cá nhân (hoặc số chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân) của thành viên đóng góp hoặc tên, mã số pháp nhân, địa chỉ trụ sở chính của pháp nhân và tên, số định danh cá nhân (hoặc số chứng minh nhân dân, số thẻ căn cước công dân) của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đóng góp;
b) Giá trị phần đóng góp và loại tài sản đóng góp của thành viên tổ hợp tác;
c) Thời điểm đóng góp;
d) Chữ ký của người đóng góp hoặc đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
đ) Chữ ký của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và thành viên tổ hợp tác được phân công nhiệm vụ tiếp nhận phần đóng góp.
2. Sổ ghi chép về việc đóng góp của thành viên tổ hợp tác phải được tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) lưu giữ, bảo quản và chịu trách nhiệm trước tổ hợp tác, pháp luật nếu làm mất, tẩy xóa, sai lệch thông tin.
3. Thành viên tổ hợp tác được cấp “Giấy xác nhận phần đóng góp”, nếu cần thiết, với đầy đủ thông tin như trong sổ ghi chép của tổ hợp tác tại thời điểm đóng góp.
1. Tổ hợp tác trả lại tài sản theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp cho thành viên tổ hợp tác trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp tổ hợp tác chấm dứt hoạt động, sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác mà tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác vẫn còn thi tài sản còn lại được chia cho các thành viên tổ hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp vào tổ của mỗi thành viên, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
b) Trường hợp thành viên chấm dứt tư cách thành viên theo điểm d khoản 1 Điều 11 của Nghị định này và không bị xác định là bên vi phạm hợp đồng, có yêu cầu trả lại phần đóng góp, tổ hợp tác chỉ trả lại phần đóng góp khi thành viên này hoàn thành các nghĩa vụ đối với tổ hợp tác được xác lập, thực hiện trước thời điểm chấm dứt tư cách thành viên, trừ trường hợp một trăm phần trăm (100%) thành viên tổ hợp tác có thỏa thuận khác và được quy định trong hợp đồng hợp tác.
c) Trường hợp khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan.
2. Việc trả lại phần đóng góp cho thành viên tổ hợp tác quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này không được làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác đối với các bên liên quan hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các thành viên tổ hợp tác được xác lập, thực hiện trước thời điểm chấm dứt tư cách thành viên.
3. Trường hợp việc trả lại phần đóng góp của thành viên tổ hợp tác là tài sản ảnh hưởng đến hoạt động của tổ hợp tác thì phần đóng góp được tính bằng giá trị thành tiền để trả lại cho thành viên tổ hợp tác theo khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.
1. Trường hợp thành viên tổ hợp tác là cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết thì việc thừa kế được thực hiện theo quy định về thừa kế tại Bộ luật dân sự. Việc thừa kế phần đóng góp của thành viên tại tổ hợp tác được thực hiện như sau:
a) Nếu những người thừa kế có nguyện vọng tham gia tổ hợp tác và được đa số các thành viên tổ hợp tác chấp nhận theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này thì được tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan;
b) Nếu những người thừa kế không muốn tham gia tổ hợp tác hoặc không đủ điều kiện tham gia tổ hợp tác thì có quyền yêu cầu trả lại phần đóng góp và được phân chia tài sản theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan;
c) Nếu những người thừa kế tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho tổ hợp tác thì phần đóng góp đó được đưa vào tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác;
d) Các trường hợp khác được giải quyết theo thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp thành viên tổ hợp tác là cá nhân vắng mặt tại nơi cư trú hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích, việc quản lý phần đóng góp của cá nhân đó phải tuân theo quy định từ Điều 65 đến Điều 70 của Bộ luật dân sự.
3. Trường hợp thành viên tổ hợp tác là người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc trả lại hoặc quản lý phần đóng góp thông qua người đại diện theo pháp luật của người này theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này, pháp luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
4. Trường hợp thành viên tổ hợp tác là pháp nhân bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi thì việc kế thừa phần đóng góp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật khác có liên quan.
1. Tranh chấp giữa các thành viên tổ hợp tác trong phạm vi của hợp đồng hợp tác được ưu tiên giải quyết tranh chấp nội bộ tại tổ hợp tác; trường hợp các thành viên tổ hợp tác không tự thương lượng được thì giải quyết tranh chấp thông qua trung gian hòa giải hoặc thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án, trọng tài.
2. Tranh chấp giữa tổ hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực