Chương 5 Nghị định 70/2010/NĐ-CP: Chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân
Số hiệu: | 70/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2010 |
Ngày công báo: | 07/07/2010 | Số công báo: | Từ số 380 đến số 381 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm lập hồ sơ chấm dứt hoạt động và tháo dỡ trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân phê duyệt muộn nhất 24 tháng trước khi dừng hoạt động nhà máy. Hồ sơ gồm:
a) Kế hoạch tháo dỡ quy định tại Điều 35 Nghị định này;
b) Báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân;
c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Chương trình đảm bảo chất lượng tháo dỡ nhà máy;
đ) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
e) Kết quả thẩm định an toàn của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Báo cáo phân tích an toàn tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân bao gồm:
a) Lý do chấm dứt hoạt động;
b) Kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ;
c) Kế hoạch xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt hồ sơ chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
Kế hoạch tháo dỡ có mức độ chi tiết phù hợp cho từng giai đoạn và gồm các nội dung sau đây:
1. Tổng thể việc tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
2. Nguyên tắc cơ bản về tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
3. Các yêu cầu an toàn trong quá trình tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
4. Phương pháp tháo dỡ và tiến độ tháo dỡ.
5. Phương pháp loại bỏ các vật liệu phóng xạ và tẩy xạ.
6. Phương pháp xử lý và chôn cất chất thải phóng xạ.
7. Các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự cố bức xạ.
8. Đánh giá tác động tới môi trường và các biện pháp giảm thiểu.
9. Chương trình đảm bảo chất lượng.
10. Chi phí tháo dỡ và phương án đảm bảo tài chính cho kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân.
1. Cập nhật, bổ sung kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân đã lập trong các giai đoạn trước đây.
2. Thiết lập chương trình đảm bảo chất lượng trong quá trình tháo dỡ.
3. Chuẩn bị báo cáo đánh giá an toàn và báo cáo đánh giá tác động môi trường cần thiết cho kế hoạch tháo dỡ.
4. Thông báo với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân trước khi dừng hoạt động nhà máy vĩnh viễn.
5. Quản lý tháo dỡ và tiến hành các hoạt động tháo dỡ.
6. Thiết lập và tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường trong khi tháo dỡ.
7. Đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình tháo dỡ.
8. Xây dựng kế hoạch và sẵn sàng ứng phó sự cố trong quá trình tháo dỡ.
9. Tiến hành khảo sát cuối cùng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về trạng thái cuối quy định trong kế hoạch tháo dỡ.
10. Đảm bảo thu xếp tài chính đầy đủ cho tất cả các giai đoạn của quá trình tháo dỡ
11. Lưu giữ và giao nộp hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý môi trường và các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ và có quyền yêu cầu tổ chức có nhà máy tạm dừng, tạm đình chỉ việc tháo dỡ khi phát hiện các yếu tố gây mất an toàn bức xạ, hạt nhân hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân cho phép tiếp tục tháo dỡ sau khi tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có báo cáo giải trình và đề ra các biện pháp đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn bức xạ, hạt nhân hoặc bảo vệ môi trường.
3. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định, trả lời tổ chức có nhà máy trong vòng 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ báo cáo giải trình. Việc tạm dừng và cho phép tiếp tục tháo dỡ phải được báo cáo ngay lên Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
1. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân lập báo cáo hoàn thành quá trình tháo dỡ trình cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra trạng thái cuối của nhà máy được tháo dỡ và ra quyết định công nhận nhà máy điện hạt nhân chấm dứt hoạt động và hết trách nhiệm đảm bảo an toàn.
1. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải chịu mọi chi phí tháo dỡ và chi phí lưu giữ, xử lý chất thải phóng xạ sinh ra từ quá trình tháo dỡ.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nghĩa vụ tài chính của Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân đảm bảo cho tháo dỡ nhà máy và phương thức quản lý nguồn tài chính cho việc chấm dứt hoạt động nhà máy.
TERMINATION OF OPERATION OF NUCLEAR POWER PLANTS
Article 34. Termination of operation and dismantlement of nuclear power plants
1. Organizations with nuclear power plants shall make dossiers for operation termination and dismantlement and submit them to the radiation and nuclear safety agency for approval at least 24 months before terminating operation of their plants. Such a dossier comprises:
a/ A plan on dismantlement as specified in Article 35 of this Decree;
b/ A report on analysis of safely of dismantlement of the nuclear power plant;
c/ An environmental impact assessment report:
d/ A program for assurance of quality of plant dismantlement;
e/ Results of appraisal of the environmental impact assessment report by the Ministry of Natural Resources and Environment;
f/ Results of safety appraisal by the radiation and nuclear safety agency.
2. A report on analysis of safety of dismantlement of a nuclear power plant contains:
a/ Reason(s) for operation termination;
b/ A plan on dismantlement and radioactivity decontamination;
c/ A plan on disposal of radiation sources and radioactive wastes.
3. The Ministry of Science and Technology shall specify the order and procedures for appraising and approving dossiers of operation termination and dismantlement of nuclear power plants.
Article 35. Plans on dismantlement of nuclear power plants
A plan on dismantlement of a nuclear power plant must be appropriately detailed for each stage and have the following contents:
1. Overview of dismantlement of the nuclear power plant.
2. Basic principles of dismantlement of the nuclear power plant.
3. Safety requirements in the course of dismantlement.
4. Method and schedule of dismantlement.
5. Method for removal of radioactive materials and radioactivity decontamination.
6. Method for disposal and burial of radioactive wastes.
7. Necessary measures to prevent radiation incidents.
8. Environmental impact assessment and remedies.
9. Quality assurance program.
10. Expenses for dismantlement and plan on financing the dismantlement.
Article 36. Responsibilities of organizations with nuclear power plants in the operation termination and dismantlement of their plants
1. To update and supplement dismantlement plans already worked out in previous stages.
2. To formulate programs for quality assurance during dismantlement.
3. To prepare safety assessment reports and environmental impact assessment reports necessary for dismantlement plans.
4. To notify the radiation and nuclear safety agency of indefinite termination of operation of their plants before actually terminating the operation of these plants.
5. To manage the dismantlement and conduct dismantlement activities.
6. To establish and comply with regulations on safety, security and environmental protection in the course of dismantlement.
7. To ensure human resources for the dismantlement.
8. To work out plans on and stay ready for action in response to incidents in the course of dismantlement.
9. To conduct the final survey to ensure satisfaction of criteria on the final status specified in the dismantlement plan.
10. To sufficiently finance all stages of the dismantlement process.
11. To keep and return dossiers at the request of the radiation and nuclear safety agency.
Article 37. Examination and inspection of the dismantlement of nuclear power plants
1. The radiation and nuclear safety agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the environmental management agency and concerned agencies in. examining and inspecting the dismantlement, radioactivity decontamination, disposal of nuclear fuels, nuclear equipment and radioactive wastes, and may request organizations with nuclear power plants to temporarily cease or suspend the dismantlement upon detecting elements which might affect radiation or nuclear safety or seriously impact the environment.
2. The radiation and nuclear safety agency shall permit continued dismantlement after organizations with nuclear power plants send explanatory reports and come up with measures to assure the full compliance with regulations on radiation and nuclear safety or environmental protection.
3. The radiation and nuclear safety agency shall examine explanatory reports and reply organizations with nuclear power plants within 10 working days after receiving these reports. The suspension of dismantlement and permission for continued dismantlement shall be promptly reported to the Ministry of Science and Technology and the National Council for Nuclear Safety.
Article 38. Recognition of nuclear power plants of which operation has been terminated
1. Organizations with nuclear power plants shall make and send reports on completion of dismantlement to the radiation and nuclear safety agency.
2. The radiation and nuclear safety agency shall inspect the final status of dismantled plants and issue decisions on recognition of nuclear power plants whose operation has been terminated and on fulfillment of the responsibility to assure safety.
Article 39. Expenses for termination of the operation of nuclear power plants
1. Organizations with nuclear power plants shall bear all expenses for dismantlement and storing and disposal of radioactive wastes generated from the dismantlement.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Finance in. formulating and submitting to the Prime Minister for approval the obligation of organizations with nuclear power plants to finance the dismantlement of their plants and methods of managing financial sources for termination of the operation of these plants.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực