Chương 1 Nghị định 70/2010/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 70/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2010 |
Ngày công báo: | 07/07/2010 | Số công báo: | Từ số 380 đến số 381 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này hướng dẫn các quy định của Luật Năng lượng nguyên tử về đầu tư, lựa chọn địa điểm, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt, vận hành, chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và bảo đảm an toàn, an ninh trong các hoạt động đó; về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động liên quan đến nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một lò phản ứng hạt nhân, tua bin và máy phát điện và các thiết bị phụ trợ khác chuyển năng lượng hạt nhân do lò phản ứng hạt nhân sinh ra thành điện năng.
2. Nhà máy điện hạt nhân là tổ hợp công trình bao gồm một hoặc nhiều tổ máy điện hạt nhân, hệ thống biến áp truyền tải điện lên lưới điện, nơi lưu trữ, lưu chuyển và xử lý chất phóng xạ được đặt tại cùng địa điểm và liên quan trực tiếp đến việc khai thác nhà máy điện hạt nhân đó.
3. Kế toán hạt nhân là việc kiểm kê và lập bảng cân đối vật liệu hạt nhân sử dụng cho lò phản ứng hạt nhân.
4. Kiểm kê hạt nhân là việc kiểm đếm và đo lường vật liệu hạt nhân để xác định lượng vật liệu hạt nhân trong khoảng thời gian nhất định tại nhà máy điện hạt nhân.
5. Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân.
6. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân là một pháp nhân trực tiếp quản lý tài sản và vận hành nhà máy điện hạt nhân.
1. Việc đầu tư nhà máy điện hạt nhân phải tuân theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các quy hoạch khác liên quan.
2. Mọi hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân phải bảo đảm yêu cầu cao nhất về an toàn và an ninh.
3. Việc đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân phải đạt được hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ảnh hưởng đối với môi trường, cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư tại địa phương nơi có nhà máy điện hạt nhân.
4. Nhà máy điện hạt nhân thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, phải được bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
5. Việc cấp phép cho nhà máy điện hạt nhân do cơ quan nhà nước thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác hay chấm dứt hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Quy định này không loại trừ trách nhiệm chính trong việc bảo đảm an toàn của tổ chức cá nhân được cấp phép.
1. Quy hoạch phát triển điện hạt nhân được lập cho từng giai đoạn mười năm và có định hướng cho mười năm tiếp theo.
2. Quy hoạch phát triển điện hạt nhân được lập đồng thời và được lồng ghép trong nội dung của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.
1. Bộ Công Thương ban hành hoặc công nhận để áp dụng quy phạm kỹ thuật tổ máy điện hạt nhân.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hoặc công nhận để áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn hạt nhân trong lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, vận hành và tháo dỡ tổ máy điện hạt nhân.
3. Bộ Xây dựng ban hành hoặc công nhận để áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng tổ máy điện hạt nhân.
1. Bộ Công Thương:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển điện hạt nhân;
b) Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan;
c) Hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các hiệp định hợp tác, các điều ước quốc tế về nhà máy điện hạt nhân;
d) Cấp Giấy phép vận hành thử; cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn Giấy phép hoạt động điện lực của nhà máy điện hạt nhân;
đ) Phê duyệt quy trình vận hành nhà máy điện hạt nhân;
e) Hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc; yêu cầu của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư phát triển dự án điện hạt nhân;
g) Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý đầu tư phát triển, vận hành nhà máy điện hạt nhân;
h) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về nhà máy điện hạt nhân;
i) Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của Chính phủ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Ban hành các quy định liên quan đến an toàn nhà máy điện hạt nhân;
b) Thực hiện hoạt động kiểm soát hạt nhân;
c) Thẩm định an toàn trong các giai đoạn của dự án nhà máy điện hạt nhân;
d) Hướng dẫn nội dung báo cáo phân tích an toàn;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý cho cơ quan quản lý an toàn hạt nhân;
e) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế hoạch kiểm xạ; quy định tiêu chuẩn phát thải phóng xạ, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
g) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn việc thiết lập khu vực hạn chế, khu vực bảo vệ và quan trắc phóng xạ môi trường tại nhà máy điện hạt nhân;
h) Các nội dung khác theo chức năng, quyền hạn và theo phân công của Chính phủ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước đối với nhà máy điện hạt nhân theo phân công của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giám sát việc sử dụng đất;
b) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của chủ đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành liên quan giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.
1. Hồ sơ tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân phải được quản lý, lưu giữ ít nhất 40 năm, kể từ khi nhà máy điện hạt nhân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận chấm dứt hoạt động và hết trách nhiệm đảm bảo an toàn.
2. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể về danh mục, quản lý, sử dụng, khai thác các hồ sơ tài liệu liên quan đến nhà máy điện hạt nhân phù hợp với các quy định của pháp luật về lưu trữ.
Article 1. Scope of regulation
This Decree guides the provisions of the Law on Atomic Energy regarding investment in and selection of locations, designing, building, installation, operation and termination of operation of nuclear power plants, and assurance of safety and security in these activities: conditions on organizations and individuals that invest in building nuclear power plants.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to organizations and individuals at home or abroad that conduct activities related to nuclear power plants in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Nuclear power turbine unit means a group of works including a nuclear reactor, and turbines, generators and other support equipment to convert nuclear energy generated by a nuclear reactor into electricity.
2. Nuclear power plant means a complex of works including one or more than one nuclear power turbine unit, a transformer system to transmit electricity to the power grid, and a facility for storing, transporting and disposing of radioactive substances which are located in the same location and directly related to the operation of that nuclear power plant.
3. Nuclear accounting means the inventory and making of a balance sheet of nuclear materials used for a nuclear reactor.
4. Nuclear inventory means the counting and measurement of nuclear materials in order to determine the quantity of materials available in a given period of time at a nuclear power plant.
5. Nuclear power plant investor means an owner of capital or a party assigned to manage and use capital for investment in building a nuclear power plant.
6. Organization with a nuclear power plant means a legal entity that directly manages assets of and operates a nuclear power plant.
Article 4. General principles on investment, building, operation and termination of operation of nuclear power plants
1. Investment in a nuclear power plant must comply with the national master plan on electricity development and relevant master plans.
2. All activities related to construction investment, operation and termination of operation of a nuclear power plant must ensure the highest safety and security requirements.
3. Investment in building and operation of a nuclear power plant must achieve economic efficiency, contribute to socio-economic development, reduce to the utmost adverse impacts on the environment, and improve living standards of local inhabitants.
4 A nuclear power plant on the list of important works related to national security must be specially protected to ensure its absolute safety in the course of survey, designing, building, operation and management under regulations on protection of important works related to national security.
5. Licensing of nuclear power plants shall be conducted by a state agency as requested by concerned organizations or individuals, expressing its responsibility for the selection of locations, designing, building, operation, exploitation or termination of operation of nuclear power plants. This provision does not exempt licensed organizations or individuals from their primary responsibility for assuring safety.
Article 5. Elaboration of nuclear power development master plans
1. A nuclear power development master plan shall be elaborated for every ten-year period with orientations for subsequent ten years.
2. Nuclear power development master plans shall be elaborated concurrently with and incorporated in national electricity development master plans.
Article 6. Technical standards, regulations and rules
1. The Ministry of Industry and Trade shall promulgate or accredit technical rules applicable to nuclear power turbine units.
2. The Ministry of Science and Technology shall promulgate or accredit technical standards and regulations on nuclear safety for application to selecting locations, designing, building, operation and dismantlement of nuclear power turbine units.
3. The Ministry of Construction shall promulgate or accredit construction standards and regulations applicable to nuclear power turbine units.
Article 7. Tasks and powers of state management agencies in charge of nuclear power plants
1. The Ministry of Industry and Trade:
a/ To elaborate, and direct the implementation of, nuclear power development master plans and plans;
b/ To promulgate, disseminate, and guide and organize the implementation of, relevant policies and laws;
c/ To enter into international cooperation, negotiate and conclude cooperation agreements and treaties on nuclear power plants;
d/ To license the trial operation; to grant, adjust, revoke or renew electricity operation licenses of nuclear power plants;
e/ To approve the operating process of nuclear power plants;
f/ To guide and assist investors in implementing their investment projects, and settling problems and requests of investors in the course of investment in the development of nuclear power projects;
g/ To coordinate state management agencies at all levels in managing investment in the development and operation of nuclear power plants;
h/ To hold professional training and refresher courses for state management agencies in charge of nuclear power plants in order to raise their management capacity;
i/ Other tasks and powers according to its functions or as assigned by the Government.
2. The Ministry of Science and Technology:
a/ To promulgate regulations concerning safety of nuclear power plants;
b/ To conduct nuclear control activities;
c/ To assess safety in all stages of a nuclear power plant project;
d/ To guide contents of a safety analysis report;
e/ To hold professional training and-refresher courses for the nuclear safety management agencies in order to raise its management capacity;
f/ To coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in guiding contents of a radioactivity control plan; stipulating standards on radioactive emissions, management of radioactive waste and spent nuclear fuels;
g/ To coordinate with concerned ministries and branches in guiding the establishment of restricted areas and areas for protection and observation of environmental radioactivity at nuclear power plants;
h/ Other tasks and powers according to its functions or as assigned by the Government.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of nuclear power plants as assigned by the Government.
4. Provincial-level People's Committees:
a/ To organize ground clearance; to grant land use rights certificates and supervise land use;
b/ To settle difficulties and problems of investors; to propose the Prime Minister or concerned ministries and branches to settle problems which fall beyond their competence.
Article 8. Management of dossiers and documents related to nuclear power plants
1. Dossiers and documents related to a nuclear power plant must be managed and preserved for at least 40 years after a competent agency issues a decision recognizing the termination of operation of that plant, which is consequently no longer responsible for safety assurance.
2. The Ministry of Industry and Trade shall specifically guide the listing, management, use and exploitation of dossiers and documents related to nuclear power plants in accordance with regulations on archive.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực