Chương 3 Nghị định 70/2010/NĐ-CP: Xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Số hiệu: | 70/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2010 |
Ngày công báo: | 07/07/2010 | Số công báo: | Từ số 380 đến số 381 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ đầu tư thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân.
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân có các nội dung sau đây:
a) Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, các điều kiện thuận lợi và khó khăn; chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia nếu có;
b) Dự kiến quy mô đầu tư: số tổ máy, công suất từng tổ máy, diện tích xây dựng; các hạng mục công trình thuộc dự án;
c) Dự kiến về địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, khu vực cấm dân cư, khu vực hạn chế dân cư và nhu cầu sử dụng đất.
d) Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nhiên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; đào tạo nguồn nhân lực; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư; ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái; vấn đề bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; phòng, chống cháy nổ; an ninh, quốc phòng; công tác truyền thông chuẩn bị dự án;
đ) Hình thức đầu tư, ước tính sơ bộ tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư;
e) Những kiến nghị đặc biệt với Quốc hội khi xem xét, quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân.
3. Thẩm định, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân:
a) Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân;
b) Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng Thẩm định Nhà nước, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
1. Chủ đầu tư thực hiện lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
2. Nội dung phần thuyết minh của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân:
a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu điện khu vực và toàn quốc; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực; hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, khu vực cấm dân cư, khu vực hạn chế dân cư và nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác;
b) Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất; phương án đảm bảo cung cấp nhiên liệu hạt nhân; phương án đảm bảo an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân; giải pháp xử lý, quản lý chất thải phóng xạ và bảo vệ môi trường; phương án đào tạo nguồn nhân lực; phương án đấu nối với hệ thống điện quốc gia;
c) Các giải pháp thực hiện bao gồm: phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong nhà máy; các giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các phương án đảm bảo an ninh, theo quy định của pháp luật; phương án đào tạo và sử dụng nhân lực; phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án;
d) Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn vay và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội của dự án.
3. Nội dung thiết kế cơ sở của Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân:
a) Thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ;
b) Phần thuyết minh bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, sơ bộ phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình chính; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng;
- Các phương án công nghệ xem xét;
- Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;
- Dự kiến lượng chất thải và hệ thống quản lý chất thải;
- An toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
- Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.
c) Phần bản vẽ bao gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng công trình;
- Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ;
- Bản vẽ phương án xây dựng và kiến trúc;
- Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
1. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập đồng thời với Báo cáo nghiên cứu khả thi, bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Liệt kê, mô tả các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án;
b) Đánh giá chung về hiện trạng môi trường bức xạ và phi bức xạ nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường;
c) Đánh giá các tác động môi trường về bức xạ và phi bức xạ có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra; đánh giá tác động môi trường do bức xạ trong trường hợp tai nạn hạt nhân xảy ra;
d) Biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
đ) Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình;
e) Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
g) Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án;
h) Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án;
i) Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với nhà máy điện hạt nhân;
b) Tổ chức Hội đồng Thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy điện hạt nhân;
c) Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi đã được thẩm định.
1. Việc khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần thực hiện các nội dung sau:
1. Khảo sát đứt gãy, biểu hiện động đất và núi lửa có thể ảnh hưởng tới an toàn nhà máy điện hạt nhân theo các nội dung sau đây:
- Khảo sát điều kiện địa chất, kiến tạo của khu vực;
- Thu thập và tổng hợp các số liệu động đất; xác định nguy cơ động đất trên cơ sở đánh giá điều kiện địa chấn và kiến tạo khu vực;
- Xác định nguy cơ dao động nền do động đất trên cơ sở đặc trưng kiến tạo khu vực và số liệu cụ thể của địa điểm.
b) Khảo sát các đặc tính địa kỹ thuật về nền móng, xây dựng mặt cắt địa kỹ thuật của địa điểm để xác định các nội dung sau đây:
- Khả năng trượt lở đất, đá, xói lở bờ sông, bờ biển, sườn núi ở địa điểm dự kiến và lân cận;
- Khả năng nâng hạ, sụt, sập nền đất ở địa điểm dự kiến trên cơ sở bản đồ địa chất, tài liệu hiện có, lưu ý về các hang động và các hầm lò, giếng, hố khoan;
- Khả năng xảy ra hóa lỏng nền đất trên cơ sở các thông số và giá trị dao động nền đất đặc trưng;
- Tính chất cơ lý của nền đất và các vật thể lạ trong đó; tính ổn định của nền đất dưới tác động của tải trọng tĩnh và động;
- Động thái và tính chất hóa lý của nước ngầm.
c) Các hiện tượng khí tượng, thủy văn:
- Khảo sát, dự báo ảnh hưởng của thiên tai (gió, mưa, bão, bão cát, sóng thần, thay đổi nhiệt độ, sấm sét, lốc xoáy) đối với địa điểm;
- Khảo sát, dự báo các hiện tượng khí tượng, thủy văn có khả năng gây ra các đặc thù về phát tán hoặc ngưng tự phóng xạ, tiềm ẩn ảnh hưởng có hại vượt quá giới hạn cho phép đối với con người và môi trường của địa điểm và khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
d) Khảo sát toàn diện các nguyên nhân xảy ra lũ lụt do vỡ đê, đập, do mưa, bão, sóng thần, động đất hoặc các hiện tượng địa chất khác.
đ) Đánh giá ảnh hưởng đối với nhà máy điện hạt nhân do hoạt động của con người gây ra:
- Thu thập, khảo sát thông tin về vật liệu nguy hại, cháy, nổ, ăn mòn, độc hại được lưu trữ, vận chuyển và sử dụng, các hoạt động diễn tập quân sự, các tuyến đường ống dẫn nhiên liệu;
- Khảo sát các kho, bến bãi, nơi khai thác và lưu giữ khoáng sản có nguy cơ ngăn dòng nước tạm thời gây ngập lụt hay sụt nền đất;
- Khảo sát vị trí sân bay, chủng loại máy bay, hành lang và tần suất bay;
- Khảo sát các tuyến giao thông trên bộ, trên sông và trên biển, bao gồm loại phương tiện, tần suất, đặc điểm chuyên chở, các cảng, bến đỗ, nhà ga; lưu ý các tuyến giao thông đông đúc, các điểm giao nhau.
e) Ảnh hưởng của bức xạ đối với cộng đồng dân cư:
- Phân bố, mật độ dân cư và dự báo biến động dân số trong khu vực;
- Cách thức lan truyền, phát tán vật liệu phóng xạ trong không khí và nước trên cơ sở các thông số khí tượng (hướng và tốc độ gió, sự nhiễu động không khí, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời), thủy văn (đặc điểm sông, suối, nước mặt và nước ngầm), đặc điểm địa hình (núi cao, thung lũng) và ảnh hưởng của các công trình xây dựng lớn;
- Phông bức xạ và liều chiếu xạ đối với cộng đồng dân cư địa phương;
- Nguy cơ tác động bức xạ đối với dân chúng làm cơ sở cho kế hoạch ứng phó sự cố; lưu ý quy hoạch sử dụng đất, nguồn nước và lương thực thực phẩm tại địa phương;
- điều kiện xây dựng hệ thống giao thông cho kế hoạch sơ tán, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm và hạ tầng cơ sở sinh hoạt cho dân chúng tại khu vực sơ tán;
- điều kiện, địa điểm thiết lập trung tâm ứng phó khẩn cấp bên ngoài nhà máy điện hạt nhân;
- Sự phù hợp của địa điểm liên quan đến tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực (thương mại, công nghiệp, du lịch) và nguy cơ gia tăng rủi ro do tác động của nhà máy điện hạt nhân đối với khu vực cũng như của các hoạt động trong khu vực lên nhà máy.
g) Nguồn nước làm mát và điện cấp cho hoạt động của nhà máy.
2. Báo cáo tổng quan về lựa chọn địa điểm bao gồm các nội dung sau:
a) Tổng quan về quá trình lựa chọn địa điểm;
b) Số tổ máy, công nghệ, quy mô công suất dự kiến xây dựng tại địa điểm xin phê duyệt;
c) Việc đáp ứng các tiêu chí bảo đảm an toàn hạt nhân đối với địa điểm lựa chọn.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân phục vụ việc đánh giá phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt địa điểm;
b) Báo cáo tổng quan về việc lựa chọn địa điểm quy định tại Điều 20 Nghị định này;
c) Thiết kế cơ sở nhà máy điện hạt nhân quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 19 Nghị định này;
đ) Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
e) Báo cáo phân tích an toàn sơ bộ gồm các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 4, 12, 13 Điều 10 Nghị định này;
g) Kết quả thẩm định an toàn;
h) Kế hoạch kiểm xạ môi trường;
i) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
k) Tài liệu khác có liên quan.
2. Trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư các Bộ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu theo quy định. Việc thẩm định phải hoàn thành trong thời gian sau đây tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
a) Không quá 03 tháng đối với thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Không quá 06 tháng đối với thẩm định Báo cáo phân tích an toàn;
c) Không quá 03 tháng đối với việc thẩm định của Hội đồng Thẩm định Nhà nước.
3. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân khi có kết quả thẩm định các nội dung quy định tại khoản 2 điều này; thời hạn hiệu lực của quyết định phê duyệt địa điểm là 20 năm.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép đầu tư xây dựng của chủ đầu tư;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân quy định tại Điều 18 Nghị định này;
c) Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Báo cáo phân tích an toàn gồm các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 14, 15 Điều 10 Nghị định này;
đ) Kết quả thẩm định an toàn;
e) Quy trình bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 13 Nghị định này;
g) Kế hoạch tháo dỡ quy định tại Điều 35 Nghị định này;
h) Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch để thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân.
3. Nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện hạt nhân:
a) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
b) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên; khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; khả năng hoàn trả vốn vay; bảo đảm an toàn bức xạ; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật liên quan;
c) Xem xét thiết kế cơ sở bao gồm:
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc tổng mặt bằng được phê duyệt; sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã được chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt;
- Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
- Sự hợp lý của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ;
- Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường, phòng cháy, chữa cháy;
- điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
d) Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
- Không quá 03 tháng đối với thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Không quá 06 tháng đối với thẩm định Báo cáo phân tích an toàn;
- Không quá 03 tháng đối với việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi của Hội đồng Thẩm định Nhà nước.
4. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Nhà máy điện hạt nhân, trên cơ sở:
a) Báo cáo của Hội đồng Thẩm định Nhà nước;
b) Kết quả thẩm định Báo cáo phân tích an toàn;
c) Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Ý kiến của Hội đồng phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhà máy điện hạt nhân được phép điều chỉnh khi xuất hiện các yếu tố bất khả kháng có thể gây mất an toàn cho nhà máy; bất lợi về an ninh, quốc phòng; xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án; do biến động bất thường về chi phí đầu tư xây dựng nhà máy.
2. Khi việc điều chỉnh dự án làm thay đổi một trong các yếu tố: địa điểm, công nghệ, quy mô, mục tiêu dự án, vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định; trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, công nghệ, quy mô, mục tiêu dự án, không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được tự quyết định.
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước:
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này;
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế tiếp theo;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình;
d) Các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế.
2. Hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình:
a) Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát, quy trình bảo trì công trình, dự toán xây dựng công trình;
b) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Bộ Công Thương quy định nội dung các bước thiết kế xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân; quy trình thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế.
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Thiết kế nhà máy điện hạt nhân đã được lựa chọn;
c) Báo cáo phân tích an toàn giai đoạn cấp phép xây dựng quy định tại Điều 10 Nghị định này;
d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 19 Nghị định này;
đ) Kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
e) Quy trình bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 13 Nghị định này;
g) Kế hoạch tháo dỡ quy định tại Điều 35 Nghị định này;
h) Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quy định tại Điều 15 Nghị định này.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, cấp Giấy phép xây dựng công trình nhà máy điện hạt nhân sau khi có ý kiến của Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
3. Trong vòng 15 ngày, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ từ chủ đầu tư các Bộ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ và có quyền yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu theo quy định và hoàn thành trong thời hạn sau đây:
a) Không quá 03 tháng đối với thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Không quá 15 tháng đối với thẩm định Báo cáo phân tích an toàn và cấp Giấy phép xây dựng.
4. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
Khi có nhu cầu điều chỉnh thiết kế công trình khác với nội dung Giấy phép xây dựng đã được cấp, chủ đầu tư phải xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng trước khi khởi công xây dựng công trình theo nội dung điều chỉnh.
5. Thu hồi giấy phép xây dựng
Giấy phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân có thể bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng trong hồ sơ xin Giấy phép;
b) Chủ đầu tư không khởi công xây dựng sau 5 năm, kể từ thời điểm được cấp giấy phép;
6. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết trình tự và thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình.
2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng và lắp đặt công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng đã ký.
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt do nhà thầu cung cấp theo hợp đồng.
4. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt bao gồm cả việc tuân thủ các quy định về kiểm soát vật liệu hạt nhân, an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân của nhà thầu.
5. Tạo điều kiện để cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra an toàn trong các đợt kiểm tra của cơ quan này.
6. Tổ chức, phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan thông tin, tuyên truyền về dự án điện hạt nhân.
7. Đề nghị Ủy ban nhân dân địa phương, cơ quan công an, quân đội phối hợp đảm bảo an ninh cho công trường nhà máy điện hạt nhân.
8. Thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố khi xảy ra sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân trên công trường thi công nhà máy điện hạt nhân và khu vực liên quan ngoài công trường.
9. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với hạng mục công trình và các công việc đảm nhiệm.
2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về năng lực:
a) Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng công trình;
b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thiết kế xây dựng công trình;
d) Khảo sát xây dựng công trình;
đ) Thi công xây dựng công trình;
e) Giám sát thi công xây dựng công trình;
g) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
h) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;
i) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành các tiêu chí về năng lực đối với tổ chức cá nhân tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo khoản 2 điều này.
1. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng (trong nước hoặc nước ngoài) có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện.
2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
3. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả.
4. Bộ Xây dựng quy định công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
1. Khi thực hiện kiểm tra, cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các tài liệu và báo cáo về các nội dung.
a) Năng lực và trình độ chuyên môn của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi công và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát thi công;
b) Thời gian nghiệm thu hạng mục cần kiểm tra;
c) Quy trình và lịch trình xây dựng và lắp đặt hạng mục cần kiểm tra;
d) Việc chấp hành các quy định về an toàn đối với xây dựng và lắp đặt.
2. Tạm dừng, tạm đình chỉ:
a) Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có quyền tạm dừng, tạm đình chỉ thi công xây dựng và lắp đặt hạng mục nhà máy điện hạt nhân khi phát hiện những điểm không phù hợp với thiết kế hoặc các yếu tố gây mất an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
b) Việc tiếp tục thi công xây dựng và lắp đặt hạng mục bị tạm dừng, tạm đình chỉ chỉ được thực hiện sau khi chủ đầu tư có báo cáo giải trình và đề ra các biện pháp đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, được cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thẩm định thông qua;
c) Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân xem xét và trả lời chủ đầu tư trong vòng 05 ngày làm việc sau khi nhận báo cáo giải trình. Việc tạm dừng, tạm đình chỉ và cho phép thi công trở lại phải báo cáo ngay Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng an toàn hạt nhân quốc gia.
3. Đình chỉ thi công
a) Khi phát hiện các yếu tố có thể dẫn tới tình huống sự cố nghiêm trọng Bộ Khoa học và Công nghệ đình chỉ thi công xây dựng và lắp đặt toàn bộ nhà máy điện hạt nhân. Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trả lời Chủ đầu tư trong vòng 01 tháng sau khi nhận báo cáo giải trình khắc phục;
b) Sau khi Chủ đầu tư khắc phục và đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thi công trở lại;
c) Việc đình chỉ và cho phép thi công trở lại phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
BUILDING OF NUCLEAR POWER PLANTS
Section 1. STAGE OF INVESTMENT PREPARATION
Article 17. Order and procedures for making, appraising and submitting for approval pre-feasibility study reports (investment reports) of nuclear power plant projects
1. Investors shall make pre-feasibility study reports of their nuclear power plant projects.
2. The pre-feasibility study report of a nuclear power plant project must contain the following details:
a/ The necessity to invest in building the nuclear power plant, favorable and unfavorable conditions: regulations on exploitation and use of national natural resources, if any:
b/ Expected investment scale: number of turbine units and output and construction area of each unit: work items of the project;
c/ Planned location of the plant, areas in which civilian residence is banned or restricted: and land use needs:
d/ Analysis and preliminary selection of technologies, technical parameters: conditions on supply of materials, equipment, fuel, energy, services and technical infrastructure: training of human resources; plan on ground clearance and resettlement: the project's impacts on the eco-environment; assurance of radiation and nuclear safety, actions in response to radiation or nuclear incidents, management of radioactive waste and spent nuclear fuels; fire and explosion prevention and fighting; security and defense; communication on project preparations;
e/ Investment form, preliminary estimation of total investment capital, project implementation duration, plans on capital raising according to implementation schedule and socio-economic efficiency of the project and investment phrases;
f/ Special proposals to the National Assembly upon considering and deciding on investment in the plant.
3. Appraisal and submission to the National Assembly for consideration and decision of the investment in building a nuclear power plant:
a/ The Prime Minister shall set up a state appraisal council with the Minister of Planning and Investment as its chairman to appraise the pre-feasibility study report of the plant;
b/ Based on results of appraisal by the state appraisal council, the Government shall propose the National Assembly to consider and decide on investment in the plant.
Article 18. Making of feasibility study reports (investment projects) of nuclear power plant projects
1. Investors shall make feasibility study reports of their nuclear power plant projects after the National Assembly approves investment in building these plants.
2. The explanation contents of a feasibility study report of a nuclear power plant project cover:
a/ Necessity and objectives of investment; assessment of electricity needs of the region and the whole country: the project's social impacts on the locality and the region; forms of investment in building works: construction location, areas in which civilian residence is banned or restricted and land use needs; conditions of supply of materials, fuels and other input elements;
b/ Description of sizes and areas of construction of works and work items under the project: analysis and selection of technical plans, technologies and capacity; plan on supply of nuclear fuels; plan on assurance of radiation and nuclear safety; solutions to disposing of and managing radioactive waste and protecting the environment; plan on training of human resources; plan on connection to the national power system;
c/ Implementation plans and solutions, including an overall plan on compensation, support and resettlement upon land recovery by the State; architectural design plans for works in the plant: fire prevention and fighting solutions; plans on security assurance under law; plan on training and employment of human resources; implementation phrasing and schedule and project management method;
d/ Total investment of the project; capability to raise capital for the project, capital sources and capability to disburse capital according to schedule; plan on loan repayment and analysis and assessment of economic-financial efficiency and social impacts of the project.
3. Contents of the basic design of a feasibility study report of a nuclear power plant project:
a/A basic design consisting of an explanation section and a drawing section;
b/An explanation section with the following principal details:
- Brief introduction of the construction location and preliminary design plans; general site plan of the project, construction positions and sizes of main work items: connection of work items under the project with the regional technical infrastructure; list of applicable regulations and standards;
- Technological plans under consideration;
- Main structure plan, technical system and major technical infrastructure works of the project;
- Projected waste volume and waste management system;
- Radiation and nuclear safety;
- Environmental protection, fire prevention and fighting plans as prescribed by law;
- List of applicable principal regulation and standards.
c/ A drawing section having:
- The general site plan drawing of the project;
- Technological diagram, technological line drawings;
- Construction and architectural plan drawings;
- Drawings of the main structure plan, technical system and major technical infrastructure works of the project connected to regional technical infrastructure.
Article 19. Environmental impact assessment reports
1. Investors of nuclear power plant projects shall make environmental impact assessment reports.
2. An environmental impact assessment report shall be made concurrently with a feasibility study report and contains the following principal details:
a/ Listing and description of work items of the project, with their construction areas, duration and work volumes; technology(ies) for operating each work item and the whole project;
b/ General assessment of the current state of radiation and non-radiation environments in the project location and surrounding areas: sensibility and bearability of the environment:
c/ Assessment of environmental impacts of radiation and non-radiation which may occur in the project implementation and environmental and socio-economic factors impacted by the project; forecast of possible environmental risks caused by the project; assessment of environmental impacts of radiation in case a nuclear accident occurs;
d/ Measures to reduce to the utmost adverse impacts on the environment; prevention of and actions in response to environmental incidents;
e/ Commitments to take environmental protection measures in the course of construction and operation of works;
f/ List of works and programs to manage and oversee environmental matters during project implementation;
g/ Estimated funds for construction of environmental protection work items in the total fund estimation of the project;
h/ Opinions of the commune-level People's Committee and representatives of the community in the project area;
i/ Indications to data supply sources and assessment methods.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a/ Coordinate with the Ministry of Science and Technology in guiding the making of environmental impact assessment reports for nuclear power plants;
b/ Set up appraisal councils or select appraisal service providers to appraise environmental impact assessment reports for nuclear power plants;
c/ Approve environmental impact assessment reports after they are appraised.
Article 20. Overview reports on selection of locations of nuclear power plants
1. Survey of a location for construction of a nuclear power plant involves the following jobs:
a/ Survey of faults or premonitory signs of earthquake or volcano eruption which might affect the safety of the plant according to the following contents:
- Survey of geological and tectonic conditions of the local region:
- Collection and synthesis of seismic data; determination of earthquake risks based on assessment of seismic and tectonic conditions of the local region:
- Determination of earthquake-induced ground displacement, based on tectonic features of the local region and specific data of the location.
b/ Survey of geo-technical features and foundation, and formation of geo-technical sections of the location for determining:
- Potential of landslide, rockslide. river bank or coastal erosion or flank landfall in the projected location and its vicinity:
- Potential of elevation, subsidence, depression or collapse of the ground in the projected location, based on geological maps and existing documents, paying attention to caves, grottos, pits, wells and drilled holes;
- Potential of ground liquefaction, based on parameters and values of typical ground displacement;
- Physico-mechanical properties of the ground and foreign objects therein; stability of the ground under effects of static and dynamic loads:
- Movement and physico-chemical properties of groundwater.
c/ Meteorological and hydrological phenomena:
- Survey and forecast of impacts of natural disasters (wind. rain, typhoon, sandstorm, tsunami, temperature change, thunderbolt, whirlwind) on the location:
- Survey and forecast of meteorological and hydrological phenomena which might cause typical radioactive dispersions or condensations, with potential hazardous impacts exceeding the permitted limits on humans and the environment in the location and the construction site of the nuclear power plant.
d/ Comprehensive survey of causes of floods such as dike or dam breaking, rain, typhoon, tsunami, earthquake or other geological phenomena.
e/ Assessment of impacts of human activities on the operation of the nuclear power plant:
- Collection and survey of information on hazardous, flammable, explosive, corrosive and toxic materials, which are stored, transported and used, military drills and fuel pipelines:
- Survey of warehouses, stations, storing yards, places for mining and storing minerals in which a temporary water flow impounding might cause inundation, flood or ground subsidence:
- Survey of locations of airfields, types of airplanes, flight corridor and frequency:
- Survey of road, railway, riverway and seaway routes, covering types of vehicles or vessels, transportation frequency and characteristics, ports, landings, terminals or stations, paying attention to crowded routes and junctions.
f/ Impacts of radiation on the community:
- Distribution and density of population and forecast of changes in population size in the project area;
- Way of diffusion and dispersion of radioactive materials in the air and water, based on meteorological parameters (wind direction and speed, air disturbance, humidity, rainfall and sun radiation) or hydrological parameters (features of rivers, streams, surface and ground water), topographical features (mountains, valleys) and impacts of big construction works;
- Radiation background and irradiation dose for local community:
- Hazards of radiation impacts on humans, which serve as a basis for working out a plan on response to incidents, paying attention to planning land use, water and food sources in the locality;
- Conditions for building a traffic system for evacuation, capability to supply food and infrastructure works for people's daily life in the area of evacuation;
- Conditions and locations for establishing an emergency response center outside the nuclear power plant;
- Suitability of the location with the regional socio-economic development potential (in terms of commerce, industry and tourism) and the possibility of increasing risks due to impacts of the nuclear power plant on the local area as well as impacts on local activities on the plant.
g/ Water sources for cooling and power for operation of the plant.
2. An overview report on location selection contains the following details:
a/ Overview of the location selection;
b/ Number, technology and output of turbine units planned to be built in the location requested to be approved:
c/ Satisfaction of conditions for assurance of nuclear safety for the selected location.
3. The Ministry of Science and Technology shall set out requirements on nuclear safety for assessment and approval of locations of nuclear power plants.
Article 21. Order, procedures and time limit for appraisal and approval of building locations of nuclear power plants
1. Investors of nuclear power plants shall make and submit dossiers to the Prime Minister for consideration and approval of building locations of these plants. Such a dossier comprises:
a/ A written request for approval of the location;
b/ An overview report on the. location selection as specified in Article 20 of this Decree;
c/ A basic design of the plant as specified in Clause 3. Article 18 of this Decree;
d/ An environmental impact assessment report as specified in Article 19 of this Decree;
e/ Results of appraisal of the environmental impact assessment report;
f/A preliminary safety analysis report, which contains the details specified in Clauses 1, 2, 4. 12 and 13, Article 10 of this Decree;
g/ Results of safety appraisal;
h/ A plan on environmental radiation control:
i/A resolution of the provincial-level People's Council;
j/ Other relevant documents.
2. Within 15 working days after receiving a complete dossier of an investor, ministries shall examine the validity and completeness of the dossier or request addition of information and documents as prescribed in case the dossier is incomplete. The appraisal must be completed within the following time limit from the date of receipt of a complete and valid dossier:
a/ Three months, for appraisal of an environmental impact assessment report:
b/ Six months, for appraisal of a safety analysis report;
c/ Three months, for appraisal conducted by a state appraisal council.
3. The Prime Minister shall approve the building location of a nuclear power plant after obtaining results of appraisal of contents specified in Clause 2 of this Article. The validity duration of a location approval decision is 20 years.
Article 22. Order and procedures for appraisal and approval of feasibility study reports of nuclear power plants
1. Investors of nuclear power plant projects shall make and submit dossiers to the Prime Minister for consideration and approval of feasibility study reports of their projects. Such a dossier comprises:
a/ An application for a construction investment license:
b/ A feasibility study report of the project as specified in Article 18 of this Decree;
c/ Results of appraisal of the environmental impact assessment report;
d/ A safety analysis report, which contains the details specified in Clauses 1 thru 7 and 11 thru 15, Article 10 of this Decree;
e/ Results of safety appraisal;
f/ A quality assurance process as specified in Article 13 of this Decree;
g/A dismantlement plan as specified in Article 35 of this Decree;
h/ A plan on management of radioactive waste and spent nuclear fuels as specified in Article 15 of this Decree.
2. The Prime Minister shall set up a state appraisal council with the Minister of Planning and Investment as its chairman to appraise feasibility study reports of nuclear power plants.
3. Jobs involved in the appraisal of a feasibility study report of a nuclear power plant:
a/ Considering elements to guarantee the effectiveness of the project, including the necessity of investment: input elements of the project; size, capacity, technology, implementation duration and schedule of the project; financial analysis, total investment and socio-economic efficiency of the project;
b/ Considering elements to guarantee the feasibility of the project, including the conformity with the master plan; land and natural resource use needs; capability to clear ground and raise capital to meet the project implementation progress; the investor's management experience: capability to repay loans; assurance of radiation safety: fire prevention and fighting solutions; factors exerting impacts on the projects, such as national defense, security, environmental protection and other relevant requirements set by law:
c/ Considering the basic design in terms of:
- Its conformity with the approved detailed construction plan or general site plan; its consistency with the building location and scale and planning norms already approved for construction works in the area without any approved detailed construction plan;
- Its compatibility with the regional technical infrastructure for connection thereto;
- The rationality of the technology plan and line:
- The application of regulations and standards on construction, environment, fire prevention and fighting;
- Conditions on construction activity capacity of the consultancy organization and practice capacity of individuals engaged in making the basic design as prescribed.
d/ The time limit for appraisal of the project, counting from the date of receipt of a valid and complete dossier:
- Three months, for appraisal of environmental impact assessment reports;
- Six months, for appraisal of safety analysis reports;
- Three months, for appraisal of feasibility study reports conducted by the state appraisal council.
4. The Prime Minister shall approve the feasibility study report of a nuclear power plant based on:
a/ A report of the state appraisal council;
b/ Results of appraisal of a safety analysis report;
c/ Results of appraisal of an environmental impact assessment report:
d/ Comments of the National Council for Development and Application of Atomic Energy and the National Council for Nuclear Safety.
Article 23. Adjustment of feasibility study reports
1. The feasibility study report of a nuclear power plant may be adjusted upon occurrence of force majeure circumstances which might affect the safety of the plant; security and defense disadvantages: emergence of elements which may bring about higher efficiency for the project; an abnormal fluctuation of plant construction investment expenditures.
2. In case the adjustment of a project leads to a change in any of the following elements: location, technology, size or objectives or an excess of the approved total investment of the project, the investor shall report such to the Prime Minister for decision. In case the adjustment of a project does not lead to a change in location, technology, size or objectives or an excess of the total investment of the project, the investor may decide thereon itself.
Section 2. IMPLEMENTATION OF WORK CONSTRUCTION INVESTMENT PROJECTS
Article 24. Designing of construction of nuclear power plants
1. Work construction designing involves the following steps:
a/ Basic design specified in Clause 3, Article 18 of this Decree;
b/ Technical design, which means a design made on the basis of the basic design in the approved feasibility study report for work construction, showing all technical parameters and materials to be used in conformity with applied regulations and standards and serving as a basis for taking the next designing step:
c/ Construction drawing design, which means a design showing all technical parameters, materials to be used and structural details in conformity with applied regulations and standards and ensuring all conditions for work construction;
d/ Other designing steps according to international practice.
2. Designing dossiers and work construction cost estimation:
a/ A designing dossier shall be made for each work and comprise designing explanations, design drawings, survey documents, work maintenance process and work construction cost estimates;
b/ Construction designing dossiers of nuclear power plants must be archived under the law on archive.
3. The Ministry of Industry and Trade shall specify steps of designing the construction of nuclear power plants; process of appraisal and approval of technical designs, construction drawing designs and other designing steps according to international practice.
Article 25. Construction licenses of nuclear power plants
1. Investors of nuclear power plants shall make dossiers of application for construction licenses and submit them to the Ministry of Science and Technology. Such a dossier comprises:
a/ An application for a construction license:
b/ The selected design of the nuclear power plant;
c/ A safety analysis report for the stage of construction licensing as specified in Article 10 of this Decree;
d/ An environmental impact assessment report as specified in Article 19 of this Decree:
e/ Results of appraisal of the environmental impact assessment report:
f/ The quality assurance process as specified in Article-13 of this Decree;
g/ A dismantlement plan as specified in Article 35 of this Decree:
h/ A plan on management of radioactive waste and spent nuclear fuels as specified in Article 15 of this Decree.
2. The Ministry of Science and Technology shall consider and grant a construction license for a nuclear power plant after consulting the National Council for Nuclear Safety.
3. Within 15 days after receiving a dossier of an investor, responsible ministries shall check the validity and completeness of the dossier and may request addition of information and documents as prescribed and completion of the dossier within the following time limit:
a/ Three months, for appraisal of environmental impact assessment reports:
b/ Fifteen months, for appraisal of safety analysis reports and grant of construction licenses.
4. Adjustment of construction licenses
When wishing to adjust work designs to be different from their construction licenses, investors shall apply for permission for adjustment of their construction licenses before commencing construction according to adjusted contents.
5. Revocation of construction licenses
The construction license of a nuclear power plant may be revoked in the following cases:
a/A serious violation is detected in the dossier of application for the license;
b/ The investor fails to commence construction 5 years or more after being licensed.
6. The Ministry of Science and Technology shall specify in detail the order and procedures for grant, adjustment or revocation of construction licenses of nuclear power plants.
Article 26. Responsibilities of investors in the course of construction and installation
1. To inspect the conditions for commencing construction.
2. To inspect the capacity of work construction and installation contractors against that stated in their bid dossiers and signed contracts.
3. To inspect and supervise the quality of supplies, materials and equipment to be installed supplied by contractors under signed contracts.
4. To inspect and supervise the observance of regulations on control of nuclear materials, radiation and nuclear safety by contractors.
5. To facilitate safety inspection by the radiation and nuclear safety agency.
6. To organize, and coordinate with local administrations and concerned agencies in conducting, communication and propaganda about nuclear power projects.
7. To request local People's Committees, police departments and the army to coordinate with them in assuring security for construction sites of nuclear power plants.
8. To implement action plans in response to radiation or nuclear incidents on construction sites of nuclear power plants and surrounding areas.
9. To perform other obligations specified by law.
Article 27. Condition on capability of organizations and individuals involved in building nuclear power plants
1. Organizations and individuals involved in building nuclear power plants must satisfy the condition on capability suitable to work items and jobs they undertake to perform.
2. When performing the following jobs, organizations and individuals must satisfy the capability condition:
a/ Making feasibility study reports for work construction;
b/ Managing work construction investment projects;
c/ Designing work construction:
d/ Surveying for work construction;
e/ Constructing works
f/ Supervising work construction:
g/ Conducting specialized construction experiments:
h/ Inspecting work construction quality;
i/ Certifying eligibility for safety assurance and certifying construction work quality conformity.
3. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Science and Technology in. elaborating and promulgating capability criteria for organizations and individuals involved in building nuclear power plants according to Clause 2 of this Article.
Article 28. Management of construction quality of nuclear power plants
1. Investors of nuclear power plants shall supervise work construction. In case investors have no capable supervision consultancy organization, they shall hire domestic or foreign capable construction consultancy organizations to supervise work construction.
2. Work construction contractors must have their own quality management systems to perform jobs involved in the work construction quality management.
3. Work construction designing contractors shall perform author's supervision.
4. The Ministry of Construction shall stipulate the management of construction quality of nuclear power plants.
Article 29. Safety inspector by the radiation and nuclear safety agency in the course of construction and installation
1. When conducting inspection, the radiation and nuclear safety agency may request an investor to supply relevant documents and report on the following:
a/ Capability and professional qualifications of organizations and individuals responsible for construction and those responsible for construction supervision:
b/ Time limit for takeover test upon completion of work items subject to inspection:
c/ Process and schedule of construction and installation of work items subject to inspection:
d/ Observance of regulations on construction and installation safely.
2. Temporary cessation or suspension:
a/ The radiation and nuclear safety agency may temporarily cease or suspend the construction and installation of work items of a nuclear power plant upon detecting details inconsistent with designs or elements which might affect radiation or nuclear safety and shall take responsibility before law for its decision;
b/ Construction and installation of work items subject to temporary cessation or suspension may resume only after the investor makes an explanatory report and comes up with measures to assure full observance of regulations on radiation and nuclear safety which are appraised and approved by the radiation and nuclear safety agency:
c/ The radiation and nuclear safety agency shall consider and reply the investor within 5 working days after receiving the explanatory report. The temporary cessation or suspension and permission for resumption of construction shall be promptly reported to the Ministry of Science and Technology and the National Council for Nuclear Safety.
3. Stoppage of construction
a/ Upon detecting elements which might cause a serious incident, the Ministry of Science and Technology may stop the construction and installation of the whole nuclear power plant. The Ministry of Science and Technology shall appraise and reply the investor within 1 month after receiving the report on remedies for the incident:
b/ After the investor remedies the incident and assures full observance of regulations on radiation and nuclear safety, the Ministry of Science and Technology shall permit the resumption of construction:
c/ The stoppage and permission for resumption of construction shall be reported to the Prime Minister.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực