Chương 2 Nghị định 70/2010/NĐ-CP: Bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân
Số hiệu: | 70/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/06/2010 | Ngày hiệu lực: | 10/08/2010 |
Ngày công báo: | 07/07/2010 | Số công báo: | Từ số 380 đến số 381 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Khi đầu tư, xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động của nhà máy điện hạt nhân phải bảo đảm các mục tiêu sau đây:
1. Thiết lập và duy trì các hệ thống và quy trình bảo đảm an toàn tại nhà máy điện hạt nhân nhằm bảo vệ con người, xã hội và môi trường khỏi các tác động có hại của bức xạ.
2. Trong điều kiện vận hành bình thường, đảm bảo mức chiếu xạ trong và ngoài nhà máy dưới mức giới hạn cho phép và ở mức thấp nhất có thể đạt một cách hợp lý. Trong trường hợp xảy ra sự cố phải bảo đảm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của chiếu xạ.
3. Thực hiện những biện pháp hợp lý với độ tin cậy cao nhằm ngăn chặn sự cố có thể xảy ra trong nhà máy điện hạt nhân. Đối với tất cả sự cố được tính đến khi thiết kế nhà máy, thậm chí cả những sự cố có xác suất xảy ra rất thấp thì hậu quả phóng xạ, nếu có, là nhỏ và khả năng xảy ra sự cố nghiêm trọng là hết sức nhỏ.
Báo cáo phân tích an toàn được thực hiện trên cơ sở thiết kế nhà máy điện hạt nhân ở từng giai đoạn và gồm các nội dung sau đây:
1. Giới thiệu chung.
2. Mô tả chung nhà máy điện hạt nhân.
3. Quản lý an toàn
4. Đánh giá địa điểm.
5. Các khía cạnh thiết kế chung.
6. Mô tả các hệ thống chính của nhà máy điện hạt nhân.
8. Chương trình hiệu chỉnh và vận hành thử.
9. Các khía cạnh vận hành
10. Các điều kiện và giới hạn vận hành.
11. Bảo vệ bức xạ.
12. Ứng phó sự cố.
13. Các khía cạnh môi trường.
14. Quản lý chất thải phóng xạ.
15. Tháo dỡ và các vấn đề kết thúc vận hành.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân và trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định của chủ đầu tư;
b) Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân;
c) Các văn bản pháp lý có liên quan.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nội dung, số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân.
3. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo để chủ đầu tư dự án bổ sung, hoàn chỉnh.
1. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân tổ chức thẩm định Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân.
2. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân có thể thuê hoặc mời các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia thẩm định một phần hoặc toàn bộ nội dung Báo cáo phân tích an toàn quy định tại các Điều 21, 22, 25, 30, 31, 34 Nghị định này.
3. Kết quả thẩm định Báo cáo phân tích an toàn được thể hiện trong báo cáo thẩm định với đầy đủ các nội dung, kết luận theo quy định.
4. Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ, Hội đồng an toàn hạt nhân Quốc gia kết quả thẩm định Báo cáo phân tích an toàn.
5. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo phân tích an toàn.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định chi tiết về nội dung, quy trình, thủ tục thẩm định Báo cáo phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân.
Quy trình bảo đảm chất lượng liên quan đến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân có mức độ chi tiết phù hợp cho từng giai đoạn và gồm các nội dung sau đây:
1. Tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng.
2. Chương trình bảo đảm chất lượng.
3. Kiểm soát thiết kế.
4. Kiểm soát hồ sơ mua sắm.
5. Chỉ dẫn, quy trình và bản vẽ.
6. Kiểm soát hồ sơ.
7. Kiểm soát vật tư, thiết bị và các dịch vụ được mua sắm.
8. Xác định và kiểm soát thiết bị, bộ phận và vật tư.
9. Kiểm soát các quá trình đặc biệt.
10. Chương trình kiểm tra chất lượng.
11. Kiểm soát thử nghiệm.
12. Kiểm soát thiết bị đo lường và thử nghiệm.
13. Kiểm soát việc tiếp nhận, lưu giữ và vận chuyển.
14. Xác nhận tình trạng kiểm tra, thử nghiệm và vận hành.
15. Kiểm soát thiết bị, bộ phận, vật tư không đạt chuẩn.
16. Các biện pháp khắc phục sửa chữa.
17. Các hồ sơ bảo đảm chất lượng.
18. Kiểm soát nội bộ.
1. Đối với nhà máy điện hạt nhân, các đối tượng và khu vực chịu sự kiểm soát hạt nhân:
a) Nhiên liệu hạt nhân;
b) Vật liệu và thiết bị hạt nhân;
c) Nơi lưu giữ và xử lý vật liệu hạt nhân.
2. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm:
a) Thực hiện kế toán hạt nhân và định kỳ báo cáo kết quả kế toán hạt nhân theo yêu cầu của Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Thực hiện các biện pháp giám sát đối với nhiên liệu hạt nhân;
c) Lưu trữ hồ sơ kế toán hạt nhân trong suốt thời gian hoạt động của nhà máy;
d) Chịu sự kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức quốc tế có liên quan;
đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật đối với nguồn nhiên liệu hạt nhân.
3. Thanh tra quốc tế:
a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thống nhất với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế về hình thức và kế hoạch thanh tra quốc tế đối với các đối tượng và khu vực chịu kiểm soát hạt nhân quy định tại khoản 1 điều này;
b) Các cơ quan, tổ chức liên quan phải tuân thủ kế hoạch thanh tra quốc tế quy định tại điểm a khoản này.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:
a) Quy định và hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục kiểm soát hạt nhân;
b) Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kiểm soát hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân.
1. Kế hoạch quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng của nhà máy điện hạt nhân có mức độ chi tiết phù hợp cho từng giai đoạn và gồm các nội dung sau đây:
a) Tổng quan;
b) Phương án quản lý, lưu giữ;
c) Các biện pháp xử lý chất thải phóng xạ;
d) Chương trình kiểm soát;
đ) Cơ chế đảm bảo tài chính
2. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân phải thực hiện việc quản lý chải thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng theo kế hoạch đã được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
1. Nhà máy điện hạt nhân cần phải áp dụng công tác bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng và vận hành.
2. Chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm:
a) Bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho người và công trình trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng và vận hành;
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ, đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình;
c) Tổ chức lực lượng bảo vệ các hạng mục công trình căn cứ vào yêu cầu bảo vệ và tính chất, quy mô của mỗi hạng mục sau khi đã thống nhất với Bộ Công an.
3. Tổ chức có nhà máy điện hạt nhân có trách nhiệm:
a) Tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ việc ra vào khu vực nhà máy điện hạt nhân;
b) Thiết lập khu vực hạn chế người qua lại, khu vực bảo vệ an toàn xung quanh nhà máy điện hạt nhân.
ASSURANCE OF SAFETY OF NUCLEAR POWER PLANTS
Article 9. Objectives of safety assurance
Upon investment in, building, operation and termination of operation of a nuclear power plant, the following objectives must be ensured:
1. Establishment and maintenance of systems and processes of assuring safety at nuclear power plants in order to protect humans, society and environment from hazardous impacts of radiation.
2. Under normal operation conditions, keeping of irradiation levels inside and outside the plant below the permitted limit level and at the lowest level reasonably possible; in case of an incident, minimization of hazardous impacts of irradiation.
3. Application of rational measures of high reliability to prevent the occurrence of incidents in the plant. For all incidents anticipated during designing the plan, including also incidents of extremely low probability of occurrence, assurance that radioactive consequences, if any. are negligible and the possibility of a serious incident to occur is second to zero.
Article 10. Safety analysis reports
A safety analysis report shall be made on the basis of designs of a nuclear power plant in each stage and must contain the following details:
1. General introduction.
2. General description of the nuclear power plant.
3. Safety management.
4. Assessment of the location.
5. General designing aspects.
6. Description of main systems of the nuclear power plant.
7. Safety analysis.
8. Program on correction and trial operation.
9. Aspects of operation.
10. Operation conditions and limits.
11. Radiation protection.
12. Actions in response to incidents.
13. Environmental aspects.
14. Management of radioactive wastes.
15. Dismantlement and problems of operation termination.
Article 11. Dossiers of request for appraisal of safety analysis reports of nuclear power plants
1. Investors of nuclear power plants shall make and submit dossiers of request for appraisal of their safety analysis reports of these nuclear power plants to the Ministry of Science and Technology for consideration and approval. Such a dossier comprises:
a/ The investor's written request for appraisal:
b/ A safely analysis report of the nuclear power plant;
c/ Relevant legal documents.
2. The Ministry of Science and Technology shall guide contents and number of documents included in a dossier of request for appraisal of the safety analysis report of a nuclear power plant.
3. Within 15 working days after receiving an invalid dossier, the dossier-receiving agency shall notify such to the project investor for supplementation and completion of the dossier.
Article 12. Appraisal of safety analysis reports
1. The radiation and nuclear safety agency shall organize appraisal of safety analysis reports of nuclear power plants.
2. The radiation and nuclear safety agency may hire or invite fully capable and experienced organizations and individuals at home or abroad to appraise one or all contents of safety analysis reports specified in Articles 21, 22, 25, 30. 31 and 34 of this Decree.
3. Results of appraisal of safety analysis reports shall be shown in appraisal reports with all required contents and conclusions.
The radiation and nuclear safety agency shall report on results of appraisal of safety analysis reports to the Ministry of Science and Technology and the National Council for Nuclear Safety.
5. The Minister of Science and Technology shall approve results of appraisal of safety analysis reports.
6. The Ministry of Science and Technology shall promulgate specific regulations on contents, process and procedures for appraising safety analysis reports of nuclear power plants.
Article 13. Process of quality assurance
The process of quality assurance related to the building of a nuclear power plant must be appropriately detailed for each stage and cover the following:
1. Organization of a quality assurance system.
2. Program on quality assurance.
3. Control of designing.
4. Control of procurement dossiers.
5. Instructions, processes and drawings.
6. Control of dossiers.
7. Control of procured supplies, equipment and services.
8. Determination and control of equipment, parts and supplies.
9. Control of special processes.
10. Program on quality inspection.
11. Control of tests.
12. Control of measuring and testing devices.
13. Control of takeover, storage and transportation.
14. Confirmation of inspection, testing and operation status.
15. Control of sub-standard equipment, parts and supplies.
16. Remedies and repairs.
17. Quality assurance dossiers.
18. Internal control.
1. For a nuclear power plant, the following objects and places are subject to nuclear control:
a/ Nuclear fuels;
b/ Nuclear materials and equipment;
c/ Places for storage and disposal of nuclear materials.
2. Organizations with nuclear power plants shall:
a/ Conduct nuclear accounting and periodically report on nuclear accounting results at the request of the radiation and nuclear safety agency;
b/ Take measures to supervise nuclear fuels;
c/ Keep nuclear accounting dossiers throughout the lifetime of their plants;
d/ Submit to inspection by competent state agencies and related international organizations;
e/ Comply with other regulations on nuclear fuel sources.
3. International inspection:
a/ The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in, reaching agreement with the International Atomic Energy Agency on the form of and the plan on international inspection of objects and places subject to nuclear control specified in Clause 1 of this Article:
b/ Concerned agencies and organizations shall abide by the international inspection plan mentioned at Point a of this Clause.
4. The Ministry of Science and Technology shall:
a/ Promulgate and specifically guide the process and procedures for nuclear control;
b/ Annually report on nuclear control at nuclear power plants to the Prime Minister.
Article 15. Plans on management of radioactive waste and spent nuclear fuels
1. A plan on management of radioactive waste and spent nuclear fuels of a nuclear power plant shall be appropriately detailed for each stage and contain the following:
a/ Overview;
b/ Optional plans on management and storage:
c/ Measures to dispose of radioactive waste:
d/ Control program;
e/ Financial assurance mechanism.
2. Organizations with nuclear power plants shall manage radioactive waste and spent nuclear fuels under approved plans, national technical regulations and environmental standards.
Article 16. Protection of security of nuclear power plants
1. Special protection measures must be taken to assure absolute safety in the process of survey, designing, building and operation of nuclear power plants.
2. Investors of nuclear power plants shall:
a/ Assure absolute security and safety for humans and works in the course of survey, designing, building and operation;
b/ Elaborate protection programs and plans, propose and take protection measures, prevent and combat acts infringing upon security and safety of works:
c/ Organize forces to protect work items based on protection requirements and characteristics and size of each work item after reaching agreement with the Ministry of Public Security.
3. Organizations with nuclear power plants
shall:
a/ Organize tight protection and strict control of movements into and out of areas of nuclear power plants:
b/ Establish restricted areas and safety protection areas surrounding nuclear power plants.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực