Chương IV Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước: Nguồn lực bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng
Số hiệu: | 66/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2019 |
Ngày công báo: | 05/08/2019 | Số công báo: | Từ số 613 đến số 614 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
Ngày 29/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Theo đó, khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan.
Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:
- Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:
- Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Nghị định 66/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước được chi từ các nguồn tài chính sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp, gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được phân cấp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Các nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật ngân sách nhà nước;
b) Đầu tư, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Các nguồn thu được từ dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và lợi nhuận từ các hoạt động dịch vụ tại vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước đảm bảo ngân sách chi thường xuyên cho các hoạt động sau:
a) Triển khai các hoạt động về bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quy định tại Điều 4 Nghị định này;
b) Vận hành bộ máy, các hoạt động quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, các vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc.
3. Ưu tiên ngân sách chi thường xuyên từ nguồn sự nghiệp môi trường cho các hoạt động, nhiệm vụ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
1. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư cho bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm:
a) Ưu tiên hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Hỗ trợ, đầu tư cho các hoạt động bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và vùng đệm của khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước;
b) Đầu tư xây dựng phát triển vùng đệm phục vụ bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn đất ngập nước, khu Ramsar; các mô hình sinh kế bền vững tại vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước và mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng;
c) Các hạng mục đầu tư khác liên quan đến quản lý và bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước ưu đãi đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Phục hồi các sinh cảnh, môi trường sống của các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phục hồi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái;
b) Bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm; nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài chim di cư, chim nước thuộc các vùng đất ngập nước quan trọng;
c) Chuyển đổi các sinh kế bền vững về môi trường và hài hòa với thiên nhiên, đa dạng sinh học.
1. Phát triển nguồn nhân lực về quản lý vùng đất ngập nước:
a) Kiện toàn tổ chức quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng từ trung ương đến địa phương;
b) Tăng cường năng lực về quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cho đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường ở trung ương và địa phương;
c) Nâng cao kỹ năng quản trị tài nguyên đất ngập nước cho các tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, cộng đồng dân cư và các bên liên quan đến các vùng đất ngập nước quan trọng.
2. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước:
a) Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thông tin liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật; được đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng và sự tham gia trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước;
b) Thúc đẩy các phương thức quản lý, đồng quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng với sự tham gia của cộng đồng dân cư, chính quyền các cấp và các bên có liên quan trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng; phát triển các mô hình cộng đồng quản lý bền vững vùng đất ngập nước quan trọng;
c) Nâng cao trách nhiệm và đảm bảo chia sẻ công bằng lợi ích của cộng đồng trong bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng;
d) Bảo tồn và phát huy giá trị, tri thức truyền thống, bản địa trong bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng;
đ) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước cho mọi tầng lớp nhân dân bằng các phương thức truyền thông theo quy định của pháp luật, chú trọng sử dụng đến các phương thức truyền thông mới, có hiệu quả cao.
1. Đẩy mạnh các hoạt động và huy động nguồn lực thực hiện Công ước Ramsar, hợp tác quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trao đổi chuyên gia, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học về đất ngập nước trong và ngoài nước.
2. Huy động, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và các hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, dự án song phương, đa phương, các tổ chức quốc tế về xây dựng các mô hình quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật hiện hành.
RESOURCES FOR PRESERVATION AND SUSTAINABLE USE OF IMPORTANT WETLANDS
Article 27. Funding for management, preservation and sustainable use of wetlands.
1. The funding sources of the wetland preservation and sustainable use include:
a) The State budget, including the central government budget and local government budget classified according to the Law on state budget. The objectives receiving funding from the central government budget or local government budget must comply with the Law on state budget;
b) The investment and supports of domestic and international organizations and individuals;
c) The sources of incomes generated from the environmental services relating biodiversity, the wetland ecosystem services and revenues generated from the wetlandservices as per law.
2. The Government shall ensure the regular budget for the following activities:
a) The implementation of wetland preservation and sustainable use specified in Article 4 of this Decree;
b) The organizational operation, the management of the wetland sanctuaries, the Ramsar regions, the important wetlands situated outside of the sanctuaries and the nationwide Ramsar region network.
3. Prioritized the regular funding from the environmental service providers with respect to the activities and tasks regarding the wetland preservation and sustainable use.
Article 28. Investment policies applied to important wetland preservation and sustainable use
1. The Government policies on encouraging investment in the important wetland preservation and sustainable use include:
a) Prioritized the support and investment in the wetland preservation and sustainable use specified in Article 5 of this Decree;
b) Support and investment in the preservation and sustainable use of the wetlands in the wetland sanctuaries, the Ramsar regions, the important wetlands situated outside of the sanctuaries and the buffer zones of the wetland sanctuaries.
2. The Government budget shall support the following activities:
a) The construction, upgrade, restroration of the technical facilities serving the wetland management, preservation and sustainable use;
b) The improvement of the buffer zones serving the preservation and sustainable use of the wetlands in the wetland sanctuaries, the Ramsar regions; the sustainable habitat models in the buffer zones of the wetland sanctuaries and the models of preservation and sustainable use of the important wetlands;
c) Other investment regarding the wetlands management, preservation and sustainable use as per law.
3. The Government shall provide incentives to the following activities:
a) The restoration of natural habitats of the endangered, rare, precious species, the endangered, rare, precious species that must be prioritized for protection; the restoration of the ecological attributes of the collapsed important wetlands;
b) The preservation of the endangered, rare, precious species; the endangered, rare, precious species that must be prioritized for protection and the migatory birds, water birds in the important wetlands;
c) Ensure the environmental sustainabilitiy and harmony with nature and biodiversity of the habitats.
Article 29. Personnel development and mobilizing community involvement in wetland preservation and sustainable use
1. Develop personnel regarding wetland management:
a) Strengthen the organizations managing the important wetlands from central to local governments;
b) Improve the capacity regarding the wetland management, preservation and sustainable use of the officials in natural resources and environment manamgent agencies in central governments and local governments;
c) Enhance the wetland resources administrating capability of the organizations managing the wetland sanctuaries, the local community and parties related to the important wetlands.
2. Mobilize the community involvement in the wetland preservation and sustainable use:
a) The organizations, households and individuals shall have the rights to access the natural resources and information relating the important wetlands as per law; to be educated, raised awareness, skills and involvement in the wetland preservation and sustainable use;
b) Encourage the management, joint management measures of the important wetlands together with the involvement of the community, authorities at all levels and parties related to preservation and sustainable use of the important wetlands; develop the models in which the community sustainably manage the important wetlands;
c) Emphasize the responsibilities and ensure equal share of community benefits in the preservation and sustainable use of the important wetlands;
b) Protect and promote the traditional and local values, knowledge in preservation and sustainable use of the important wetlands;
dd) Encourage publicizing and making the wetland preservation and sustainable use known to people from all social strata via media as per law, particularly focus on the new forms of media with high efficiency.
Article 30. Resources for implementation of the Ramsar Convention and international collaboration on wetland preservation and sustainable use
1. Expedite the activities and mobilization of resources for the implementation of the Ramsar Convention, the international collaboration on the preservation and sustainable use of the important wetlands via improving the personnel quality, exchanging experts, training the officials relating the management and science of the domestic and foreign wetlands.
2. Mobilize and use the official development assistance funding and financial support via bilateral and multilateral programs, projects and international organizations specialized in developing the models of management, preservation and sustainable use of the important wetlands according to the current regulations and law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực