Chương III Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước: Quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng
Số hiệu: | 66/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2019 |
Ngày công báo: | 05/08/2019 | Số công báo: | Từ số 613 đến số 614 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
Ngày 29/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Theo đó, khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan.
Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:
- Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:
- Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Nghị định 66/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
2. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:
a) Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
3. Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:
a) Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
b) Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
1. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý và gửi hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định.
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành để thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia. Hội đồng thẩm định bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thành viên là đại diện của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; chuyên gia và đại diện của các cơ quan khác có liên quan.
2. Trình tự lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia;
b) Lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Tổ chức lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan (đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên), ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia với các nội dung sau: mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn; mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn; vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn; kế hoạch quản lý khu bảo tồn; tổ chức quản lý khu bảo tồn và các ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Lập hồ sơ đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều này và trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập.
3. Nội dung dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước bao gồm:
a) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học; việc đáp ứng các tiêu chí để xác lập khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên, nhân tạo, đặc thù; các loài nguy cấp, quý, hiếm; các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các loài hoang dã khác; cảnh quan môi trường, giá trị văn hóa, lịch sử, nét đẹp độc đáo của tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
c) Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất ngập nước; hiện trạng kinh tế và xã hội khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất;
d) Trích lục bản đồ, vị trí địa lý, diện tích vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;
đ) Vị trí địa lý, diện tích của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính; ranh giới từng phân khu; phương án ổn định cuộc sống hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân ra khỏi nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
e) Kế hoạch quản lý khu bảo tồn;
g) Tổ chức quản lý khu bảo tồn;
h) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới vùng đệm của nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn;
i) Tổ chức thực hiện dự án thành lập khu bảo tồn.
4. Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia gồm có:
a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo quyết định thành lập khu bảo tồn;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn bao gồm các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;
d) Văn bản đồng ý của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia gồm có:
a) Văn bản đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia và dự thảo quyết định thành lập khu bảo tồn đã được hoàn thiện sau họp Hội đồng thẩm định;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia đã được hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định và các bên liên quan;
c) Ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp với vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn;
d) Văn bản đồng ý của các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có diện tích thuộc địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
đ) Kết quả thẩm định và biên bản họp Hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia.
6. Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia.
7. Quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia có nội dung theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
1. Trách nhiệm lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh; Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành về Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên gia và đại diện của các cơ quan khác có liên quan.
2. Trình tự lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh như sau:
a) Tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế, văn hóa và xã hội vùng đất ngập nước dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh;
b) Lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
c) Tổ chức lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban ngành có liên quan và ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong hoặc tiếp giáp khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh;
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban, ngành liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.
d) Tổ chức thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Nội dung thẩm định bao gồm: mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn; mức độ đáp ứng tiêu chí thành lập khu bảo tồn; vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn, các phân khu chức năng và vùng đệm của khu bảo tồn; kế hoạch quản lý khu bảo tồn; tổ chức quản lý khu bảo tồn và ý kiến của các bên liên quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh.
đ) Hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập.
3. Hồ sơ đề nghị thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh gồm có:
a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo Quyết định thành lập khu bảo tồn;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh bao gồm các nội dung theo quy định tại
khoản 3 Điều 13 Nghị định này;
c) Ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, sở, ban ngành có liên quan, ý kiến của cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong và tiếp giáp với khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn.
4. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh gồm có:
a) Văn bản đề nghị thành lập và dự thảo Quyết định thành lập khu bảo tồn đã được hoàn thiện sau họp Hội đồng thẩm định hồ sơ dự án thành lập khu bảo tồn;
b) Dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước đã được hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định và ý kiến của các bên liên quan tại điểm c khoản 3 Điều này;
c) Kết quả thẩm định và biên bản họp Hội đồng thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh.
6. Quyết định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích khu bảo tồn và vùng đệm;
b) Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ - hành chính;
c) Mục đích bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn;
d) Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
đ) Phương án ổn định hoặc di dời hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu bảo tồn; phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn;
e) Tổ chức quản lý khu bảo tồn, gồm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý khu bảo tồn;
g) Kinh phí vận hành hoạt động khu bảo tồn;
h) Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan trong quản lý khu bảo tồn và tổ chức thực hiện quyết định thành lập khu bảo tồn.
1. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
2. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật đa dạng sinh học và các nhiệm vụ đặc thù sau đây:
a) Quản lý các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước theo Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước và quy định của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức thực hiện các hoạt động về bảo tồn vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn theo các chương trình, kế hoạch, đề án hoặc đề tài, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tổ chức triển khai các hoạt động du lịch sinh thái, phương án chia sẻ lợi ích trong sử dụng bền vững dịch vụ hệ sinh thái khu bảo tồn đất ngập nước sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với lực lượng kiểm ngư, kiểm lâm, cảnh sát biển, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, các cơ quan quản lý chuyên môn cấp tỉnh và cộng đồng dân cư thực hiện quản lý, bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;
đ) Thực hiện các chương trình kiểm soát, cô lập, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong vùng đất ngập nước quan trọng và chương trình bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm thuộc vùng đất ngập nước;
e) Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Các khu bảo tồn đất ngập nước được phân khu chức năng. Các phân khu chức năng phải xác định diện tích; ranh giới, tọa độ trên bản đồ trong dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước và đánh dấu, thả mốc ranh giới trên thực địa sau khi có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm:
a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực được xác lập với diện tích đủ để bảo tồn nguyên vẹn mẫu chuẩn hệ sinh thái đất ngập nước theo diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái này;
b) Phân khu phục hồi sinh thái là khu vực được xác lập để phục hồi, bảo tồn, sử dụng bền vững nhằm đảm bảo khả năng tái tạo hệ sinh thái này;
c) Phân khu dịch vụ - hành chính là khu vực được xác lập để phục vụ công tác điều hành, quản lý khu bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
2. Các hoạt động diễn ra trong từng khu bảo tồn đất ngập nước phải tuân thủ Quy chế quản lý cụ thể của khu bảo tồn do cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này và không trái với các quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này.
3. Quy định đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
a) Không tiến hành các hoạt động: ngăn cản đường đi của các loài thủy sinh; điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; cư trú trái phép; lấn chiếm đất ngập nước, chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất; phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên và các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Không triển khai các hoạt động làm thay đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước, bao gồm: thay đổi chế độ thủy văn; gây ô nhiễm môi trường; thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái và biến động thành phần loài;
c) Không săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và xây dựng công trình, nhà ở, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Bảo vệ sự phát triển tự nhiên của hệ sinh thái, sinh cảnh tự nhiên của các loài chim nước, chim di cư và bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa;
đ) Được thu thập các mẫu vật của các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;
e) Được thực hiện các biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh, suy thoái hệ sinh thái trong phân khu.
4. Quy định đối với phân khu phục hồi sinh thái:
a) Tuân thủ các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này; không chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; xây dựng công trình, nhà ở trái phép; không săn bắt các loài chim nước, chim di cư; bảo vệ các loài thuộc các Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm; danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài bản địa;
b) Khoanh nuôi tự nhiên phục hồi các loài thủy sinh, trồng và làm giàu hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng các loài bản địa; khôi phục hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển và các sinh cảnh thích hợp của các loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
c) Được thả, nuôi phục hồi các loài sinh vật bản địa; phục hồi và bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên trong phân khu;
d) Được thu thập mẫu vật các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;
đ) Được triển khai hoạt động du lịch sinh thái, giải trí theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các giải pháp phòng ngừa biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước và phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước trong phân khu.
5. Quy định đối với phân khu dịch vụ hành chính:
a) Tuân thủ các quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này;
b) Việc xây dựng công trình hoặc dự án đầu tư phát triển phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, kết hợp với các hoạt động phục vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trong phạm vi khu bảo tồn đất ngập nước phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Được nuôi trồng thủy sản bền vững về môi trường và khoanh nuôi các loài sinh vật bản địa theo quy định của pháp luật;
d) Được thu thập mẫu vật các loài sinh vật theo quy định của pháp luật;
đ) Được thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái, giải trí và một số hoạt động khác theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên trong phân khu.
1. Kế hoạch quản lý khu bảo tồn là một nội dung của dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Cơ quan lập dự án thành lập khu bảo tồn triển khai xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn theo nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Nội dung cơ bản của kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước:
a) Tóm tắt điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên;
b) Mục tiêu, phạm vi quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn đất ngập nước;
c) Các phân khu chức năng của khu bảo tồn, các chương trình về bảo tồn, sử dụng bền vững và phục hồi đa dạng sinh học; kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn;
d) Các mối đe dọa đến khu bảo tồn đất ngập nước và hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững vùng đất ngập nước;
đ) Các đề tài, dự án ưu tiên và khái toán kinh phí vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước; kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học;
e) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương; Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch quản lý khu bảo tồn thuộc thẩm quyền quản lý của bộ.
1. Cơ quan quản lý khu bảo tồn xây dựng Quy chế quản lý khu bảo tồn sau khi được thành lập và trình cấp có thẩm quyền ban hành. Đối với Quy chế quản lý khu bảo tồn thuộc địa bàn của một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương phải có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Nội dung cơ bản của Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước bao gồm:
a) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng;
b) Ranh giới khu bảo tồn và phân khu chức năng;
c) Quản lý các hoạt động trong khu bảo tồn;
d) Quyền hạn, trách nhiệm của Tổ chức quản lý khu bảo tồn; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có ranh giới hoặc diện tích nằm trong khu bảo tồn, vùng đệm khu bảo tồn và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến các hoạt động của khu bảo tồn;
đ) Nguồn lực và tổ chức thực hiện Quy chế.
3. Trách nhiệm ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế quản lý khu bảo tồn đất ngập nước thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
1. Tiêu chí xác định vùng đệm:
a) Vùng đệm được xác định là khu vực liền kề, bao quanh ranh giới khu bảo tồn đất ngập nước và được xác định theo ranh giới hành chính cấp xã; đối với khu vực không có địa giới hành chính có độ rộng tối thiểu 1.000 mét tính từ ranh giới khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Phạm vi ranh giới, diện tích vùng đệm được xác định trên bản đồ và thực địa đồng thời với việc lập dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Vùng đệm được quản lý nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các tác động bất lợi tới khu bảo tồn đất ngập nước; hạn chế các dự án, hoạt động gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu bảo tồn đất ngập nước.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có diện tích quản lý nằm trong vùng đệm thực hiện trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân trong địa bàn vùng đệm tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự xâm hại đến khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học vùng đệm theo quy định của pháp luật;
c) Phối hợp với tổ chức quản lý khu bảo tồn, cơ quan quản lý khu bảo tồn hoặc các bên có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khu bảo tồn trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm:
a) Tổ chức các biện pháp thu hút cộng đồng dân cư vùng đệm tham gia quản lý khu bảo tồn, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên ngành có liên quan trong giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến vùng đệm;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các bên liên quan triển khai các dự án đầu tư vùng đệm, giảm áp lực đến đa dạng sinh học khu bảo tồn đất ngập nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hoặc có các hoạt động trong vùng đệm khu bảo tồn đất ngập nước có trách nhiệm và quyền được tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học của khu bảo tồn và phát triển bền vững vùng đệm do cơ quan quản lý khu bảo tồn hoặc chính quyền địa phương tổ chức.
1. Các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan có diện tích đất ngập nước chiếm từ 50% diện tích khu bảo tồn trở lên được xem xét chuyển đổi thành khu bảo tồn đất ngập nước và được hưởng chính sách đầu tư về bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Khu bảo tồn đất ngập nước được xem xét để chuyển hạng, chuyển cấp quản lý căn cứ theo tình hình thực tế và tiêu chí phân hạng, phân cấp khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại Điều 12 Nghị định này.
3. Việc chuyển hạng, chuyển cấp quản lý khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này.
1. Khu bảo tồn đất ngập nước được xem xét điều chỉnh ranh giới, diện tích để phù hợp với thực tiễn quản lý.
2. Việc điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn đất ngập nước được thực hiện theo các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt dự án thành lập khu bảo tồn đất ngập nước tại Điều 13, Điều 14 Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Các khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển nằm trên hoặc có một phần diện tích đất ngập nước thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Xây dựng nội dung về bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước trong các kế hoạch, quy chế quản lý khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển.
2. Thực hiện các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, duy trì chế độ thủy văn tự nhiên và đảm bảo chất lượng môi trường nước đối với các vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo quy định của Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
3. Đánh giá hiện hạng vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển và thực hiện giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học vùng đất ngập nước.
4. Báo cáo định kỳ 03 năm một lần hoặc đột xuất về công tác quản lý vùng đất ngập nước trong khu rừng đặc dụng và khu bảo tồn biển cho cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
1. Nội dung quản lý các hoạt động trong khu Ramsar:
a) Thực hiện các quy định đối với quản lý khu bảo tồn đất ngập nước;
b) Xây dựng và triển khai chương trình bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước; kế hoạch quản lý khu Ramsar; quan trắc, đánh giá sự biến động đặc tính sinh thái của khu Ramsar, định kỳ 06 năm một lần;
c) Thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin về khu Ramsar theo yêu cầu của cơ quan đầu mối quốc gia Công ước Ramsar và báo cáo kịp thời sự biến đổi đặc tính sinh thái của khu Ramsar;
d) Thực hiện đánh giá hiệu quả quản lý các khu Ramsar và các yêu cầu về bảo tồn, sử dụng bền vững vùng đất ngập nước của Ban thư ký Công ước Ramsar.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia hướng dẫn thực hiện Công ước Ramsar; thành lập, vận hành hoạt động mạng lưới các khu Ramsar trên toàn quốc.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ đề cử, quản lý Các khu Ramsar và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Công ước Ramsar tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn; xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn trên địa bàn.
2. Các tổ chức, cá nhân có hoạt động trên các vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo Quy chế phối hợp quản lý các vùng đất ngập nước quan trọng và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Yêu cầu đối với các hoạt động trên vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn:
a) Duy trì chế độ thủy văn tự nhiên của vùng đất ngập nước; duy trì, bảo vệ các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước;
b) Không tiến hành các hoạt động gây ô nhiễm môi trường vùng đất ngập nước quan trọng; không gây tổn hại đến các loài nguy cấp, quý, hiếm và sinh cảnh của các loài chim nước di cư, chim nước, nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của các loài thủy sản;
c) Bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa của vùng đất ngập nước;
d) Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; không triển khai các dự án đầu tư gây tổn hại đến chức năng, dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước và làm thay đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng;
đ) Triển khai các biện pháp phòng ngừa sự biến đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng; phục hồi vùng đất ngập nước quan trọng bị suy thoái;
e) Thực hiện nội dung quy định tại Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
2. Nội dung cơ bản của Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng gồm có:
a) Ranh giới và diện tích vùng đất ngập nước quan trọng;
b) Các mối đe dọa đến vùng đất ngập nước và yêu cầu đối với các hoạt động trong vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm các yêu cầu cụ thể của hoạt động được phép, không được phép triển khai trong vùng đất ngập nước quan trọng;
c) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động trên vùng đất ngập nước, các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp có địa bàn quản lý nằm trong hoặc giáp ranh với vùng đất ngập nước quan trọng và các bên có liên quan đến vùng đất ngập nước quan trọng;
d) Nguồn lực tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng.
3. Các khu rừng phòng hộ, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
1. Nguyên tắc chia sẻ lợi ích:
a) Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, giữa bảo tồn và sử dụng dịch vụ hệ sinh thái thuộc vùng đất ngập nước quan trọng;
b) Các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức quản lý khu bảo tồn được chia sẻ một phần lợi ích bằng tiền thu được từ các hoạt động sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước hoặc các kết quả nghiên cứu trong khu bảo tồn đất ngập nước để phục vụ công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước.
2. Các bên liên quan được chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng bao gồm:
a) Tổ chức quản lý khu bảo tồn đất ngập nước, vùng đất ngập nước quan trọng nằm ngoài khu bảo tồn và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về vùng đất ngập nước;
b) Cộng đồng được tham gia khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật;
c) Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo tồn, bảo vệ vùng đất ngập nước quan trọng theo quy định của pháp luật;
d) Ủy ban nhân dân các cấp có diện tích thuộc vùng đất ngập nước quan trọng và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Các hoạt động chia sẻ lợi ích trên các vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:
a) Khai thác, sử dụng trực tiếp các giá trị, sản phẩm từ vùng đất ngập nước quan trọng, bao gồm các hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, khai thác lâm sản, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;
b) Các hoạt động khai thác, sử dụng các giá trị phi vật thể, gồm có: du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và đào tạo, quảng bá sản phẩm, hình ảnh về vùng đất ngập nước quan trọng, khu bảo tồn đất ngập nước.
4. Nội dung cơ bản của phương án chia sẻ lợi ích bao gồm:
a) Hiện trạng các dịch vụ hệ sinh thái vùng đất ngập nước, danh mục các lợi ích được chia sẻ;
b) Định lượng, thời điểm, phương thức, biện pháp khai thác, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái;
c) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được chia sẻ lợi ích;
d) Giám sát quản lý, đánh giá tác động của việc khai thác, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.
5. Trách nhiệm của các bên liên quan được chia sẻ lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước:
a) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo phương án chia sẻ lợi ích;
b) Thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ứng phó các sự cố gây ô nhiễm môi trường, suy thoái các vùng đất ngập nước quan trọng khi triển khai các hoạt động trên vùng đất ngập nước.
Section 1. wetland sanctuary establishment
Article 12. Requirements for establishment of wetland sanctuaries
1. The wetland sanctuaries shall be classified into national level, provincial level and categorized as national parks, nature reserves, habitat/species management areas and landscape protection areas according to the Law on Biodiversity.
2. A wetland is considered for establishment of a national wetland sactuary if that wetland:
a) is an important national wetland specified in the publicized list of important wetlands;
b) meets the requirements to be deemed as a national sanctuary according to the Law on Biodiversity.
3. A wetland is considered for establishment of a provincial wetland sactuary if that wetland:
a) is specified in the publicized list of important wetlands;
b) meets the requirements to be deemed as a provincial sanctuary according to the Law on Biodiversity.
Article 13. Establishment of national wetland sanctuaries
1. The responsibilities to conceive and appraise the project to establish a national wetland sanctuary:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with relevant People’s Committees of central-affiliated cities and provinces to prepare a plan for the establishment of the national wetland sanctuary situated on territories of at least 02 provinces and central-affiliated cities;
b) The People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall prepare a plan for the establishment of the national wetland sanctuary situated entirely in their respective province and send the dossier to the Ministry of Natural Resources and Environment for appraisal.
c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall form an interdisciplinary appraisal council to appraise the project on the establishment of the national wetland sanctuary. The composition of the appraisal council includes: the Chairmen shall be the leaderships of the Ministry of Natural Resources and Environment, the members shall be the representatives of the following ministries: Natural Resources and Environment, Agriculture and Rural Development, Finance, Planning and Investment, Home Affairs, Culture, Sports and Tourism; the representatives of the People’s Committees of the provinces where the national wetland sanctuary is expected to be located; the experts and representatives of other relevant agencies.
2. The procedures for the conception and appraisal of the project to establish a national wetland sanctuary:
a) Inspecting and assessing the current conditions regarding the biodiversity, environment, economy, culture and society of the wetland expected to be established as a national wetland sanctuary;
b) Conceiving the projects on the establishment of the national wetland sanctuary including the contents specified in Clause 3 of this Article;
c) Consulting relevant ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees (with respect to national wetland sanctuaries situated on at least 02 provincies or central-affiliated cities), the community legally living on or adjacent to the wetland expected to be established as the sanctuary;
d) Appraising the application for the establishment of the national wetland sanctuary with respect to the following information: the purpose of biodiversity protection of the sanctuary; the satisfaction levels of the requirements for the sanctuary establishment; the geographical location, perimeter and area of the sanctuary, the specialized zones and the buffer zones of the sanctuary; the sanctuary management plan; the sanctuary management and remarks of relevant parties as specified in Point c Clause 2 of this Article;
dd) Preparing the application for the establishment of the national wetland sanctuary as specified in clause 5 of this Article and propose the Prime Minister for establishment decision.
3. The contents of the wetland sanctuary establishment project include:
a) The purposes of the biodiversity conservation; the satisfaction of requirements for the establishment of the wetland sanctuary;
b) The current conditions of natural, artificial and peculiar ecosystems; the endangered, rare and precious species; the species specified in the list of endangered, rare and precious species that must be prioritized for protection; other wild species; environmental scenery, cultural and historical values, unique features of nature and important wetland ecosystem services of the area where the sanctuary is expected to be located;
c) The assessment of the current wetland management and use conditions; the current economic and cultural conditions of the area where the sanctuary is expected to be located, the threats to the wetland and the solutions for the shift in land use purposes;
d) The extraction of the map, geographic location and area of the wetland expetect to be established as the sanctuary;
dd) The geographical location and area of the strictly protected zone, the ecological restoration zone and the service – administrative zone; the boundaries of each zone; the solutions for the stabilization of the livelihoods or relocations of households and individuals away from the area expected to be established as the sanctuary;
e) The sanctuary management plan;
g) The sanctuary management organization;
h) The geographical location, area and boundaries of the buffer zones of the area expected to be established as the sanctuary;
i) The implementation of the sanctuary establishment project.
4. The application for the appraisal of the national wetland sanctuary establishment consists of:
a) The establishment application and the draft decision on the sanctuary establishment;
b) The project on the sanctuary establishment consists of the contents specified in Clause 3 of this Article;
c) The remarks of the community legally living on or adjacent to the wetland expected to be established as the sanctuary;
d) The written agreements of the provincial People’s Committees with respect to the national wetland sanctuaries situating on at least 02 provinces and central-affiliated cities; the documents of the provincial People’s Committees requesting for the appraisal of the establishment of the national wetland sanctuaries situating on 01 province or central-affiliated city.
5. The application for the establishment of the national wetland sanctuary sent to the Prime Minister consists of:
a) The application form for the establishment of the national wetland sanctuary and the draft decision on the sanctuary establishment that is completed after the meeting of the appraisal council;
b) The project on the establishment of the national wetland sanctuary is completed as requested by the appraisal council and relevant parties;
c) The remarks of the community legally living on or adjacent to the wetland expected to be established as the sanctuary;
d) The written agreements of the provincial People’s Committees with respect to the national wetland sanctuaries situating on at least 02 provinces and central-affiliated cities; the documents of the provincial People’s Committees requesting for the establishment of the national wetland sanctuaries situating on 01 province or central-affiliated city.
dd) The appraisal resutls and the records of the meetings of the interdisciplinary appraisal council about the project on the establishment of the national wetland sanctuary.
6. The Prime Minister shall decide to establish the national wetland sanctuary.
7. The decision to establish the national wetland sanctuary shall include the contents specified in the Law on Biodiversity.
Article 14. Establishment of provincial wetland sanctuaries
1. The responsibilities to establish and appraise the project to establish a provincial wetland sanctuary:
a) The People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall conceive the plan for the establishment of the provincial wetland sanctuary.
b) The Chairmen of the provincial People’s Committees shall form an appraisal council for the project on the establishment of the provincial wetland sanctuary; The composition of the appraisal council includes: the Chairmen shall be the leaderships of the provincial People’s Committees, the members shall be the following ministries: Natural Resources and Environment, Agriculture and Rural Development, Finance, Planning and Investment, Home Affairs, Culture, Sports and Tourism; the representatives of the People’s Committees of the districts where the sanctuary is expected to be located; the experts and representatives of other relevant agencies.
2. The procedures for the establishment and appraisal of the project to establish a provincial wetland sanctuary:
a) Inspecting and assessing the current conditions regarding the biodiversity, environment, economy, culture and society of the wetland expected to be established as a provincial wetland sanctuary;
b) Conceiving the project on the establishment of the provincial wetland sanctuary including the contents specified in Clause 3 Article 13 of this Decree;
c) Consulting the Ministry of Natural Resources and Environment, People’s Committees of all levels, relevant ministries and the community legally living on or adjacent to the wetland expected to be established as the provincial wetland sanctuary;
Within 30 days from the date on which the consultation documents of the provincial People’s Committees are received, the Ministry of Natural Resources and Environment, the relevant People’s Committees of all levels and minisitres must submit their remarks.
d) The organizations appraising the application for the establishment of the provincial wetland sanctuary are specified in Point b Clause 1 of this Article. The appraisal information includes: the purpose of biodiversity protection of the sanctuary; the satisfaction levels of the requirements for the sanctuary establishment; the geographical location, perimeter and area of the sanctuary, the specialized divisions and the buffer zones of the sanctuary; the sanctuary management plan; the sanctuary management and remarks of relevant parties as specified in Point c Clause 2 of this Article;
Within 60 days from the date on which the documents are adequately received, the provincial People’s Committees shall finish appraising the establishment of the provincial wetland sanctuary.
dd) Completing the application and proposing the Chairmen of the provincial People’s Committees for establishment decision.
3. The application for the appraisal of the national wetland sanctuary establishment consists of:
a) The establishment application and the draft decision on the sanctuary establishment;
b) The project on the establishment of the provincial wetland sanctuary including the contents specified in Clause 3 Article 13 of this Decree;
c) Consulting the Ministry of Natural Resources and Environment, People’s Committees of all levels, relevant ministries and the community legally living on and adjacent to the wetland expected to be established as the sanctuary;
4. The application sent to the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities for the establishment of the provincial wetland sanctuary consists of:
a) The application form for the establishment and the draft decision on the sanctuary establishment that is completed after the meeting of the appraisal council;
b) The project on the establishment of the wetland sanctuary is completed as requested by the appraisal council and remarks relevant parties specified in Point c Clause 3 of this Article;
c) The appraisal resutls and the records of the meetings of the appraisal council about the project on the establishment of the wetland sanctuary.
5. The Chairmen of the provincial People’s Committees shall decide to establish the provincial wetland sanctuary.
6. The decision to establish the provincial wetland sanctuary shall include the following information:
a) The geographical location, boundaries and area of the sanctuary and buffer zones;
b) The geographical location, boundaries and area of the strictly protected zone, the ecological restoration zone and the service - administrative zone;
c) The biodiversity conservation purposes of the sanctuary;
d) The plans to restore natural ecosystems in the sanctuary;
dd) The solutions for stabilization or relocations of households and individuals living in the sanctuary; the solutions for shift in use purposes of the land in the sanctuary;
e) The sanctuary management, including the functions, tasks and management organizational structure of the sanctuary;
g) The sanctuary operational expenditure;
h) The responsibilities of relevant ministries and organizations regarding the sanctuary management and organizations deciding to establish the sanctuary.
Section 2. WETLAND SANCTUARY MANAGEMENT
Article 15. Wetland sanctuary management
1. The management of the wetland sanctuaries shall comply with provisions of the Law on Biodiversity.
2. The wetland sanctuary management means the performance of tasks and functions specified in the Law on Biodiversity and the following particular tasks:
a) Managing the use of wetland ecosystem services according to the regulations on the wetland sanctuary management and relevant law provisions;
b) Implementing activities relating preservation of wetlands in the sanctuaries according to the programs, plans, projects and schemes approved by the competent authorities;
c) Implementing ecotourism and benefits sharing methods in the sustainable use of wetland sanctuary ecosystem services after approved by the competent authorities as per law;
d) Cooperating with the forces fisheries surveillance, forest protection, coast guard, rescuing and emergency response forces, provincial specialized management agencies and community in the management, preservation and use of the wetland ecosystem services;
dd) Implementing control, quarantine and eradicate programs with respect to foreign infesting intruders in the important wetlands and the protection program for the endangered, rare, precious species in the wetlands;
e) Fully perfoming regular inspection, monitor and report as specified in this Decree and other relevant law provisions.
Article 16. Determination and management of activities in specialized zones of wetland sanctuaries
1. The wetland sanctuaries shall be separated into specialized zones. The specialized zones must be identified regarding area; boundaries, coordinates on the map of the wetland sanctuary establishment project and marked, designated for boundaries on sites after the establishment decision is made by the competent authorities. To be specific:
a) The strictly protected zone is a zone determined with an area adequate to completely conserve the referenced sample of the wetland ecosystem according to the natural progress of this ecosystem;
b) The ecological restoration zone is a zone determined to restore, conserve and use sustainably to ensure the ability to reinvigorate this ecosystem;
c) The service – administrative zone is a zone determined to serve the sanctuary operation and management, scientific research, environmental education, ecotourism, biodiversity preservation and sustainable use.
2. The activities taking place in each wetland sanctuary must comply with the specific management regulations of the sanctuary promulgated by the competent authorities as specified in Clause 2 Article 18 of this Decree and must not be contrary to provisions specified in Clause 3, Clause 4, Clause 5 of this Article.
3. Regulations of the strictly protected zones:
a) Do not: intercept the path of aquatic animals; inspect, survey, scout or extract minerals; illegally reside; trespass the wetlands, illegally change the land use purposes; vandalize the scenery, destroy the natural ecosystem and behavior causing negative impact towards the wetland sanctuary;
b) Do not implement activities that change the wetland ecological attributes, including: changes in hydrographic facts; environmental pollution; changes in the structure of the ecosystem and drastic changes in the species compositions;
c) Do not hunt, fish or extract wild animals except for scientific research purposes approved by the competent authorities; do not raise livestock, poultry, fishery or construct buildings, houses except for works serving national defense and security purposes;
d) Protect the natural development of the ecosystem, natural habitat of water birds, migratory birds and conserve species in the list of endangered, rare, precious species; The list of endangerd, rare, precious species that must be prioritized for protection and local species;
dd) May collect speciments of the species as per law;
e) May adopt measures to prevent diseases and ecological collapse within the zone.
4. Regulations of the ecological restoration zones:
a) Comply with the provisions specified in Point a, Point b Clause 3 of this Article; do not raise livestock, poultry on a farm scale, fish farming on an industrial scale; illegally construct buildings or houses; do not hunt water birds nor migratory birds; protect the species specified in the list of endangered, rare, precious species; the list of endangered, rare, precious species that must be prioritized for protection and local species;
b) Provide assisted natural regeneration to the aquatic animals, plant and enrich the saltwater forest ecosystem with the local species; restore the coral reefs, seagrass beds and suitable habitats of the endangered, rare, precious species as per law;
c) May release, headstart the local species; restore and protect the natural wetland ecosystem within the zone;
d) May collect speciments of the species as per law;
dd) May provide recreational and ecotourism services as per law;
e) Adopt measures to prevent changes in the wetland ecological attributes and restore the wetland ecosystem within the zone.
5. Reguations of the service – administrative zones:
a) Comply with the provisions specified in Point a, Point b Clause 3 of this Article;
b) The environmental impact assessment must be adopted for the constructions or investment projects serving the preservation of biodiversity, development of the natural ecosystem combining with the ecotourism and environmental education activities taking place within the wetland sanctuaries according to environment protection laws;
c) May conduct environmentally sustainable fishery and assist the regeneration of the local species as per law;
d) May collect speciments of the species as per law;
dd) May provide ecotourism, recreational and other services as per law;
e) Adopt measures to protect the environment and natural scenery within the zone.
Article 17. Plan for wetland sanctuary management
1. The plans for the wetland sanctuary management is parts of the wetland sanctuary establishment projects.
2. The agencies conceiving the projects on the sanctuary establishment shall develop the management plans for the sanctuaries based on the basic contents specified in Clause 3 of this Article.
3. The basic contents of the plans for the wetland sanctuary management:
a) Summaries regarding the natural, socio-economic, national security and defense conditions; biodiversity, cultural – historical sites, natural scenery;
b) The objectives and range of biodiversity management and preservation in the wetland sanctuaries;
c) The specialized zones of the sanctuaries, the programs regarding preservation, sustainable use and restoration of biodiversity; the restoration plans for the natural ecosystems in the sanctuaries;
d) The threats to the wetland sanctuaries and the wetland management, protection, sustainable development;
dd) The prioritized topics, projects and the investment expenditure approximations, phasing of the investment in the wetland sanctuaries; the regular expenditure on the biodiversity protection and preservation;
e) Solutions and implementation.
4. The provincial People’s Committees shall approve the plans for the wetland sanctuary management with respect to the wetlands within their competence; The Ministry of Natural Resources and Environment shall approve the plans for the wetland sanctuary management within their competence.
Article 18. Regulations on wetland sanctuary management
1. The sanctuary management agencies shall develop the regulations on the sanctuary management after the sanctuary establishment and request issuance from the competent authorities. With respect to regulations on the management of sanctuaries situated on one province or central-affiliated city, consult the Ministry of Natural Resources and Environment before requesting approval from the provincial People’s Committees.
2. The basic contents of the regulations on the wetland sanctuary management include:
a) Scope of regulations and regulated entities
b) The boundaries of the sanctuaries and the specialized zones thereof;
c) The management of activities within the sanctuaries;
d) The powers and responsibilities of the sanctuary management organizations; the specialized regulatory agencies; The People’s Committees of districts or communes whose divisions are included in the sanctuaries or the buffer zones of the sanctuaries and other organizations, individuals involved in the sanctuary operations;
dd) The regulation resources and implementation.
3. The responsibilities to issue the regulations on the wetland sanctuary management
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue the management regulations with respect to the wetland sanctuaries situated on the territories of at least 02 provinces and central-affiliated cities;
b) The Chairmen of the provincial People’s Committees shall approve the management regulations with respect to the wetland sanctuaries within their competence.
Article 19. Management of wetland sanctuary buffer zones
1. The buffer zone requirements:
a) A buffer zone shall determined to be the adjacent area, surrounding the boundary of the wetland sanctuary and based on the commune-level administrative perimeter; with respect to areas without administrative divisions, the buffer zone shall be determined to be at least 1,000 meters wide from the boundary of the wetland sanctuary;
b) The perimeter and area of the buffer zone shall be determined on the map and on sites while the conception of the wetland sanctuary establishment project is taking place.
2. The buffer zone shall be managed to prevent and reduce the adverse effects on the wetland sanctuary; to limit the projects and activities causing negative impacts on the wetland sanctuary.
3. The People’s Committees of district-level, commune-level whose divisions are included in the buffer zone shall have the responsibilities to:
a) publicize and encourage people living adjacent to the bufferzone to comply with wetland preservation and sustainbale use laws; adopt measures to prevent any damage to the wetland sanctuary;
b) manage, sustainably use the natural resources, protect the environment and biodiversity of the buffer zone as per law;
c) cooperate with the sanctuary management organizations, the sanctuary management agencies or relevant parties in dealing with issues of the sanctuaries within their competence as per law.
4. The wetland sanctuary management organizations shall have the responsibilities to:
a) adopt measures to encourage the local community around the buffer zone to participate in the sanctuarly management, sustainable use of natural resources within the buffer zone;
b) cooperate with the local governments and the relevant specialized agencies in dealing with issues relating the buffer zone;
c) take charge or cooperate with relevant parties in implementing projects on buffer zone investment, reduction of pressure on the biodiversity of the wetland sanctuaries approved by the competent authorities.
5. Organizations, households, individuals or local community living or having activities in the buffer zone of the wetland sanctuaries shall have the responsibilities and rights to participate in the environmental protection and biodiversity conservation of the santuaries and the sustainable development of the buffer zone organized by the sanctuary management agencies or the local government.
Article 20. wetland sanctuary transformation, change in classification and categories
1. The national parks, nature reserves, habitat/species management areas and landscape protection areas whose wetlands account for at least 50% of the sanctuary areas shall be considered for transformation to wetland sanctuaries and shall benefit from investment policies regarding preservation and sustainable use of wetlands as specified in this Decree and relevant law provisions.
2. The wetland sanctuaries shall be considered for changes in categories or management classification based on practical situations and the requirements for wetland categorization and classification specified in Article 12 of this Decree.
3. The changing of categories or management classification of the wetland sanctuaries shall comply with provisions on conceiving, appraising and approving the projects on establishing the wetland sanctuaries as specified in Article 13, Article 14 of this Decree.
Article 21. Adjustments to wetland sanctuary boundaries and areas
1. The wetland sanctuaries shall be considered for adjustments to boundaries and areas to meet the practical management facts.
2. The adjustments to the boudaries and areas of the wetland sanctuaries shall comply with provisions on conceiving, appraising and approving the projects on establishing the wetland sanctuaries as specified in Article 13, Article 14 of this Decree and relevant law provisions.
Article 22. Provisions on preservation and sustainable use of important wetlands situated in reserve forests and marine sanctuaries
The reserve forests and marine sanctuaries full or partially situated on the wetlands specified in the list of important wetlands shall have the responsibilities to:
1. develop contents regarding protection, preservation and sustainable use of wetlands in the management plans and regulations of reserve forests and marine sanctuaries.
2. implement wetland ecosystem preservation activities, maintain the natural hydrographic facts and ensure the water quality with respect to the wetlands situated in the reserve forests and marine sanctuaries as specified in this Decree and relevant law provisions.
3. assess the facts of the wetlands situated in the reserve forests and marine sanctuaries and adopt measures to preserve and sustainably develop the wetland biodiversity.
4. on a 03-year basis or irregularly, report on the management of wetlands situated in the reserve forests and marine sanctuaries to the regulatory agencies specialized in biodiversity.
Article 23. Ramsar region management
1. The management contents with respect to activities taking place in the Ramsar regions:
a) Adopt the regulations on the wetland sanctuary management;
b) Develop and implement the wetland preservation and sustainable use program; the Ramsar region management plan; monitor and assess the shift in the ecological attributes of the Ramsar regions on a 06-year basis;
c) Report and provide information on the Ramsar regions at the request of the national agencies in charge of the Ramsar Convention and promptly report on the shift in the ecological attributes of the Ramsar regions;
d) Assess the effectiveness of the Ramsar region management and requirements regarding wetland preservation and sustainable use of the Secretariat of the Ramsar Convention.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment is the national agency in charge of providing guidelines on the implementation of the Ramsar Convention; establishing and coordinating activities in the nationwide Ramsar region network.
3. The People’s Committees of provinces or central-affiliated cities shall have the responsibilities to cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment to prepare documents proposing, managing the Ramsar regions and to organize the implementation of the Ramsar Convention activities in their provinces and cities based on the guidelines of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Section 3. MANAGEMENT OF IMPORTANT WETLANDS SITUATED OUTISDE OF SANCTUARIES AND SHARED BENEFITS IN IMPORTANT WETLAND USES
Article 24. Management of important wetlands outside of sanctuaries
1. The provincial environmental protection specialized agencies shall assist the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in performing state management regarding preservation and sustainable use of important wetlands in the provinces; develop and request the Chairmen of the provincial People’s Committees to issue the implement the regulations on collaborated management of the important wetlands situated outside of sanctuaries within the provinces.
2. The organizations and inviduals operating on important wetlands shall have the responsibilities to preserve and sustainably use the wetlands according to the regulations on collaborated management of the important wetlands and relevant law provisions.
Article 25. Provisions on preservation and sustainable use of important wetlands outside of sanctuaries
1. The requirements applied to activities on the important wetlands situated outside of the sanctuaries:
a) Maintain the natural hydrographic facts of the wetlands; maintain and protect the wetland fuctions and ecosystem services;
b) Do not carry out activities that pollute the important wetlands; donot harm the endangered, rare, precious species and the habitats of the migratory birds, water birds, nursing and reproduction place of the fisheries;
c) Protect the scenery, the cultural, historical heritage of the wetlands;
d) Perform the environmental impact assessment on the investment according to the environmental protection laws; do not carry out investment projects that harm the wetland functions or ecosystem services and change the ecological attributes of the important wetlands;
dd) Adopt measures to prevent the shift in the ecological attributes of the important wetland; restore the collapsed important wetlands;
e) Exercise the contents specified in the regulations on collaborated management of the important wetlands issued by the Chairmen of the provincial People’s Committees.
2. The basic contents of the regulations on collaborated management of the important wetlands include:
a) The boundaries and areas of the important wetlands;
b) The threats from the wetlands and the requirements applied to activities in the important wetlands, including the specific requirements of activities allowed and not allowed to be implemented on the important wetlands;
c) The responsibilities of organizations and individuals carrying out activities on the wetlands, the regulatory agencies of provinces, the People’s Committees of all levels whose provinces are included or adjacent to the important wetlands and parties related to the important wetlands;
d) The resources for the implementation of the regulations on collaborated management of the improtant wetlands.
3. The protection forests, the conservation areas for aquatic resources from the important wetlands shall have the responsibilities to preserve and sustainably use the wetlands as specified in this Decree and relevant law provisions.
Article 26. Shared benefits from ecosystem services of important wetlands
1. The benefit sharing principles:
a) Ensuring the balance in benefits among relevant parties, between preservation and use of ecosystem services of the important wetlands;
b) Adopting the shared benefits policies as per law with respect to the use of the ecosystem services of the important wetlands;
c) The sanctuary management organizations shall receive a portion of the revenues generated from the use of wetland ecosystem services or from the scientific research conducted in the wetland sanctuaries to serve the wetland biodiversity management and preservation.
2. The relevant parties receiving benefits from the ecosystem services of the important wetlands include:
a) The organizations managing the wetland sanctuaries, the important wetlands situated outside of the sanctuaries and the agencies performing state management relating wetlands;
b) The community allowed to participate in the extraction and use of the resources in the importand wetlands as per law;
c) The organizations and individuals responsible for participating in the preservation and protection of the important wetlands as per law;
d) The People’s Committees of all levels whose divisions are included in the important wetlands and other relevant organizations, individuals.
3. The activities taking place on the important wetlands whose benefits must be shared include:
a) Directly extraction and use if values and products from the important wetlands, including fishery farming and extraction, logging and extraction of other natural resources;
b) The extraction and use of intangible assets, such as: ecotourism, scentific research and education, product, image promotion regarding the important wetlands and wetland sanctuaries.
4. The basic contents of the sharing benefit measures include:
a) The current conditions of the wetland ecosystem services, the list of shared benefits;
b) The amount, time, means and methods of extracting and using the ecosystem services;
c) The rights and obligations of entities receiving the shared benefits;
d) Monitor the management and impact assessment of the extraction, the measures to prevent and reduce the negative effects and risks that potentially occur during the use of the wetland ecosystem services.
5. The relevant parties receiving benefits from the ecosystem services of the important wetlands shall have the responsibilities to:
a) fully comply with the obligations specified in the sharing benefit measures;
b) adopt measures to prevent and respond to the environmental pollution incidents, the collapse of important wetlands when carrying out activities on the wetlands.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực