Chương II Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước: Thống kê, kiểm kê, điều tra, đánh giá và quan trắc các vùng đất ngập nước
Số hiệu: | 66/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 29/07/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2019 |
Ngày công báo: | 05/08/2019 | Số công báo: | Từ số 613 đến số 614 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện thành lập khu bảo tồn đất ngập nước
Ngày 29/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.
Theo đó, khu bảo tồn đất ngập nước được phân cấp thành cấp quốc gia, cấp tỉnh và phân hạng thành vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh và khu bảo vệ cảnh quan.
Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước quốc gia khi:
- Là vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp quốc gia theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Vùng đất ngập nước được xem xét thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh khi:
- Thuộc Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng được công bố;
- Đáp ứng các tiêu chí của khu bảo tồn cấp tỉnh theo quy định của Luật đa dạng sinh học.
Nghị định 66/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các vùng đất ngập nước phải được thống kê, kiểm kê và công bố theo quy định của pháp luật về đất đai; pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
1. Các vùng đất ngập nước được điều tra, đánh giá và xác lập chế độ bảo tồn và sử dụng bền vững.
2. Thông tin cơ bản cần thu thập, điều tra và đánh giá đối với vùng đất ngập nước:
a) Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hoặc tọa độ trên mặt nước biển; diện tích (ha) vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;
b) Các chức năng, dịch vụ hệ sinh thái cơ bản; các giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của vùng đất ngập nước;
c) Các loài cư trú, sinh sống và phát triển trên vùng đất ngập nước, bao gồm các loài bản địa, nguy cấp, quý, hiếm, di cư; loài và số lượng cá thể chim nước;
d) Các mối đe dọa, hình thức bảo tồn và sử dụng vùng đất ngập nước.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức điều tra, đánh giá đối với các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và đề xuất các vùng đất ngập nước quan trọng trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Vùng đất ngập nước quan trọng là vùng đất ngập nước có diện tích từ 50 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc từ 5 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa, có chứa hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái;
b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm hoặc của 1.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên hoặc nơi nuôi dưỡng và bãi đẻ của ít nhất một loài thủy sản có giá trị;
c) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái cho một vùng sinh thái của địa phương, liên tỉnh, quốc gia, quốc tế;
d) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với địa phương, quốc gia, quốc tế.
2. Vùng đất ngập nước quan trọng được phân cấp thành vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia và vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương.
3. Vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia là vùng đất ngập nước quan trọng có diện tích từ 5.000 ha trở lên đối với đất ngập nước ven biển, ven đảo hoặc vùng có diện tích từ 300 ha trở lên đối với đất ngập nước nội địa và đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí sau:
a) Có chứa ít nhất một kiểu đất ngập nước tự nhiên có tính đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái liên tỉnh hoặc quốc gia;
b) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài đặc hữu hoặc 05 loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm hoặc một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc của 10.000 cá thể chim nước, chim di cư trở lên;
c) Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa nguồn nước, cân bằng sinh thái của một vùng liên tỉnh hoặc quốc gia;
d) Có giá trị đặc biệt về cảnh quan, sinh thái nhân văn, lịch sử, văn hóa đối với quốc gia.
4. Vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương là vùng đất ngập nước quan trọng thuộc địa bàn quản lý của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại khoản 1 Điều này, trừ các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng có các nội dung cơ bản sau:
a) Tên, vị trí địa lý, ranh giới và tọa độ của vùng đất ngập nước;
b) Diện tích vùng đất ngập nước và các kiểu đất ngập nước;
c) Tiêu chí đáp ứng vùng đất ngập nước quan trọng và phân cấp vùng đất ngập nước quan trọng;
d) Hình thức quản lý, bảo tồn vùng đất ngập nước.
2. Trên cơ sở đề xuất của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tổ chức thẩm định và ban hành Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc.
3. Điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng:
a) Định kỳ 05 năm một lần hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi cả nước;
b) Trong trường hợp có biến động về diện tích các vùng đất ngập nước quan trọng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ có liên quan gửi kết quả thống kê, kiểm kê vùng đất ngập nước về Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, điều chỉnh Danh mục các vùng đất ngập nước quan trọng.
4. Các vùng đất ngập nước quan trọng trong Danh mục được công bố là một nội dung của quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học và quy hoạch tỉnh.
1. Nội dung quan trắc vùng đất ngập nước quan trọng bao gồm:
a) Diện tích, ranh giới của vùng đất ngập nước, các kiểu đất ngập nước;
b) Chế độ thủy văn, chất lượng môi trường nước, trầm tích đáy;
c) Đa dạng sinh học và mối đe dọa.
2. Tổ chức thực hiện quan trắc:
a) Cơ quan quản lý vùng đất ngập nước quan trọng có trách nhiệm tổ chức quan trắc các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Các điểm quan trắc chất lượng môi trường nước, trầm tích trên các vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia, địa phương là một bộ phận của mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường quốc gia, địa phương;
c) Việc quan trắc chế độ thủy văn trên các vùng đất ngập nước quan trọng được thực hiện theo quy định về quan trắc thủy văn.
1. Cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước là một phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học và bao gồm:
a) Các thông tin, dữ liệu về điều tra, kiểm kê, đánh giá và quan trắc các vùng đất ngập nước;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về các vùng đất ngập nước;
e) Thông tin, dữ liệu khác liên quan đến các vùng đất ngập nước.
2. Định kỳ 03 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý tới Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo về các vùng đất ngập nước trên phạm vi toàn quốc; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về các vùng đất ngập nước thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học.
WETLANDS STOCKTAKING, INVENTORY MANAGEMENT, INSPECTION, ASSESSMENT AND MONITOR
Article 6. Wetland stocktaking and inventory management
The wetlands must be carried out for stocktaking, inventory management and publication according to land laws; sea and islands natural resources and environment laws.
Article 7. Wetland inspection and assessment
1. The wetlands must be inspected, assessed and established for preservation and sustainable use mode.
2. Basic information of a wetland that needs to be collected, inspected and assessed:
a) Name, geographical location, perimeter and coordinates of the wetland on a map displaying the current use of land or coordinates on sea level; wetland area (ha) and wetland types.
b) Basic ecosystem functions and services; economic, cultural, societal and environmental values of the wetland;
c) Species that live, reside and grow in the wetland, including indigenous, endangered, rare, precious and migratory species; species and number of water bird individuals;
d) Threats, methods of preservation and use of the wetland.
3. The People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall have the responsibilities to organize inspection and assessment with respect to wetlands within their provinces and propose important wetlands within their provinces according to the guidelines provided by the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 8. Important wetland criteria
1. An important wetland is a wetland whose area is at least 50ha with respect to coastal or island coastal wetlands or at least 5ha with respect to inland wetlands containing important natural ecosystems that meet any of the following criteria:
a) Containing at least 01 type of natural wetland that is considered as particularity or a representative of an ecoregion;
b) Serving as a regular or seasonal natural home to at least 01 endemic, endangered, rare, precious species or to at least 1,000 individuals of water bird or migratory bird, or seving as a place for nursing and reproduction of a valuable fishery;
c) Playing an important role in regulating the water sources, balancing the ecology of a local, interprovincial, national or international ecoregion;
d) Having special local, national or international values regarding scenery, ecology, ecological anthropology or culture.
2. An important wetland must be classified into a national important wetland or a local important wetland.
3. A national important wetland is a wetland whose area is at least 5,000ha with respect to a coastal or island coastal wetland or at least 300ha with respect to an inland wetland that meets any of the following criteria:
a) Containing at least at least 01 type of natural wetland that is considered as particularity or a representative of an interprovincial or national ecoregion;
b) Serving as a regular or seasonal home to at least 01 endemic species or 05 species specified in the list of endangered, rare, precious species or 01 species specified in the list of endangered, rare, precious species that must be prioritized for protection, or to at least 10,000 individuals of water bird, migratory bird;
c) Playing an important role in regulating the water sources, balancing the ecology of an interprovincial or national ecoregion;
d) Having special national values regarding scenery, ecology, ecological anthropology or culture.
4. A local important wetland is an important wetland under management of a province, central-affiliated city as specified in Clause 1 of this Article, excluding national important wetlands specified in Clause 3 of this Article.
Article 9. List of important wetlands
1. The list of important wetlands must contain the following basic information:
a) Name, geographical location, perimeter and coordinates of the wetlands;
b) The area of the wetlands and wetland types;
c) The important wetland criteria and classification of important wetlands;
d) The wetland management and preservation methods.
2. Based on the request of provinces and central-affiliated cities, the Ministry of Natural Resources and Environment shall consolidate, appraise and issue the list of nationwide important wetlands.
3. Adjustment to the list of important wetlands:
a) On a 05-year basis or when necessary, the Ministry of Natural Resources and Environment shall revise, update and adjust the list of nationwide important wetlands;
b) Provided there are changes regarding the area of the important wetlands, the People’s Committees of provinces, central-affiliated cities and relevant ministries shall send the stocktaking and inventory management results to the Ministry of Natural Resources and Environment for update and adjustment to the list of important wetlands.
4. The important wetlands specified in the published list shall be one provision in a comprehensive provincial plan for biodiversity preservation and planning.
Article 10. Important wetland monitoring
1. The monitoring contents of an important wetland include:
a) The area and paramenter of the wetland and wetland types;
b) Hydrographic facts, water and bottom sediment quality;
c) Biodiversity and threats.
2. Organize the monitor implementation:
a) The managing body of the important wetland shall have the responsibility to monitor the contents specified in Clause 1 of this Article;
b) The water and sediment monitor locations in the national or local important wetland are one part of the national or local environment quality monitoring network;
c) The monitor of hydrographic facts in the important wetland shall follow hydrographic monitor regulations.
1. The database of wetlands serves as a part of the national database of biodiversity and includes:
a) Information and data regarding inspection, stocktaking, assessment and monitor of wetlands;
b) The legislative documents, technical standards and regulations, technical procedures and economic and technical norms regarding the wetlands;
c) Other information and data regarding the wetlands.
2. On a 03 years basis, the provincial People’s Committees shall have the responsibility to send reports on the wetlands under their management to the Ministry of Natural Resources and Environment.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with relevant ministires, ministerial agencies and the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities to develop reports on nationwide wetlands; develop and manage the database of wetlands to ensure consistency with the national database of biodiversity.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực