Nghị định 66/2015/NĐ-CP quy định về Nhà chức trách hàng không
Số hiệu: | 66/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/08/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2015 |
Ngày công báo: | 26/08/2015 | Số công báo: | Từ số 949 đến số 950 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quyền hạn của Nhà chức trách hàng không
Theo Nghị định 66/2015/NĐ-CP, Cục hàng không Việt Nam là Nhà chức trách hàng không được thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong hoạt động hàng không dân dụng.
Các biện pháp khẩn cấp bao gồm:
- Quyết định việc tạm ngừng hoạt động bay tại sân bay trong trường hợp cần thiết vì lý do thiên tai hoặc khẩn nguy sân bay.
- Đình chỉ hoạt động của người khai thác tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không; đình chỉ chuyến bay; đình chỉ hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không trong trường hợp uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không.
- Đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không trong trường hợp vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc cản trở hoạt động giao thông hàng không.
- Chỉ đạo các đơn vị ngành hàng không thực hiện các biện pháp khẩn cấp khác để phục vụ quốc phòng, an ninh, khẩn nguy quốc gia.
Nghị định 66/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/10/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về cơ quan thực hiện chức năng Nhà chức trách hàng không; nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện bảo đảm hoạt động của Nhà chức trách hàng không.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam.
1. Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải là Nhà chức trách hàng không, trực tiếp thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Nhà chức trách hàng không sử dụng con dấu có hình quốc huy của Cục Hàng không Việt Nam; sử dụng tên giao dịch quốc tế của Cục Hàng không Việt Nam là “Civil Aviation Authority of Vietnam”.
1. Ban hành chỉ thị, huấn lệnh để đảm bảo việc tuân thủ các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không và duy trì hoạt động đồng bộ của dây chuyền vận chuyển hàng không trong các hoạt động sau đây:
a) Khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;
b) Khai thác cảng hàng không, sân bay;
c) Bảo đảm hoạt động bay;
d) Vận chuyển hàng không;
đ) Hoạt động hàng không chung.
2. Thực hiện các biện pháp khẩn cấp, bao gồm:
a) Quyết định việc tạm ngừng hoạt động bay tại sân bay trong trường hợp cần thiết vì lý do thiên tai hoặc khẩn nguy sân bay;
b) Đình chỉ hoạt động của người khai thác tàu bay, cơ sở cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không; đình chỉ chuyến bay; đình chỉ hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không trong trường hợp uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không;
c) Đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không trong trường hợp vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không hoặc cản trở hoạt động giao thông hàng không;
d) Chỉ đạo các đơn vị ngành hàng không thực hiện các biện pháp khẩn cấp khác để phục vụ quốc phòng, an ninh, khẩn nguy quốc gia.
3. Kiểm soát việc đóng tạm thời cảng hàng không, sân bay của Cảng vụ hàng không; triển khai quyết định đóng cảng hàng không, sân bay của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Giám sát việc khai thác, bảo dưỡng tàu bay, bao gồm:
a) Duy trì đủ điều kiện bay của tàu bay;
b) Duy trì đủ năng lực, điều kiện khai thác an toàn tàu bay;
c) Duy trì đủ năng lực, điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
2. Giám sát việc quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không, bao gồm:
a) Duy trì đủ năng lực, điều kiện quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không;
b) Thực hiện phương án, quy trình xây dựng, cải tạo, khai thác, bảo trì, ngừng hoặc đưa vào khai thác công trình hàng không;
c) Việc kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không.
3. Giám sát bảo đảm hoạt động bay, bao gồm:
a) Tổ chức và quản lý bảo đảm hoạt động bay;
b) Duy trì đủ năng lực, điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
4. Giám sát duy trì đủ năng lực, điều kiện khai thác vận chuyển hàng không, cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không của các đơn vị trong ngành hàng không, bao gồm:
a) Hãng hàng không Việt Nam;
b) Doanh nghiệp cảng hàng không;
c) Doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung;
d) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
5. Tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ chuyên ngành hàng không. Khuyến cáo khắc phục việc bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không, dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay.
6. Giám sát, chỉ đạo hoạt động của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không. Tổ chức thực hiện, giám sát việc cấp thẻ, giấy phép và mẫu thẻ, mẫu giấy phép kiểm soát an ninh hàng không.
7. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm hoạt động bay. Giao nhiệm vụ bay hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường hàng không cho tổ chức chuyên ngành hàng không phù hợp.
8. Hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý, tổ chức khai thác, bảo đảm an ninh, an toàn hàng không đối với hoạt động hàng không chung tại sân bay chuyên dùng, bãi cất hạ cánh trên mặt đất, dải cất hạ cánh trên mặt nước, vùng trời cho hoạt động hàng không chung sau khi được Bộ Tổng tham mưu cho phép tổ chức khai thác.
9. Giám sát việc duy trì đủ điều kiện cấp, công nhận, phê chuẩn giấy phép, giấy chứng nhận, năng định, tài liệu khai thác chuyên ngành hàng không dân dụng.
1. Cấp, phê chuẩn, công nhận, gia hạn, thu hồi hoặc đình chỉ hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, năng định liên quan đến:
a) Tàu bay và khai thác tàu bay;
b) Khai thác cảng hàng không, sân bay;
c) Bảo đảm hoạt động bay;
d) An ninh hàng không;
đ) Nhân viên hàng không;
e) Lĩnh vực khác theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
2. Phê chuẩn các tài liệu chuyên ngành hàng không, bao gồm:
a) Phương án, tài liệu hướng dẫn lắp trang bị, thiết bị trên tàu bay; tài liệu hướng dẫn khai thác tàu bay; chương trình, tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay;
b) Tài liệu hướng dẫn khai thác, chương trình bảo trì kết cấu hạ tầng hàng không; phương án, quy trình xây dựng, cải tạo, bảo trì, ngừng hoặc đưa vào khai thác công trình hàng không;
c) Phương án khai thác, phương thức bay hoạt động hàng không chung;
d) Chương trình, quy chế an ninh hàng không quy định tại các Điểm d, đ, e và g Khoản 2 Điều 196 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
đ) Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài;
e) Tài liệu khác theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
3. Cấp phép bay, quyền vận chuyển hàng không. Điều phối giờ hạ, cất cánh tại cảng hàng không, sân bay.
1. Tổ chức, vận hành hệ thống giám sát bảo đảm an ninh hàng không, an toàn hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
2. Phê duyệt, chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức, vận hành hệ thống quản lý an toàn hàng không, an ninh hàng không của cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
3. Tổ chức đánh giá, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quản lý chướng ngại vật hàng không theo quy định của pháp luật.
4. Bổ nhiệm giám sát viên trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, chất lượng dịch vụ hàng không theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
5. Giám sát, chỉ đạo việc chấp hành chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống; tổ chức diễn tập; chỉ huy hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng không, khẩn nguy sân bay, đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và phòng, chống thiên tai trong ngành hàng không.
2. Phân định khu vực trách nhiệm tìm kiếm, cứu nạn hàng không và khẩn nguy sân bay của các đơn vị thuộc ngành hàng không.
1. Thiết lập hệ thống báo cáo sự cố, tai nạn hàng không trong ngành hàng không; tổng hợp, phân tích báo cáo và đánh giá sự cố, tai nạn hàng không.
2. Tổ chức việc điều tra, phân tích, xác minh và đánh giá các tình huống uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không.
3. Chỉ đạo, giám sát việc xử lý, khắc phục các tình huống uy hiếp an toàn hàng không, an ninh hàng không, sự cố, tai nạn hàng không; ban hành các khuyến cáo, chỉ thị cần thiết nhằm phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn hàng không.
1. Tiếp nhận, triển khai kế hoạch thực hiện chuyến bay chuyên cơ trong ngành hàng không dân dụng.
2. Chỉ đạo, giám sát các cơ quan, đơn vị ngành hàng không trong việc thực hiện chuyến bay chuyên cơ; đảm bảo tiêu chuẩn an ninh, an toàn chuyến bay chuyên cơ.
1. Ban hành hoặc công nhận áp dụng quy trình, tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng không dân dụng phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu, tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
2. Hướng dẫn việc thực hiện quy định, nghị quyết, tiêu chuẩn, khuyến cáo thực hành của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
3. Công bố sự khác biệt về hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng của Việt Nam theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
4. Ban hành danh mục sân bay dự bị phục vụ cho hoạt động bay dân dụng theo quy định.
5. Ban hành danh mục các vật phẩm nguy hiểm cấm hoặc hạn chế mang theo người và hành lý lên tàu bay.
6. Ban hành quy trình làm thủ tục đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, thư tại cảng hàng không, sân bay theo quy định.
1. Công bố, phát hành trong nước và quốc tế các ấn phẩm, tài liệu, thông tin liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng, bao gồm:
a) Tập thông báo tin tức hàng không (AIP);
b) Phát hành bản tin quốc tế về hàng không (NOTAM);
c) Thông tri hàng không (AIC).
2. Tiếp nhận, xử lý, trao đổi và cung cấp các thông tin, tài liệu cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng không dân dụng.
Nhà chức trách hàng không thực hiện thanh tra chuyên ngành hàng không trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Nhà chức trách hàng không được bảo đảm về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí, nhân sự; được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
2. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà chức trách hàng không.
1. Nhà chức trách hàng không là đầu mối trong quan hệ hợp tác quốc tế với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không nước ngoài, các tổ chức, diễn đàn hàng không quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.
2. Nhà chức trách hàng không được sử dụng các nguồn tài trợ của các tổ chức nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực giám sát an ninh hàng không, an toàn hàng không và đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2015. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với nội dung quy định tại Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 66/2015/ND-CP |
Hanoi, 12 August 2015 |
DECREE
REGULATION ON AVIATION AUTHORITIES
Pursuant to the Law on organization of Government dated 25 December 2001;
Pursuant to the Law on Civil Aviation of Vietnam dated 29 June 2006 and the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Civil Aviation of Vietnam dated 21 November 2014;
Pursuant to Decree No. 107/2012/ND-CP dated 20 December 2012 of the Government defining functions, duties, power and organizational structure of the Ministry of Transport;
At the request of the Minister of Transport,
The Government issues this Decree defining the aviation authorities,
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides for the organ which perform functions of aviation authorities, duties, powers and conditions to ensure the activities of the aviation authorities.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to Vietnamese and foreign organs and organizations operating their civil aviation in Vietnam.
Article 3. Organ performing functions of aviation authorities
1. The Civil Aviation Authorities of Viet Nam under the Ministry of Transport as aviation authorities directly performing duties and powers of aviation authorities under regulations of law and international agreements in which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
2. When performing duties and powers, the aviation authorities shall use the seal of the Civil Aviation Authorities of Viet Nam and the international transaction name as “Civil Aviation Authorities of Vietnam”.
DUTIES AND POWERS OF AVIATION AUTHORITIES
Article 4. Issuing directives and precepts and taking emergency measures in civil aviation
1. Issuing directives and precepts to ensure the compliance with regulations on aviation safety, security and maintain synchronous operation of air transport lines in the following activities:
a) Operation, maintenance and repair of aircraft;
b) Operation of airport;
c) Flight activity assurance;
d) Air transportation;
dd) General air activities;
2. Taking emergency measures, including:
a) Deciding the suspension of flight activities at airport in case of necessity due to natural disaster or airport emergency;
b) Suspending the operation of aircraft operator and specialized aviation services; suspending flight and operation of aircraft, specialized aviation means and equipment in case of threat of air safety or aviation security;
c) Suspending operation of aviation staff in case of breaching regulations on ensuring aviation safety and security or hindering aviation transportation activities.
d) Directing units of aviation sector to take other emergency measures to serve the national defense, security and national emergency.
3. Controlling the Port Authorities’ temporary closing of airport; implementing the airport closing decision of the competent state authorities.
Article 5. Monitoring civil aviation activities
1. Monitoring of aircraft operation and maintenance, including:
a) Maintenance of flight conditions of aircraft;
b) Maintenance sufficient capacity and safe operation conditions of aircrafts;
c) Maintenance sufficient capacity, maintenance and repair conditions of aircrafts.
2. Monitoring of management and operation of aviation infrastructure, including:
a) Maintenance of sufficient capacity and conditions for aviation management and operation;
b) Implementation of plan and procedures for construction, renovation, operation, maintenance, suspension or introduction to operation of aviation works
c) Technical inspection of specialized aviation means and equipment.
3. Monitoring to ensure the flight activities, including:
a) Organization and management of flight activities;
b) Maintenance of sufficient capacity and conditions of flight services for flight activity assurance.
4. Monitoring and maintaining sufficient capacity and conditions of aviation operation and transportation, provision of specialized aviation services of units in aviation sector, including:
a) Vietnam airlines;
b) Airport enterprises;
c) Joint aviation business enterprises;
d) Enterprises providing aviation services at airport.
5. Organizing the inspection, survey and assessment of quality of specialized aviation services; recommending the remedy to ensure the interests of users of aviation transportation services and specialized aviation services at the airport.
6. Monitoring and directing the activities of aviation security control forces; controlling quality of aviation security: implementing and monitoring the issue of card, permit and sample of aviation security control card and permit.
7. Coordinating with organs and units of the Ministry of Defense and relevant organs in ensuring flight activities; assigning task of flight calibration of aviation navigation equipment to the appropriate specialized aviation organization.
8. Guiding and directing the management, operation, aviation security and safety to the general aviation activities at special-use airport, landing ground, landing strip on water surface, airspace for general aviation activities after getting the approval for operation from the General Staff.
9. Monitoring the maintained conditions for issue, recognition, approval of permit, certificate and other specialized civil aviation operation documents.
Article 6. Issue, approval and recognition of permit, certificate and other specialized civil aviation operation documents
1. Issuing, approving, recognizing, renewing, revoking or suspending the validity of permit, certificate and documents issued by the Civil Aviation Authorities of Viet Nam, including:
a) Aircraft and aircraft operation;
b) Airport operation;
c) Flight operation assurance;
d) Aviation security;
dd) Aviation staff;
e) Other fields as stipulated by the International Civil Aviation Organization;
2. Approving the specialized civil aviation operation documents, including:
a) Plans and documents guiding the installation of equipment on aircraft; aircraft operation; programs and documents guiding the aircraft maintenance;
b) Documents guiding the operation, aviation infrastructure maintenance program; plan and procedures for construction, renovation, maintenance, suspension or introduction for operation of aviation works.
c) Operation plan and general mode of aviation flight;
d) Program and regulation on aviation security specified under Points d, dd, e and g, Clause 2, Article 196 of the Law on Civil Aviation of Vietnam amended and supplemented under the provisions in Clause 36, Article 1 of the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Civil Aviation of Vietnam;
dd) Aviation security program of foreign airlines;
e) Other documents as stipulated by the International Civil Aviation Organization;
3. Issuing flight permit and aviation transportation right; coordinating the landing and take-off time at airport.
Article 7. Organization, operation and direction of system of surveillance, management of aviation safety, aviation security
1. Organizing and operating the surveillance system to ensure the aviation security and safety to meet the standards of the International Civil Aviation Organization;
2. Approving, directing and guiding the organization and operation of system of management of aviation safety, aviation security of the organs and units in aviation sector to meet the standards of the International Civil Aviation Organization;
3. Assessing and taking preventive measures and preventing the risk of threat of air safety or aviation security; coordinating with relevant organs in management of aviation obstacles under regulations of law.
4. Appointing supervisor in the field of aviation safety and security and quality of aviation services as per the standards stipulated by the Minister of Transport.
5. Monitoring and directing the compliance with specific regulation on labor, labor discipline to aviation staff.
Article 8. Aviation search and rescue, airport emergency
1. Steering and guiding the system establishment and operation; holding drills and directing the aviation search and rescue, airport emergency and dealing with the illegal intervention in civil aviation activities and natural disasters prevention and control in aviation sector.
2. Delimiting areas with responsibility for aviation search and rescue and airport emergency of units of aviation sector.
Article 9. Aviation incidents and accidents
1. Establishing reporting system of aviation incidents and accidents in aviation sector; aggregating, analyzing report and assessing aviation incidents and accidents;
2. Investigating, analyzing, verifying and assessing situations of threat of air safety or aviation security, aviation incidents and accidents
3. Directing and monitoring the handling and overcoming of situations of threat of air safety or aviation security, aviation incidents and accidents; issuing necessary recommendations and directives in order to prevent and stop such aviation incidents and accidents.
Article 10. Implementation of special flight
1. Receiving and implementing special flights in civil aviation sector.
2. Directing and monitoring organs and units of aviation sector in implementation of special flights and ensuring the standards of security and safety for special flights.
Article 11. Issuing, recognizing the application of basic procedures and standards of specialized civil aviation
1. Issuing, recognizing the application of basic procedures and standards of specialized civil aviation in accordance with regulations of law and requirements and standards of the International Civil Aviation Organization
2. Guiding the compliance with regulations, resolutions, standards and recommendations for practice of the International Civil Aviation Organization;
3. Announcing the difference in applied system of technical standards and regulations as required by the International Civil Aviation Organization;
4. Issuing the list of reserve airport to serve the prescribed civil flight activities.
5. Issuing the list of dangerous items which are banned or carried with restriction on person and luggage on board the aircraft.
6. Issuing the prescribed procedures for passengers, luggage, cargo, postal matters and mails at airports;
Article 12. Announcing, issuing, receiving and processing information and notice related to the civil aviation activities
1. Announcing and issuing in the country and abroad the publications, documents and information related to civil aviation activities, including:
a) Aeronautical Information Publication (AIP):
b) Issuance of Notice to Airmen (NOTAM);
c) Aeronautical information circular (AIC).
2. Receiving, processing, discussing and providing information and documents for organizations and individuals involved in civil aviation activities;
Article 13. Specialized aviation inspection
The aviation authorities shall carry out the specialized aviation inspection nationwide under regulations of law and international agreements in which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
CONDITIONS FOR ENSURING THE PERFORMANCE OF DUTIES AND POWERS OF AVIATION AUTHORITIES
Article 14. About apparatus organization, facilities and personnel
1. The aviation authorities are ensured of apparatus organization, facility, fund and personnel; entitled to applying the specific financial mechanisms under the Prime Minister’s decision to perform the duties and powers of the aviation authorities to meet the requirements and standards of the International Civil Aviation Organization;
2. The Director of Civil Aviation Authorities of Viet Nam shall perform the duties and powers of the aviation authorities.
Article 15. International cooperation
1. The aviation authorities are a focal point in international cooperation with the International Civil Aviation Organization, foreign aviation authorities, organizations and other international aviation forums in which Vietnam is a member.
2. The aviation authorities may use the funds from the foreign organizations and coordinate with relevant organs and units to carry out the international cooperation to improve the capacity of aviation security surveillance and safety and training of aviation employees as stipulated by law.
IMPLEMENTATION PROVISION
This Decree takes effect from 01 October 2015. The previous regulations which are in contradiction with the contents specified in this Decree shall be invalidated.
Article 17. Responsibility for implementation
The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, Chairman of People's Committees of provinces and centrally-run cities are liable to execute this Decree. /.
|
FOR THE GOVERNMENT |