Chương II Nghị định 63/2021/NĐ-CP: Quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm hiv và dự phòng lây nhiễm hiv trong cơ sở quản lý
Số hiệu: | 63/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 30/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 12/07/2021 | Số công báo: | Từ số 665 đến số 666 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 30/6/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 63/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
Theo đó, Nghị định này nêu rõ cơ sở quản lý người nhiễm HIV phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Bố trí công việc phù hợp với tình hình sức khỏe của đối tượng quản lý nhiễm HIV;
- Không bố trí các đối tượng quản lý nhiễm HIV thành đội , tổ hoặc nhóm riêng để học tập, sinh hoạt, lao động, chữa bệnh trừ trường hợp mắc các bệnh phải cách ly theo quy định của pháp luật;
- Không bố trí các đối tượng quản lý nhiễm HIV làm công việc dễ bị nhiễm trùng , dễ xây xước da hoặc các công việc khác có khả năng lây truyền HIV cho người khác.
Nghị định 63/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sau khi tiếp nhận đối tượng quản lý, cơ sở quản lý tổ chức khai thác tiền sử sử dụng ma túy, tình trạng nhiễm HIV, tiền sử điều trị bằng thuốc kháng HIV, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế để phân loại đối tượng quản lý.
2. Phân loại đối tượng quản lý và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS như sau:
a) Đối tượng quản lý đã xác định tình trạng nhiễm HIV được cơ sở quản lý tổ chức điều trị bằng thuốc kháng HIV theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;
b) Đối tượng quản lý chưa xác định tình trạng nhiễm HIV được cơ sở quản lý tổ chức tư vấn, xét nghiệm HIV theo quy định tại Điều 5 Nghị định này. Trường hợp đối tượng quản lý quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định này, cơ sở quản lý tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
3. Cơ sở quản lý phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bố trí công việc phù hợp với tình hình sức khỏe của đối tượng quản lý nhiễm HIV;
b) Không bố trí các đối tượng quản lý nhiễm HIV thành đội, tổ hoặc nhóm riêng để học tập, sinh hoạt, lao động, chữa bệnh trừ trường hợp mắc các bệnh phải cách ly theo quy định của pháp luật;
c) Không bố trí các đối tượng quản lý nhiễm HIV làm công việc dễ bị nhiễm trùng, dễ xây xước da hoặc các công việc khác có khả năng lây truyền HIV cho người khác.
4. Cơ sở quản lý chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ điều trị HIV/AIDS và hồ sơ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV của đối tượng quản lý.
1. Nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:
a) Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;
b) Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội;
c) Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS;
d) Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV;
đ) Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV;
g) Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các nội dung về chăm sóc sức khỏe khác;
h) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Hình thức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:
a) Thông qua các phương tiện truyền thông như: loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; chiếu phim có nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS;
b) Truyền thông theo nhóm đối tượng quản lý trên cơ sở phân loại của cơ sở quản lý;
c) Truyền thông cá nhân cho đối tượng quản lý;
d) Truyền thông trong các sự kiện: Tổ chức các cuộc thi về phòng, chống HIV/AIDS; các buổi văn nghệ và các sự kiện lồng ghép các nội dung phòng, chống HIV/AIDS nhân các sự kiện của cơ sở quản lý hoặc Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;
đ) Lồng ghép các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở quản lý;
e) Cấp phát các ấn phẩm, tài liệu truyền thông cho đối tượng quản lý;
g) Việc tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật.
3. Mỗi đối tượng quản lý được tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS ít nhất 2 lượt trong một năm.
1. Cơ sở quản lý thực hiện tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Người thực hiện tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV được tập huấn về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS;
b) Địa điểm thực hiện tư vấn phải bảo đảm riêng tư;
c) Có bàn, ghế và tài liệu truyền thông phục vụ cho việc tư vấn.
2. Cơ sở quản lý thực hiện xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 75/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Nghị định số 109/2016/NĐ-CP) và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế (sau đây viết tắt là Nghị định số 155/2018/NĐ-CP).
3. Nội dung tư vấn và kỹ thuật xét nghiệm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
4. Trường hợp cơ sở quản lý không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ sở quản lý có văn bản đề nghị Sở Y tế hoặc Bộ Quốc phòng chỉ định cơ sở y tế đủ điều kiện thuộc thẩm quyền quản lý (sau đây được gọi tắt là cơ sở được chỉ định) để phối hợp tổ chức tư vấn, xét nghiệm HIV cho đối tượng quản lý.
1. Cơ sở quản lý tổ chức điều trị HIV/AIDS cho đối tượng quản lý khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP. Trường hợp cơ sở quản lý không đủ điều kiện điều trị HIV/AIDS, cơ sở quản lý có văn bản đề nghị cơ sở được chỉ định để phối hợp tổ chức điều trị HIV/AIDS cho đối tượng quản lý.
2. Việc chăm sóc, điều trị, lập Hồ sơ điều trị HIV/AIDS cho đối tượng quản lý thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
3. Cơ sở quản lý đủ điều kiện điều trị HIV/AIDS có trách nhiệm lập hồ sơ điều trị bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý. Trường hợp cơ sở quản lý không đủ điều kiện điều trị HIV/AIDS, cơ sở quản lý có văn bản đề nghị cơ sở được chỉ định để phối hợp lập hồ sơ điều trị HIV/AIDS cho đối tượng quản lý.
4. Việc chuyển tiếp điều trị bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý thực hiện như sau:
a) Đối với cơ sở quản lý đủ điều kiện điều trị HIV/AIDS: cơ sở quản lý nơi đối tượng chuyển đi có trách nhiệm lập phiếu chuyển tiếp điều trị và cấp thuốc kháng HIV tối đa 90 ngày sử dụng cho cơ sở quản lý nơi đối tượng chuyển đến hoặc cho đối tượng quản lý được chuyển về cộng đồng;
b) Đối với cơ sở quản lý không đủ điều kiện điều trị HIV/AIDS: cơ sở quản lý phối hợp với cơ sở y tế đang điều trị cho đối tượng quản lý lập phiếu chuyển tiếp điều trị cho đối tượng quản lý và cấp thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý theo quy định tại điểm a khoản này.
1. Cơ sở quản lý tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này. Trường hợp cơ sở quản lý không đủ điều kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV, cơ sở quản lý có văn bản đề nghị cơ sở được chỉ định để phối hợp tổ chức điều trị cho đối tượng quản lý.
2. Việc điều trị, lập Hồ sơ điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
3. Cơ sở quản lý đủ điều kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV có trách nhiệm lập hồ sơ điều trị cho đối tượng quản lý. Trường hợp cơ sở quản lý không đủ điều kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV, cơ sở quản lý có văn bản đề nghị cơ sở được chỉ định để phối hợp lập hồ sơ điều trị cho đối tượng quản lý.
1. Áp dụng các biện pháp vô khuẩn, làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ và phương tiện chăm sóc, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
2. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn khi tiếp xúc với máu, dịch sinh học; khi chăm sóc, điều trị với người bệnh mà không phân biệt bệnh được chẩn đoán và các biện pháp dự phòng bổ sung theo đường lây.
3. Các đồ vải nhiễm khuẩn, có máu và dịch tiết sinh học phải được thu gom, vận chuyển và xử lý riêng.
4. Mẫu vật của đối tượng quản lý nhiễm HIV chết được xử lý theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
5. Các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn khác theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
MANAGEMENT, INFORMATION DISSEMINATION, COUNSELING, TESTING, CARING AND TREATMENT OF HIV-POSITIVE PERSONS, AND PREVENTION OF HIV INFECTION IN MANAGEMENT FACILITIES
Article 3. Management of supervised persons
1. After receiving a supervised person, the management facility shall collect their drug use history, HIV infection status and history of treatment using antiretroviral drugs and opioid substitution therapy to classify them.
2. Classify supervised persons and carry out HIV/AIDS prevention and control as follows:
a) Management facilities shall organize treatment using antiretroviral drugs for supervised persons with confirmed HIV infection according to regulations in Article 6 of this Decree;
b) Management facilities shall organize HIV counseling and testing for supervised persons whose HIV infection status is unknown according to regulations in Article 5 of this Decree. For supervised persons mentioned in Clauses 1, 2, 3 and 4 Article 9 of this Decree, their management facilities shall organize pre-exposure prophylaxis with antiretroviral drugs according to regulations in Article 7 of this Decree.
3. Requirements for management facilities:
a) Assign work suitable for the health conditions of HIV-positive supervised persons;
b) Do not divide HIV-positive supervised persons into separate groups for study, daily living, work or treatment, unless they have illnesses that require isolation as per the law;
c) Do not assign HIV-positive supervised persons to work prone to infection or cause scratches or work posing risk of transmitting HIV to other people.
4. Management facilities shall manage HIV/AIDS treatment dossiers and dossiers on pre-exposure prophylaxis using antiretroviral drugs of supervised persons.
Article 4. Dissemination of information on HIV/AIDS prevention and control in management facilities
1. Information on HIV/AIDS prevention and control to be disseminated includes:
a) HIV causes and transmission routes, prevention measures for HIV infection and measures for caring and treatment of HIV-positive persons;
b) Impacts of HIV/AIDS on human health and lives as well as socio - economic development;
c) Rights and obligations of individuals and HIV-positive persons in HIV/AIDS prevention and control;
d) Methods and services for testing, caring, supporting and treatment of HIV-positive persons;
dd) Intervention measures to reduce harm in HIV exposure prophylaxis;
e) Prevention of discrimination against HIV-positive persons;
g) Sexually transmitted infections and other healthcare contents;
h) Guidelines of the Communist Party and policies and law of the State on HIV/AIDS prevention and control.
2. Methods for dissemination of information on HIV/AIDS prevention and control include:
a) Via means of communications such as speakers, panels, posters, motivational paintings; films containing information on HIV/AIDS prevention and control;
b) Dissemination to groups of supervised persons divided by management facilities;
c) Dissemination to each supervised persons;
d) Dissemination via events such as competitions about HIV/AIDS prevention and control; performances and events containing information on HIV/AIDS prevention and control in celebration of events of management facilities or national month of action for HIV/AIDS prevention and control;
dd) Incorporating information on HIV/AIDS prevention and control into continuing education programs of management facilities;
e) Distributing communicating documents and printed publications to supervised persons;
g) Policies and law of the State on HIV/AIDS prevention and control shall be disseminated according to regulations in Article 21 of the Law on Law Popularization and Education.
3. Disseminate information on HIV/AIDS prevention and control to every supervised person at least twice a year.
Article 5. HIV counseling and testing for supervised persons
1. Conditions for counseling before and after HIV testing for supervised persons by management facilities:
a) Persons in charge of counseling before and after HIV testing must receive training in HIV/AIDS prevention and control;
b) Counseling shall take place at a private location;
c) There are a table, chairs and communicating documents supporting counseling.
2. Management facilities may test supervised persons for HIV when they meet the conditions provided in Decree No. 75/2016/ND-CP, Decree No. 109/2016/ND-CP and Decree No. 155/2018/ND-CP.
3. HIV counseling content and testing techniques shall adhere to professional guidelines on examination and treatment and HIV/AIDS.
4. Any management facility not meeting the conditions in Clauses 1 and 2 of this Article shall request the Department of Health or Ministry of National Defense to appoint a qualified healthcare facility under its management (hereinafter referred to as “appointed facility”) to cooperate in HIV counseling and testing for supervised persons in writing.
Article 6. HIV/AIDS care and treatment for supervised persons
1. Management facilities may provide HIV/AIDS treatment for supervised persons when they meet the conditions in Decrees No. 109/2016/ND-CP and No. 155/2018/ND-CP. Management facilities ineligible for HIV/AIDS treatment shall request for an appointed facility to cooperate in providing HIV treatment for supervised persons in writing.
2. Care, treatment and formulation of HIV/AIDS treatment dossiers for supervised persons shall be carried out in compliance with professional guidelines on examination and treatment and HIV/AIDS.
3. Management facilities eligible for HIV/AIDS treatment shall formulate dossiers on treatment using antiretroviral drugs for supervised persons. Management facilities ineligible for HIV/AIDS treatment shall request for an appointed facility to cooperate in formulating HIV/AIDS treatment dossiers for supervised persons in writing.
4. Transition of treatment using antiretroviral drugs for supervised persons shall be carried out as follows:
a) For management facilities eligible for HIV/AIDS treatment: the transferring facility shall complete a treatment transition form and provide antiretroviral drugs sufficient for no more than 90 days for the receiving facility or for the supervised person if they are released to the community;
b) For management facilities ineligible for HIV/AIDS treatment: the management facility shall cooperate with the healthcare facility treating the supervised person in completing a treatment transition form and providing antiretroviral drugs for the supervised person according to regulations in Point a of this Clause.
Article 7. Pre-exposure prophylaxis with antiretroviral medicines
1. Management facilities may provide pre-exposure prophylaxis with antiretroviral medicines for supervised persons when they meet the conditions in Article 10 of this Decree. Management facilities ineligible to provide pre-exposure prophylaxis with antiretroviral medicines shall request for an appointed facility to cooperate in providing treatment for supervised persons in writing.
2. Pre-exposure prophylaxis and formulation of dossiers on pre-exposure prophylaxis shall be carried out in compliance with professional guidelines on examination and treatment and HIV/AIDS.
3. Management facilities eligible to provide pre-exposure prophylaxis with antiretroviral medicines shall formulate treatment dossiers for supervised persons. Management facilities ineligible to provide pre-exposure prophylaxis with antiretroviral medicines shall request for an appointed facility to cooperate in formulating treatment dossiers for supervised persons in writing.
Article 8. Infection control measures for HIV infection prophylaxis
1. Adopt measures for sterilization, cleaning and disinfection of care and treatment tools and equipment according to professional guidelines on examination and treatment and HIV/AIDS.
2. Take standard precautions when having contact with blood and biological fluids, caring for and treating patients with an illness not yet diagnosed and route-based preventive measures.
3. Contaminated textiles and textiles with blood and biological fluids must be collected, transported and treated separately.
4. Samples of deceased HIV-positive supervised persons must be handled according to professional guidelines on examination and treatment and HIV/AIDS.
5. Take other infection control measures according to professional guidelines on examination and treatment and HIV/AIDS.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực