Chương VI Nghị định 52/2024/NĐ-CP: Hoạt động giám sát
Số hiệu: | 52/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 15/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 31/05/2024 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 15/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có quy định về ví điện tử, thẻ trả trước.
Quy định về ví điện tử, thẻ trả trước
Theo đó, quy định về ví điện tử, thẻ trả trước như sau:
- Ví điện tử, thẻ trả trước là phương tiện lưu trữ tiền điện tử.
- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hành, cung cấp ví điện tử, thẻ trả trước. Việc cung ứng, phát hành và sử dụng ví điện tử, thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng; chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử có liên kết với tài khoản thành toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng.
Bên cạnh đó, Nghị định 52/2024/NĐ-CP còn định nghĩa: Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng cho khách hàng để nạp tiền vào ví điện tử, rút tiền ra khỏi ví điện tử và thực hiện giao dịch thanh toán.
(Hiện hành, theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 80/2016/NĐ-CP ) thì dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1).
Nghị định 52/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024 và thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP , Nghị định 80/2016/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ngân hàng Nhà nước ban hành các quy định về giám sát và thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế để góp phần tăng cường đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn của các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế.
2. Ngân hàng Nhà nước xác định các hệ thống thanh toán quan trọng chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng bằng các biện pháp giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và các biện pháp khác khi cần thiết theo nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của hệ thống và tổ chức vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
3. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức vận hành, ngân hàng quyết toán, các thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng cung cấp thông tin liên quan đến hệ thống.
4. Tổ chức vận hành, ngân hàng quyết toán, thành viên tham gia hệ thống thanh toán quan trọng có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hệ thống theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
5. Các tổ chức vận hành, ngân hàng quyết toán hệ thống thanh toán quan trọng có trách nhiệm chấp hành các quy định và thực hiện các yêu cầu giám sát của Ngân hàng Nhà nước; ban hành các quy định nội bộ về kiểm soát rủi ro và đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống.
1. Ngân hàng Nhà nước xác định phạm vi, ban hành quy định về giám sát và thực hiện giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán.
2. Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán bằng các biện pháp giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và các biện pháp khác khi cần thiết theo nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán.
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và có trách nhiệm chấp hành các quy định, thực hiện các yêu cầu giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
1. Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về giám sát và thực hiện giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.
2. Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bằng các biện pháp giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và các biện pháp khác khi cần thiết theo nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và có trách nhiệm chấp hành các quy định, thực hiện các yêu cầu giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
5. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải xây dựng và cung cấp công cụ giám sát trực tuyến để Ngân hàng Nhà nước giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trước khi chính thức cung ứng dịch vụ ra thị trường cho khách hàng.
6. Ngân hàng hợp tác với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; thông tin dữ liệu liên quan đến việc mở và quản lý tài khoản đảm bảo thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Article 33. Supervision of economically important payment systems
1. SBV shall promulgate regulations on the supervision and implementation of supervision of economically important payment systems to enhance and ensure the stable operation and safety of such systems.
2. SBV shall determine important payment systems that are under its supervision. SBV shall supervise important payment systems by using remote and on-site supervision measures and other necessary measures based on the principles of not obstructing the normal operations of the systems and the organizations operating such systems.
3. SBV may request operational organizations, settlement banks, and members of important payment systems to provide information on the systems.
4. Operational organizations, settlement banks, and members of important payment systems shall provide information relevant to the systems at the request of SBV.
5. Operational organizations and settlement banks of important payment systems shall comply with regulations and supervision requests of SBV and issue intramural regulations on risk control and assurance of continuous operation of the systems.
Article 34. Supervision of payment service provision
1. SBV shall determine the scope and issue regulations on the supervision and implementation of supervision of payment service provision.
2. SBV shall supervise the provision of payment services using remote and on-site supervision measures and other necessary measures based on the principle of not obstructing the normal operations of payment service providers.
3. SBV may request payment service providers to provide information relevant to the provision of payment services.
4. Payment service providers shall provide information relevant to the provision of payment services at the request of SBV and comply with the regulations and supervision requests of SBV.
Article 35. Supervision of payment intermediary service provision
1. SBV shall promulgate regulations on the supervision and implementation of supervision of payment intermediary service provision of providers licensed by SBV.
2. SBV shall supervise the provision of payment intermediary services using remote and on-site supervision measures and other necessary measures based on the principle of not obstructing the normal operations of payment intermediary service providers.
3. SBV may request payment intermediary service providers to provide information relevant to the provision of payment intermediary services.
4. Payment intermediary service providers shall provide information relevant to the provision of payment intermediary services at the request of SBV and comply with the regulations and supervision requests of SBV.
5. Payment intermediary service providers shall develop and provide online supervision instruments for SBV to supervise the official provision of payment intermediary services for clients.
6. Banks cooperating with payment intermediary service providers shall provide reports and information relevant to the cooperation in providing payment intermediary services; information and data relevant to the opening and management of payment assurance accounts for payment intermediary service providers regarding e-wallet services and collection and payment services at the request of SBV.