Nghị định 52/2015/NĐ-CP về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
Số hiệu: | 52/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 20/07/2015 |
Ngày công báo: | 11/06/2015 | Số công báo: | Từ số 591 đến số 592 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản pháp luật phải được đăng trên cơ sở dữ liệu quốc gia trong 17 ngày
Đây là nội dung quy định tại Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/05/2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/07/2015.
Cụ thể, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành hoặc ngày ký xác thực, bản giấy và bản điện tử văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hợp nhất phải được gửi đến đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản. Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản nêu trên, đơn vị thực hiện việc cập nhật phải đăng tải văn bản trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Riêng đối với văn bản quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và văn bản có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ngày ký ban hành, phải được gửi ngay đến đơn vị thực hiện việc cập nhật ban hành trong ngày công bố hoặc ngày ký ban hành và được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trong thời hạn 02 ngày làm việc.
Tại Nghị định, Chính phủ nhấn mạnh, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm quyền được tiếp cận, khai thác, sử dụng văn bản của các tổ chức, cá nhân; bảo đảm việc tìm kiếm, khai thác văn bản được thuận tiện. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng miễn phí văn bản trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật nhưng phải tuân thủ các quy định về khai thác, sử dụng văn bản trên cơ sở dữ liệu và các quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng thông tin trên mạng...
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định về xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương (bao gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) dưới dạng văn bản điện tử do Chính phủ thống nhất quản lý, bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phần: Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật Trung ương và Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật địa phương.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng thống nhất, dùng chung trên toàn quốc nhằm cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật:
a) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành và văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản hợp nhất).
2. Thông tin cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật:
a) Số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản, cơ quan ban hành, họ và tên người ký ban hành, chức danh người ký ban hành, ngày ban hành, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực;
b) Văn bản liên quan gồm văn bản làm căn cứ pháp lý ban hành và các văn bản được dẫn chiếu tới trong văn bản;
c) Quá trình thay đổi hiệu lực của văn bản;
d) Những thông tin cần thiết khác (nếu có).
3. Thông tin cơ bản của văn bản hợp nhất:
a) Số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản hợp nhất, cơ quan hợp nhất, họ và tên người ký xác thực, chức danh người ký xác thực, ngày ký xác thực;
b) Văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung;
c) Những thông tin cần thiết khác (nếu có).
Văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được sử dụng chính thức trong việc quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Kinh phí đầu tư xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện việc quản lý, duy trì, cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương; cơ quan, đơn vị nhà nước ở địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp.
1. Phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin hoặc cản trở quá trình vận hành, duy trì ổn định, liên tục của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2. Truy cập bất hợp pháp để thực hiện các hành vi làm sai lệch, thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được xây dựng tập trung, thống nhất.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, lưu trữ lâu dài.
3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được duy trì liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng văn bản của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm:
a) Phù hợp với kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật;
b) Tính tương thích, khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.
2. Thiết kế cấu trúc Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm việc mở rộng và phát triển.
1. Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, các thiết bị có liên quan và môi trường cho việc cài đặt, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vật lý và môi trường tại Trung tâm dữ liệu điện tử. Có biện pháp kiểm soát hoạt động ra, vào khu vực này.
3. Thực hiện các biện pháp sao lưu để bảo đảm khả năng khôi phục hệ thống khi xảy ra sự cố. Dữ liệu sao lưu phải được bảo vệ an toàn, định kỳ kiểm tra và phục hồi thử hệ thống từ dữ liệu sao lưu để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
4. Thực hiện các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa để bảo đảm Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày.
5. Thực hiện hoạt động giám sát để cảnh báo các hành vi xâm phạm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
6. Thực hiện định kỳ rà soát, đề xuất phương án nâng cấp, phát triển hệ thống hạ tầng phần cứng, phần mềm của Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
1. Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng cho các hoạt động: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu.
2. Mã hóa đường truyền Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
3. Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
4. Thực hiện lưu vết việc tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ cho việc quản lý, giám sát hệ thống.
5. Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục.
6. Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Bộ Tư pháp thực hiện quản lý tài khoản quản trị như sau:
1. Cấp, thu hồi tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
2. Phân quyền quản trị cho từng cơ sở dữ liệu thành phần;
3. Giới hạn, rà soát, kiểm tra quyền quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật của người được phân quyền.
1. Văn bản được cập nhật phải bảo đảm tính chính xác, kịp thời, toàn vẹn và đầy đủ.
2. Sử dụng chữ ký điện tử để xác thực nội dung của văn bản khi cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
3. Không đăng tải văn bản thuộc danh mục văn bản, tài liệu bí mật nhà nước hoặc văn bản quy định không được đăng tải công khai trên mạng.
1. Trách nhiệm cập nhật văn bản quy phạm pháp luật:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo.
Đối với các văn bản do Quốc hội ban hành hoặc phối hợp ban hành mà không do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện việc cập nhật;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
2. Trách nhiệm cập nhật văn bản hợp nhất:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợp nhất thuộc thẩm quyền hợp nhất theo quy định của Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợp nhất của Quốc hội do mình chủ trì soạn thảo;
c) Đối với văn bản hợp nhất không thuộc trách nhiệm cập nhật của các cơ quan quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện việc cập nhật.
3. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương bị chia tách, sáp nhập thì trách nhiệm cập nhật văn bản được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp một cơ quan bị chia tách thành nhiều cơ quan mới, thì cơ quan mới có trách nhiệm cập nhật văn bản do cơ quan trước khi bị chia tách ban hành thuộc lĩnh vực quản lý của mình;
b) Trong trường hợp nhiều cơ quan sáp nhập thành một cơ quan mới, thì cơ quan mới có trách nhiệm thực hiện việc cập nhật văn bản của các cơ quan trước khi sáp nhập ban hành.
4. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) có sự điều chỉnh địa giới hành chính, thì việc cập nhật văn bản được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp một tỉnh bị chia tách thành nhiều tỉnh mới, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới nơi đặt trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi bị chia tách có trách nhiệm cập nhật văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi bị chia tách ban hành;
b) Trong trường hợp nhiều tỉnh sáp nhập thành một tỉnh mới, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới có trách nhiệm cập nhật văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi sáp nhập ban hành.
5. Tổ chức pháp chế giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Sở Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cập nhật văn bản.
6. Đối với cơ quan không có tổ chức pháp chế, Thủ trưởng cơ quan sẽ phân công cho đơn vị trực thuộc thực hiện việc cập nhật văn bản.
1. Việc cập nhật văn bản được thực hiện theo quy trình như sau:
a) Sử dụng bản chính văn bản để thực hiện cập nhật;
b) Kiểm tra, đối chiếu văn bản điện tử với bản chính văn bản, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, toàn vẹn của nội dung văn bản;
c) Tiến hành cập nhật thông tin văn bản theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Nghị định này;
d) Đính kèm văn bản:
Định dạng văn bản đính kèm được thực hiện theo Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Một trong các định dạng văn bản này phải sử dụng chữ ký điện tử để xác thực sự toàn vẹn nội dung của văn bản;
đ) Duyệt đăng tải văn bản.
2. Cơ quan có trách nhiệm cập nhật văn bản sử dụng kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để đối chiếu, cập nhật thông tin của văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
1. Việc kiểm tra văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện và khắc phục những sai sót của văn bản điện tử so với bản chính văn bản.
2. Nội dung kiểm tra:
Sử dụng bản chính văn bản để kiểm tra các thông tin được hiển thị theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
3. Trách nhiệm kiểm tra:
a) Cơ quan có trách nhiệm thực hiện cập nhật văn bản quy định tại Điều 13 của Nghị định này có trách nhiệm kiểm tra kết quả cập nhật văn bản;
b) Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên, thời gian thực hiện do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên nguyên tắc bảo đảm tính chính xác, kịp thời của văn bản được đăng tải.
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật; kể từ ngày ký xác thực đối với văn bản hợp nhất, đơn vị giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì soạn thảo văn bản phải gửi bản giấy và bản điện tử văn bản đến đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản.
2. Những văn bản quy phạm pháp luật dưới đây phải được gửi ngay đến đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản trong ngày công bố hoặc ký ban hành:
a) Văn bản quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Văn bản có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ngày ký ban hành.
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này, đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản phải đăng tải văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản quy định, tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định này, đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản phải đăng tải văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật phải bảo đảm quyền được tiếp cận, khai thác, sử dụng văn bản của các tổ chức, cá nhân; bảo đảm việc tìm kiếm, khai thác văn bản được thuận tiện.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khai thác, sử dụng miễn phí văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về sử dụng thông tin trên mạng.
2. Tuân thủ các quy định về khai thác và sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
3. Khuyến khích việc thông báo kịp thời những sai sót của văn bản được đăng tải để cơ quan cập nhật văn bản tiến hành hiệu đính. Trong trường hợp người khai thác, sử dụng không xác định được cơ quan thực hiện việc cập nhật văn bản, thì thông báo đến Bộ Tư pháp để yêu cầu cơ quan thực hiện cập nhật tiến hành hiệu đính văn bản.
1. Khi phát hiện hoặc nhận được thông báo có sự khác nhau giữa các thông tin tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 của Nghị định này với bản chính văn bản, thì cơ quan thực hiện cập nhật phải thực hiện việc hiệu đính văn bản.
2. Việc hiệu đính văn bản phải được thực hiện kịp thời và không quá 01 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện hoặc nhận được thông báo.
3. Sau khi tiến hành hiệu đính văn bản, cơ quan thực hiện cập nhật văn bản phải thông báo công khai nội dung hiệu đính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
1. Trang hoặc Mục văn bản quy phạm pháp luật trên cổng hoặc Trang thông tin điện tử của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện trích xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
2. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác có sử dụng văn bản khi thực hiện nâng cấp hoặc xây dựng mới phải bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
3. Đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Việc kết nối, trao đổi văn bản giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và các hệ thống thông tin có sử dụng văn bản khác thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật liên thông giữa các hệ thống quản lý văn bản và điều hành trong cơ quan nhà nước.
1. Giúp Chính phủ quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
b) Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; bảo đảm về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật vận hành liên tục, ổn định;
c) Xây dựng và trình Chính phủ xem xét, phê duyệt hoặc xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền việc nâng cấp, phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
d) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ biên tập, cập nhật, phê duyệt, kiểm tra văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
e) Đề nghị cơ quan cập nhật văn bản hiệu đính văn bản khi phát hiện có sai sót.
2. Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp tham mưu, giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
1. Bảo đảm tính chính xác về nội dung và các thông tin có liên quan đến văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thuộc trách nhiệm cập nhật của mình.
2. Bảo đảm an toàn tài khoản quản trị Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được cấp.
3. Có biện pháp xử lý đối với đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý khi có hành vi vi phạm trong việc cập nhật văn bản, bảo đảm an toàn, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác văn bản cho đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
5. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc bảo đảm an toàn, chia sẻ, kết nối, tích hợp và trích xuất dữ liệu văn bản.
6. Định kỳ tháng 12 hằng năm báo cáo về tình hình cập nhật, khai thác và sử dụng văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật gửi Bộ Tư pháp.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không xây dựng cơ sở dữ liệu mới về văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hợp nhất kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc trích xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật về Trang hoặc Mục văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng hoặc Trang thông tin điện tử của mình trước ngày 31 tháng 12 năm 2016.
3. Cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực:
a) Văn bản còn hiệu lực được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải được cập nhật đầy đủ; khuyến khích việc cập nhật văn bản đã hết hiệu lực thi hành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
b) Nguồn văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực dùng để cập nhật bao gồm: Bản chính văn bản; bản gốc văn bản; bản sao y bản chính; bản sao lục của cơ quan có thẩm quyền; công báo; tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh in và lưu hành;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, đồng thời phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện cập nhật và hoàn thành việc cập nhật văn bản trước ngày 30 tháng 6 năm 2016. Trách nhiệm cập nhật văn bản thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
d) Đối với những văn bản đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện kiểm tra, rà soát các thông tin văn bản theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để bảo đảm tính chính xác;
đ) Quy trình thu thập, cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thực hiện như sau:
Lập danh mục văn bản cần thu thập và thực hiện thống kê văn bản có nguồn hoặc không có nguồn;
Đối với văn bản có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, việc cập nhật phải bảo đảm thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3, đính kèm văn bản theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Nghị định này;
Đối với văn bản không có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, khi cập nhật phải bảo đảm các thông tin cơ bản về loại văn bản, số ký hiệu, trích yếu, ngày ban hành của văn bản và các thông tin khác nếu có.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn trong Nghị định này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 52/2015/ND-CP |
Hanoi. May 28, 2015 |
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Information Technology;
Pursuant to the June 20, 2012 Law on Law Dissemination and Education:
At the proposal of the Minister of Justice,
The Government promulgates the Decree on the national law database.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides the building, management, maintenance, updating, exploitation and use of the national law database; responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and other central state agencies (including the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the State Audit Office of Vietnam), and People’s Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People’s Committees) in the building, management, maintenance, updating, exploitation and use of the national law database.
Article 2. National law database
1. The national law database is a collection of legal documents and documents consolidating legal documents (below collectively referred to as documents) in the form of e-document, which is placed under the unified management by the Government and consists of component databases: database of central legal documents and database of local legal documents.
2. The national law database shall be uniformly built and commonly used nationwide in order to provide documents in an accurate and prompt manner to meet the demand for state management and serve law dissemination, research, application and enforcement activities of agencies, organizations and individuals.
Article 3. Information on documents in the national law database
1. Documents in the national law database:
a/ Legal documents promulgated by central state agencies on their own or in coordination with one another and legal documents promulgated by provincial-level People’s Councils and People’s Committees in accordance with the Law on Promulgation of Legal Documents;
b/ Documents consolidating legal documents (below referred to as consolidated documents).
2. Basic information on a legal document:
a/ The number, code, subject, content and type of the document, promulgating agency, full name and title of the person signing the document for promulgation, promulgation date, effective date and effective status of the document;
b/ Relevant documents, including documents serving as legal grounds for the promulgation of the document and documents referred to in the document;
c/ The process of change of the effect of the document;
d/ Other necessary information (if any).
3. Basic information on a consolidated document:
a/ The number, code, subject, content and type of the document, agency conducting the consolidation, full name and title of the person signing the document for authentication and authentication date;
b/ The amended document and amending document(s);
c/ Other necessary information (if any).
Article 4. Use of documents in the national law database
Documents in the national law database shall be officially used in state management and law dissemination, research, application and enforcement activities of agencies, organizations and individuals.
Article 5. Funds for building, management and maintenance of, and updating of documents to, the national law database
1. Funds for building the national law database shall be allocated from the state budget and other lawful sources in accordance with law.
2. Funds for management and maintenance of, and updating of documents to, the national law database by ministries, ministerial-level agencies, other central state agencies and local state agencies and units shall be allocated from the state budget according to decentralization.
1. Sabotaging the information infrastructure system or obstructing the operation, stability and constancy of the national law database.
2. Illegally accessing the national law database to falsify, modify, delete or destroy data.
BUILDING, MANAGEMENT AND MAINTENANCE OF, UPDATING OF DOCUMENTS TO, AND EXPLOITATION AND USE OF DOCUMENTS IN, THE NATIONAL LAW DATABASE
Section 1. BUILDING, MANAGEMENT AND MAINTENANCE OF THE NATIONAL LAW DATABASE
Article 7. Principles of building, management and maintenance of the national law database
1. The national law database shall be built into a centralized and unified one.
2. The national law database shall be strictly managed, ensuring safe and permanent caches.
3. The national law database shall be maintained so as to ensure uninterrupted, stable and smooth operation, meeting needs of agencies, organizations and individuals for exploitation and use of documents.
Article 8. Building of the national law database
1. The building of the national law database must ensure:
a/ The database be in line with the national information system architecture, meet database standards, information technology standards and technical regulations and techno-economic norms;
b/ The database’s system and applied software be designed in a way that ensures compatibility, integrability and information sharing and expandability of data fields.
2. The structure design of the national law database must facilitate its expansion and development.
Article 9. Operation, maintenance, monitoring, upgrading and development of the national law database
1. To ensure the information technology infrastructure system, equipment and environment for the installation and operation of the national law database.
2. To take measures to ensure physical and environmental safety at the electronic data center. To adopt measures to control travel in and out of this area.
3. To take data backup measures so as to ensure the restoration of the system upon occurrence of incidents. Backup data shall be safely protected, periodically checked and restored on a trial basis so as to be ready for use when necessary.
4. To take measures to maintain and repair the national law database so as to ensure that it can operate uninterruptedly around the clock.
5. To monitor the national law database so as to give warnings about acts threatening the safety of the database.
6. To periodically review and propose plans to upgrade and develop hardware and software systems of the national law database to suit practical demand.
Article 10. Assurance of safety for the national law database
1. To apply a user encryption and verification channel for signing in system administration; logging in applications; automatic sending and receipt of data between servers; data input and editing.
2. To encrypt transmission lines of the national law database.
3. To apply measures to ensure the authenticity and protect the integrity of data in the national law database.
4. To record traces of any creation, change or deletion of data and information, serving the system management and monitoring.
5. To establish and maintain a backup system to ensure uninterrupted operation of the system.
6. To take other necessary measures to ensure safety for the national law database.
Article 11. Management of administrator accounts of the national law database
The Ministry of Justice shall manage administrator accounts as follows:
1. To grant and revoke administrator accounts of the national law database.
2. To delegate the right to administer each component database.
3. To limit, review and inspect the right to administer the national law database of delegated persons.
Section 2. UPDATING OF DOCUMENTS TO THE NATIONAL LAW DATABASE
Article 12. Principles of updating documents
1. To update documents in an accurate, prompt, integral and complete manner.
2. To use digital signatures to authenticate contents of documents updated to the national law database.
3. Not to publish documents on the list of documents and materials classified as state secrets or documents not for public disclosure on the internet.
Article 13. Responsibilities to update documents
1. Responsibilities to update legal documents
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central state agencies shall update legal documents promulgated or drafted by their ministries or agencies.
The Minister of Justice shall update documents promulgated by the National Assembly or jointly promulgated by the National Assembly and other entities but not drafted by ministries, ministerial-level agencies and other central state agencies;
b/ Provincial-level People’s Committee chairpersons shall update legal documents promulgated by provincial-level People’s Councils and People’s Committees.
2. Responsibilities to update consolidated documents:
a/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central state agencies shall update consolidated documents which their ministries or agencies have consolidated according to their competence as prescribed in the Ordinance on Consolidation of Legal Documents;
b/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central state agencies shall update documents consolidating documents promulgated by the National Assembly, which were drafted by their ministries or agencies.
c/ The Minister of Justice shall update consolidated documents other than those to be updated by the agencies specified at Points a and b, Clause 2 of this Article.
3. In case ministries, ministerial-level agencies and other central state agencies are divided or merged, the responsibilities to update documents are as follows:
a/ In case an agency is divided into several new agencies, these new agencies shall update documents in the fields under their management, which are promulgated by the divided agency before the division.
b/ In case many agencies are merged together into a new agency, the new agency shall update documents promulgated by the merged agencies before the merger.
4. In ease of adjusting the administrative boundaries of provinces and centrally run cities (below collectively referred to as provinces), the responsibilities to update documents are as follows:
a/ In case a province is divided into several new provinces, the People’s Committee of the new province where the People’s Committee of the divided province is located shall update documents promulgated by the People’s Council and People’s Committee of the divided province before the division.
b/ In case many provinces are merged to form a new province, the People’s Committee of the new province shall update documents promulgated by People’s Councils and People’s Committees of the merged provinces before the merger.
5. Legal affairs sections shall assist ministers and heads of ministerial-level agencies; provincial-level Justice Departments shall assist provincial-level People’s Committee chairpersons, in updating documents.
6. For agencies without legal affairs sections, their heads shall assign an attached unit to update documents.
Article 14. Process of updating documents
1. The updating of a document shall be conducted in the following process:
a/ Using the original document for updating;
b/ Checking and comparing the electronic version of the document with the original so as to ensure accuracy, completeness and integrity of the document contents;
c/ Updating information of the document as specified in Clauses 2 and 3. Article 3 of this Decree;
d/ Attaching files to the document:
The format of attached files must comply with that stated in the list of technical regulations on application of information technology in state agencies promulgated by the Ministry of Information and Communications. One of these attached files shall be affixed with a digital signature to authenticate the integrity of the document contents;
dd/ Ratifying and publishing the document.
2. Agencies responsible for updating documents shall base themselves on results of review of legal documents under the Government s Decree No. 16/2013/ND-CP of February 6,2013, on review and systematization of the system of legal documents, to compare and update information of documents in the national law database.
Article 15. Checking of document updating results
1. Documents in the national law database shall be checked in order to detect and correct errors in e-documents compared to their originals.
2. To-be-checked contents:
To use original documents to check the displayed information specified in Clauses 2 and 3, Article 3 of this Decree.
3. Responsibilities to check documents:
a/ Agencies responsible for updating documents prescribed in Article 13 of this Decree shall check document updating results;
b/ Documents shall be checked regularly at the time prescribed by ministries, ministerial- level agencies, other central state agencies or provincial-level People’s Committees on the principle of ensuring accuracy and timeliness of updated documents.
Article 16. Time limit for provision of documents
1. Within 2 working days after a legal document is promulgated or signed for promulgation or a consolidated document is signed for authentication, the unit assisting the minister, ministerial- level agency head, central state agency head or provincial-level People s Committee chairperson in drafting the document shall send the paper document and its electronic file to the unit in charge of updating documents.
2. The following legal documents shall be sent to the units in charge of updating documents right on the date of promulgation or date of signing for promulgation:
a/ Documents that provide implementation measures in state of emergency, documents promulgated to meet natural disaster and epidemic prevention and control requirements in accordance with the Law on Promulgation of Legal Documents.
b/ Documents that take effect on the date of promulgation or date of signing for promulgation.
Article 17. Time limit for publishing documents
1. Within 15 working days after receiving a document prescribed in Clause 1. Article 16 of this Decree, the unit in charge of updating documents shall publish the document on the national law database.
2. Within 2 working days after receiving a document prescribed in Clause 2. Article 16 of this Decree, the unit in charge of updating documents shall publish the document on the national law database.
Section 3. EXPLOITATION AND USE OF DOCUMENTS IN THE NATIONAL LAW DATABASE
Article 18. Principles of exploitation and use of documents
1. The national law database must guarantee the right of organizations and individuals to access, exploit and use documents; and ensure convenient document search and reference.
2. Agencies, organizations and individuals may exploit and use documents in the national law database free of charge.
Article 19. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in exploitation and use of documents
1. To comply with current regulations in use of information in the internet.
2. To comply with regulations on exploitation and use of documents in the national law database.
3. Document exploiters and users are encouraged to promptly report errors in published documents to agencies having updated such documents for correction. In case of impossibility to identify the agencies having updated the documents, exploiters and users should report errors to the Ministry of Justice for the latter to request the agencies having updated the documents to correct the documents.
Article 20. Correction of documents
1. When detecting or receiving reports on a difference between an e-document and its original regarding the information specified in Clauses 2 and 3, Article 3 of this Decree, the agency having updated the document shall correct the document.
2. The correction of the document shall be promptly carried out within one working day after errors are detected or reported.
3. After correcting the document, the agency having updated the document shall publish corrected contents on the national law database.
Article 21. Extraction from, connection to and integration with the national law database
1. The page or section “legal documents” on portals or websites of ministries, ministerial- level agencies, other central state agencies and provincial-level People’s Committees must be extracted from the national law database.
2. Upon upgrading or building of other specialized databases where documents are used, their connectability and integrability with the national law database must be ensured.
3. Units in charge of information technology of ministries, ministerial-level agencies, other central state agencies and provincial-level People’s Committees shall perform the jobs prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. The connection and exchange of documents between the national law database and other information systems containing documents shall be carried out under the technical guidance on transferability between document management and administration systems of state agencies.
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES FOR THE NATIONAL LAW DATABASE
Article 22. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. To assist the Government in performing the state management of the national law database and have the following duties and powers:
a/ To submit to the Government for promulgation, or promulgate according to its competence, legal documents on the national law database;
b/ To build, manage and maintain the national law database; to ensure technical infrastructure for uninterrupted and stable operation of the national law database;
c/ To formulate and submit to the Government for consideration and approval, or consider and approve according to its competence, plans on upgrading and development of the national law database;
d/ To guide and provide training and retraining in editing, updating, ratification and checking of documents in the national law database.
dd/ To monitor, inspect and urge the updating of documents to the national law database;
e/ To request agencies updating documents to correct documents upon detection of errors.
2. The Information Technology Department of the Ministry of Justice shall advise and assist the Ministry of Justice in performing the state management of the national law database.
Article 23. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and other central state agencies
1. To ensure the accuracy of contents of, and information relating to, documents which they update to the national law database.
2. To ensure the safety of their national law database administrator accounts.
3. To adopt measures to handle units and individuals under their management that commit violations in updating documents so as to ensure safety in exploitation and use of the national law database.
4. To direct their attached agencies and units to promptly, fully and accurately provide documents to units in charge of updating documents for updating to the national law database.
5. To coordinate with the Ministry of Justice in ensuring safety, sharing, connection, integration and extraction of data.
6. In December every year, to submit reports on the updating of documents to, and exploitation and use of documents in, the national law database to the Ministry of Justice.
Article 24. Responsibilities of provincial-level People’s Committees
1. To perform the tasks prescribed in Clauses 1, 2, 3, 5 and 6, Article 23 of this Decree.
2. To direct local agencies and organizations to promptly, fully and accurately provide documents to provincial-level Justice Departments for updating to the national law database.
Article 25. Transitional provisions
1. Ministries, ministerial-level agencies, other central state agencies and provincial- level People’s Committees shall not build new databases of legal documents and consolidated documents from the effective date of this Decree.
2. Ministries, ministerial-level agencies, other central state agencies and provincial-level People’s Committees shall complete the extraction of documents from the national law database to the page or section “legal documents” on their portals or websites before December 31, 2016.
3. Updating of documents promulgated before the effective date of this Decree:
a/ Documents promulgated before the effective date of this Decree which remain valid shall be fully updated; it is encouraged to update documents which have ceased to be effective to the national law database;
b/ The sources of documents promulgated before the effective date of this Decree which are used for updating include: original documents; original versions of documents; true copies of documents; document duplicates made by competent agencies; Cong Bao (Official Gazette); volumes of systematized legal documents printed and circulated by ministries, ministerial-level agencies and other central state agencies.
c/ Ministries, ministerial-level agencies, other central state agencies and provincial- level People’s Committees shall elaborate plans and roadmaps for updating legal documents promulgated before the effective date of this Circular to the national law database and, at the same time, coordinate with the Ministry of Justice in completely conducting the updating before June 30, 2016. The responsibilities to update documents must comply with Article 13 of this Decree;
d/ Ministries, ministerial-level agencies, other central state agencies and provincial-level People’s Committees shall check and review information on documents already updated to the national law database according to Article 3 of this Decree so as to ensure accuracy;
dd/ The process of collecting and updating documents promulgated before the effective date of this Decree is as follows:
Making a list of documents to be collected and statistics on documents from identified sources and those from unidentified sources.
Documents from the sources specified at Point b, Clause 3 of this Article shall be updated with sufficient information as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 3, and attached files as prescribed at Point d. Clause 1, Article 14, of this Decree;
Documents not from the sources specified at Point b. Clause 3 of this Article shall be updated with basic information on type of document, serial number, subject, date of promulgation and other information, if any.
1. This Decree takes effect on July 20, 2015.
2. Article 4 of this Decree shall apply to documents in the national law databases which have been affixed with a digital signature.
Article 27. Reference provisions
In case legal documents or regulations refereed to in this Decree are modified, supplemented or replaced, the new legal documents shall prevail.
Article 28. Implementation responsibilities
1. The Minister of Justice shall, within his/her functions, duties and powers, organize, guide and inspect the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of other central state agencies, provincial-level People’s Committee chairpersons and related agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |