Chương 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi: Quản lý nhà nước về báo chí
Số hiệu: | 51/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/04/2002 | Ngày hiệu lực: | 11/05/2002 |
Ngày công báo: | 05/06/2002 | Số công báo: | Số 25 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Lập và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí (bao gồm báo in, báo điện tử, thông tấn, phát thanh, truyền hình); kế hoạch đầu tư, ngân sách, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thông tin đại chúng;
b) Soạn thảo dự án luật, văn bản dưới luật, chính sách, chế độ về báo chí, hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách về báo chí, chính sách về đầu tư, tài trợ cho báo chí, chính sách, chế độ đối với cơ quan báo chí và nhà báo;
c) Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí theo quy định tại Điều 19 Luật Báo chí; cấp giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương, chương trình đặc biệt, chương trình phụ theo quy định tại Điều 21 Luật Báo chí;
d) Cấp và kiểm tra việc sử dụng thẻ nhà báo; thu hồi thẻ nhà báo;
đ) Kiểm tra báo lưu chiểu, quản lý kho lưu chiểu báo chí quốc gia;
e) Khen thưởng các tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí và nhà báo có thành tích. Thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra thực hiện Luật Báo chí và xử lý vi phạm các quy định về báo chí;
g) Tổ chức thông tin cho báo chí theo các quy định của Luật Báo chí;
h) Quản lý hoạt động của báo chí và nhà báo trong cả nước, phối hợp với các cơ quan hữu quan quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí của người nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
i) Ký kết các điều ước quốc tế trong lĩnh vực báo chí;
k) Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý báo chí thuộc các lĩnh vực theo sự phân công của Chính phủ.
Cục Báo chí là cơ quan giúp Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí trong cả nước.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện quản lý nhà nước về báo chí bao gồm các nội dung:
a) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí đối với các cơ quan báo chí trực thuộc;
b) Xây dựng quy hoạch hệ thống báo chí trực thuộc;
c) Trực tiếp chỉ đạo, quản lý các cơ quan báo chí trực thuộc;
d) Có trách nhiệm giải quyết các vướng mắc, khiếu nại liên quan đến cơ quan báo chí trực thuộc.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng dự án quy hoạch phát triển báo chí địa phương theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin.
2. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về báo chí đối với cơ quan báo chí của địa phương. Thực hiện quản lý nhà nước đối với báo chí Trung ương và báo chí địa phương khác hoạt động tại địa phương mình theo ủy quyền của Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Tổ chức thanh tra, hoặc phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hoạt động báo chí, việc nhập khẩu và lưu hành báo chí nước ngoài tại địa phương mình theo quy định của pháp luật.
Sở Văn hóa - Thông tin giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí.
1. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa - Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về báo chí.
2. Nội dung hoạt động thanh tra:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động báo chí;
b) Hướng dẫn giải quyết khiếu nại về hoạt động báo chí;
c) Kiến nghị các biện pháp bảo đảm việc thi hành pháp luật về hoạt động báo chí và hoàn thiện pháp luật, chính sách báo chí.
3. Đối tượng thanh tra là hoạt động báo chí của các tổ chức, cơ quan báo chí, nhà báo và cá nhân.
4. Quyền hạn của thanh tra:
a) Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khen thưởng các cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công dân có thành tích trong hoạt động báo chí;
b) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí;
c) Yêu cầu các đương sự và các bên liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề cần thiết có liên quan trực tiếp đến việc thanh tra;
d) Trong quá trình thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra có thẩm quyền;
đ) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Có người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, có đội ngũ phóng viên, biên tập viên, bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.
Người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định về người làm báo chí.
Người đứng đầu cơ quan báo chí chỉ được đảm nhiệm chức vụ này ở một cơ quan báo chí.
2. Xác định rõ tên cơ quan báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện đối với mọi loại hình báo chí; phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in đối với báo in, báo điện tử; công suất, thời gian, tần số, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng đối với báo nói, báo hình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.
3. Phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí.
4. Có trụ sở chính thức, có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.
5. Đối với đài phát thanh, đài truyền hình, ngoài các điều kiện trên, việc sử dụng máy phát (công suất, thời gian, phạm vi tỏa sóng), tần số vô tuyến điện phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về tần số cấp.
6. Đối với tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải có ý kiến của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí và việc xin phép hoạt động báo chí đó phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương.
1. Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan cấp giấy phép hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các điều kiện của tổ chức xin phép hoạt động báo chí trước khi cấp giấy phép.
2. Cơ quan báo chí muốn xuất bản các ấn phẩm, phát sóng các chương trình không nằm trong quy định của giấy phép hoạt động báo chí đã cấp, phải xin phép Bộ Văn hóa - Thông tin.
3. Tổ chức không có cơ quan báo chí, muốn xuất bản đặc san phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép.
4. Hồ sơ xin phép hoạt động báo chí và xuất bản đặc san theo quy định và mẫu thống nhất của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Bộ Văn hóa - Thông tin quy định mẫu hồ sơ, giấy phép, quy chế và hướng dẫn thủ tục xin, cấp giấy phép.
5. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép hoạt động báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lý do. Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án.
1. Sau khi nhận được giấy phép hoạt động báo chí, cơ quan báo chí mới được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, hợp đồng in, đưa lên mạng thông tin máy tính, phát sóng thử nghiệm.
2. Sau chín mươi (90) ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không hoạt động thì giấy phép không còn giá trị. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thu lại giấy phép. Nếu muốn tiếp tục hoạt động thì phải làm thủ tục xin phép lại.
3. Cơ quan báo chí tạm ngừng hoạt động hoặc thôi không hoạt động nữa, phải báo trước mười (10) ngày bằng văn bản cho Bộ Văn hóa - Thông tin; phải tự thông báo trên báo chí của mình. Trường hợp không hoạt động nữa thì giấy phép bị thu hồi.
4. Thay đổi một trong những điều sau đây phải xin phép Bộ Văn hóa -Thông tin:
a) Tên báo chí;
b) Tôn chỉ, mục đích, kỳ hạn xuất bản, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành chủ yếu, phạm vi tỏa sóng, ngôn ngữ thể hiện.
5. Thay đổi một trong những điều sau đây phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước về tần số:
a) Loại máy phát, công suất, thời gian, phạm vi tỏa sóng, nơi phát sóng, đặc điểm kỹ thuật của ăng-ten phát;
b) Tần số hoặc kênh tần số vô tuyến điện.
6. Thay đổi cách trình bày tên báo, khuôn khổ, số trang, nơi in, thay đổi thời gian phát hành, thời gian, thời lượng phát sóng, nơi phát sóng, trụ sở chính, phải báo cáo bằng văn bản và phải được Bộ Văn hóa - Thông tin đồng ý bằng văn bản.
1. Trang một của báo, bìa một của tạp chí:
a) Tên báo chí;
b) Tên cơ quan chủ quản (in dưới tên báo chí);
c) Số thứ tự của kỳ phát hành báo chí;
d) Ngày, tháng, năm phát hành.
2. Trang trong của báo, tạp chí:
a) Số giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép;
b) Địa chỉ của cơ quan báo chí, số điện thoại, telex, fax;
c) Họ, tên Tổng biên tập;
d) Nơi in, khuôn khổ, số trang;
đ) Kỳ hạn xuất bản;
e) Giá bán.
1. Đối tượng:
a) Báo chí xuất bản, lưu hành trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành;
b) Báo chí nộp lưu chiểu phải ghi rõ: báo chí nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của Tổng biên tập hoặc người được ủy quyền.
2. Thời gian nộp báo chí lưu chiểu:
a) Báo in xuất bản hàng ngày phải nộp lưu chiểu trước tám (8) giờ sáng hàng ngày.
b) Báo in không ra hàng ngày nộp lưu chiểu trước khi phát hành sáu (6) tiếng đồng hồ.
c) Báo chí nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập để phát hành rộng rãi phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành mười hai (12) tiếng đồng hồ.
3. Địa điểm và số lượng báo chí nộp lưu chiểu:
a) Báo chí lưu chiểu nộp cho:
- Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí): sáu (6) bản (báo chí nước ngoài nhập để phát hành rộng rãi chỉ nộp hai (2) bản).
- Sở Văn hóa - Thông tin địa phương nơi báo chí xuất bản: một (1) bản.
- Thư viện quốc gia: theo thể lệ lưu chiểu văn hóa phẩm;
b) Báo chí không xuất bản ở Hà Nội, nộp lưu chiểu cho Bộ Văn hóa - Thông tin qua Bưu điện cùng một lúc nộp lưu chiểu cho Sở Văn hóa - Thông tin địa phương, tính thời gian nộp lưu chiểu theo dấu tem Bưu điện;
c) Báo chí được phép in lại, phải nộp lưu chiểu như lần thứ nhất.
4. Báo chí nộp lưu chiểu qua bưu điện phải đăng ký với cơ quan bưu điện nơi báo chí xuất bản. Báo chí lưu chiểu được chuyển nhanh nhất và đầy đủ đến cơ quan nhận lưu chiểu.
5. Chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng, báo điện tử đã phát trên mạng phải lưu giữ văn bản tại cơ quan báo chí ít nhất sáu (6) tháng, lưu giữ các phim, băng, đĩa ghi âm, ghi hình đã phát trên sóng, trên mạng ít nhất ba mươi (30) ngày.
1. Cơ quan báo chí thực hiện phát hành báo chí theo đúng quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
2. Ngành bưu chính viễn thông có trách nhiệm phát hành báo chí xuất bản trong nước và báo chí nước ngoài nhập vào Việt Nam trên cơ sở hợp đồng với cơ quan báo chí và cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí đúng với quy định ghi trong giấy phép.
Tổ chức, cá nhân trong nước có nhu cầu đặt mua báo chí qua hệ thống phát hành của ngành bưu chính viễn thông thì ngành bưu chính viễn thông ký kết hợp đồng với cơ quan báo chí để đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Cước phí vận chuyển đến từng vùng theo khung cước phí phát hành do Chính phủ quy định.
Cơ quan báo chí tự phát hành một phần hoặc toàn bộ chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp mạng lưới phát hành của mình hoạt động đúng pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân tham gia phát hành báo chí phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về phát hành báo chí.
Trường hợp có lệnh thu hồi của Bộ Văn hóa - Thông tin, thì các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân tham gia phát hành báo chí, cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí, Sở Văn hóa - Thông tin và Sở Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện. Cơ quan báo chí hoặc cơ quan được phép xuất nhập khẩu báo chí phải chịu chi phí cho việc thu hồi những ấn phẩm của mình.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin cùng cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính quy định cụ thể về phát hành báo chí in. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quy định mức khung cước phí phát hành cho từng khu vực trong cả nước nhằm phát hành báo chí đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
4. Bộ Văn hoá - Thông tin quy định cụ thể về quản lý nội dung thông tin thu, phát trực tiếp qua vệ tinh, qua mạng máy tính và thông tin phát lại của đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở Internet, Intranet của các tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được nhận ủy thác của cơ quan báo chí, cơ sở phát hành báo chí để phát hành báo chí Việt Nam ra nước ngoài.
6. Báo chí xuất bản ở nước ngoài phát hành vào Việt Nam phải được phép của Bộ Văn hóa - Thông tin.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu báo chí phi mậu dịch phải được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép.
Báo chí được đăng, phát quảng cáo. Việc đăng, phát quảng cáo trên báo chí phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là hai mươi tư (24) tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:
a) Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí);
b) Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa - Thông tin);
Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.
2. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là sáu (6) tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
3. Bộ Văn hóa - Thông tin, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp nhận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo vi phạm Điều 10 Luật Báo chí, Điều 5 Nghị định này.
4. Cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam muốn họp báo phải tuân theo các quy định về hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
STATE MANAGEMENT OVER THE PRESS
Article 9.- Central-level State management agency in charge of the press
1. The Ministry of Culture and Information shall be held responsible before the Government for exercising State management over the press, having the following tasks and powers:
a/ To work out and direct the implementation of planning and plans for press development (including print journalism, online journalism, news agency, radio and television), investment and budget plans, pressman training and fostering planning and plans; to organize and manage the work of scientific and technological research and application in the field of mass media;
b/ To draft laws and sub-law documents, policies and regimes on the press; to guide the implementation of undertakings and policies on the press, policies on investment in and financial support for the press, policies and regimes for the press bodies and journalists;
c/ To grant and withdraw the press permits according to the provisions of Article 19 of the Press Law; to grant permits for the publication of special issues, additional issues, supplements, special programs and additional programs according to the provisions of Article 21 of the Press Law;
d/ To grant and inspect the use of press cards; to withdraw press cards;
e/ To inspect the press copyright deposit, to manage the national press copyright depository.
f/ To commend and/or reward organizations, individuals, press bodies and journalists that record achievements; to examine, inspect or coordinate the inspection of, the implementation of the Press Law and handle violations of the regulations on the press;
g/ To organize the provision of information to the press according to the provisions of the Press Law;
h/ To manage the press and journalists activities throughout the country, coordinate with the relevant agencies in managing Vietnamese press activities related to foreign countries and press activities of foreigners and foreign organizations in Vietnam.
i/ To conclude international agreements in the press field;
j/ To coordinate with ministries and ministerial-level agencies in managing the press in the spheres assigned by the Government.
The Press Department is the body to assist the Ministry of Culture and Information in performing the function of the State management over the press in the whole country.
2. The ministries and ministerial-level agencies shall have to coordinate with the Ministry of Culture and Information in exercising State management over the press, including the following contents:
a/ Performing the functions and tasks of the parent agencies of the dependent press bodies;
b/ Working out planning on the dependent press system;
c/ Directly directing and managing the dependent press bodies;
d/ Settling problems and complaints related to dependent press bodies.
Article 10.- Local State management agencies in charge of the press
The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall be the local bodies to exercise the State management over the press, having the following tasks and powers:
1. To elaborate projects on local press development planning under the guidance of the Ministry of Culture and Information.
2. To inspect the implementation of the press legislation, policies and regimes by the local press bodies; to exercise the State management over the centrally-run press and the press of other localities which are based in their respective localities, under the authorization of the Ministry of Culture and Information.
3. To organize inspection or coordinate the examination and handling of, violations in the press activities, the import and circulation of foreign press in their respective localities according to law provisions.
The provincial/municipal Culture and Information Services shall assist the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities in performing the function of State management over the press.
Article 11.- Press inspectorate
1. The Culture and Information specialized inspectorate shall perform the function of the specialized press inspection.
2. Inspection contents:
a/ Inspecting the observance of the legislation on press activities;
b/ Guiding the settlement of complaints about press activities;
c/ Proposing measures to ensure the implementation of the legislation on press activities and improvement of the press legislation and policies.
3. Subject to inspection are press activities of organizations, press bodies, journalists and individuals.
4. Powers of the inspectors:
a/ To propose the competent agencies to commend and/or reward the press bodies, journalists, organizations and citizens that record achievements in press activities;
b/ To decide on sanctions against administrative violations according to their jurisdiction; to propose the competent agencies to sanction administrative violations in cases where such violations fall beyond their jurisdiction; to propose the competent agencies to discipline violators, withdraw press cards or press activity permits;
c/ To request the involved parties and concerned parties to supply documents and evidences and reply questions directly related to the inspection;
d/ In the course of inspection, if detecting signs of crimes, to transfer dossiers to the competent investigation agencies;
e/ To exercise other powers as prescribed by law.
Article 12.- Conditions for being granted a press activity permit
1. Having the head of the press body, key positions and a contingent of reporters and editors, ensuring the press body�s activities.
The head of the press body, the key positions, reporters and editors of the press body must meet all criteria prescribed for pressmen.
The head of a press body can hold this position only in one press body.
2. Clearly defining the name of the press body, its guiding principles, objectives, service subjects and language, for all types of the press; the major distribution area, period of publication, size, number of pages, quantity and place of printing, for the print journalism and online journalism; the capacity, schedule, frequencies, broadcast coverage and place, for radio and television, in compatibility with the functions and tasks of the parent agency.
3. Being in line with the press development planning.
4. Having official headquarters and necessary material and technical foundations to ensure the operation of the press body.
5. For radio and television stations, in addition to the above conditions, the use of transmitters (capacity, schedule, coverage) and radio frequencies must be permitted by the State management agencies in charge of frequencies.
6. For organizations directly applying for permits for the establishment of press bodies in the provinces or centrally-run cities, they must get the provincial/municipal People�s Committees� certifications of their eligibility for carrying out press activities and the compatibility of their application for press activity permits with the local press development planning.
Article 13.- Granting of press activity permits
1. The Ministry of Culture and Information is the body to grant press activity permits, take responsibility for examining all conditions of organizations applying for press activities before granting the permits.
2. Press bodies that wish to publish publications or broadcast programs not prescribed in their press activity permits must apply for permission of the Ministry of Culture and Information.
3. Organizations having no press bodies and wishing to publish special issues must be permitted by the Ministry of Culture and Information.
4. Dossiers of application for press activity permits and publication of special issues shall comply with the stipulations and forms set by the Ministry of Culture and Information.
The Ministry of Culture and Information shall prescribe forms of dossiers and permits as well as regulations, and guide the permit-application procedures.
5. In case of refusal to grant permits, within thirty (30) days after receiving the dossiers of application for press activity permits, the State management agencies in charge of the press shall have to reply in writing, clearly stating the reasons therefor. Organizations, which are denied of permit granting, shall have the right to lodge complaints with the competent agencies or initiate lawsuits at courts.
Article 14.- Validity of the permits
1. Only after receiving the press activity permits, can the press bodies make announcements on the mass media, sign printing contracts, load information on the computer network or broadcast on the trial basis.
2. Ninety (90) days after their permits take effect, if the press bodies fail to commence operation, their permits shall be invalidated. The permit-granting agencies shall have to withdraw the permits. If wishing to continue operations, the press bodies shall have to fill in the procedures of application for permit re-granting.
3. If the press bodies temporarily cease or terminate their operations, they must notify such in writing to the Ministry of Culture and Information 10 days in advance; and make announcements thereon in their own press. In case of terminating operation, the permits shall be withdrawn.
4. For one of the following changes, the Ministry of Culture and Information�s permission is required:
a/ The name of the press;
b/ Its guiding principles, objectives, terms of publication, service subjects, major distribution area, broadcast coverage and language.
5. For one of the following changes, the permission of the State management agencies in charge of frequencies is required:
a/ The type of transmitter, capacity, schedule, broadcast coverage, place of broadcasting, technical properties of transmitting antennas;
b/ The radio frequencies or channels.
6. Changes in the layout of a newspaper masthead, size, number of pages, place of printing, distribution time, broadcasting schedule and time volume, place of broadcasting or headquarters must be reported in writing to and consented in writing by, the Ministry of Culture and Information.
Article 15.- Contents which must be inscribed in the front page, front cover and inside pages of newspapers and magazines:
1. For front page of a newspaper, front cover of a magazine:
a/ The press name;
b/ The name of the parent agency (printed under the press name);
c/ The issue number;
d/ The date of issuance;
2. Inside pages of newspapers and magazines:
a/ The permit number, date of issuance, permit-issuing agency;
b/ The address of the press body, its telephone, telex and fax numbers;
c/ The full name of the editor-in-chief;
d/ The place of printing, size and number of pages;
e/ The period of publication;
f/ The selling price.
Article 16.- Press copyright deposit
1. Objects:
a/ The press published and circulated on the territory of the Socialist Republic of Vietnam must be passed to copyright deposit before distribution;
b/ The press passed to copyright deposit must be clearly inscribed with: for copyright deposit, number of copies to be distributed, date and time of passing to copyright deposit, signature of the editor-in-chief or the authorized person.
2. Time for passing the press to copyright deposit:
a/ The daily print must be passed to copyright deposit before eight (8) a.m. every day.
b/ The print other than the dailies must be passed to copyright deposit six (6) hours before their distribution.
c/ The foreign press imported into the country under permission of the competent agencies for wide-range distribution must be passed to copyright deposit twelve (12) hours before distribution.
3. Copyright depository and number of copies of the press to be passed to copyright deposit:
a/ The press subject to copyright deposit shall be sent to:
- The Ministry of Culture and Information (the Press Department): six (6) copies (for foreign press imported for wide-range distribution, only 2 copies).
- The provincial/municipal Culture and Information Services of the localities where the press is published: one (1) copy.
- The national library: according to the regulation on copyright deposit of cultural products.
b/ The press not published in Hanoi shall be passed to copyright deposit through post to the Ministry of Culture and Information, simultaneously with the deposit to the provincial/municipal Culture and Information Services; the time of passing to copyright deposit shall be based on the postal stamp.
c/ The publications reprinted under permission must also be passed to copyright deposit as for the first-time printing.
4. The press passed to copyright deposit through post must be registered with the post offices in localities where they are published. The press passed to copyright deposit shall be sent in the quickest way and fully to the copyright deposit-receiving bodies.
5. For radio and television programs already broadcast and electronic information already launched onto the net, their written records must be kept at the press bodies for at least six (6) months and the relevant films, audio and video tapes and disks must be kept for at least thirty (30) days.
Article 17.- Press distribution
1. Press bodies shall distribute the press strictly according to the provisions of the press activity permits.
2. The post and telecommunication service shall have to distribute the domestic and imported press on the basis of contracts with the press bodies and agencies permitted to import the press in strict compliance with the prescriptions of their permits.
If organizations and individuals want to subscribe for the press through the post and telecommunication distribution system, the post and telecommunication service shall enter into contract with the press bodies in order to meet the organizations and individuals demand. Charges for transportation to each area shall comply with the distribution charge bracket promulgated by the Government.
Press bodies taking charge of part or the whole of the distribution work shall have to directly manage their distribution networks operation in strict compliance with law.
Organizations and individuals participating in the press distribution must abide by all the State’s regulations on the press distribution.
In cases where there are withdrawal orders of the Ministry of Culture and Information, the press bodies, organizations and individuals involved in the press distribution, the agencies permitted to import the press, the provincial/municipal Culture and Information Services as well as Public Security Services of the provinces and centrally-run cities shall have to execute them. The press bodies or agencies permitted to import the press shall bear all costs of the withdrawal of their publications.
3. The Ministry of Culture and Information shall, together with the State agencies in charge of the post, specify the distribution of the print. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the relevant agencies in submitting to the Prime Minister for promulgation the distribution charge rates applicable to each region in the country so as to distribute the press to the regions meeting with difficult or exceptionally difficult socio-economic conditions and communities of overseas Vietnamese.
4. The Ministry of Culture and Information shall specify the management of the contents of information received and transmitted directly via satellites, through computer networks and information rebroadcast by radio and television stations, Internet and Intranet establishments of Vietnamese organizations and foreign organizations based in Vietnam.
5. Vietnamese and foreign organizations and individuals may be entrusted by the press bodies and press-distribution establishments to distribute Vietnamese press to foreign countries.
6. The distribution of press published overseas into Vietnam must be permitted by the Ministry of Culture and Information.
Organizations and individuals that wish to import non-commercial press must obtain permits from the Ministry of Culture and Information.
Article 18.- Advertisements in the press
The press may publish or broadcast advertisements. The printing and broadcasting of advertisements in the press must comply with law provisions on advertisement on the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 19.- Press conferences
1. Organizations or individuals that wish to organize press conferences must notify such in writing to the State management agencies in charge of the press at least twenty four (24) hours before the press conferences:
a/ The central-level organizations shall notify the Ministry of Culture and Information (the Press Department);
b/ Organizations and citizens in the provinces and centrally-run cities shall notify the provincial/municipal People’s Committees (provincial/municipal Culture and Information Services);
The agendas of press conferences must conform to the functions, tasks and objectives of the concerned organizations.
2. A press conference shall be organized only after the State management agency in charge of the press issues its written consent at least six (6) hours before the press conference.
3. The Ministry of Culture and Information, the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities may refuse or suspend press conferences if detecting signs of law violations or deeming that their contents violate Article 10 of the Press Law or Article 5 of this Decree.
4. Foreign agencies, organizations, delegations and individuals in Vietnam that wish to organize press conferences shall have to abide by the regulations on foreign press activities in Vietnam.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực