Chương 3 Nghị định 51/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi: Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí
Số hiệu: | 51/2002/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/04/2002 | Ngày hiệu lực: | 11/05/2002 |
Ngày công báo: | 05/06/2002 | Số công báo: | Số 25 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung thông tin trên báo chí sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát nguyên văn văn bản kết luận đó cùng với lời xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả. Cơ quan báo chí phải đăng, phát văn bản kết luận vào đúng vị trí với cùng một kiểu, cỡ chữ (đối với báo in, báo điện tử), đúng chuyên mục đã phát sóng (đối với báo nói, báo hình) mà báo chí đã đăng, phát thông tin trên.
Thời điểm đăng, phát được tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận như sau: năm (5) ngày đối với báo ngày, đài phát thanh, đài truyền hình; mười (10) ngày đối với báo tuần và trong số ra gần nhất đối với tạp chí. Đối với tạp chí xuất bản trên ba mươi (30) ngày/kỳ thì ngoài việc phải đăng trên tạp chí đó trong số ra gần nhất, còn phải thông qua một tờ báo hàng ngày hoặc đài phát thanh, đài truyền hình có phạm vi phát hành, phủ sóng tương đương với phạm vi phát hành của tạp chí mình để đăng, phát kết luận đó và phải chịu toàn bộ phí tổn về việc cải chính.
2. Trường hợp cơ quan báo chí, tác giả tự phát hiện nội dung thông tin trên báo chí, tác phẩm của mình có nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải cải chính, xin lỗi trên báo chí của mình đồng thời phải gửi văn bản cải chính, xin lỗi đến tổ chức, cá nhân đó.
Thể thức cải chính, xin lỗi trên báo chí như quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan báo chí nhận được lời phát biểu bằng văn bản của tổ chức, cá nhân về những nội dung đề cập trên báo chí của mình khi có căn cứ cho rằng báo chí đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến họ thì phải đăng, phát lời phát biểu đó đúng vị trí, chuyên mục mà báo chí đã đăng, phát thông tin. Lời phát biểu không được vượt quá diện tích, thời lượng đã đăng, phát nội dung thông tin nói trên.
Trường hợp không nhất trí với lời phát biểu của tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí có quyền thông tin tiếp làm rõ quan điểm của mình. Sau ba (3) lần đăng, phát ý kiến phát biểu của tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có quyền yêu cầu ngừng đăng, phát các thông tin của đương sự. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đến cơ quan chủ quản của báo chí đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Thể thức, thời gian đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân như quy định tại khoản 1 Điều này.
Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát lời phát biểu của tổ chức, cá nhân nếu lời phát biểu của tổ chức, cá nhân đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cơ quan báo chí, tác giả. Trong trường hợp đó cơ quan báo chí phải gửi văn bản báo cho tổ chức, cá nhân biết, nói rõ lý do, đồng thời phải gửi báo cáo bằng văn bản tới cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Quy định cụ thể các khoản mà Điều 10 Luật Báo chí đã nêu, như sau:
1. Không được đăng, phát những tác phẩm báo chí, nghệ thuật, văn học, tài liệu trái pháp luật, có nội dung chống đối Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
2. Không được miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các tin, bài, hình ảnh về các vụ án và hành động tội ác. Không được đăng, phát tin, bài, hình ảnh, tranh, ảnh khỏa thân và có tính chất kích dâm, thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của Tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án).
4. Không được đăng, phát tin bài ảnh hưởng xấu đến đời tư, công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc người chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó. Đối với tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ tiêu cực, vi phạm pháp luật thì cơ quan báo chí thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.
5. Không được đăng, phát tin, bài truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan. Đối với loại thông tin về những vấn đề khoa học mới chưa được kết luận, những chuyện thần bí thì cần có chú dẫn xuất xứ tư liệu (nguồn gốc tác phẩm, nơi công bố, thời gian).
6. Việc sử dụng các văn kiện của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tài liệu của các tổ chức phải theo đúng những quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000.
Đối với văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, cơ quan báo chí có quyền khai thác theo nguồn tin của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin đó.
Article 4.- Correction in the press
1. When the competent State agencies make written conclusions that the contents of information in the press are untrue, distorted, slanderous or infringe upon the prestige of organizations, honor or dignity of individuals, the press bodies shall have to publish or broadcast such conclusions verbatim together with their own apologies and/or the authors. The press bodies shall have to publish or broadcast the conclusions in the same column with the same font and size of letters (for the print journalism and online journalism) or in the same program (for radio and television) which has broadcast the said information.
The time for such publication or broadcasting shall be counted from the date the press bodies receive the written conclusions, as follows: five (5) days for the dailies, radio and television; ten (10) days for the weeklies and in the very next issue, for magazines. For magazines published once every over thirty (30) days, besides publishing them on the nearest issues, the press bodies shall, through a daily or radio or television that has an equal distribution area or broadcast range, publish or broadcast such conclusions and bear all the correction costs.
2. In cases where the press bodies or authors detect by themselves that the contents of information in their press or their works are untrue, distorted, slanderous or infringe upon the prestige of organizations, honor or dignity of individuals, they shall have to make corrections or apologies in their own press and, at the same time, send written corrections or apologies to those organizations or individuals.
The mode of making correction and apology in the press shall comply with the provisions in Clause 1 of this Article.
3. The press bodies, which receive written statements about matters raised in the press from organizations or individuals that have grounds to believe that the press has given untrue or distorted information, thus slandering or hurting them, shall have to publish or broadcast such statements in the right column or program where the information has been published or broadcast. The space or time volume for such statements must not exceed the space or time volume having been devoted to publishing or broadcasting such information.
In case of disagreement with the organizations or individuals statements, the press bodies may provide more information to clarify their points of view. Where opinions of organizations, individuals and press bodies have been published or broadcast thrice but no consent is reached among the involved parties, the State management agencies in charge of the press shall have the right to request them to stop publishing or broadcasting the information. Organizations and individuals shall have the right to lodge complaints to the parent agencies of the concerned press bodies and/or the State management agencies in charge of the press or initiate lawsuits at courts according to law provisions.
The procedures and time for publishing or broadcasting statements of organizations and individuals shall comply with the provisions in Clause 1 of this Article.
The press bodies may refuse to publish or broadcast statements of organizations or individuals if such statements violate laws, infringe upon the prestige or honor of the press bodies or the authors. In that case, the press bodies shall have to send written notices to the concerned organizations or individuals, clearly stating the reasons therefor and, at the same time, send reports to the State management agencies in charge of the press.
Article 5.- Things which must not be informed in the press
To specify the provisions of Article 10 of the Press Law as follows:
1. Not to publish or broadcast those press, artistic or literary works or documents in contravention of law, with contents opposing the State of the Socialist Republic of Vietnam and undermining the entire people’s unity bloc.
2. Not to describe meticulously obscene or horrible slaughtering acts in news reports, articles or images on criminal cases and acts. Not to publish or broadcast obscene news reports, articles, images, pornographic pictures or photos, which are inaesthetic and incompatible with Vietnam’s fine customs and traditions.
3. Not to publish or broadcast personal photos without clear captions or which affect the concerned individuals prestige or honor (except for photos giving information on public meetings or collective activities, working sessions, art performances, sports and physical training, wanted persons, open court hearings or defendants in serious cases, who are serving court sentences).
4. Not to publish or broadcast news reports, articles and/or photos which badly affect the people’s private life or publicize personal documents and/or letters of individuals without consent of the senders or the receivers or the lawful owners of those documents and/or letters. For personal documents or letters related to negative phenomena or law violations, the press bodies shall comply with the provisions of Clause 6, this Article.
5. Not to publish or broadcast news reports and/or articles disseminating bad practices or superstition. For information on new scientific issues, which have yet been concluded, or mysteries, there must be cross-references to sources of materials (the works� origin, place and time of publicization).
6. The use of the Party’s, State’s and organizations documents must strictly comply with the provisions of the December 28, 2000 Ordinance on the Protection of State Secrets.
Regarding organizations� documents, individuals documents and letters relating to cases under investigation or awaiting judgment, the press bodies shall have the right to exploit their own information sources and take responsibility before law for the contents of such information.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực