Chương 4 Nghị định 49/2014/NĐ-CP: Thanh tra doanh nghiệp
Số hiệu: | 49/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 10/07/2014 |
Ngày công báo: | 02/06/2014 | Số công báo: | Từ số 557 đến số 558 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các hình thức xử lý vi phạm DNNN
Ngày 20/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các đối tượng sau phải chịu cách hình thức xử lý như:
Người quản lý, người đại diện DN sẽ áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo khi vi phạm nghĩa vụ nộp báo cáo hoặc hạ bậc lương đến buộc thôi việc khi làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại DN
Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành nếu để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, người được giao giám sát, kiểm tra doanh nghiệp nếu thiếu trách nhiệm trong việc phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước cũng sẽ bị xử lý.
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ 10/7/2014 .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp và các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm thanh tra hoặc tham gia thanh tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp khi có một trong những căn cứ theo quy định của Luật thanh tra và Nghị định này.
2. Đối với lĩnh vực đầu tư hoặc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp thì căn cứ vào kết quả giám sát, kiểm tra, Bộ quản lý ngành là chủ sở hữu của doanh nghiệp có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu tối thiểu hai (02) năm một (01) lần đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu tối thiểu một (01) năm một (01) lần đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định này.
3. Trường hợp Bộ quản lý ngành là chủ sở hữu của doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp có quyền ra quyết định thanh tra theo các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cùng cấp đối với doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của Bộ quản lý ngành quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm về việc ra quyết định thanh tra và gửi quyết định thanh tra cho Bộ quản lý ngành để phối hợp trong quá trình tiến hành thanh tra.
1. Thanh tra Chính phủ thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các doanh nghiệp cấp 2.
2. Thanh tra Bộ quản lý ngành:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 do Bộ trưởng quyết định thành lập hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ hoặc được giao cho Bộ quản lý và các doanh nghiệp cấp 2.
Đối với các doanh nghiệp cấp 1 do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mà Bộ quản lý ngành được giao là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên, thì Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra sau khi đã báo cáo và thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đối với các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp cấp 1 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp cấp 2; thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. Trường hợp Thanh tra tỉnh không đáp ứng các yêu cầu cần thiết để tiến hành thanh tra thì có trách nhiệm báo cáo Thanh tra Chính phủ để xem xét, xử lý.
4. Thanh tra sở thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở đối với doanh nghiệp cấp 1 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của các doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Khi tiến hành thanh tra đối với các doanh nghiệp, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại các Điều 46, 47, 48, 53, 54 và 55 của Luật Thanh tra và các quy định của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Căn cứ, trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra; kết luận và xử lý kết luận thanh tra đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Article 29. Inspection responsibility
1. Line ministries or provincial-level People’s Committees being owners of enterprises and agencies with the inspection function shall, within their competence, conduct inspection or participate in the inspection of the observance of law and owners’ decisions by enterprises when having one of the bases prescribed in the Inspection Law and this Decree.
2. For investment or management and use of state capital and assets invested in enterprises, line ministries being owners of enterprises shall, based on supervision and examination results, inspect the observance of law and owners’ decisions at least every two (2) years by enterprises under their management as prescribed at Point a, Clause 2, Article 30 of this Decree; provincial-level People’s Committees being owners of enterprises shall inspect the observance of law and owners’ decisions at least once (1) every year by enterprises under their management as prescribed in Clause 3, Article 30 of this Decree.
3. When line ministries being owners of enterprises fail to perform the responsibilities defined in Clause 2 of this Article or when detecting enterprises’ violations, chairpersons of provincial-level People’s Committees of localities where enterprises are based may issue decisions based on the contents under the management of provincial-level People’s Committees to inspect enterprises under the management of line ministries as prescribed in Clause 2, Article 30 of this Decree. Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall take responsibility for the issuance of inspection decisions and send inspection decisions to line ministries for coordination during inspection.
Article 30. Inspection competence
1. The Government Inspectorate may inspect the observance of law and owners’ decisions by grade-1 enterprises established under the Prime Minister’s decisions and by grade-2 enterprises.
2. Inspectorates of line ministries:
a/ To inspect the observance of law and owners’ decisions by grade-1 enterprises established under ministers’ decisions or transformed from state enterprises under ministries or assigned to ministries for management, and b y grade-2 enterprises.
For grade-1 enterprises established under the Prime Minister’s decisions of which line ministries are assigned to act as immediate superior agencies of Members’ Councils, inspectorates of ministries shall conduct inspection after reporting to and reaching agreement with the Inspector General;
b/ To inspect the observance of specialized laws, professional-technical regulations and sectoral management rules under state management of ministries by enterprises in accordance with the inspection law.
3. Inspectorates of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level inspectorates) shall inspect the observance of law and owners’ decisions by grade-1 enterprises established under decisions of chairpersons of provincial-level People’s Committees or transformed from state enterprises under provincial-level People’s Committees, and by grade-2 enterprises; inspect the observance of law by enterprises under Clause 3, Article 29 of this Decree as assigned by chairpersons of provincial-level People’s Committees. Provincial-level inspectorates that fail to meet the necessary requirements for conducting inspection shall report such to the Government Inspectorate for consideration and handling.
4. The inspectorates of provincial-level Departments shall inspect the observance of specialized laws, professional-technical regulations and sectoral management rules under the management of provincial-level Departments by grade-1 enterprises established under decisions of chairpersons of provincial-level People’s Committees or transformed from state enterprises under provincial-level People’s Committees; and the observance of specialized laws by enterprises under Clause 3, Article 29 of this Decree as assigned by chairpersons of provincial-level People’s Committees.
Article 31. Tasks and powers of inspection decision issuers and heads and members of inspection teams
While conducting inspection of enterprises, inspection decision issuers and heads and members of inspection teams shall perform the tasks and exercise the powers defined in Articles 46, 47, 48, 53, 54 and 55 of the Inspection Law and in the Government’s Decree No. 86/2011/ND-CP of September 22, 2011, detailing and guiding a number of the Inspection Law, and the Government’s Decree No. 07/2012/ND-CP of February 9, 2012, defining agencies with the specialized inspection function and specialized inspection activities.
Article 32. Inspection bases, order and procedures; making and handling of inspection conclusions
The inspection bases, order and procedures and the making and handling of inspection conclusions with regard to enterprises in the observance of law and owners’ decisions must comply with the Inspection Law; the Government’s Decree No. 86/2011/ND-CP of September 22, 2011, detailing and guiding a number of the Inspection Law, and the Government’s Decree No. 07/2012/ND-CP of February 9, 2012, defining agencies with the specialized inspection function and specialized inspection activities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực