Chương 3 Nghị định 49/2014/NĐ-CP: Kiểm tra doanh nghiệp
Số hiệu: | 49/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 10/07/2014 |
Ngày công báo: | 02/06/2014 | Số công báo: | Từ số 557 đến số 558 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các hình thức xử lý vi phạm DNNN
Ngày 20/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các đối tượng sau phải chịu cách hình thức xử lý như:
Người quản lý, người đại diện DN sẽ áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo khi vi phạm nghĩa vụ nộp báo cáo hoặc hạ bậc lương đến buộc thôi việc khi làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại DN
Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành nếu để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, người được giao giám sát, kiểm tra doanh nghiệp nếu thiếu trách nhiệm trong việc phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước cũng sẽ bị xử lý.
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ 10/7/2014 .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất việc chấp hành pháp luật và thực hiện các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp theo nội dung được quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Các doanh nghiệp cấp 1 có trách nhiệm tiến hành kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
3. Hoạt động kiểm tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ sở hữu hoặc cơ quan, tổ chức được chủ sở hữu giao đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu.
4. Hoạt động kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của chủ sở hữu hoặc theo yêu cầu quản lý của chủ sở hữu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Hoạt động kiểm tra do đoàn kiểm tra hoặc người được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tiến hành.
1. Trường hợp chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
2. Trường hợp chủ sở hữu là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra hoặc giao cho Thủ trưởng các sở, ngành trực thuộc kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
3. Trường hợp chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1, thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị của doanh nghiệp cấp 1 quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu, cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao trong việc kiểm tra đối với doanh nghiệp.
1. Ra quyết định kiểm tra:
a) Căn cứ vào kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp hàng năm đã được phê duyệt, chủ sở hữu hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao phải ra quyết định kiểm tra và gửi cho doanh nghiệp được kiểm tra, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất;
b) Trường hợp kiểm tra đột xuất, đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho doanh nghiệp được kiểm tra chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày kiểm tra.
2. Quyết định kiểm tra phải có các nội dung sau:
a) Căn cứ kiểm tra;
b) Đối tượng kiểm tra;
c) Nội dung, phạm vi kiểm tra;
d) Thời hạn tiến hành kiểm tra;
đ) Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra.
3. Thời hạn tiến hành cuộc kiểm tra tối đa là 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều đối tượng, địa bàn kiểm tra rộng, tính chất việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
4. Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Biên bản phải có các nội dung sau:
a) Ngày, tháng, năm lập biên bản;
b) Họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra;
c) Họ, tên, chức vụ của đại diện doanh nghiệp được kiểm tra;
d) Hành vi vi phạm của doanh nghiệp được kiểm tra hoặc thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp;
đ) Xác nhận của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện doanh nghiệp được kiểm tra.
1. Doanh nghiệp được kiểm tra có các quyền sau:
a) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu hoặc từ chối giải trình về các vấn đề không thuộc phạm vi, nội dung kiểm tra và nêu rõ lý do từ chối;
b) Giải trình và làm rõ những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Khiếu nại hoặc thông báo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về các quyết định, hành vi có dấu hiệu trái pháp luật của trưởng đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra, của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp được kiểm tra có trách nhiệm:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra;
b) Hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra;
c) Thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của đoàn kiểm tra, người kiểm tra; quyết định, kết luận của người ra quyết định kiểm tra.
1. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra có trách nhiệm báo cáo về kết quả kiểm tra với người ra quyết định kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đánh giá tình hình, kết quả kiểm tra;
b) Kết luận về nội dung kiểm tra;
c) Kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật và các nội dung khác (nếu có);
d) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra (nếu có);
đ) Các giải pháp khắc phục (nếu có).
2. Báo cáo kết quả kiểm tra được gửi cho người ra quyết định kiểm tra.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra và giải trình của doanh nghiệp được kiểm tra (nếu có), người ra quyết định kiểm tra phải ban hành kết luận kiểm tra.
4. Kết luận kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản và được gửi cho doanh nghiệp được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Kết luận kiểm tra được lưu trong hồ sơ quản lý doanh nghiệp.
1. Căn cứ kết quả kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra có trách nhiệm áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để chấn chỉnh và khắc phục những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Yêu cầu doanh nghiệp đưa ra các giải pháp hoặc thực hiện các giải pháp khắc phục.
2. Trường hợp kết quả kiểm tra chưa đủ để đánh giá thực trạng của doanh nghiệp thì người ra quyết định kiểm tra theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ trưởng cơ quan chủ sở hữu quyết định thanh tra theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thanh tra.
3. Trong quá trình xem xét, xử lý kết quả kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người ra quyết định kiểm tra chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm sang cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Article 23. Examination responsibility
1. Within their competence, owners being line ministries or provincial- level People’s Committees shall:
a/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, conducting regular or extraordinary examination of the observance of law and owners’ decisions by enterprises, based on the contents specified in Article 7 of this Decree;
b/ Guide the order, procedures and contents of examination of enterprises under their management in accordance with this Decree and other relevant legal documents.
2. Grade-1 enterprises shall conduct examination within grade-2 enterprises and examine the observance of law and owners’ decisions by grade-2 enterprises.
3. Regular examination of enterprises under owners’ management shall be conducted based on the functions, tasks and powers of owners or agencies or organizations assigned by owners.
4. Extraordinary examination shall be conducted when detecting enterprises’ violations of law or failure to observe owners’ decisions or to meet management requirements of owners and competent state agencies.
5. Examination shall be conducted by examination teams or persons assigned with the examination task.
Article 24. Examination competence
1. In case owners are line ministries, line ministers may decide to examine or assign heads of their attached agencies or units to examine grade-1 and grade-2 enterprises.
2. In case owners are provincial-level People’s Committees, chairpersons of provincial-level People’s Committees may decide to examine or assign heads of their attached provincial-level Departments or sectors to examine grade-1 and grade-2 enterprises.
3. In case owners are grade-1 enterprises, their Members’ Councils, company presidents or Boards of Directors may decide to examine the observance of law and owners’ decisions by grade-2 enterprises.
4. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees other than owners and related agencies and units shall, within their functions and tasks prescribed by law, coordinate with owners or agencies or units assigned by owners in examining enterprises.
Article 25. Organization of examination teams
1. Issuance of examination decisions:
a/ Based on approved annual plans on supervision, examination or inspection of enterprises, owners or heads of agencies or units assigned by owners shall issue examination decisions and send them to to-be-examined enterprises, except for extraordinary examination;
b/ In case of extraordinary examination, examination teams shall notify to-be-examined enterprises of the time and contents of examination at least 1 working day before the date of examination.
2. An examination decision must have the following contents:
a/ Bases for examination;
b/ Subjects of examination;
c/ Contents and scope of examination;
d/ Examination duration;
dd/ Full names, positions and workplaces of the head and members of the examination team or examiners.
3. The duration of an examination must not exceed 10 working days from the date of announcement of the examination decision; in case an examination involves different subjects, is conducted in large areas and is of complicated nature, the duration of examination may be longer but must not exceed 15 working days from the date of announcement of the examination decision.
4. During examination, the head of the examination team shall make a record of violations of the enterprise or to certify the collection and provision of information and documents relating to the contents of examination. Such a record must have the following contents:
a/ Date of making the record;
b/ Full name and position of the head of the examination team;
c/ Full name and position of the representative of the examined enterprise;
d/ Violations of the examined enterprise or the collected and provided information and documents;
dd/ Certification by the head of the examination team and the representative of the examined enterprise.
Article 26. Rights and obligations of examined enterprises
1. An examined enterprise has the following rights:
a/ To refuse to provide information or documents or refuse to explain the matters falling beyond the scope and contents of examination, and clearly state the reason for such refusal;
b/ To explain and clarify matters related to the contents of examination;
c/ To lodge complaints about, or notify competent agencies, organizations or persons of, illegal decisions or acts of the head or members of the examination team or of the owner in accordance with law.
2. An examined enterprise has the following responsibilities:
a/ To observe the examination decision;
b/ To cooperate with, and provide accurate, adequate and prompt information and documents at the request of, the examination team or examiner;
c/ To strictly comply with requests of the examination team or examiner; and decisions and conclusions of the examination decision issuer.
Article 27. Reports on examination results, examination conclusions
1. Within 5 working days after concluding an examination, the head of the examination team or the examiner shall report examination results to the examination decision issuer. A report on examination results has the following contents:
a/ Assessment of the situation and results of examination;
b/ Conclusion on the contents of examination;
c/ Proposed measures to handle violations and other contents (if any);
d/ Proposal to a competent agency to conduct inspection (if any);
dd/ Remedies (if any).
2. A report on examination results shall be sent to the examination decision issuer.
3. Within 5 working days after receiving a report on examination results and explanations of the examined enterprise (if any), the examination decision issuer shall issue an examination conclusion.
4. An examination conclusion must be made in writing and sent to the examined enterprise and related agencies, organizations and individuals, and inserted in the enterprise management dossier.
Article 28. Handling of examination results
1. Based on examination results, examination decision issuers shall apply according to their competence measures to remove difficulties and problems of enterprises, and request enterprises to set out solutions or implement remedies.
2. In case examination results are insufficient for assessing the actual state of enterprises, examination decision issuers shall decide according to their competence or propose heads of owners’ agencies to decide on inspection according to their competence to propose competent agencies to issue inspection decisions.
3. In the course of considering and handling examination results, if detecting criminal signs, examination decision issuers shall forward dossiers of violations to competent investigation agencies in accordance with law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực