Chương 2 Nghị định 49/2014/NĐ-CP: Giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu
Số hiệu: | 49/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 10/07/2014 |
Ngày công báo: | 02/06/2014 | Số công báo: | Từ số 557 đến số 558 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các hình thức xử lý vi phạm DNNN
Ngày 20/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các đối tượng sau phải chịu cách hình thức xử lý như:
Người quản lý, người đại diện DN sẽ áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo khi vi phạm nghĩa vụ nộp báo cáo hoặc hạ bậc lương đến buộc thôi việc khi làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại DN
Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành nếu để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, người được giao giám sát, kiểm tra doanh nghiệp nếu thiếu trách nhiệm trong việc phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước cũng sẽ bị xử lý.
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ 10/7/2014 .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.
2. Chủ sở hữu là các doanh nghiệp cấp 1 có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.
3. Trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo phân công, phân cấp về quản lý nhà nước và thực hiện các quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.
1. Phân công, phân cấp và giao nhiệm vụ thống nhất việc giám sát các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc; quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn về nội dung giám sát, hình thức giám sát, quy định và tổ chức thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động giám sát đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
3. Định kỳ sáu (06) tháng tối thiểu 1 lần, trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp; trường hợp cần thiết có thể mời thêm hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp tham dự để nắm tình hình về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu.
4. Kịp thời áp dụng các biện pháp quản lý hoặc các biện pháp khác theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
5. Căn cứ vào kết quả giám sát doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra.
6. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành vi không tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật được phát hiện qua hoạt động giám sát.
7. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp được giao hoặc thuộc quyền quản lý nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp quản lý cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn.
1. Định kỳ hàng năm xây dựng nội dung, hoạt động giám sát và tổng hợp chung vào kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước trình chủ sở hữu phê duyệt.
2. Tiếp nhận thông tin, báo cáo về các nội dung giám sát doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật khác liên quan.
3. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Kiến nghị với chủ sở hữu theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra căn cứ vào kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp.
5. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của chủ sở hữu và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành kiểm tra, thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước.
6. Căn cứ nhiệm vụ được giao, phân công cán bộ chuyên trách thường xuyên theo dõi, nắm tình hình về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và quản lý, tổ chức bộ máy để triển khai các nhiệm vụ về giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước.
7. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu về việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc khi có sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
1. Căn cứ vào các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan, thực hiện giám sát trong nội bộ doanh nghiệp về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu; giám sát thường xuyên thông qua người đại diện đối với các doanh nghiệp góp vốn.
2. Căn cứ vào các quy định pháp luật có liên quan và hướng dẫn của chủ sở hữu, tổ chức hệ thống thông tin, báo cáo về tình hình kinh doanh và quản lý nội bộ nhằm phục vụ cho công tác giám sát tại doanh nghiệp và giám sát thông qua người đại diện đối với các doanh nghiệp góp vốn.
3. Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc các biện pháp quản lý khác theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục tiêu bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, không tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
5. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ sở hữu, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chấp hành pháp luật, tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
6. Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi để xảy ra sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp quản lý cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn.
1. Trên cơ sở kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm đã được phê duyệt xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể tại doanh nghiệp mà mình là người đại diện hoặc được giao kiểm soát.
2. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
3. Kiến nghị với chủ sở hữu theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp nhằm chấn chỉnh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
4. Kiến nghị với chủ sở hữu theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra căn cứ vào kết quả giám sát đối với các doanh nghiệp.
5. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp quản lý, đề xuất, kiến nghị của chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ sở hữu về việc thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều này; về tính trung thực của các thông tin, báo cáo hoặc khi để xảy ra sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp được giao giám sát nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn.
1. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua các hình thức sau:
a) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp;
b) Xem xét, tổng hợp, đánh giá báo cáo của kiểm soát viên;
c) Tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra và báo cáo giám sát, kiểm toán;
d) Tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến doanh nghiệp theo thẩm quyền.
2. Đối với doanh nghiệp cấp 1 mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp và các hình thức giám sát quy định tại Điểm c, Điểm d, Khoản 1 Điều này.
3. Đối với các doanh nghiệp cấp 2 thì doanh nghiệp cấp 1 và Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp cấp 1 thực hiện giám sát thông qua báo cáo của người đại diện tại doanh nghiệp.
1. Căn cứ vào quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên xem xét, tổng hợp, đánh giá các báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên hoặc người đại diện.
2. Khi xem xét, đánh giá báo cáo tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm sát viên hoặc người đại diện, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có quyền yêu cầu doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung hoặc giải trình về những vấn đề có liên quan nhằm làm rõ về các nội dung giám sát. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu đại diện doanh nghiệp, kiểm soát viên hoặc người đại diện trực tiếp trình bày các nội dung còn chưa rõ trong báo cáo.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan đến lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức đánh giá độc lập nhằm làm rõ về các nội dung giám sát.
1. Các cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra có trách nhiệm gửi kết luận kiểm tra, thanh tra, điều tra hoặc báo cáo giám sát, kiểm toán doanh nghiệp cho chủ sở hữu để thực hiện việc giám sát.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị, đánh giá, biện pháp xử lý và tình hình thực hiện các kết luận giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra hoặc báo cáo kiểm toán vào báo cáo kết quả giám sát đối với doanh nghiệp.
1. Chủ sở hữu theo thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo có liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp hoặc quyết định, hành vi của người quản lý và người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Kết quả tiếp nhận, xem xét, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đối với doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hoặc quyết định, hành vi của người quản lý, người lao động làm việc tại doanh nghiệp được gửi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp tổng hợp vào báo cáo kết quả giám sát.
1. Báo cáo của kiểm soát viên, người đại diện tại các doanh nghiệp cấp 1 được thực hiện như sau:
a) Báo cáo được lập theo định kỳ hàng quý, năm và gửi cho chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp (doanh nghiệp do Bộ quản lý thì gửi Bộ Tài chính và doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý thì gửi Sở Tài chính);
b) Báo cáo quý không gửi chậm quá ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo; báo cáo năm gửi không chậm quá ngày 31 tháng 1 của năm kế tiếp.
2. Đối với doanh nghiệp cấp 2, chế độ báo cáo của người đại diện do chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1 quy định cụ thể. Khi gửi báo cáo cho chủ sở hữu, người đại diện tại doanh nghiệp cấp 2 đồng thời có trách nhiệm gửi cho Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu của doanh nghiệp cấp 1.
1. Định kỳ sáu (06) tháng và hàng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện các hình thức giám sát quy định tại các Điều 16, 17, 18 của Nghị định này, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo kết quả giám sát gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có liên quan. Báo cáo kết quả giám sát phải gửi kèm theo báo cáo tự giám sát của từng doanh nghiệp, báo cáo giám sát của kiểm soát viên hoặc của người đại diện tại doanh nghiệp. Thời hạn gửi báo cáo 06 tháng không muộn quá ngày 31 tháng 8 của năm báo cáo; báo cáo năm không muộn quá ngày 31 tháng 5 năm kế tiếp.
2. Báo cáo kết quả giám sát bao gồm các nội dung sau đây:
a) Đặc điểm, tình hình của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của chủ sở hữu và thực trạng công tác quản lý đối với doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (cơ sở pháp lý và các quyết định của chủ sở hữu);
b) Tóm tắt kết quả tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên, của người đại diện tại doanh nghiệp;
c) Kết quả giám sát của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo các nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này;
d) Đánh giá kết quả giám sát của chủ sở hữu và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về mức độ chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp (theo các mức: chấp hành và tuân thủ đầy đủ; chấp hành và tuân thủ một phần; chưa chấp hành và không tuân thủ); đánh giá về mức độ bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
đ) Giải pháp đã áp dụng của chủ sở hữu hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có); kiến nghị hoặc đề xuất các giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiểm tra, thanh tra (nếu có).
3. Báo cáo kết quả giám sát được lưu vào hồ sơ quản lý doanh nghiệp nhà nước của chủ sở hữu và được công khai theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kết quả giám sát, chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị được chủ sở hữu giao có trách nhiệm:
1. Xem xét, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; tạo điều kiện để doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đã được phê duyệt.
2. Đôn đốc và kịp thời áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm chấn chỉnh hoạt động của doanh nghiệp.
3. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kỷ luật đối với Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Xử lý theo thẩm quyền đối với người quản lý doanh nghiệp, người đại diện khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định của chủ sở hữu và các vi phạm pháp luật khác.
4. Quyết định kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
5. Chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm.
SUPERVISION OF THE OBSERVANCE OF LAW AND OWNERS’ DECISIONS
Section 1. SUPERVISION RESPONSIBILITY
Article 10. Supervision competence
1. Owners being line ministries or provincial-level People’s Committees have the competence to supervise the observance of law and owners’ decisions by grade-1 and grade-2 enterprises.
2. Owners being grade-1 enterprises have the competence to supervise the observance of law and owners’ decisions by grade-2 enterprises.
3. Within the scope of their state management, ministries, ministerial- level agencies and provincial-level People’s Committees other than owners shall coordinate with owners in supervising the observance of law and owners’ decisions according to state management assignment and decentralization and exercise the owners’ rights toward enterprises.
Article 11. Responsibilities of owners being line ministries or provincial-level People’s Committees
1. To assign and decentralize the uniform supervision of enterprises under their management to their attached agencies, organizations and units; to detail the tasks and powers of agencies, organizations and units that act as focal points in uniformly supervising enterprises.
2. To guide the contents and forms of supervision, stipulate, and organize the implementation of, regimes on information and reporting on supervision, examination, and handling of violations in supervisory activities for enterprises under their management in accordance with this Decree and other relevant legal documents.
3. At least once every six (6) months, to work directly with agencies, organizations and units that act as focal points in uniformly supervising enterprises; when necessary, to invite members’ councils, company presidents, controllers and representatives to attend these working sessions to grasp the situation of observance of law and owners’ decisions.
4. To timely apply management measures or other measures according to their competence or propose competent agencies or organizations to apply necessary measures to remove difficulties and problems in the business activities of enterprises.
5. Based on the results of supervision of enterprises, to conduct examination or inspection according to their competence or propose competent state agencies to do so.
6. To handle according to their competence or propose competent state agencies to handle agencies, organizations, units or individuals that commit illegal acts or failing to observe owners’ decisions which are detected through supervision.
7. Line ministers or chairpersons of provincial-level People’s Committees shall take responsibility before law and the Prime Minister for violations leading to losses of state capital or assets at enterprises assigned to them for management or under their management if they fail to implement or fully implement necessary preventive management measures.
Article 12. Responsibilities of agencies, organizations and units assigned by owners to act as focal points in uniformly supervising enterprises
1. To annually work out supervision contents and activities and include them in plans on supervision, examination and inspection of state enterprises for submission to owners for approval.
2. To receive information and reports on the contents of supervision of enterprises in the observance of law and owners’ decisions as prescribed in this Decree and other relevant regulations.
3. To implement regulations on information and reporting on the observance of law and owners’ decisions by enterprises under owners’ management in accordance with this Decree and other relevant regulations.
4. To propose owners according to their competence or request competent state agencies to examine and inspect enterprises based on supervision results.
5. To assume the prime responsibility for, or coordinate with agencies, organizations or units under owners’ management and related agencies and organizations in, examining or inspecting state enterprises.
6. Based on their assigned tasks, to assign full-time officers to regularly monitor and grasp the operation, management and organizational apparatus of state enterprises for organizing the supervision of state enterprises.
7. Heads of agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises shall take responsibility before law and owners for the performance of their assigned tasks or for violations leading to losses of state capital or assets at enterprises.
Article 13. Responsibilities of Members’ Councils and company presidents at enterprises in which the State holds 100% charter capital
1. Pursuant to this Decree and relevant regulations, to supervise the observance of law and owners’ decisions within enterprises; to conduct regular supervision of capital-contributing enterprises through representatives.
2. Based on relevant regulations and owners’ guidance, to organize systems of information and reporting on the business and internal management situation to serve supervision at enterprises and supervision of capital-contributing enterprises through representatives.
3. To take measures to remove difficulties and problems or other management measures at the request of owners or competent state agencies in order to preserve capital and raise the business efficiency.
4. To handle according to their competent or propose owners or competent state agencies to handle agencies, organizations, units or individuals under their management that violate law or fail to observe owners’ decisions as prescribed by law.
5. To periodically or extraordinarily report the observance of law and owners’ decisions by enterprises to owners or competent state agencies in accordance with this Decree and other relevant regulations.
6. Members’ Councils and company presidents shall take responsibility before law and the Prime Minister, line ministers and chairpersons of provincial-level People’s Committees for violations leading to losses of state capital or assets at enterprises if they fail to implement or fully implement necessary preventive management measures.
Article 14. Responsibilities of controllers and representatives
1. Based on approved annual plans on supervision, examination and inspection of state enterprises, to formulate specific plans on supervision at enterprises of which they are representatives or which they are assigned to control.
2. To periodically or extraordinarily report the observance of law and owners’ decisions to owners or competent state agencies in accordance with this Decree and other relevant regulations.
3. To propose owners according to their competence or request competent state agencies to apply appropriate management measures to remove difficulties or problems for enterprises.
4. To propose owners according to their competence or request competent state agencies to examine and inspect enterprises based on supervision results.
5. To monitor and urge the implementation of management measures, proposals and petitions of owners and competent state agencies by enterprises.
6. To take responsibility before law and owners for the implementation of their responsibilities prescribed in this Article; for the accuracy of information and reports; or for violations leading to losses of state capital or assets at enterprises assigned to them for supervision if they fail to implement or fully implement necessary preventive measures.
Section 2. FORMS OF SUPERVISION
Article 15. Forms of supervision
1. For grade-1 enterprises in which the State holds 100% charter capital, owners being line ministries or provincial-level People’s Committees shall conduct supervision in the following forms:
a/ Considering, synthesizing and assessing self-supervision reports of enterprises;
b/ Considering, synthesizing and assessing reports of controllers;
c/ Synthesizing petitions, assessments, handling measures and implementation of examination, inspection or investigation conclusions and supervision or audit reports;
d/ Receiving, considering and settling according to their competence proposals, reports, complaints or denunciations related to enterprises.
2. For grade-1 enterprises in which the State holds over 50% of charter capital, their owners being line ministries or provincial-level People’s Committees shall conduct supervision based on reports of representatives and in the forms specified at Points c and d, Clause 1 of this Article.
3. For grade-2 enterprises, grade-1 enterprises and line ministries or provincial-level People’s Committees being owners of grade-1 enterprises shall conduct supervision based on reports of representatives.
Article 16. Supervision through considering, synthesizing and assessing self-supervision reports of enterprises or reports of controllers or representatives
1. Pursuant to Article 7 of this Decree, agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises shall regularly consider, synthesize and assess self-supervision reports of enterprises or reports of controllers or representatives.
2. When considering and assessing self-supervision reports of enterprises or reports of controllers or representatives, agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises may request enterprises, controllers or representatives to provide
additional information or documents or to explain relevant matters for clarifying the contents of supervision. When necessary, they may request persons representing enterprises, controllers or representatives to directly present unclear contents in the reports.
3. Agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises shall take the initiative in coordinating with agencies, organizations, units or individuals involved in the business fields or lines of enterprises in clarifying, or hire independent assessment organizations to clarify, the contents of supervision.
Article 17. Supervision through synthesizing petitions, assessments, handling measures and implementation of examination, inspection or investigation conclusions, supervision and audit reports
1. Agencies with supervision, examination, inspection, audit or investigation competence shall send examination, inspection or investigation conclusions or supervision and audit reports of enterprises to owners for supervision.
2. Agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises shall synthesizing petitions, assessments, handling measures and implementation of supervision, examination, inspection or investigation conclusions or audit and supervision reports on enterprises.
Article 18. Supervision through receiving, considering and settling proposals, reports, complaints or denunciations related to enterprises
1. Owners shall, according to their competence, receive, consider and settle proposals, reports, complaints or denunciations directly related to the operation of enterprises, or decisions or acts of managers and laborers of enterprises in accordance with the laws on complaints and denunciations and relevant legal documents.
2. The results of receiving, considering and settling proposals, reports, complaints or denunciations related to the operation of enterprises, or decisions or acts of managers and laborers of enterprises shall be sent to agencies, organizations or units assigned to act as focal points in uniformly supervising enterprises for inclusion in supervision reports.
Section 3. REPORTING REGIME AND HANDLING OF SUPERVISION RESULTS
Article 19. Self-supervision reports of enterprises
Based on the guidance of their owners being line ministries or provincial-level People’s Committees as prescribed in Clause 2, Article 11 of this Decree, enterprises in which the State holds 100% charter capital shall prepare self-supervision reports on the observance of law and owners’ decisions.
Article 20. Reports of controllers or representatives
1. Reports of controllers or representatives at grade-1 enterprises are prescribed as follows:
a/ Reports shall be made on a quarterly basis and an annual basis and sent to owners and corporate finance management agencies (the Ministry of Finance, for enterprises under its management, or provincial-level Finance Departments, for enterprises managed by provincial-level People’s Committees);
b/ Quarterly reports must be sent no later than the 15th of the first month of the subsequent quarter while annual reports must be sent no later than January 31 of the subsequent year.
2. For grade-2 enterprises, their owners being grade-1 enterprises shall issue the reporting regime applicable to representatives. Representatives at grade-2 enterprises shall send reports to their owners and concurrently to line ministries or provincial-level People’s Committees being owners of grade-1 enterprises.
Article 21. Reports on supervision results of owners being line ministries or provincial-level People’s Committees
1. Every six (6) months and every year, based on the results of supervision in the forms specified in Articles 16, 17 and 18 of this Decree, owners being line ministries or provincial-level People’s Committees shall make and send reports on supervision results to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Government Inspectorate and related agencies. A report on supervision results must be enclosed with a self- supervision report of each enterprise and the supervision report of the controller or representative. Biannual reports must be sent no later than August 31 of the reporting year while annual reports must be sent no later than May 31 of the subsequent year.
2. A report on supervision results has the following contents:
a/ Characteristics and situation of enterprises under owners’ management and actual state of management of enterprises in the reporting period (legal grounds and owners’ decisions);
b/ Summary of the results of self-supervision by enterprises, reports of controllers or representatives;
c/ Results of owners’ supervision of enterprises in the observance of law and owners’ decisions, based on the contents specified in Article 7 of this Decree;
d/ Assessment of the results of supervision by owners, ministries, ministerial-level agencies and related agencies, organizations and individuals, of the observance of law and owners’ decisions by enterprises (by the following levels: full observance, partial observance, and non-observance); assessment of the preservation and development of state capital at enterprises;
dd/ Solutions already taken by owners or related agencies, organizations or individuals (if any); proposed remedies or examination or inspection (if any).
3. Reports on supervision results shall be filed with owners’ dossiers of management of state enterprises and publicized in accordance with law.
Article 22. Handling of supervision results
Based on supervision results, owners or agencies or units assigned by owners shall:
1. Consider and promptly solve according to their competence difficulties and problems related to the operation of enterprises; and create conditions for enterprises to fulfill approved business targets and plans.
2. Urge and timely apply according to their competence measures to rectify the operation of enterprises.
3. Propose the Prime Minister to discipline chairpersons of Members’ Councils or company presidents of enterprises established under the Prime Minister’s decisions. Handle according to their competence enterprise managers or representatives who fail to implement or fully implement information and reporting regulations, fail to observe or fully observe regulations of owners, or commit other violations.
4. Decide on examination or inspection of enterprises according to their competence defined in this Decree.
5. Forward dossiers of violations to competent investigation agencies for examination of penal liability when detecting criminal signs.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực