Chương 1 Nghị định 49/2014/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 49/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 10/07/2014 |
Ngày công báo: | 02/06/2014 | Số công báo: | Từ số 557 đến số 558 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các hình thức xử lý vi phạm DNNN
Ngày 20/5/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các đối tượng sau phải chịu cách hình thức xử lý như:
Người quản lý, người đại diện DN sẽ áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo khi vi phạm nghĩa vụ nộp báo cáo hoặc hạ bậc lương đến buộc thôi việc khi làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại DN
Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh cũng phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành nếu để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, người được giao giám sát, kiểm tra doanh nghiệp nếu thiếu trách nhiệm trong việc phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước cũng sẽ bị xử lý.
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ 10/7/2014 .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
1. Các doanh nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 1), bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập;
b) Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần do các doanh nghiệp cấp 1 là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp và nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi chung là doanh nghiệp cấp 2).
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền, phân cấp hoặc giao thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, kiểm soát viên, người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giám sát doanh nghiệp nhà nước” là hoạt động theo dõi, tổng hợp và phân tích, đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.
2. “Kiểm tra doanh nghiệp nhà nước” là hoạt động xem xét, xác minh, làm rõ và kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất theo căn cứ, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.
3. ‘‘Thanh tra doanh nghiệp nhà nước” là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền định kỳ hoặc đột xuất theo căn cứ, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.
4. “Chủ sở hữu” là cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp cấp 1 khi đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác.
5. “Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp” là Bộ Tài chính và Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp).
6. “Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp” (sau đây viết tắt là Người đại diện) là cá nhân được chủ sở hữu ủy quyền bằng văn bản để thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.
7. “Người quản lý doanh nghiệp” là Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng (không bao gồm Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng lao động).
8. “Doanh nghiệp nhà nước” là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
1. Trường hợp các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác về giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, thì áp dụng theo quy định của các điều ước quốc tế hoặc pháp luật chuyên ngành đó.
2. Đối với các doanh nghiệp do Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp cấp 1 là chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp và nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ, thì Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và doanh nghiệp cấp 1 căn cứ vào các quy định tại Nghị định này quy định cụ thể về quy chế giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại doanh nghiệp.
1. Nắm bắt, phản ánh và đánh giá đúng đắn về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó kịp thời chấn chỉnh hoặc áp dụng các biện pháp phù hợp, giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Giúp các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu phát hiện những yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xem xét, xử lý.
3. Kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp khắc phục, hoàn thiện.
4. Tăng cường thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích việc chia sẻ, nhân rộng những kinh nghiệm tốt, mô hình kinh doanh có hiệu quả giữa các doanh nghiệp nhà nước.
1. Tuân theo các quy định của pháp luật và bảo đảm tính khách quan, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch.
2. Tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa chủ sở hữu, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra.
3. Không làm cản trở hoạt động bình thường của các doanh nghiệp là đối tượng giám sát, kiểm tra, thanh tra và các chủ thể có liên quan khác.
4. Không trùng lặp về phạm vi, nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra, thanh tra giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
1. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật trên các lĩnh vực sau đây:
a) Quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; chế độ tài chính và giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp;
c) Tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động; đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ, chính sách khác đối với người quản lý doanh nghiệp, người đại diện và người lao động làm việc tại doanh nghiệp;
d) Quy định của pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh; quy định, quy trình về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
đ) Các quy định của pháp luật về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu quả hoạt động và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
e) Các quy định của pháp luật khác theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quyết định của chủ sở hữu về các nội dung sau:
a) Việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đã được phê duyệt; nhiệm vụ công ích được giao cho doanh nghiệp; các dự án đầu tư nhóm A, B đã được phê duyệt;
b) Việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; tăng, giảm vốn điều lệ; vay nợ, cho vay nợ (trong nước và nước ngoài); huy động vốn; nghĩa vụ tài sản; mua, bán tài sản có giá trị (từ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc theo quy định trong Điều lệ); việc góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác theo chủ trương đã phê duyệt;
c) Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; thành lập, giải thể các đơn vị mới trực thuộc theo đề án đã phê duyệt;
d) Việc thực hiện các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; việc thực hiện các nhiệm vụ hoặc tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế theo quyết định hoặc quy định của chủ sở hữu;
đ) Việc thực hiện các quyết định liên quan đến tuyển dụng, quản lý, sử dụng; thực hiện chế độ, chính sách; đánh giá hoạt động, khen thưởng, kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp và người lao động;
e) Việc thực hiện các quyết định khác liên quan đến kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra; đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản lý và điều hành đối với doanh nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp;
g) Các nội dung khác theo yêu cầu của chủ sở hữu.
1. Quý IV hàng năm, căn cứ vào tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thuộc quyền quản lý, chủ sở hữu là Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước. Nội dung về thanh tra của kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải thống nhất với Định hướng chương trình thanh tra do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ và kế hoạch thanh tra của chủ sở hữu; chủ sở hữu là doanh nghiệp cấp 1 xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra đối với các doanh nghiệp cấp 2.
2. Kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, đối tượng, phạm vi giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với mỗi doanh nghiệp và được gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước có liên quan để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để phối hợp thực hiện; kế hoạch giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu là các doanh nghiệp cấp 1 phải được gửi cho Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp để lấy ý kiến và sau khi phê duyệt để phối hợp thực hiện.
1. Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước giữa các Thanh tra Bộ và giữa Thanh tra Bộ với Thanh tra tỉnh.
2. Chánh Thanh tra bộ quản lý ngành chủ trì xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì xử lý chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ pháp luật và chấp hành các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh; giữa các Thanh tra sở; chủ trì, phối hợp với Chánh Thanh tra bộ quản lý ngành giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4. Việc xử lý chồng chéo theo quy định tại Điều này được thực hiện thông qua hoạt động hướng dẫn, điều phối lập kế hoạch trong quá trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch giám sát, kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp nhà nước hàng năm theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. Trường hợp có phát sinh chồng chéo trong quá trình thực hiện kế hoạch, thì ưu tiên hoạt động kiểm tra, thanh tra do chủ sở hữu hoặc cơ quan, đơn vị có thẩm quyền được chủ sở hữu giao tiến hành.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides the supervision, examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises.
Article 2. Subjects of application
1. State enterprises (below referred to as grade-1 enterprises), including:
a/ Single-member limited liability companies being parent companies of economic groups; parent companies of state corporations; parent companies after the parent company-subsidiary model; and independent single-member limited liability companies established under decisions of the Prime Minister or ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies (below collectively referred to as line ministries), or People’s Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial- level People’s Committees);
b/ Joint-stock companies and limited liability companies with two or more members in which the State holds over 50% of charter capital and line ministries or provincial-level People’s Committees are owners of invested capital.
2. Limited liability companies or joint-stock companies in which grade-1 enterprises are owners of invested capital and hold over 50% of charter capital (below collectively referred to as grade-2 enterprises).
3. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees; owners, organizations and individuals authorized by owners, decentralized or assigned to exercise the rights and perform the obligations of owners, controllers, authorized representatives for capital amounts invested in enterprises, and other agencies, organizations and individuals involved in the supervision, examination and inspection of state enterprises.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Supervision of state enterprises means regular or periodical monitoring, synthesization, analysis and assessment by competent agencies or organizations of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises according to the law-prescribed order and procedures.
2. Examination of state enterprises means periodical or extraordinary consideration, verification, clarification and conclusion by competent state agencies of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises according to the law-prescribed bases, order and procedures.
3. Inspection of state enterprises means periodical or extraordinary consideration, assessment, and handling by competent state agencies of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises according to the law-prescribed bases, order and procedures.
4. Owner means an agency or organization assigned or decentralized to exercise the rights and perform the obligations of the owner toward state- owned single-member limited liability companies and state capital amounts at enterprises, including line ministry, provincial-level People’s Committee and grade-1 enterprise, when investing capital in other enterprises.
5. State management agencies in charge of corporate finance include the Ministry of Finance and Finance Departments of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as corporate finance management agencies).
6. Authorized representative for capital amount invested in an enterprise (below referred to as representative) means an individual authorized in writing by the owner to exercise the rights and perform the responsibilities and obligations of the owner at an enterprise.
7. Enterprise managers include chairpersons and members of Members’ Councils, Boards of Directors or company presidents, controllers, directors general, deputy directors general or directors, deputy directors, and chief accountants (excluding directors general, directors, deputy directors general, deputy directors and chief accountants working under labor contracts).
8. State enterprise means an enterprise in which the State holds over 50% of charter capital.
Article 4. Application of law in the supervision, examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises
1. In case treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or specialized laws otherwise provide the supervision, examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises, such treaties or specialized laws prevail.
2. For enterprises in which line ministries, provincial-level People’s Committees or grade-1 enterprises are owners of invested capital and hold no more than 50% of charter capital, these line ministries, provincial-level People’s Committees or grade-1 enterprises shall, pursuant to this Decree, issue specific regulations on supervision, examination and assessment of the use efficiency of capital invested in such enterprises.
Article 5. Purposes of supervision, examination and inspection
1. To correctly grasp, report and assess the observance of law and owners’ decisions by state enterprises for promptly taking remedies or appropriate measures to assist the enterprises in addressing their shortcomings and limitations in order to raise their business efficiency.
2. To assist state management agencies and owners in detecting weaknesses in business activities of state enterprises; to identify causes and responsibilities of related agencies, organizations and individuals and handle them according to competence or report to competent persons for consideration and handling.
3. To promptly detect loopholes and problems in policies, laws and management mechanisms applicable to state enterprises in order to propose solutions to competent state agencies.
4. To increase publicity and transparency in activities of state enterprises; to encourage the sharing and expansion of good experiences and effective business models among state enterprises.
Article 6. Principles of supervision, examination and inspection
1. Complying with law and ensuring objectivity, accuracy, promptness, publicity and transparency.
2. Enhancing effective coordination between owners, agencies, organizations and individuals assigned with supervision, examination and inspection tasks and other related agencies, organizations and individuals in supervision, examination and inspection work.
3. Not impeding normal operation of enterprises subjected to supervision, examination and inspection and other related entities.
4. Ensuring no overlap in the scope, contents, subjects and time frames of examinations and inspections conducted by competent agencies, organizations and persons.
Article 7. Contents of supervision, examination and inspection
1. To supervise, examine and inspect the observance of law in the following fields:
a/ Management and use of state capital and assets; financial regime applicable to and financial supervision of enterprises under the Government’s Decree No. 61/2013/ND-CP of June 25, 2013, and guiding documents;
b/ Reorganization, renewal, and consolidation of the organization and operation, of enterprises; formulation and implementation of development investment strategies, master plans and plans and production and business plans for enterprises;
c/ Recruitment, management and employment of laborers; assessment, commendation and disciplining of, and salaries, bonuses and other regimes and policies toward, managers, representatives and laborers of enterprises;
d/ Observance of specialized laws concerning the business fields and lines of enterprises and of professional-technical regulations and processes and managerial rules in these business fields and lines;
dd/ Observance of regulations on supervision, examination, inspection, assessment of the operation efficiency and implementation of regulations on information, reporting, publicity and transparency in the business activities, by enterprises;
e/ Observance of other regulations at the request of owners or competent state agencies.
2. To supervise, examine and inspect the observance of owners’ decisions concerning:
a/ Implementation of approved production and business strategies and plans and development investment plans; public-utility tasks assigned to enterprises; and approved investment projects of groups A and B;
b/ Distribution of profits, and setting up and use of funds; increase or decrease of charter capital; borrowing and provision of (domestic and foreign) loans; capital raising; asset liabilities; purchase and sale of valuable assets (accounting for 50% or more of charter capital or as prescribed in the charter); contribution, holding, increase or decrease of capital of enterprises at other enterprises under approved policies;
c/ Implementation of business targets, tasks and lines; reorganization, ownership transformation, dissolution and bankruptcy claim; establishment and dissolution of attached units under approved plans;
d/ Implementation of market development, marketing and technological solutions; performance of tasks or participation in the provision and assurance of essential public-utility products and services of the economy under decisions or regulations of owners;
dd/ Implementation of decisions relating to recruitment, management and employment of laborers; implementation of regimes and policies; operation assessment, commendation and disciplining of managers and laborers of enterprises;
e/ Implementation of other decisions relating to the results of supervision, examination and inspection; assessment of production and business efficiency, management and administration of enterprises by competent state agencies; and performance of tasks and exercise of powers of managers of enterprises;
g/ Other contents at the request of owners.
Article 8. Formulation and approval of annual plans on supervision, examination and inspection of state enterprises
1. In the fourth quarter every year, based on the operation situation of state enterprises under their management, line ministries or provincial-level People’s Committees shall direct the formulation, approval and implementation of annual plans on supervision, examination and inspection of state enterprises. These plans’ inspection contents must be consistent with orientations of the Prime Minister-approved inspection programs, the Government Inspectorate’s guidance on formulation of inspection plans and owners’ inspection plans; grade-1 enterprises shall formulate, approve and implement plans on supervision and examination of grade-2 enterprises.
2. An annual plan on supervision, examination and inspection of state enterprises must specify the objectives, contents, subjects and scope of supervision, examination and inspection of each enterprise and shall be sent to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Government Inspectorate and related ministries, sectors and state agencies for opinion and, after being approved, for coordinated implementation; supervision and examination plans of grade-1 enterprises shall be sent to line ministries, provincial-level People’s Committees and state inspection agencies of the same level for opinion and, after being approved, for coordinated implementation.
Article 9. Handling of overlap in the examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises
1. The Inspector General shall assume the prime responsibility for handling overlap in the scope, subjects, contents and time of inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises, among the inspectorates of ministries and between the inspectorates of ministries and provincial-level inspectorates.
2. Chief inspectors of line ministries shall assume the prime responsibility for handling overlap in the scope, subjects, contents and time of examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises under the ministries’ state management; and coordinate with provincial-level chief inspectors in handling overlap in the scope, subjects, contents and time of inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises in provinces or centrally run cities.
3. Provincial-level chief inspectors shall assume the prime responsibility for handling overlap in the scope, subjects, contents and time of examination and inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises under the state management of provincial-level People’s Committees; and among the inspectorates of provincial-level Departments; and assume the prime responsibility for, and coordinate with chief inspectors of line ministries in, handling overlap in the scope, subjects, contents and time of inspection of the observance of law and owners’ decisions by state enterprises in provinces or centrally run cities.
4. The handling of overlap prescribed in this Article shall be conducted through guidance and coordination during the formulation and approval of annual plans on supervision, examination and inspection of state enterprises under Article 8 of this Decree. For overlap occurring in the course of plan implementation, priority shall be given to examination and inspection conducted by owners or competent agencies or units assigned by owners.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực