Chương II Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa: Nội dung và cách ghi nhãn hàng hóa
Số hiệu: | 43/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2017 |
Ngày công báo: | 27/04/2017 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu, cách ghi xuất xứ, định lượng, thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa.
1. Những nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa
Nghị định 43/2017 quy định nhãn hàng hóa phải thể hiện những nội dung sau:
- Tên hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Những nội dung khác tùy vào tính chất loại hàng hóa.
Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.
2. Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa
Theo quy định tại Nghị định số 43/CP, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thời gian trước sử dụng.
Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43 năm 2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất.
3. Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản
Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định số 43/NĐ-CP năm 2017 phải được công khai những thông tin sau:
- Tên hàng hóa;
- Hạn sử dụng;
- Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Hướng dẫn sử dụng;
- Cảnh báo an toàn (nếu có).
4. Xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa
Nghị định 43 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 43/2017, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có).
Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói,...
Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa và các thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và bãi bỏ Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.
Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt.
2. Hàng hóa được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hóa đó.
a) Cơ sở sản xuất hàng hóa là thành viên trong một tổ chức như công ty, tổng công ty, tập đoàn, hiệp hội và các tổ chức khác thì có quyền ghi tên hoặc tên và địa chỉ và các nội dung khác của tổ chức đó trên nhãn khi được các tổ chức này cho phép.
b) Hàng hóa có cùng thương hiệu được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, được ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đó trên nhãn hàng hóa nếu chất lượng của hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa đó công bố hoặc đăng ký lưu hành và phải bảo đảm truy xuất được nguồn gốc của hàng hóa.
3. Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất gắn với xuất xứ của hàng hóa đó và ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu số đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế.
4. Hàng hóa của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng hóa đó.
5. Hàng hóa được một tổ chức, cá nhân nhượng quyền về nhãn hàng hóa thì ngoài việc thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này còn phải ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền.
6. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện lắp ráp, đóng gói, đóng chai thì trên nhãn phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân lắp ráp, đóng gói, đóng chai đó và phải ghi tên hoặc tên và địa chỉ, và các nội dung khác của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi lắp ráp, đóng gói, đóng chai khi được các tổ chức, cá nhân này cho phép.
1. Hàng hóa định lượng bàng đại lượng đo lường thì phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
2. Hàng hóa định lượng bằng số đếm thì phải ghi định lượng theo số đếm tự nhiên.
3. Trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hóa thì phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hóa và định lượng tổng của các đơn vị hàng hóa.
4. Trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng.
5. Trường hợp tên chất chiết xuất, tinh chất từ các nguyên liệu tự nhiên ghi kèm tên hàng hóa thì phải ghi thành phần định lượng chất chiết xuất, tinh chất hoặc khối lượng nguyên liệu tương đương dùng để tạo ra lượng chất chiết xuất, tinh chất đó.
6. Cách ghi định lượng hàng hóa quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
1. Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch.
Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
“ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
2. Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng.
3. Đối với hàng hóa được san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại phải thể hiện ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại và hạn sử dụng phải được tính từ ngày sản xuất được thể hiện trên nhãn gốc.
4. Cách ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng được quy định cụ thể tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định này.
Hàng hóa có cách ghi mốc thời gian khác với quy định tại khoản 1 Điều này quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định này.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
2. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó.
Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt.
1. Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi.
Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.
2. Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái của hàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc ghi theo một trong các tỷ lệ: Khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.
Trường hợp thành phần hàng hóa được định lượng bằng các đại lượng đo lường phải ghi định lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
3. Đối với một số loại hàng hóa, việc ghi thành phần, thành phần định lượng được quy định như sau:
a) Đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.
Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì phải ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”;
b) Đối với thuốc dùng cho người, vắc xin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phải ghi thành phần và hàm lượng các hoạt chất;
c) Đối với mỹ phẩm phải ghi thành phần bao gồm cả các chất phụ gia;
d) Đối với đồ gia dụng kim khí, đồ dùng được chế tạo từ một loại nguyên liệu chính quyết định giá trị sử dụng thì phải ghi tên thành phần nguyên liệu chính cùng với tên hàng hóa và không phải ghi thành phần và thành phần định lượng.
4. Thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa có cách ghi khác với quy định tại khoản 3 Điều này quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.
1. Thông số kỹ thuật và dung sai của thông số này (nếu có), thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp không có quy định cụ thể, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định thông số kỹ thuật, dung sai và thông tin cảnh báo. Thông tin cảnh báo ghi trên nhãn bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng các ký hiệu theo thông lệ quốc tế và quy định liên quan.
Giá trị khoảng dung sai được thể hiện trên nhãn phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì không được ghi theo hướng tạo lợi thế cho chính hàng hóa đó.
2. Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi các thông số kỹ thuật cơ bản.
3. Thuốc dùng cho người, vắc xin, sinh phẩm y tế, chế phẩm sinh học phải ghi:
a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
b) Số giấy đăng ký lưu hành thuốc, số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
4. Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật phải ghi:
a) Chỉ định, cách dùng, chống chỉ định của thuốc (nếu có);
b) Số đăng ký, số lô sản xuất, dạng bào chế, quy cách đóng gói;
c) Các dấu hiệu cần lưu ý cho từng loại thuốc theo quy định hiện hành.
5. Đối với thực phẩm ghi giá trị dinh dưỡng thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa thể hiện giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa bảo đảm thể hiện khoảng giá trị dinh dưỡng tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp thể hiện một giá trị cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng.
6. Thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp của hàng hóa thuộc loại đặc biệt có sử dụng chất bảo quản mà đã quy định liều lượng sử dụng và xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại đối với người, động vật và môi trường phải ghi tên chất bảo quản kèm theo các thành phần này.
7. Hàng hóa hoặc thành phần của hàng hóa đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gen ghi theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
8. Thông số kỹ thuật; thông tin cảnh báo của hàng hóa có cách ghi khác với quy định tại Điều này thì ghi theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan.
1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa được thể hiện mã số, mã vạch, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và những nội dung khác (nếu có). Những nội dung thể hiện thêm không được trái với pháp luật và phải bảo đảm trung thực, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa, không che khuất, không làm sai lệch những nội dung bắt buộc trên nhãn.
2. Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời là phụ gia thực phẩm, hóa chất, không có bao bì thương phẩm để bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân bán hàng phải công khai các thông tin sau để người tiêu dùng nhận biết:
1. Tên hàng hóa;
2. Hạn sử dụng;
3. Cảnh báo an toàn (nếu có);
4. Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
5. Hướng dẫn sử dụng.
LABEL CONTENTS AND PRESENTATION THEREOF
Article 10. Mandatory information to be shown on label
1. Mandatory information to be shown on a label:
a) Name of goods;
b) Name and address of entity responsible for the goods;
c) Origin of goods;
d) Other details in conformity with the nature of the goods prescribed in Appendix I of this Decree and relevant legislative documents.
2. If the goods acquiring any part of nature appropriate to multiple groups in the Appendix I or not governed by any regulation in legislative documents, the entity responsible for the goods shall, according to the primary use of the goods, self-identify the suitable group for the goods for inserting the information prescribed in Point d Clause 1 of this Article.
3. If the surface area of the goods is insufficient enough for all mandatory information on the label, the information prescribed in Points a, b, and c Clause 1 of this Article shall be given priority, the information prescribed in Point d Clause 1 of this Article shall be shown in the booklet of the goods to which the label shall clearly indicate.
In case of the goods being medical equipment, the representation of the information prescribed in Point d Clause 1 of this Article shall be consistent with Appendix I of this Decree.
The name of the goods shall be put in the noticeable and legible place on the label.
The name of goods shall be shown in the biggest size in comparison with other mandatory information on the label.
The name presented shall be named by the manufacturer. The name may not mislead the nature, use, and ingredients of the goods.
If the goods is wholly or partly named after an ingredient therein, the ingredient’s quantity shall be presented, except for the case prescribed in Clause 4 Article 13 of this Decree.
Article 12. Name and address of entity responsible for the good
1. The name and address of the entity on the label shall not be abbreviated.
2. For domestically manufactured goods, their labels must show the name of the entity and the address of the manufacturer.
a) The manufacturer being a member of a company, general company, group, union, and another organization shall be entitled to bear name or name and address, and other information of such organization on the label with its consent.
b) In case of goods with same brand name to be manufactured in multiple manufacturers, the entity responsible for the goods is entitled to label its name and address provided that the quality of goods is considered conformable with quality standards which has been declared or registered for circulation and the traceability is guaranteed.
3. For goods imported for circulation in Vietnam, their labels must show the name and address of the manufacturer and the name and address of the importer.
In case of goods being medical equipment imported for circulation in Vietnam, their labels must show the name and address of the manufacturer together with its origin and the name and address of the owner of registration number.
4. For goods imported into Vietnam by organizations or individuals acting as sale agents directly for foreign traders, their labels must show the name and address of the manufacturer and the name and address of the organization or individual acting as agents to sell such goods.
5. For goods of which the label has been franchised out, apart from the information prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article, the name and address of the franchisor are also required.
6. With regard to entity engaging in assembly, packing, or bottling, the name and address of such entity shall be presented, and the name or name and address and other information of the manufacturer shall also be presented before the assembly, packing, or bottling with the consent of the manufacturer.
1. If quantity of the goods is expressed as a unit of measurement, the quantity shall be presented as prescribed in Vietnam’s law on measurement.
2. If quantity of the goods is expressed as a numerical count, the quantity shall be presented according to natural numbers.
3. In case there are different units of goods contained in a commercial container, the quantity of each unit of goods and the aggregate quantity of all units of goods must be shown.
4. If an additive is used for giving color, fragrance, flavor which are enclosed with the name of the goods, its quantity is not required to be presented.
5. If the name of an extract/essence from natural materials is enclosed with the name of the goods, the ingredient quantity of the extract, essence; or the equivalent material quantity to be used for obtaining such an amount of the extract/essence shall be presented.
6. The presentation of quantities on goods labels shall comply with Appendix II of this Decree.
Article 14. Date of manufacture, expiry date
1. Date of manufacture, expiry date shall be written in the "dd-mm-yy(yy)" format (according to solar calendar). If it is presented in another order, such date must be noted in Vietnamese.
Each number indicating the date, month, and year shall be written in two digits, the number indicating the year may particularly be written in four digits. The number indicating date, month, and year of a point of time shall be presented in the same line.
Month of manufacture, if required, shall be written in the “mm-yy(yy)” format (according to solar calendar).
Year of manufacture, if required, shall be written in the “yyyy” format (according to solar calendar).
“date of manufacture", “expiry date” shall be fully presented or abbreviated in capital letters as follows: ”NSX", “HSD” or “HD" (“MFG” or “EXP”).
2. If the date of manufacture and expiry date must be presented as prescribed in Appendix I of this Decree while the date of manufacture has been printed on the label as prescribed in Clause 1 of this Article, the permitted expiry date is the period of time beginning from the date of manufacture and otherwise the expiry date has been printed on the label, the permitted date of manufacture is the period of time before the expiry date.
3. If the goods has been portioned, extracted, refilled, or repacked, the respective date must be presented and the expiry date shall begin from the date of manufacture and be shown on the original label.
4. The presentation of date of manufacture and expiry date shall be specified in Section 1 Appendix III of this Decree.
The goods that are presented in the manners other than those prescribed in Clause 1 of this Article shall be consistent with Section 2 Appendix III of this Decree.
1. Manufacturers and importers shall self-identify and label the origin of goods truthfully, accurately, and consistently with law on origin of goods or agreements to which Vietnam has acceded or signed.
2. Labeling of origin of goods: Labeling the goods with “produced in” or “manufactured in”, “made in”, “origin” or produced by” and the country’s name or region from which the goods is produced.
The country’s name or region from which the goods is produced shall not be abbreviated forms.
Article 16. Ingredients, ingredient quantities
1. Ingredients to be presented shall include names of materials, including additives which are used in the manufacture and present in the final product although possibly in a modified form.
If the names of ingredients are shown on labels of goods for the purpose of attracting attention to the goods, the quantities of such ingredients must be shown, except for the case prescribed in Clause 4 Article 13 of this Decree.
2. Ingredient quantities to be presented shall include ingredients together with the quantity of each ingredient. Depending on the nature and state of goods, ingredient quantity shown may be the weight of such ingredient per unit of product or one of these ratios: weight to weight; weight to volume; volume to volume, percentage of weight; or percentage of volume.
If quantities of the goods' ingredients are expressed as units of measurement, the quantities shall be presented in accordance with Vietnam's law.
3. For certain kinds of goods, ingredients and ingredient quantities shall be presented as follows:
a) For foodstuffs, their ingredients must be listed in descending order predominance by weight.
For additives, the name of the category of additives and the name of the additive and International Numbering System - INS (if any) must be presented; for additives which are flavorings, sweeteners or colorings, apart from the above-mentioned contents, whether such additives are “natural”, “nature-identical”, “synthetic”, or “artificial” must be listed;
b) For drugs for human use, vaccines, medical bio-products, biologicals, veterinary drugs and plant protection drugs, the ingredients and content of active elements must be shown;
c) For cosmetics, their ingredients, including additives, must be shown;
d) For domestic metal appliances and articles created from a principal material which determines their usage value, the names of ingredients of the principal material shall be shown together with the name of the goods but the goods’ ingredients or ingredient quantities are not required to be shown.
4. Ingredients or ingredient quantities of goods which are presented in ways different from those stipulated in Clause 3 of this Article are included in Appendix IV to this Decree.
Article 17. Specifications, warnings
1. Specifications and tolerance thereof (if any), warnings must be consistent with relevant law provisions. In case of unavailability of specific law provisions, the entity responsible for labeling shall self-identify the specifications, tolerance thereof and warnings of the goods. The warnings shall be presented in forms of letters, pictures, or symbols in conformity with international practice and relevant regulations.
The tolerance range to be presented shall be consistent with relevant law provisions and applied standards. If tolerance is presented with a specific value, it may not be shown in such a manner that gives advantages to the goods.
2. Electrical or electronic appliances, machinery and equipment must be presented with essential specifications.
3. Drugs for human use, vaccines, medical bio-products, biologicals must be presented with:
a) Indications, uses and contraindications (if any) of medicines;
b) Registration number, import permit, manufacture lot batch, preparation form and packing specifications;
c) Signs which should be taken into account for each kind of drug according to current regulations.
4. Veterinary drugs, plant protection products shall be presented with:
a) Indications, uses and contraindications (if any) of medicines;
b) Registration number, manufacture lot batch, preparation form and packing specifications;
c) Signs which should be taken into account for each kind of drug according to current regulations.
5. For foodstuff to be presented with nutritional value, the entity responsible for the goods shall label the range of nutritional value in accordance with relevant law provisions and applied standards. If a specific value is required, the mean value of nutritional value shall be presented.
6. For ingredients or substances in compound ingredients of goods of special categories which contain preservatives with prescribed dosage and included on the list of those which may be allergic or harmful to humans, animals and the environment, the names of preservatives accompanying these ingredients must be shown.
7. For goods or goods ingredients which have been irradiated or genetically modified, their labels shall be presented in accordance with regulations of law and treaties to which Vietnam is a contracting party.
8. Specifications; warnings of the goods to be presented in a manner other than those prescribed in this Article shall be presented in accordance with Appendix V of this Decree and relevant law provisions.
Article 18. Other information to be presented
1. The entity responsible for the goods may label codes, bar codes, standard marks, regulation marks and other information (if any). Such additional information must not contravene the laws and must be truthful, precise and true to the substance of goods, not conceal or mislead the mandatory information on the label.
2. A label may not represent any picture or information relating to sovereignty dispute and other sensitive information which may affect security, politics, economy, society, diplomatic relations, and find tradition of Vietnam.
Article 19. Mandatory information regarding goods to be packaged simply, goods in bulk without commercial containers
For goods to be packaged simply, goods in bulk which are food additives, chemicals, without commercial containers to be sold directly to consumers, sellers shall make public the following information:
1. Name of goods;
2. Expiry date;
3. Safety warning (if any);
4. Name and address of entity responsible for the goods;
5. Instructions for use.