Chương 1 Nghị định 43/1999/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 43/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 29/06/1999 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2000 |
Ngày công báo: | 08/08/1999 | Số công báo: | Số 29 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
27/04/2004 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư.
Chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua các hình thức:
a) Cho vay đầu tư;
b) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
2. Việc huy động vốn trong và ngoài nước để cho vay trung hạn, dài hạn của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
1. Chỉ hỗ trợ cho những dự án đầu tư Nhà nước cần khuyến khích, có hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.
2. Một dự án có thể được hỗ trợ đồng thời bằng hình thức cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3. Việc cho vay vốn đầu tư phải thực hiện theo đúng mục tiêu và tiến độ đầu tư của dự án.
4. Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được duyệt.
2. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian từ khi nhận khoản vay đầu tiên đến thời điểm trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.
3. Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian chưa phải trả nợ gốc, từ khi khởi công xây dựng công trình hoặc mua sắm thiết bị đến khi hoàn thành đưa vào sản xuất kinh doanh.
4. Thời hạn trả nợ là thời gian từ khi dự án kết thúc thời hạn ân hạn cho đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.
5. Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian quy định phải trả nợ trong thời hạn trả nợ.
6. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giữa Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng được uỷ thác với chủ đầu tư.
7. Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Quỹ hỗ trợ phát triển với tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho bên đi vay.
8. Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về bảo lãnh tín dụng đầu tư giữa Quỹ hỗ trợ phát triển với bên được bảo lãnh.
9. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
10. Hợp đồng hỗ trợ lãi suất là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư giữa Quỹ hỗ trợ phát triển với chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án.
11. Tổ chức cho vay là Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng được Quỹ hỗ trợ phát triển uỷ thác cho vay.
Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển là một bộ phận của kế hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng; phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu về nguồn vốn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có phân theo các hình thức: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
1. Vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển.
2. Vốn ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
3. Vốn thu hồi nợ hàng năm.
4. Vốn từ phát hành Trái phiếu Chính phủ.
5. Vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại.
6. Vốn do Quỹ hỗ trợ phát triển huy động:
a) Vay các Quỹ: Tích lũy trả nợ nước ngoài, Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội;
b) Huy động khác theo quy định của pháp luật.
7. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được sử dụng để đáp ứng cho các nhu cầu:
1. Cho vay đầu tư;
2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
3. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư;
4. Trả nợ vốn vay.
Article 1.- The purpose of the State’s development investment credits is to support the development investment projects of different economic sectors in a number of branches, domains and key economic programs of the State as well as in the regions meeting with difficulties that need the investment promotion.
The Government shall set up the Development Support Fund for the implementation of the State’s development investment supportive policies.
Article 2.- Scope of regulation
1. This Decree stipulates the State’s development investment credits provided through the following forms:
a/ Investment loans;
a/ Post-investment interest-rate support;
c/ Investment credit guaranty.
2. The mobilization of capital inside and outside the country for the provision of medium- and long-term loans by credit institutions shall comply with the provisions of the Law on Credit Institutions.
Article 3.- Principles on the State’s development investment credits
1. To support only those State’s projects which need to be promoted, have socio-economic efficiency and are capable of repaying the borrowed capital.
2. One project may be supported concurrently with investment loan and investment credit guaranty.
3. The lending of investment capital shall have to comply with a project’s objectives and investment schedule.
4. To borrow State’s development investment credit capital, a project must have its financial plan and borrowed capital-repayment plan appraised by the Development Support Fund and the loan must be approved by the Fund before the investment is decided.
Article 4.- In this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. The total investment capital is the total investment and construction costs (including the capital for initial production), which is also the limit of the maximum expenditure for the ratified project.
2. The lending term is a period from the time of receipt of the first loan to the time of full repayment of all debts under the credit contract.
3. The grace period is a period of time during which a loan’s principal shall not be repaid, lasting from the time the project construction or the equipment procurement starts to the time the project is completed and put into production and business.
4. The debt-repayment term is a period of time from the expiry of the grace period to the full repayment of debts under the credit contract.
5. The debt-repayment time-limit is a duration prescribed for the debt-repayment within the debt-repayment term.
6. The credit contract is a written economic contract on the borrowing of the State’s development investment credits, signed between the Development Support Fund or the mandated credit institution and the investor.
7. The investment credit guaranty is a commitment made by the Development Support Fund with the capital-lending credit institution to the full and timely debt repayment by the borrowing party. Where the borrowing party cannot repay the debt or fails to fully repay the due debt, the Development Support Fund shall have to pay the debt for the borrowing party.
8. The guaranty contract is a written economic contract on investment credit guaranty, signed between the Development Support Fund and the guaranteed party.
9. The post-investment interest-rate support means the State, through the Development Support Fund, gives a partial support in term of interest rate for the investors who borrow capital from credit institutions for investment in the projects after such projects have been completed and put into use.
10. A contract on interest-rate support is a written economic contract on the post-investment interest-rate support, signed between the Development Support Fund and the investor who borrows capital from a credit institution for investment in a project.
11. The lending organization may be the Development Support Fund or a credit institution, which is mandated by the Development Support Fund to provide loans.
Article 5.- The development investment credit plan constitutes part of the State’s development investment plan, aimed at realizing the strategic socio-economic development objectives, structurally compatible with different branches, domains and regions; fully reflecting the norms on capital sources and the total State’s development investment credit capital, which shall be classified into such forms as investment loans, post-investment interest-rate support and investment credit guaranty.
Article 6.- Sources of the State’s development investment credit capital:
1. The charter capital of the Development Support Fund.
2. The State budget capital allocated annually.
3. The capital from the annual debt recovery.
4. The capital generated from the issuance of the Government bonds.
5. The foreign loan and aid capital, used by the Government for re-lending.
6. The capital mobilized by the Development Support Fund:
a/ Borrowings from the funds: Accumulations for foreign debt payment, postal savings and social insurance;
b/ Other mobilizations provided for by law.
7. Other sources prescribed by law.
Article 7.- Sources of the State’s development investment credit capital shall be used to meet the following demands:
1. Loans for investment;
2. Providing the post-investment interest-rate support;
3. Performing the investment credit guaranty obligation;
4. Repaying debts.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực