Chương IV Nghị định 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 40/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2017 |
Ngày công báo: | 20/04/2017 | Số công báo: | Từ số 285 đến số 286 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 40/2017/NĐ-CP về hoạt động chế biến, sản xuất, kinh doanh muối.
1. Quy hoạch đất làm muối
Nghị định 40/2017 có quy định: Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất làm muối. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố, công khai sau đó.
Cũng theo đó, Nghị định 40/CP năm 2017 quy định dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dự án này phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Sản xuất, kinh doanh muối
Nghị định 40/NĐ-CP năm 2017 quy định điều kiện kinh doanh sản xuất, chế biến muối đối với tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp, theo đó: yêu cầu đối với thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh muối là không gây ô nhiễm hoặc gây nhiễm mặn với môi trường xung quanh; có cách biệt khoảng cách với khu vực bị ô nhiễm; có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 40 của Chính phủ thì cá nhân, hộ gia đình có đầu tư kho chứa muối, máy, thiết bị sản xuất muối, dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối được hỗ trợ như sau
- 100% lãi suất vay cho hai năm đầu, 50% lãi suất cho năm thứ ba. (Mức vay tối đa 100% giá trị đầu tư thiết bị sản xuất muối)
- Phần chênh lệch giữa lãi suất vay thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện dự án (Mức vay tối đa 70% giá trị của dự án và thời hạn vay không quá 12 năm.)
- Kinh phí để giảm tổn thất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối còn được hưởng các ưu đãi về thuế.
3. Chính sách đạo tạo nghề làm muối
Người dân sản xuất muối được hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng về kỹ thuật sản xuất muối.
Tổ chức, cá nhân đầu tư vào chế biến, sản xuất muối được hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước 1 lần cho thời gian được hỗ trợ không quá 6 tháng và mức hỗ trợ tối đa 1 tỷ.
Nghị định 40/2017/NĐ-CP về chế biến, sản xuất, kinh doanh muối có hiệu lực từ ngày 20/5/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quản lý nhà nước về muối.
2. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành muối theo quy định tại Nghị định này và quy hoạch tổng thể diện tích đất làm muối và sản xuất, kinh doanh muối được phê duyệt; chỉ đạo kiện toàn hệ thống quản lý ngành muối từ trung ương đến các địa phương; xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh muối.
3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất muối tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý về sản xuất, kinh doanh muối.
4. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực muối.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất muối thực hiện kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến muối; kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với muối.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cân đối cung cầu muối, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tạm trữ muối phù hợp với từng thời kỳ.
7. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch mua, bán và bảo quản muối dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
8. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất muối; kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu; an toàn thực phẩm muối.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo quy định hiện hành và quy định tại Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng, thực hiện kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất muối; các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối.
3. Hàng năm kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách đầu tư phát triển ngành muối theo quy định tại Nghị định này.
1. Hướng dẫn, cân đối, bố trí nguồn vốn chi sự nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh, muối trong kế hoạch hằng năm theo quy định hiện hành và quy định tại Nghị định này.
2. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối cung cầu muối, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc dự trữ muối phù hợp với từng thời kỳ.
3. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá muối theo Luật giá.
1. Rà soát quy hoạch các doanh nghiệp hóa chất có sử dụng muối làm nguyên liệu và các phụ phẩm từ sản xuất muối (thạch cao, nước ót) gắn với vùng sản xuất muối trong nước; chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tiêu thụ muối trong nước phục vụ ngành công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp khác.
2. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tiết lưu thông muối trong từng thời kỳ bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn thị trường muối.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm tra, kiểm soát, chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh muối.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở cân đối cung cầu, điều hành xuất khẩu, nhập khẩu muối hàng năm.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nhu cầu sử dụng đất làm muối trong khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đảm bảo đủ diện tích đất làm muối trong phạm vi cả nước.
3. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất muối thích ứng với biến đổi khí hậu.
1. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến muối phục vụ tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất, chế biến muối của Nhà nước.
1. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với muối thực phẩm theo quy định của pháp luật về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
2. Xây dựng mới hoặc rà soát, sửa đổi bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối thực phẩm (muối tăng cường vi chất i-ốt) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung i-ốt vào thực phẩm phù hợp với từng thời kỳ.
3. Hướng dẫn sử dụng muối đối với người vì lý do bệnh lý không sử dụng được loại thực phẩm tăng cường vi chất i-ốt.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối tại địa phương; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định mức chi và bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương hằng năm để hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất muối.
2. Thực hiện quy hoạch sản xuất, kinh doanh muối của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối tại địa phương.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất muối theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất, chế biến, kinh doanh muối tại địa phương. Sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
5. Chịu trách nhiệm về điều tiết giá muối trên địa bàn. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp hỗ trợ để điều tiết giá thị trường nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống của người sản xuất muối.
6. Kiểm tra việc sản xuất, chế biến, kinh doanh muối. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối; xử lý những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối tại địa phương.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 16. The Ministry of Agriculture and Rural Development
1. To submit to the Prime Minister for promulgation documents on state management of salt.
2. To perform the state management of the salt industry under this Decree and approved master plans on salt-making land and salt production and trading; to direct the strengthening of the salt industry management system from the central to local level; to formulate, and direct the implementation of, master plans and policies on salt production and trading development.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and People Committees of salt-making provinces and centrally run cities in, directing the management of salt production and trading.
4. To develop, and guide the implementation of, standards and national technical regulations applicable to the salt industry.
5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and People’s Committees of salt-making provinces and centrally run cities in, conducting food quality and safety inspections in the process of salt production and processing; to conduct periodical and unscheduled inspections of the observance of the law on food safety with regard to salt products.
6. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance in, regulating salt supply-demand balance and propose the Prime Minister to consider and decide on temporary reserves of salt in each period.
7. To coordinate with the Ministry of Finance in formulating plans on purchase, sale and storage of national reserve salt in accordance with the law on national reserves.
8. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, examining and inspecting the implementation of master plans and plans on salt production management; to inspect the quality of imported salt and food safety with regard to salt products.
Article 17. The Ministry of Planning and Investment
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development and related units in, balancing and allocating state budget funds for investment in infrastructure facilities for salt production under medium- term and annual public investment plans according to current regulations and this Decree.
2. To assume the prime responsivity for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, guiding the formulation and implementation of plans on funding sources for salt production development; and investment projects to build salt production infrastructure.
3. Annually, to inspect the implementation of policies on investment in the salt industry in accordance with this Decree.
Article 18. The Ministry of Finance
1. To guide, balance and allocate non-business funds to support the management of salt production and trading under annual plans in accordance with current regulations and this Decree.
2. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in regulating supply-demand balance and propose the Prime Minister to consider and decide on salt reserves in conformity with realities in each period.
3. To direct the implementation of measures to valorize salt prices in accordance with the Law on Price.
Article 19. The Ministry of Industry and Trade
1. To review the planning of chemical enterprises using salt as raw material and by- products from salt production (gypsum, bittern) in light of salt production areas; to direct and formulate plans on consumption of locally produced salt to serve the chemical industry and other industries.
2. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in regulating salt circulation in each period, ensuring salt supply-demand balance and stabilization of the salt market.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, inspecting, controlling and fighting against speculation to manipulate the market, production and trading of fake goods, trade frauds and other illegal acts in salt production and trading.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, in regulating annual salt import and export on the basis of balancing supply and demand.
Article 20. The Ministry of Natural Resources and Environment
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, conducting inspection and examination of the implementation of regulations on environmental protection by salt production and trading establishments.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, balancing the demand for salt-making land when formulating national land use master plans and plans, ensuring sufficient land areas for salt production nationwide.
3. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in proposing and formulating plans on development of salt production in response to climate change.
Article 21. The Ministry of Science and Technology
1. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in placing orders for researching and testing advanced technologies and equipment in salt production and processing serving the restructuring of the salt industry toward increasing added value and sustainable development.
2. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in planning and investing in the building of state-owned establishments specialized in research, application and transfer of scientific and technological advances in salt production and processing.
Article 22. The Ministry of Health
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, performing the state management of food-grade salt in accordance with the law on fortification of food with micronutrients.
2. To formulate or review, amend and supplement national technical regulations on food-grade salt (iodine-fortified salt) and national technical regulations on substances used to add iodine to food in conformity with realities in each period.
3. To guide the use of salt by persons who, for medical reasons, cannot use iodine- fortified food.
Article 23. Provincial-level People’s Committees
1. To perform the state management of salt production, processing and trading in their localities; to formulate and promulgate mechanisms and policies on, provide levels of, and annually allocate local budget funds for, provision of support for investment in salt production.
2. To implement local master plans on salt production and trading in conformity with the national master plan; to direct provincial-level Agriculture and Rural Development Departments to perform the state management of salt production, processing and sale in their localities.
3. To direct and organize the grant of land use right certificates to salt producers in accordance with the land law.
4. To conduct dissemination about and organize the implementation of master plans on salt production, processing and trading in their localities. To use funds of national target programs on hunger eradication and poverty reduction and building of a new countryside, credit capital and other lawful sources to invest in salt production, processing and trading.
5. To take responsibility for regulation of salt prices in their localities. To report to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance for submission to the Prime Minister support measures to regulate market prices to stabilize production and lives of salt farmers.
6. To inspect the production, processing and trading of salt. To supervise and inspect the implementation of standards and national technical regulations on food quality, safety and hygiene, occupational safety and environmental protection by salt production, processing and trading establishments; to handle violations in accordance with law.
7. To make periodical or irregular reports on salt production, processing and trading in their localities at the request of the Prime Minister or related ministries and sectors.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực