Chương I Nghị định 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối: Quy định chung
Số hiệu: | 40/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2017 |
Ngày công báo: | 20/04/2017 | Số công báo: | Từ số 285 đến số 286 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 40/2017/NĐ-CP về hoạt động chế biến, sản xuất, kinh doanh muối.
1. Quy hoạch đất làm muối
Nghị định 40/2017 có quy định: Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất làm muối. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố, công khai sau đó.
Cũng theo đó, Nghị định 40/CP năm 2017 quy định dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dự án này phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Sản xuất, kinh doanh muối
Nghị định 40/NĐ-CP năm 2017 quy định điều kiện kinh doanh sản xuất, chế biến muối đối với tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp, theo đó: yêu cầu đối với thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh muối là không gây ô nhiễm hoặc gây nhiễm mặn với môi trường xung quanh; có cách biệt khoảng cách với khu vực bị ô nhiễm; có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 40 của Chính phủ thì cá nhân, hộ gia đình có đầu tư kho chứa muối, máy, thiết bị sản xuất muối, dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối được hỗ trợ như sau
- 100% lãi suất vay cho hai năm đầu, 50% lãi suất cho năm thứ ba. (Mức vay tối đa 100% giá trị đầu tư thiết bị sản xuất muối)
- Phần chênh lệch giữa lãi suất vay thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện dự án (Mức vay tối đa 70% giá trị của dự án và thời hạn vay không quá 12 năm.)
- Kinh phí để giảm tổn thất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối còn được hưởng các ưu đãi về thuế.
3. Chính sách đạo tạo nghề làm muối
Người dân sản xuất muối được hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng về kỹ thuật sản xuất muối.
Tổ chức, cá nhân đầu tư vào chế biến, sản xuất muối được hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước 1 lần cho thời gian được hỗ trợ không quá 6 tháng và mức hỗ trợ tối đa 1 tỷ.
Nghị định 40/2017/NĐ-CP về chế biến, sản xuất, kinh doanh muối có hiệu lực từ ngày 20/5/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ gia đình; cá nhân trong nước hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp thực hiện đầu tư vào hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối trên lãnh thổ Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Muối là hợp chất, có thành phần chính là Natri Clorua (công thức hóa học: NaCl), được sản xuất từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối.
2. Muối thô là muối được sản xuất từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối chưa qua chế biến, có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn TCVN 9638:2013.
3. Muối tinh là muối đã qua chế biến, có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn TCVN 9639:2013.
4. Muối công nghiệp là muối có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn TCVN 9640:2013.
5. Muối thực phẩm là muối được bổ sung tăng cường vi chất i-ốt dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm, có hàm lượng các chất theo quy chuẩn QCVN 9-1:2011/BYT.
6. Sản xuất muối là quá trình làm ra muối từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối.
7. Sản xuất muối thủ công là quá trình sản xuất được thực hiện trên đồng muối, gồm: Nhiều đơn vị sản xuất, mỗi đơn vị sản xuất có lưu trình từ bốc hơi nước biển đến kết tinh muối và có quy mô nhỏ theo hộ gia đình; quá trình sản xuất sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu.
8. Sản xuất muối quy mô công nghiệp là quá trình sản xuất muối trên diện tích tập trung, quy mô lớn và được thiết kế tuân thủ theo quy trình công nghệ phân đoạn kết tinh, gồm: Các khu bốc hơi nước biển, khu kết tinh thạch cao và khu kết tinh muối riêng biệt, thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản muối.
9. Chế biến muối là quá trình sử dụng thiết bị, kỹ thuật để chế biến muối thô thành loại muối có chất lượng cao hơn; muối được bổ sung tăng cường vi chất i-ốt cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của con người.
10. Kinh doanh muối bao gồm các hoạt động mua, bán, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, dự trữ lưu thông, vận chuyển, bảo quản muối.
11. Đất làm muối là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công.
1. Muối là mặt hàng thiết yếu được Nhà nước thống nhất quản lý trên phạm vi cả nước đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
2. Nội dung quản lý nhà nước về muối, gồm:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh muối;
b) Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối;
c) Xây dựng, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm muối;
d) Tổ chức điều tiết cung cầu, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng muối, dự trữ quốc gia muối, bình ổn giá muối ăn và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối theo quy định pháp luật.
Article 1. Scope of regulation
This Decree prescribes the management of salt production, processing and trading.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to domestic organizations, including enterprises, cooperatives, cooperative unions and cooperative groups; households; and individuals engaged in salt production, processing and trading activities.
2. Foreign organizations and individuals directly investing in salt production, processing and trading activities in the Vietnamese territory shall be regulated by this Decree and relevant laws.
3. In case a treaty to which Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Decree, such treaty shall prevail.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Salt means a compound with the main component being sodium chloride (chemical formula: NaCl) which is produced from seawater or saline groundwater or exploited from salt mines.
2. Crude salt means salt which is produced from seawater or saline groundwater or exploited from salt mines, has not yet been processed, and contains substances with contents complying with Vietnam standard TCVN 9638:2013.
3. Refined salt means salt which has been processed and contains substances with contents complying with Vietnam standard TCVN 9636:2013.
4. Industrial salt means salt which contains substances with contents complying with Vietnam standard TCVN 9640:2013./
5. Food-grade salt means salt which is fortified with iodine for direct use or use in food processing and contains substances with contents complying with Vietnam technical regulation QCVN 9-1:2011/BYT.
6. Salt production means the process of making salt from seawater or saline groundwater or exploiting salt from salt mines.
7. Manual salt production means the process of producing salt in salterns, involving many production units each conducting the whole process from seawater evaporation to salt crystallization; production activities are carried out on a household-based scale primarily by manual labor.
8. Industrial-scale salt production means the process of producing salt on a large and centralized scale designed based on the technological process of fractional crystallization with seawater evaporation ponds, gypsum crystallizing ponds and salt crystallizing ponds which are separated from one another in order to facilitate mechanization of salt production, harvest and preservation.
9. Salt processing means the process of using equipment and applying techniques to process crude salt into salt of higher quality and salt fortified with iodine which is necessary for human growth and development.
10. Salt trading covers salt purchase, sale, processing, import, export, reserve, circulation, transportation and preservation.
11. Salt-making land means land areas under salt production development master plans approved by competent authorities, including land for industrial-scale salt production and land for manual salt production.
Article 4. State management of salt
1. Salt is an essential commodity the production, processing and trading of which are uniformly managed by the State nationwide.
2. Contents of state management of salt:
a/ Formulating, and organizing the implementation of, master plans and policies on salt production, processing and trading development;
b/ Promulgating, disseminating, and organizing the implementation of, legal documents on salt production, processing and trading;
c/ Formulating, and organizing the implementation of, standards and national technical regulations on salt products;
d/ Regulating salt supply and demand, salt import and export, salt quality management, national salt reserves, valorization of edible salt prices and other measures as prescribed by law;
dd/ Inspecting and examining the implementation of the law on salt production, processing and trading, handling violations in salt production, processing and trading in accordance with law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực