Nghị định số 40/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý sản xuất, kinh doanh muối
Số hiệu: | 40/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2017 |
Ngày công báo: | 20/04/2017 | Số công báo: | Từ số 285 đến số 286 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 40/2017/NĐ-CP về hoạt động chế biến, sản xuất, kinh doanh muối.
1. Quy hoạch đất làm muối
Nghị định 40/2017 có quy định: Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất làm muối. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố, công khai sau đó.
Cũng theo đó, Nghị định 40/CP năm 2017 quy định dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dự án này phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Sản xuất, kinh doanh muối
Nghị định 40/NĐ-CP năm 2017 quy định điều kiện kinh doanh sản xuất, chế biến muối đối với tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp, theo đó: yêu cầu đối với thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh muối là không gây ô nhiễm hoặc gây nhiễm mặn với môi trường xung quanh; có cách biệt khoảng cách với khu vực bị ô nhiễm; có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 40 của Chính phủ thì cá nhân, hộ gia đình có đầu tư kho chứa muối, máy, thiết bị sản xuất muối, dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối được hỗ trợ như sau
- 100% lãi suất vay cho hai năm đầu, 50% lãi suất cho năm thứ ba. (Mức vay tối đa 100% giá trị đầu tư thiết bị sản xuất muối)
- Phần chênh lệch giữa lãi suất vay thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện dự án (Mức vay tối đa 70% giá trị của dự án và thời hạn vay không quá 12 năm.)
- Kinh phí để giảm tổn thất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối còn được hưởng các ưu đãi về thuế.
3. Chính sách đạo tạo nghề làm muối
Người dân sản xuất muối được hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng về kỹ thuật sản xuất muối.
Tổ chức, cá nhân đầu tư vào chế biến, sản xuất muối được hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước 1 lần cho thời gian được hỗ trợ không quá 6 tháng và mức hỗ trợ tối đa 1 tỷ.
Nghị định 40/2017/NĐ-CP về chế biến, sản xuất, kinh doanh muối có hiệu lực từ ngày 20/5/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2017/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2017 |
VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH MUỐI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý sản xuất, kinh doanh muối,
Nghị định này quy định về quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; hộ gia đình; cá nhân trong nước hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp thực hiện đầu tư vào hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối trên lãnh thổ Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Muối là hợp chất, có thành phần chính là Natri Clorua (công thức hóa học: NaCl), được sản xuất từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối.
2. Muối thô là muối được sản xuất từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối chưa qua chế biến, có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn TCVN 9638:2013.
3. Muối tinh là muối đã qua chế biến, có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn TCVN 9639:2013.
4. Muối công nghiệp là muối có hàm lượng các chất theo tiêu chuẩn TCVN 9640:2013.
5. Muối thực phẩm là muối được bổ sung tăng cường vi chất i-ốt dùng để ăn trực tiếp và dùng trong chế biến thực phẩm, có hàm lượng các chất theo quy chuẩn QCVN 9-1:2011/BYT.
6. Sản xuất muối là quá trình làm ra muối từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối.
7. Sản xuất muối thủ công là quá trình sản xuất được thực hiện trên đồng muối, gồm: Nhiều đơn vị sản xuất, mỗi đơn vị sản xuất có lưu trình từ bốc hơi nước biển đến kết tinh muối và có quy mô nhỏ theo hộ gia đình; quá trình sản xuất sử dụng sức lao động của con người là chủ yếu.
8. Sản xuất muối quy mô công nghiệp là quá trình sản xuất muối trên diện tích tập trung, quy mô lớn và được thiết kế tuân thủ theo quy trình công nghệ phân đoạn kết tinh, gồm: Các khu bốc hơi nước biển, khu kết tinh thạch cao và khu kết tinh muối riêng biệt, thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản muối.
9. Chế biến muối là quá trình sử dụng thiết bị, kỹ thuật để chế biến muối thô thành loại muối có chất lượng cao hơn; muối được bổ sung tăng cường vi chất i-ốt cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển của con người.
10. Kinh doanh muối bao gồm các hoạt động mua, bán, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, dự trữ lưu thông, vận chuyển, bảo quản muối.
11. Đất làm muối là diện tích đất trong quy hoạch phát triển sản xuất muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp và đất sản xuất muối thủ công.
1. Muối là mặt hàng thiết yếu được Nhà nước thống nhất quản lý trên phạm vi cả nước đối với hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
2. Nội dung quản lý nhà nước về muối, gồm:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh muối;
b) Ban hành, tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối;
c) Xây dựng, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm muối;
d) Tổ chức điều tiết cung cầu, xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý chất lượng muối, dự trữ quốc gia muối, bình ổn giá muối ăn và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật;
đ) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối theo quy định pháp luật.
1. Nội dung quy hoạch
Nội dung quy hoạch đất làm muối thực hiện theo quy định của Luật đất đai và được thể hiện cụ thể trong Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Nội dung quy hoạch đất làm muối tại các địa phương có sản xuất muối, gồm:
a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối là một nội dung trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia và tại các địa phương có sản xuất muối.
b) Định hướng quy hoạch sử dụng đất làm muối được lập cho giai đoạn 10 năm và tầm nhìn đến 10 năm tiếp theo. Thời hạn xem xét, điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất muối theo định kỳ 5 năm một lần và bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo; kế hoạch sử dụng đất làm muối lập cho giai đoạn 5 năm.
c) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất làm muối trong nhóm đất nông nghiệp; xác định đất làm muối của kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội. Trong đó, xác định rõ vùng sản xuất muối tập trung, ổn định; chuyển đổi nghề cho vùng sản xuất muối thủ công kém hiệu quả;
d) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất làm muối đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội;
đ) Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Trình tự xây dựng quy hoạch
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất muối lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối và được thể hiện cụ thể trong Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
b) Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối thực hiện theo quy định của pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
3. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Quy hoạch đất làm muối là cơ sở để thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất muối quy định tại Chương III Nghị định này.
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối phải được công bố, công khai theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật liên quan.
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất làm muối trong quy hoạch cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối phải được kiểm tra, giám sát, đảm bảo sử dụng đất làm muối đúng mục đích và hiệu quả; việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối và thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện quy định của pháp luật về đất đai.
4. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất làm muối:
a) Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
b) Dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, cho phép chuyển mục đích sử dụng;
5. Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, phê duyệt dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối sang sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả hơn thực hiện quy định của pháp luật về đất đai.
6. Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể đất làm muối trong cả nước đã được phê duyệt, không chuyển đất làm muối sang sử dụng vào mục đích khác; khuyến khích việc đầu tư mở rộng đất làm muối công nghiệp, cải tạo đất làm muối thủ công thành đất làm muối quy mô công nghiệp trong quy hoạch.
1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
2. Tổ chức sản xuất muối đúng quy hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất muối và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm đất.
4. Không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý để sản xuất, chế biến muối; không xả chất thải, nước thải làm ô nhiễm môi trường và có giải pháp chống nhiễm mặn môi trường đất, nước ngầm xung quanh vùng sản xuất, chế biến muối.
5. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất làm muối theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư việc cải tạo đất làm muối thủ công thành đất làm muối quy mô công nghiệp trong quy hoạch.
Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối có trách nhiệm:
1. Các tổ chức, cá nhân được tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh muối theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật sản xuất, chế biến kinh doanh muối đảm bảo:
a) Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;
b) Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
c) Nước sử dụng để rửa sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
d) Có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Công bố hợp chuẩn, hợp quy chất lượng muối phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm muối thực phẩm, muối tinh, muối công nghiệp theo quy định.
4. Sản phẩm muối khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải đảm bảo chất lượng theo công bố hợp chuẩn, hợp quy đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có bao bì, nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và an toàn thực phẩm (trừ muối công nghiệp).
5. Việc bổ sung tăng cường vi chất i-ốt, gia vị, phụ gia hoặc dược liệu vào sản phẩm muối dùng cho ăn trực tiếp, chế biến thực phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
6. Quảng cáo sản phẩm hàng hóa muối, muối tăng cường vi chất i-ốt thực hiện theo quy định của Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
7. Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, người lao động trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu muối theo quy định của các văn bản thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Muối nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
3. Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu muối phải kiểm tra, đánh giá chất lượng muối; công bố hợp chuẩn, hợp quy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng trước khi đưa muối vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xuất khẩu muối trên cơ sở đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng của nước nhập khẩu.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương, tổ chức có liên quan thực hiện cân đối cung cầu muối, dự báo nhu cầu, định hướng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ muối hàng năm và 5 năm trong cả nước.
2. Các biện pháp điều tiết thị trường muối khi có biến động:
a) Trong trường hợp cần thiết phải tạm trữ muối ăn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc mua tạm trữ muối cho người dân làm muối;
b) Điều tiết cung cầu, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
c) Điều tiết qua việc xuất, nhập, bảo quản muối dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
1. Nguyên tắc: Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất muối phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất làm muối; nguồn vốn đầu tư công trung hạn, hằng năm trong từng thời kỳ.
2. Trình tự thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất muối thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, Luật xây dựng và các văn bản quy định hiện hành.
3. Nội dung đầu tư
a) Đối với sản xuất muối thủ công của hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác: Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối, bao gồm: Đê bao; trạm bơm; hệ thống cống, kênh mương cấp nước biển; hồ, bể chứa điều tiết nước mặn phục vụ sản xuất muối; hệ thống cống, kênh mương thoát lũ; công trình giao thông, điện hạ thế và nước sinh hoạt phục vụ người dân vùng sản xuất muối trong quy hoạch;
b) Đối với sản xuất muối tập trung quy mô công nghiệp của tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình: Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đầu mối ngoài dự án phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án, bao gồm: Đê bao, hệ thống kênh mương cấp nước biển, hệ thống kênh tiêu, công trình giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành.
4. Phân cấp hỗ trợ đầu tư:
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ các dự án đầu tư thực hiện tái cơ cấu ngành muối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm đã đăng ký với Chính phủ trong từng thời kỳ;
b) Ngân sách địa phương hỗ trợ các dự án đầu tư thực hiện tái cơ cấu ngành muối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm đã đăng ký với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong từng thời kỳ.
5. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân huy động vốn từ các nguồn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh muối.
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất, kinh doanh muối, dịch vụ phục vụ sản xuất muối, kho chứa muối được áp dụng các chính sách về tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách theo các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Các dự án thuộc Danh mục vay vốn, đáp ứng được các điều kiện cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước thì được xem xét vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định.
3. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh muối được vay vốn tín dụng ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác kinh phí để thực hiện xây dựng mô hình liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối như sau:
a) Xây dựng mô hình trình diễn liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị và vật tư thiết yếu;
b) Hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, đào tạo theo mô hình và chi phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông theo các quy định hiện hành của Nhà nước;
c) Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ thực hiện theo các kế hoạch, chương trình, dự án về khuyến nông và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư kho chứa muối, máy, thiết bị sản xuất muối, dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối được hỗ trợ:
a) 100% lãi suất vay trong hai năm đầu, 50% lãi suất trong năm thứ ba, mức vay tối đa 100% giá trị đầu tư thiết bị sản xuất muối;
b) Hỗ trợ phần chênh lệch giữa lãi suất vay thương mại đối với các khoản vay trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện các dự án đầu tư dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối mức vay tối đa bằng 70% giá trị của dự án, thời hạn vay không quá 12 năm;
c) Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
3. Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, 50% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến muối và 70% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến muối triển khai tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn;
b) Ưu tiên xem xét hỗ trợ mức tối đa thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định hiện hành;
c) Khuyến khích thực hiện đối tác công tư và sử dụng công nghệ sạch theo tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất, kinh doanh muối theo chuỗi giá trị. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành.
1. Người dân sản xuất muối trong độ tuổi lao động được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng về kỹ thuật sản xuất muối. Mức hỗ trợ và nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
2. Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư vào sản xuất, chế biến muối theo chuỗi giá trị được hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước. Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần và thời gian đào tạo được hỗ trợ kinh phí không quá 6 tháng. Mức tối đa không quá không quá 01 tỷ đồng, áp dụng cho tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, chế biến muối hay áp dụng cho mỗi lao động đi đào tạo. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ thực hiện theo quy định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Trường hợp dự án đầu tư không sử dụng hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, thì hỗ trợ này được tính vào chi phí sản xuất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi quyết toán với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực về quản lý, kỹ thuật sản xuất muối có trình độ đại học, trên đại học trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất muối trên cơ sở gắn kết giữa trường đại học, trung tâm đào tạo với doanh nghiệp.
Cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.
1. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quản lý nhà nước về muối.
2. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành muối theo quy định tại Nghị định này và quy hoạch tổng thể diện tích đất làm muối và sản xuất, kinh doanh muối được phê duyệt; chỉ đạo kiện toàn hệ thống quản lý ngành muối từ trung ương đến các địa phương; xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh muối.
3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất muối tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý về sản xuất, kinh doanh muối.
4. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực muối.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất muối thực hiện kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến muối; kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với muối.
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cân đối cung cầu muối, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tạm trữ muối phù hợp với từng thời kỳ.
7. Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch mua, bán và bảo quản muối dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
8. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất muối; kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu; an toàn thực phẩm muối.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm theo quy định hiện hành và quy định tại Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng, thực hiện kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất muối; các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối.
3. Hàng năm kiểm tra tình hình thực hiện các chính sách đầu tư phát triển ngành muối theo quy định tại Nghị định này.
1. Hướng dẫn, cân đối, bố trí nguồn vốn chi sự nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh, muối trong kế hoạch hằng năm theo quy định hiện hành và quy định tại Nghị định này.
2. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối cung cầu muối, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc dự trữ muối phù hợp với từng thời kỳ.
3. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bình ổn giá muối theo Luật giá.
1. Rà soát quy hoạch các doanh nghiệp hóa chất có sử dụng muối làm nguyên liệu và các phụ phẩm từ sản xuất muối (thạch cao, nước ót) gắn với vùng sản xuất muối trong nước; chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tiêu thụ muối trong nước phục vụ ngành công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp khác.
2. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều tiết lưu thông muối trong từng thời kỳ bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn thị trường muối.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm tra, kiểm soát, chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh khác trái quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh muối.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở cân đối cung cầu, điều hành xuất khẩu, nhập khẩu muối hàng năm.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh muối.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối nhu cầu sử dụng đất làm muối trong khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia đảm bảo đủ diện tích đất làm muối trong phạm vi cả nước.
3. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất muối thích ứng với biến đổi khí hậu.
1. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến muối phục vụ tái cơ cấu ngành muối theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất, chế biến muối của Nhà nước.
1. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với muối thực phẩm theo quy định của pháp luật về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
2. Xây dựng mới hoặc rà soát, sửa đổi bổ sung quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối thực phẩm (muối tăng cường vi chất i-ốt) và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung i-ốt vào thực phẩm phù hợp với từng thời kỳ.
3. Hướng dẫn sử dụng muối đối với người vì lý do bệnh lý không sử dụng được loại thực phẩm tăng cường vi chất i-ốt.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối tại địa phương; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định mức chi và bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương hằng năm để hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất muối.
2. Thực hiện quy hoạch sản xuất, kinh doanh muối của địa phương phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả nước; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối tại địa phương.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất muối theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất, chế biến, kinh doanh muối tại địa phương. Sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
5. Chịu trách nhiệm về điều tiết giá muối trên địa bàn. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ các biện pháp hỗ trợ để điều tiết giá thị trường nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống của người sản xuất muối.
6. Kiểm tra việc sản xuất, chế biến, kinh doanh muối. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động, môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối; xử lý những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
7. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan về sản xuất, chế biến, kinh doanh muối tại địa phương.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng thực hiện theo quy định mới tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 40/2017/ND-CP |
Hanoi, April 5, 2017 |
ON MANAGEMENT OF SALT PRODUCTION AND TRADING
Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law
Pursuant to the June 17, 2010 Law on Food Safety;
Pursuant to the November 29, 2013 Land Law;
Pursuant to the November 26, 2014 Law on Investment;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development;
The Government promulgates the Decree on management of salt production and trading
Article 1. Scope of regulation
This Decree prescribes the management of salt production, processing and trading.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to domestic organizations, including enterprises, cooperatives, cooperative unions and cooperative groups; households; and individuals engaged in salt production, processing and trading activities.
2. Foreign organizations and individuals directly investing in salt production, processing and trading activities in the Vietnamese territory shall be regulated by this Decree and relevant laws.
3. In case a treaty to which Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Decree, such treaty shall prevail.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Salt means a compound with the main component being sodium chloride (chemical formula: NaCl) which is produced from seawater or saline groundwater or exploited from salt mines.
2. Crude salt means salt which is produced from seawater or saline groundwater or exploited from salt mines, has not yet been processed, and contains substances with contents complying with Vietnam standard TCVN 9638:2013.
3. Refined salt means salt which has been processed and contains substances with contents complying with Vietnam standard TCVN 9636:2013.
4. Industrial salt means salt which contains substances with contents complying with Vietnam standard TCVN 9640:2013./
5. Food-grade salt means salt which is fortified with iodine for direct use or use in food processing and contains substances with contents complying with Vietnam technical regulation QCVN 9-1:2011/BYT.
6. Salt production means the process of making salt from seawater or saline groundwater or exploiting salt from salt mines.
7. Manual salt production means the process of producing salt in salterns, involving many production units each conducting the whole process from seawater evaporation to salt crystallization; production activities are carried out on a household-based scale primarily by manual labor.
8. Industrial-scale salt production means the process of producing salt on a large and centralized scale designed based on the technological process of fractional crystallization with seawater evaporation ponds, gypsum crystallizing ponds and salt crystallizing ponds which are separated from one another in order to facilitate mechanization of salt production, harvest and preservation.
9. Salt processing means the process of using equipment and applying techniques to process crude salt into salt of higher quality and salt fortified with iodine which is necessary for human growth and development.
10. Salt trading covers salt purchase, sale, processing, import, export, reserve, circulation, transportation and preservation.
11. Salt-making land means land areas under salt production development master plans approved by competent authorities, including land for industrial-scale salt production and land for manual salt production.
Article 4. State management of salt
1. Salt is an essential commodity the production, processing and trading of which are uniformly managed by the State nationwide.
2. Contents of state management of salt:
a/ Formulating, and organizing the implementation of, master plans and policies on salt production, processing and trading development;
b/ Promulgating, disseminating, and organizing the implementation of, legal documents on salt production, processing and trading;
c/ Formulating, and organizing the implementation of, standards and national technical regulations on salt products;
d/ Regulating salt supply and demand, salt import and export, salt quality management, national salt reserves, valorization of edible salt prices and other measures as prescribed by law;
dd/ Inspecting and examining the implementation of the law on salt production, processing and trading, handling violations in salt production, processing and trading in accordance with law.
MANAGEMENT OF SALT-MAKING LAND PLANNING AND SALT PRODUCTION AND TRADING
Section 1. MANAGEMENT OF SALT-MAKING LAND PLANNING
Article 5. Salt-making land planning
1. Contents of planning
Salt-making land planning must comply with the Land Law and shall be specified in the national land use master plan. The contents of salt-making land planning in salt-making localities must cover:
a/ Salt-making land use master plans and plans, which are part of the national land use master plan and plan and land use master plans and plans of salt-making localities;
b/ Salt-making land planning orientations, which shall be set for every 10-year period with a vision for the subsequent 10 years. Salt production development master plans shall be considered and adjusted once every 5 years, with supplements made for the subsequent 5 years; salt-making land use plans shall be formulated for every 5 years;
c/ Salt-making land quota within the agricultural land category; the salt-making land areas of each provincial-level administrative unit and each socio-economic region in the planning period, clearly identifying land areas to be permanently used for salt making and areas where salt production is manual and ineffective and needs to be replaced with other trades;
d/ Salt-making land planning maps, which shall be made for each provincial-level administrative unit and each socio-economic region;
dd/ Solutions for implementation of land use master plans and plans.
2. Order of formulating master plans
a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, related ministries and sectors, and People’s Committees of salt-making provinces and centrally run cities in formulating salt-making land use master plans and plans to be specified in the national land use master plan;
b/ The order and procedures for formulating, appraising, approving, adjusting and promulgating salt-making land use master plans and plans must comply with the law on formulation, appraisal, approval, adjustment and promulgation of national land use master plans and plans.
3. The competence to decide on and approve master plans and adjustments to master plans must comply with the land law.
4. Salt-making land use master plans shall be used as a basis for implementation of policies to encourage salt production development prescribed in Chapter III of this Decree.
Article 6. Management of salt-making land master plans and salt-making land areas
1. Salt-making land use master plans and plans shall be promulgated and publicized in accordance with the land law and other relevant laws.
2. The State shall allocate or lease salt-making land under planning to domestic and foreign organizations, households and individuals in accordance with the land law.
3. The implementation of salt-making land master plans and plans shall be inspected and supervised to ensure proper and efficient use of salt-making land; the adjustment of salt-making land master plans and plans and the competence to decide on and approve adjustments to land use master plans and plans must comply with the land law.
4. Conditions for change of the use purpose of salt-making land:
a/ The change of the salt-making land use purpose conforms with approved land use master plans and plans;
b/ The project that changes the salt-making land use purpose is considered and approved by a competent state agency regarding such change.
5. People’s Committees of all levels may consider approving projects that use salt- making land more efficiently for another purpose in accordance with the land law.
6. Based on approved land use master plans and plans and the national master plan on salt-making land, People’s Committees of all levels shall decide not to permit the use of salt-making land for other purposes; and encourage investment to expand land areas for industrial-scale salt production and improve land to change manual salt production into industrial-scale salt production under planning.
Article 7. Responsibilities of users of salt-making land under planning
1. To use salt-making land properly under salt-making land use master plans and plans approved by competent agencies.
2. To organize salt production under planning and apply technical advances to raise salt production efficiency and protect the ecological environment.
3. To neither abandon nor pollute land.
4. Not to use untreated polluted water sources for salt production or processing; not to discharge waste and wastewater in a manner that causes environmental pollution and to take measures to prevent soil and groundwater salinization in surrounding areas.
5. To exercise their rights and perform their obligations during the use of salt-making land in accordance with the land law and other relevant laws.
6. The State shall encourage and support investment in the improvement of land under manual salt production into land for industrial-scale salt production under planning.
Section 2. MANAGEMENT OF SALT PRODUCTION AND TRADING
Article 8. Management of salt production, processing and trading
Responsibilities of salt production, processing and trading establishments:
1. To organize salt production, processing and trading in accordance with the Law on Enterprises and other relevant laws.
2. To make sure their equipment and technical infrastructure facilities serving salt production, processing and trading meet the following requirements:
a/ Causing neither contamination to products nor salinization in surrounding areas, and ensuring water drainage;
b/ Ensuring safety distance from polluted areas announced by competent state agencies in accordance with law and from centralized residential, industrial and medical waste treatment facilities;
c/ Using water that complies with national technical regulations on quality of residential water for washing, preliminarily processing and processing salt;
d/ Having a certificate of satisfaction of food safety conditions for salt production, processing and trading in accordance with law.
3. To carry out standard- or regulation-conformity announcement for food-grade salt, refined salt and industrial salt products according to regulations.
4. To ensure the quality of salt products sold on the market be up to standard- or regulation-conformity announcements registered with competent state agencies; salt products must have packagings and labels in accordance with the law on goods labels and food safety (except for industrial salt).
5. To comply with the law on fortification of food with micronutrients and the Ministry of Health’s regulations and instructions in the addition of iodine, spices, additives or pharmaceutical substances to salt products for direct human consumption or for food processing.
6. To comply with the Law on Advertising and guiding documents in advertising salt products and iodine-fortified salt.
7. To comply with the law on occupational safety and health with regard to their production facilities and employees in the process of salt production, processing and sale.
Article 9. Management of salt import and export
1. Organizations and individuals shall import and export salt in accordance with implementing and guiding regulations of the Commercial Law regarding international goods purchase and sale, goods purchase and sale agency, processing and transit with foreign parties.
2. The quality of imported salt must meet Vietnam standards and national technical regulations.
3. Salt importers shall inspect and assess salt quality, conduct standard- and regulation- conformity announcement and take responsibility before law for salt quality before sale on the market.
4. The State shall encourage the export of salt that meets importing countries’ requirements on salt quality and quantity.
Article 10. Supply-demand balance and regulation of the salt market
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and related local authorities and organizations in, balancing salt supply and demand, forecasting demand and setting orientations for annual and five-year planning of salt production and sale nationwide.
2. Measures for regulating the salt market upon occurrence of fluctuations:
a/ When it is necessary to temporarily reserve edible salt, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade and the State Bank of Vietnam in, proposing the Prime Minister to consider and decide on the purchase of salt from salt makers for temporary reserve;
b/ The regulation of salt supply and demand and salt import and export must comply with the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP of November 20, 2013, detailing the Commercial Law regarding international goods purchase and sale and goods purchase and sale agency, processing and transit with foreign parties;
c/ The regulation of national reserve salt input, output and preservation must comply with the law on national reserves.
POLICIES TO ENCOURAGE SALT PRODUCTION AND TRADING DEVELOPMENT
Article 11. Investment in infrastructure
1. Principles: Investment projects to build infrastructure for salt production must conform with master plans on socio-economic development; master plans on salt-making land; and the availability of medium-term and annual public investment funds in each period.
2. The order and procedures for formulating, appraising, making investment policy decision and investment decision for, projects to build salt production infrastructure must comply with the Law on Public Investment, the Construction Law and other current regulations.
3. Investment contents:
a/ For manual salt production carried out by households, individuals, cooperatives and cooperation groups: The state budget shall support investment in building infrastructure in salt production areas, including embankments; pump stations; seawater supply canals; seawater ponds and tanks serving salt production; flood drainage systems; transport works, low-voltage electricity and residential water supply systems serving residents in salt production areas under planning;
b/ For industrial-scale salt production by enterprises, cooperatives and households: The state budget shall support compensation and ground clearance work, building of resettlement zones, investment in construction of outside-the-fence infrastructure works directly serving production and business activities of projects, including embankments, seawater supply canals, water drainage systems and transport works approved by competent authorities;
c/ Funding sources and mechanisms for support provision must comply with current regulations.
4. Assignment of investment support provision:
a/ The central budget shall provide support for investment projects to restructure the salt industry under medium-term and annual public investment plans registered with the Government in each period;
b/ Local budgets shall provide support for investment projects to restructure the salt industry under medium-term and annual public investment plans registered with provincial- level People’s Councils in each period.
5. The State shall encourage the raising of funds from other lawful sources to build infrastructure for salt production and trading.
Article 12. Investment credit to support salt production and trading
1. Investors in salt production and trading, services auxiliary to salt production, or salt storage warehouses are entitled to trade credit, investment credit and credit for policy beneficiaries in accordance with law.
2. Projects which are on the list of those entitled to loan provision and eligible for state investment credit may be considered for borrowing loans from the Vietnam Development Bank according to regulations.
3. Salt production and trading individuals and households are entitled to borrow preferential loans from the Vietnam Bank for Social Policies in accordance with current regulations of the State.
Article 13. Incentives for application of scientific and technological advances
1. The state budget shall support households, individuals, cooperatives and cooperative unions to develop models of association in applying scientific and technological advances and adapting to climate change in salt production as follows:
a/ Those who develop demonstration models of association in applying scientific and technological advances and adapting to climate change in salt production are entitled to support to cover expenses for purchase of instruments, engineering machines, equipment and essential supplies;
b/ To provide support to cover all expenses for training and retraining under the models and expenses for public information work for agricultural extension purpose in accordance with current regulations of the State;
c/ Funding sources, levels and mechanisms of support provision must comply with agricultural extension plans, programs and projects and guiding documents.
2. Investors in salt storage warehouses, salt production machinery and equipment or salt processing and equipment lines are entitled to support for:
a/ 100% of loan interest in the first two years and 50% of loan interest in the third year on maximum loans equaling the value of investment in salt production equipment;
b/ The difference between the interest rate of state development investment credit and the interest rate of Vietnam-dong medium- and long-term commercial loans borrowed to implement investment projects on salt processing lines and equipment for maximum loans equaling 70% of the projects’ value for a term not exceeding 12 years;
c/ Funding sources and mechanisms of support provision must comply with the Government’s regulations on support policies to reduce loss in agriculture.
3. For scientific research and technological development:
a/ The state budget shall support 100% of funds for implementation of scientific researches; 50% of total funds for necessary investments serving the implementation of trial salt production or processing projects and 70% of total funds for necessary investments serving the implementation of trial salt production or processing projects in areas with difficult socio-economic conditions;
b/ To prioritize and consider providing support at the highest level from the National Fund for Science and Technology Development, the National Fund for Technology Renewal, and Science and Technology Development Funds of ministries, sectors, provinces and centrally run cities for implementation of scientific and technological tasks;
c/ To encourage the application of the public-private partnership model and use of clean technologies in conformity with international standards in salt production and trading according to value chains. Funding sources and mechanisms of support provision must comply with current regulations.
Article 14. Human resources training
1. Each salt farmer who is in the working age bracket is entitled to state budget support for under-3-month basic training in salt production techniques. Funding sources and mechanism for support provision must comply with current regulations on policies on support for basic degree training and under-3-month training.
2. Owners of investment projects in salt production and trading according to value chains are entitled to 70% of expenses for domestic training. Each laborer is entitled to training support once for 6 months at most. The maximum support level is VND 1 billion for each investor in salt production or processing or each to-be-trained laborer. Funding sources and mechanism for support provision must comply with regulations on policies to encourage enterprises to invest in agriculture and rural areas.
In case their investment projects do not use direct support from the state budget, such support shall be included in production costs of organizations, individuals or households when finalizing them with competent state agencies.
3. The State shall prioritize domestic and overseas training at university and higher degree in salt production management and techniques to meet requirements for salt production development on the basis of association between universities, training centers and enterprises.
Salt production, processing and trading establishments are entitled to tax incentives in accordance with current tax laws.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 16. The Ministry of Agriculture and Rural Development
1. To submit to the Prime Minister for promulgation documents on state management of salt.
2. To perform the state management of the salt industry under this Decree and approved master plans on salt-making land and salt production and trading; to direct the strengthening of the salt industry management system from the central to local level; to formulate, and direct the implementation of, master plans and policies on salt production and trading development.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and People Committees of salt-making provinces and centrally run cities in, directing the management of salt production and trading.
4. To develop, and guide the implementation of, standards and national technical regulations applicable to the salt industry.
5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and People’s Committees of salt-making provinces and centrally run cities in, conducting food quality and safety inspections in the process of salt production and processing; to conduct periodical and unscheduled inspections of the observance of the law on food safety with regard to salt products.
6. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance in, regulating salt supply-demand balance and propose the Prime Minister to consider and decide on temporary reserves of salt in each period.
7. To coordinate with the Ministry of Finance in formulating plans on purchase, sale and storage of national reserve salt in accordance with the law on national reserves.
8. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, examining and inspecting the implementation of master plans and plans on salt production management; to inspect the quality of imported salt and food safety with regard to salt products.
Article 17. The Ministry of Planning and Investment
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development and related units in, balancing and allocating state budget funds for investment in infrastructure facilities for salt production under medium- term and annual public investment plans according to current regulations and this Decree.
2. To assume the prime responsivity for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, guiding the formulation and implementation of plans on funding sources for salt production development; and investment projects to build salt production infrastructure.
3. Annually, to inspect the implementation of policies on investment in the salt industry in accordance with this Decree.
Article 18. The Ministry of Finance
1. To guide, balance and allocate non-business funds to support the management of salt production and trading under annual plans in accordance with current regulations and this Decree.
2. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in regulating supply-demand balance and propose the Prime Minister to consider and decide on salt reserves in conformity with realities in each period.
3. To direct the implementation of measures to valorize salt prices in accordance with the Law on Price.
Article 19. The Ministry of Industry and Trade
1. To review the planning of chemical enterprises using salt as raw material and by- products from salt production (gypsum, bittern) in light of salt production areas; to direct and formulate plans on consumption of locally produced salt to serve the chemical industry and other industries.
2. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in regulating salt circulation in each period, ensuring salt supply-demand balance and stabilization of the salt market.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, inspecting, controlling and fighting against speculation to manipulate the market, production and trading of fake goods, trade frauds and other illegal acts in salt production and trading.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, in regulating annual salt import and export on the basis of balancing supply and demand.
Article 20. The Ministry of Natural Resources and Environment
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, conducting inspection and examination of the implementation of regulations on environmental protection by salt production and trading establishments.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, balancing the demand for salt-making land when formulating national land use master plans and plans, ensuring sufficient land areas for salt production nationwide.
3. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in proposing and formulating plans on development of salt production in response to climate change.
Article 21. The Ministry of Science and Technology
1. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in placing orders for researching and testing advanced technologies and equipment in salt production and processing serving the restructuring of the salt industry toward increasing added value and sustainable development.
2. To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in planning and investing in the building of state-owned establishments specialized in research, application and transfer of scientific and technological advances in salt production and processing.
Article 22. The Ministry of Health
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, performing the state management of food-grade salt in accordance with the law on fortification of food with micronutrients.
2. To formulate or review, amend and supplement national technical regulations on food-grade salt (iodine-fortified salt) and national technical regulations on substances used to add iodine to food in conformity with realities in each period.
3. To guide the use of salt by persons who, for medical reasons, cannot use iodine- fortified food.
Article 23. Provincial-level People’s Committees
1. To perform the state management of salt production, processing and trading in their localities; to formulate and promulgate mechanisms and policies on, provide levels of, and annually allocate local budget funds for, provision of support for investment in salt production.
2. To implement local master plans on salt production and trading in conformity with the national master plan; to direct provincial-level Agriculture and Rural Development Departments to perform the state management of salt production, processing and sale in their localities.
3. To direct and organize the grant of land use right certificates to salt producers in accordance with the land law.
4. To conduct dissemination about and organize the implementation of master plans on salt production, processing and trading in their localities. To use funds of national target programs on hunger eradication and poverty reduction and building of a new countryside, credit capital and other lawful sources to invest in salt production, processing and trading.
5. To take responsibility for regulation of salt prices in their localities. To report to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance for submission to the Prime Minister support measures to regulate market prices to stabilize production and lives of salt farmers.
6. To inspect the production, processing and trading of salt. To supervise and inspect the implementation of standards and national technical regulations on food quality, safety and hygiene, occupational safety and environmental protection by salt production, processing and trading establishments; to handle violations in accordance with law.
7. To make periodical or irregular reports on salt production, processing and trading in their localities at the request of the Prime Minister or related ministries and sectors.
Article 24. Implementation provisions
1. This Decree takes effect on May 20, 2017.
2. In case a legal document referred to in this Decree is amended, supplemented or replaced, the amending, supplementing or replacing document shall prevail.
Article 25. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực