Chương II Nghị định 40/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất, kinh doanh muối: Quản lý quy hoạch đất làm muối và sản xuất, kinh doanh muối
Số hiệu: | 40/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2017 |
Ngày công báo: | 20/04/2017 | Số công báo: | Từ số 285 đến số 286 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 40/2017/NĐ-CP về hoạt động chế biến, sản xuất, kinh doanh muối.
1. Quy hoạch đất làm muối
Nghị định 40/2017 có quy định: Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất làm muối. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được công bố, công khai sau đó.
Cũng theo đó, Nghị định 40/CP năm 2017 quy định dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và dự án này phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
2. Sản xuất, kinh doanh muối
Nghị định 40/NĐ-CP năm 2017 quy định điều kiện kinh doanh sản xuất, chế biến muối đối với tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp, theo đó: yêu cầu đối với thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh muối là không gây ô nhiễm hoặc gây nhiễm mặn với môi trường xung quanh; có cách biệt khoảng cách với khu vực bị ô nhiễm; có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
Ngoài ra theo quy định tại Nghị định 40 của Chính phủ thì cá nhân, hộ gia đình có đầu tư kho chứa muối, máy, thiết bị sản xuất muối, dây chuyền máy, thiết bị chế biến muối được hỗ trợ như sau
- 100% lãi suất vay cho hai năm đầu, 50% lãi suất cho năm thứ ba. (Mức vay tối đa 100% giá trị đầu tư thiết bị sản xuất muối)
- Phần chênh lệch giữa lãi suất vay thương mại và lãi suất tín dụng đầu tư phát triển để thực hiện dự án (Mức vay tối đa 70% giá trị của dự án và thời hạn vay không quá 12 năm.)
- Kinh phí để giảm tổn thất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối còn được hưởng các ưu đãi về thuế.
3. Chính sách đạo tạo nghề làm muối
Người dân sản xuất muối được hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng về kỹ thuật sản xuất muối.
Tổ chức, cá nhân đầu tư vào chế biến, sản xuất muối được hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề trong nước 1 lần cho thời gian được hỗ trợ không quá 6 tháng và mức hỗ trợ tối đa 1 tỷ.
Nghị định 40/2017/NĐ-CP về chế biến, sản xuất, kinh doanh muối có hiệu lực từ ngày 20/5/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nội dung quy hoạch
Nội dung quy hoạch đất làm muối thực hiện theo quy định của Luật đất đai và được thể hiện cụ thể trong Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia. Nội dung quy hoạch đất làm muối tại các địa phương có sản xuất muối, gồm:
a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối là một nội dung trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia và tại các địa phương có sản xuất muối.
b) Định hướng quy hoạch sử dụng đất làm muối được lập cho giai đoạn 10 năm và tầm nhìn đến 10 năm tiếp theo. Thời hạn xem xét, điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất muối theo định kỳ 5 năm một lần và bổ sung quy hoạch cho 5 năm tiếp theo; kế hoạch sử dụng đất làm muối lập cho giai đoạn 5 năm.
c) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất làm muối trong nhóm đất nông nghiệp; xác định đất làm muối của kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội. Trong đó, xác định rõ vùng sản xuất muối tập trung, ổn định; chuyển đổi nghề cho vùng sản xuất muối thủ công kém hiệu quả;
d) Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất làm muối đến từng đơn vị hành chính cấp tỉnh và vùng kinh tế - xã hội;
đ) Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Trình tự xây dựng quy hoạch
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất muối lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối và được thể hiện cụ thể trong Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
b) Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối thực hiện theo quy định của pháp luật về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
3. Thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Quy hoạch đất làm muối là cơ sở để thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất muối quy định tại Chương III Nghị định này.
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối phải được công bố, công khai theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật liên quan.
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất làm muối trong quy hoạch cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối phải được kiểm tra, giám sát, đảm bảo sử dụng đất làm muối đúng mục đích và hiệu quả; việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối và thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thực hiện quy định của pháp luật về đất đai.
4. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất làm muối:
a) Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt;
b) Dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, cho phép chuyển mục đích sử dụng;
5. Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, phê duyệt dự án chuyển mục đích sử dụng đất làm muối sang sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả hơn thực hiện quy định của pháp luật về đất đai.
6. Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể đất làm muối trong cả nước đã được phê duyệt, không chuyển đất làm muối sang sử dụng vào mục đích khác; khuyến khích việc đầu tư mở rộng đất làm muối công nghiệp, cải tạo đất làm muối thủ công thành đất làm muối quy mô công nghiệp trong quy hoạch.
1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm muối đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
2. Tổ chức sản xuất muối đúng quy hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất muối và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm đất.
4. Không sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý để sản xuất, chế biến muối; không xả chất thải, nước thải làm ô nhiễm môi trường và có giải pháp chống nhiễm mặn môi trường đất, nước ngầm xung quanh vùng sản xuất, chế biến muối.
5. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất làm muối theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan.
6. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư việc cải tạo đất làm muối thủ công thành đất làm muối quy mô công nghiệp trong quy hoạch.
Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối có trách nhiệm:
1. Các tổ chức, cá nhân được tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh muối theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hệ thống các thiết bị, công trình hạ tầng kỹ thuật sản xuất, chế biến kinh doanh muối đảm bảo:
a) Không gây ô nhiễm vào sản phẩm, nhiễm mặn môi trường vùng lân cận và đảm bảo việc tiêu, thoát nước;
b) Có khoảng cách an toàn với khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật và các khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện;
c) Nước sử dụng để rửa sơ chế, chế biến muối đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
d) Có giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh muối đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Công bố hợp chuẩn, hợp quy chất lượng muối phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm muối thực phẩm, muối tinh, muối công nghiệp theo quy định.
4. Sản phẩm muối khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải đảm bảo chất lượng theo công bố hợp chuẩn, hợp quy đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; có bao bì, nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và an toàn thực phẩm (trừ muối công nghiệp).
5. Việc bổ sung tăng cường vi chất i-ốt, gia vị, phụ gia hoặc dược liệu vào sản phẩm muối dùng cho ăn trực tiếp, chế biến thực phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm và các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
6. Quảng cáo sản phẩm hàng hóa muối, muối tăng cường vi chất i-ốt thực hiện theo quy định của Luật quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
7. Thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, người lao động trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu muối theo quy định của các văn bản thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Muối nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
3. Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu muối phải kiểm tra, đánh giá chất lượng muối; công bố hợp chuẩn, hợp quy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng trước khi đưa muối vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.
4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xuất khẩu muối trên cơ sở đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng của nước nhập khẩu.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương, tổ chức có liên quan thực hiện cân đối cung cầu muối, dự báo nhu cầu, định hướng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ muối hàng năm và 5 năm trong cả nước.
2. Các biện pháp điều tiết thị trường muối khi có biến động:
a) Trong trường hợp cần thiết phải tạm trữ muối ăn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc mua tạm trữ muối cho người dân làm muối;
b) Điều tiết cung cầu, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua, bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
c) Điều tiết qua việc xuất, nhập, bảo quản muối dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
MANAGEMENT OF SALT-MAKING LAND PLANNING AND SALT PRODUCTION AND TRADING
Section 1. MANAGEMENT OF SALT-MAKING LAND PLANNING
Article 5. Salt-making land planning
1. Contents of planning
Salt-making land planning must comply with the Land Law and shall be specified in the national land use master plan. The contents of salt-making land planning in salt-making localities must cover:
a/ Salt-making land use master plans and plans, which are part of the national land use master plan and plan and land use master plans and plans of salt-making localities;
b/ Salt-making land planning orientations, which shall be set for every 10-year period with a vision for the subsequent 10 years. Salt production development master plans shall be considered and adjusted once every 5 years, with supplements made for the subsequent 5 years; salt-making land use plans shall be formulated for every 5 years;
c/ Salt-making land quota within the agricultural land category; the salt-making land areas of each provincial-level administrative unit and each socio-economic region in the planning period, clearly identifying land areas to be permanently used for salt making and areas where salt production is manual and ineffective and needs to be replaced with other trades;
d/ Salt-making land planning maps, which shall be made for each provincial-level administrative unit and each socio-economic region;
dd/ Solutions for implementation of land use master plans and plans.
2. Order of formulating master plans
a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, related ministries and sectors, and People’s Committees of salt-making provinces and centrally run cities in formulating salt-making land use master plans and plans to be specified in the national land use master plan;
b/ The order and procedures for formulating, appraising, approving, adjusting and promulgating salt-making land use master plans and plans must comply with the law on formulation, appraisal, approval, adjustment and promulgation of national land use master plans and plans.
3. The competence to decide on and approve master plans and adjustments to master plans must comply with the land law.
4. Salt-making land use master plans shall be used as a basis for implementation of policies to encourage salt production development prescribed in Chapter III of this Decree.
Article 6. Management of salt-making land master plans and salt-making land areas
1. Salt-making land use master plans and plans shall be promulgated and publicized in accordance with the land law and other relevant laws.
2. The State shall allocate or lease salt-making land under planning to domestic and foreign organizations, households and individuals in accordance with the land law.
3. The implementation of salt-making land master plans and plans shall be inspected and supervised to ensure proper and efficient use of salt-making land; the adjustment of salt-making land master plans and plans and the competence to decide on and approve adjustments to land use master plans and plans must comply with the land law.
4. Conditions for change of the use purpose of salt-making land:
a/ The change of the salt-making land use purpose conforms with approved land use master plans and plans;
b/ The project that changes the salt-making land use purpose is considered and approved by a competent state agency regarding such change.
5. People’s Committees of all levels may consider approving projects that use salt- making land more efficiently for another purpose in accordance with the land law.
6. Based on approved land use master plans and plans and the national master plan on salt-making land, People’s Committees of all levels shall decide not to permit the use of salt-making land for other purposes; and encourage investment to expand land areas for industrial-scale salt production and improve land to change manual salt production into industrial-scale salt production under planning.
Article 7. Responsibilities of users of salt-making land under planning
1. To use salt-making land properly under salt-making land use master plans and plans approved by competent agencies.
2. To organize salt production under planning and apply technical advances to raise salt production efficiency and protect the ecological environment.
3. To neither abandon nor pollute land.
4. Not to use untreated polluted water sources for salt production or processing; not to discharge waste and wastewater in a manner that causes environmental pollution and to take measures to prevent soil and groundwater salinization in surrounding areas.
5. To exercise their rights and perform their obligations during the use of salt-making land in accordance with the land law and other relevant laws.
6. The State shall encourage and support investment in the improvement of land under manual salt production into land for industrial-scale salt production under planning.
Section 2. MANAGEMENT OF SALT PRODUCTION AND TRADING
Article 8. Management of salt production, processing and trading
Responsibilities of salt production, processing and trading establishments:
1. To organize salt production, processing and trading in accordance with the Law on Enterprises and other relevant laws.
2. To make sure their equipment and technical infrastructure facilities serving salt production, processing and trading meet the following requirements:
a/ Causing neither contamination to products nor salinization in surrounding areas, and ensuring water drainage;
b/ Ensuring safety distance from polluted areas announced by competent state agencies in accordance with law and from centralized residential, industrial and medical waste treatment facilities;
c/ Using water that complies with national technical regulations on quality of residential water for washing, preliminarily processing and processing salt;
d/ Having a certificate of satisfaction of food safety conditions for salt production, processing and trading in accordance with law.
3. To carry out standard- or regulation-conformity announcement for food-grade salt, refined salt and industrial salt products according to regulations.
4. To ensure the quality of salt products sold on the market be up to standard- or regulation-conformity announcements registered with competent state agencies; salt products must have packagings and labels in accordance with the law on goods labels and food safety (except for industrial salt).
5. To comply with the law on fortification of food with micronutrients and the Ministry of Health’s regulations and instructions in the addition of iodine, spices, additives or pharmaceutical substances to salt products for direct human consumption or for food processing.
6. To comply with the Law on Advertising and guiding documents in advertising salt products and iodine-fortified salt.
7. To comply with the law on occupational safety and health with regard to their production facilities and employees in the process of salt production, processing and sale.
Article 9. Management of salt import and export
1. Organizations and individuals shall import and export salt in accordance with implementing and guiding regulations of the Commercial Law regarding international goods purchase and sale, goods purchase and sale agency, processing and transit with foreign parties.
2. The quality of imported salt must meet Vietnam standards and national technical regulations.
3. Salt importers shall inspect and assess salt quality, conduct standard- and regulation- conformity announcement and take responsibility before law for salt quality before sale on the market.
4. The State shall encourage the export of salt that meets importing countries’ requirements on salt quality and quantity.
Article 10. Supply-demand balance and regulation of the salt market
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and related local authorities and organizations in, balancing salt supply and demand, forecasting demand and setting orientations for annual and five-year planning of salt production and sale nationwide.
2. Measures for regulating the salt market upon occurrence of fluctuations:
a/ When it is necessary to temporarily reserve edible salt, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade and the State Bank of Vietnam in, proposing the Prime Minister to consider and decide on the purchase of salt from salt makers for temporary reserve;
b/ The regulation of salt supply and demand and salt import and export must comply with the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP of November 20, 2013, detailing the Commercial Law regarding international goods purchase and sale and goods purchase and sale agency, processing and transit with foreign parties;
c/ The regulation of national reserve salt input, output and preservation must comply with the law on national reserves.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực