Chương I Nghị định 37/2015/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 37/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/04/2015 | Ngày hiệu lực: | 15/06/2015 |
Ngày công báo: | 06/05/2015 | Số công báo: | Từ số 539 đến số 540 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về hợp đồng xây dựng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng với nhiều điểm mới, đáng chú ý là quy định về mức tạm ứng hợp đồng.
Theo đó, mức tạm ứng tối thiểu mới như sau:
Đối với hợp đồng tư vấn: 20% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ, 15% đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ (trước đây quy định chung là 25% giá hợp đồng);
Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình, mức tạm ứng vẫn giữ ở mức cũ: 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng, 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 đến 50 tỷ đồng và 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EC, EP, PC và EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.
Nghị định 37 có hiệu lực từ ngày 15/6/2015, thay thế Nghị định 48/2010/NĐ-CP , 207/2013/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác lập và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng (bao gồm cả hợp đồng xây dựng giữa nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, BTO, BT và PPP với nhà thầu thực hiện các gói thầu của dự án) sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp nhà nước;
c) Dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại Điểm a, b Khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên quan đến hợp đồng xây dựng thuộc các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác áp dụng quy định tại Nghị định này.
3. Đối với hợp đồng xây dựng thuộc các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA), nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có những quy định khác với các quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo các quy định của Điều ước quốc tế đó.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
3. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
4. Điều kiện chung của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng.
5. Điều kiện cụ thể của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng để cụ thể hóa, bổ sung một số quy định của điều kiện chung của hợp đồng xây dựng,
6. Phụ lục của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm rõ, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng xây dựng.
7. Ngày làm việc trong Nghị định này được hiểu là các ngày theo dương lịch, trừ ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật.
8. Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình gói thầu xây dựng và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
9. Thiết kế FEED là thiết kế kỹ thuật tổng thể được triển khai theo thông lệ quốc tế để làm cơ sở triển khai thiết kế chi tiết.
10. Phạm vi công việc được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
11. Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng.
12. Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
13. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham gia ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là nhà thầu chính, tổng thầu hoặc nhà thầu phụ.
1. Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng;
b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư;
c) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
d) Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
đ) Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là Engineering - Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
e) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
g) Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
h) Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
i) Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng;
k) Các loại hợp đồng xây dựng khác.
2. Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
đ) Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này.
3. Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:
a) Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
b) Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
c) Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
d) Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.
Về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng phải phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
2. Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
3. Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
4. Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.Bổ sung
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:
a) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;
b) Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
1. Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng xây dựng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Tùy theo loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:
a) Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;
b) Quản lý về chất lượng;
c) Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;
d) Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
đ) Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.
3. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử và thông báo cho bên kia về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn được quy định trong hợp đồng.
4. Tất cả các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và các ý kiến phản hồi của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng phải thực hiện bằng văn bản. Nội dung văn bản kiến nghị, đề xuất, yêu cầu cần thể hiện căn cứ, cơ sở, hiệu quả (nếu có) của các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và thời hạn trả lời theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Khi nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của một bên, bên kia phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đúng thời hạn quy định đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng, nhưng tối đa là bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Sau khoảng thời gian này nếu bên nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu không giải quyết mà không đưa ra lý do chính đáng gây thiệt hại cho bên kia, thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có).
5. Các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng phải gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
6. Những nội dung chưa được quy định tại Nghị định này, các bên phải căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện.Bổ sung
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree provides detailed regulations on construction contract
2. This Decree applies to organizations, individuals concerning formulation and management of the performance of construction contract for construction projects (including construction contract between investors in BOT, BTO, BT and PPP projects and contractors for project packages) as follows:
a) Construction projects by regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, political-social-occupational organizations, socio-occupational organizations, social organizations and units affiliated to People’s armed forces and public service providers;
b) Construction projects by state-owned enterprises;
c) Construction projects that are not defined in Points a, b of this Clause but use state capital, corporate capital from 30% and over or from under 30% to over VND 500 billion of total project investment capital;
Relevant organizations, individuals using other capital sources are encouraged to apply provisions set out hereof.
3. As for construction contract for ODA projects, provisions set out in the International Agreement to which Vietnam is a signatory shall be exercised in case they are different from provisions set out hereof.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, some terms are construed as follows:
1. Construction contract is a civil contract negotiated in writing between the employer and contractor for execution of a part or whole of the construction investment activity.
2. The employer means the investor or its representative, general contractor or main contractor.
3. Contractor means general contractor or main contractor if its employer is the investor; sub-contractor if its employer is general contractor or main contractor. The contractor can be a joint venture among contractors.
4. General provisions of the construction contract refer to the accompanying documents defining rights, obligations and relationship of the parties involved in the contract.
5. Particular provisions of the construction contract refer to the accompanying documents detailing and making a number of supplements to general provisions of the contract.
6. Appendices of the construction contract are the documents attached to the contract that detail amendments and supplements to a number of terms and conditions of the contract.
7. Working days in this Decree mean solar days except Sundays, public holidays, Tet holidays as stipulated by the law.
8. Technical instructions mean a collection of technical requirements based on technical regulations and standards applied to construction works, construction engineering to instruct and define materials, products and equipment used for construction packages and tasks of construction, supervision, inspection and acceptance of construction works.
9. Front End Engineering Design means general design developed in conformity with international practice as the basis for development of detailed design.
10. Scope of work as prescribed in Clause 1, Article 12 hereof;
11. Main contractor means an organization that directly signs the construction contract with the investor.
12. Sub-contractor means an organization that signs the contract with main contractor or general contractor.
13. Foreign contractor means an organization established under foreign law or individuals holding foreign nationality that are involved in the signing and management of the performance of construction contract in Vietnam. Foreign contractor can be main contractor, general contractor or sub-contractor.
Article 3. Types of construction contract
1. Depending on nature, types of construction contracts are as follows:
a) Construction consultant contract (or contract for consultancy) is a type of contract for performance of part or whole of the consulting task in activities of investment and construction;
b) Work construction contract (or construction contract) is a type of contract for the performance of construction of the works, work items or part of construction work by design; General construction contract is a type of contract for the performance of all of the works of an investment project;
c) Technological equipment procurement contract (or procurement contract) is a type of contract for the procurement of technological equipment to be installed to the construction works under technological design; General procurement contract is a type of contract for the procurement of equipment to all of the works of an investment project;
d) Engineering and Construction contract (or EC contract) is a type of contract for the engineering and construction of the works, work items; General EC contract is a type of contract for the engineering and construction of all of the works of an investment project;
dd) Engineering and Procurement contract (or EP contract) is a type of contract for the engineering and procurement of equipment for the installation of the construction works as designed; General EP contract is a type of contract for the engineering and procurement of equipment to all of the works of an investment project;
e) Procurement and Construction contract (or PC contract) is a type of contract for the procurement and construction of the works, work items; General PC contract is a type of contract for the procurement and construction of all of the works of an investment project;
g) Engineering, Procurement and Construction contract (or EPC contract) is a type of contract for the engineering, procurement and construction of the works, work items; General EPC contract is a type of contract for the engineering, procurement and construction of all of the works of an investment project;
h) Turnkey contract is a type of contract for the performance of all the tasks from project establishment, engineering, procurement and construction of the works of an investment project;
i) Contract for supply of human force, working machinery and equipment is a type of contract for the supply of human force, working machinery, equipment and other necessary vehicles for serving the construction of the works, work items, packages or construction work as designed;
k) Other types of construction contract
2. Depending on contractual price manner, construction contracts include the following types:
a) Lump sum contract;
b) Fixed unit price contract;
c) Adjustable unit price contract;
d) Time-based contract;
dd) Combined price contract is a type of contract using the combination of contractual price types as prescribed in Points a – d of this Clause.
3. Depending on relationship of parties involved, construction contracts include the following types:
a) Main contract is a type of contract signed between the investor and main contractor or general contractor.
b) Sub-contract is a type of contract signed between main contractor or general contractor and sub-contract.
c) Fixed rate contract is a type of contract signed between the employer and contractor as an agency or organization.
d) Foreign construction contract is a type of contract signed between a foreign contractor and a domestic contractor or investor.
Article 4. Principles for signing construction contract
Principles for signing construction contract must conform to Clause 2, Article 138 of the Law of Construction No. 50/2014/QH13 and ensure the followings:
1. At the time of signing, the contractor must meet conditions for practice qualification and performance qualification as prescribed in the Law on Construction. As for partnership contractor, division of work quantity in the partnership agreement must be based on performance qualification of each member of the partnership. As for foreign main contractor, an undertaking to hire domestic sub-contractor to perform the tasks under the contract must be included when such sub-contractor is capable of meeting requirements of the bid package.
2. The investor or its representative is permitted to sign a contract with one or more main contractors for the performance of tasks. In case the investor signs contracts with multiple main contractors, the content of these contracts must ensure uniformity and comprehensiveness during the performance of the tasks under the contract to meet schedule, quality and efficiency of the investment project
3. General contractor or main contractor is permitted to sign contracts with one or multiple sub-contractors but such sub-contractors must be accepted by the investor. All these sub-contractors must be in uniformity and agreement with the main contractor signed with the investor. General contractor or main contractor must be responsible to the investor for schedule, quality of the undertaken tasks including the tasks performed by sub-contractors.
4. Contractual price is not permitted to exceed the bid price or result of negotiation on construction contract except the quantity generated outside scope of the bid package permitted by competent persons.
Article 5. Principles for execution of construction contract
When executing the construction contract, the parties must meet the principles for execution of construction contract as prescribed in Clause 3, Article 138 of the Law on Construction No. 50/2014/QH13:
Article 6. Validity and legality of construction contract
1. A construction contract shall become legally effective when it meets the following conditions:
a) Persons who participate in signing a contract must obtain adequate legal capacity;
b) Meet the principles for contract signing as prescribed in Article 4 hereof;
c) Form of a contract is in writing and signed by representative of the parties to a contract according to the law. In case either of the parties is an organization, such party shall sign its name and affix stamp according to the law.
2. The effective date of a contract is the date when it has been signed (affixed with stamp if any) or other specific times as agreed in the contract and the employer has received performance bond issued by the contractor (for a contract with provisions on performance bond being specified).
3. Legality of construction contract:
a) A construction contract that has become effective shall be the highest legal foundation that the employer, contractor and other related parties have the obligations to perform;
b) A construction contract that has become effective shall be the highest legal foundation for settling dispute between the parties. Any dispute that is not yet agreed by the parties to the contract shall be settled on the basis of relevant law provisions;
c) Regulatory agencies and agencies that perform controlling, allocation, provision of capital, investigation and auditing, and other relevant agencies shall perform their functions and duties as defined without encroachment on rights and interests of the parties in reliance on terms and conditions of the effective construction contract.
Article 7. Management of construction contract performance
1. Within one's rights and obligations, the parties need to establish a plan and take appropriate implementation measures in accordance with the signed construction contract to achieve terms and conditions set out in the contract.
2. Depending on construction contract types, management of construction contract performance shall include:
a) Management of contract performance schedule
b) Quality management;
c) Quantity and contractual price management;
d) Management of labor safety, environmental protection and fire & explosion prevention and fighting;
dd) Revision of contracts and other contract-related issues;
3. Both the employer and contractor must appoint and notify other party of its representative who shall manage construction contract performance. Representative of the parties must be fully entitled to decide and take responsibility for its own decision within authority as set out in the contract.
4. All proposals, requests and feedbacks from either party during the management of construction contract performance must be made in writing. Such proposals and request should represent foundations, efficiency (if any) and feedback deadline as agreed in the contract. Upon receipt of a proposal or request from one party, the other party must make a written reply about approval or disapproval of the deadline as agreed in the contract within seven working days since receipt of such proposal or request except otherwise as agreed. After this deadline, if the party that receives proposal or request fails to respond without proper reason and causes damage to the other party shall take full responsibility and pay compensation (if any).
5. Any proposal or request from either party during the management of construction contract performance must be dispatched to the address as agreed by the parties under the contract.
6. For any matter that is not prescribed hereof, the parties shall rely on relevant law provisions for execution.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Điều 5. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng
Điều 22. Quyết toán hợp đồng xây dựng
Điều 23. Thanh lý hợp đồng xây dựng
Điều 35. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 42. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Điều 3. Các loại hợp đồng xây dựng
Điều 4. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Điều 7. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
Điều 15. Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng
Điều 18. Tạm ứng hợp đồng xây dựng
Điều 22. Quyết toán hợp đồng xây dựng
Điều 23. Thanh lý hợp đồng xây dựng
Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu EPC
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu EPC
Điều 35. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 36. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 37. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng
Điều 38. Điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng
Điều 3. Các loại hợp đồng xây dựng
Điều 7. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
Điều 12. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
Điều 13. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng
Điều 14. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
Mục 3. GIÁ HỢP ĐỒNG, TẠM ỨNG, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN VÀ THANH LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Điều 35. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 46. Bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng xây dựng
Điều 3. Các loại hợp đồng xây dựng
Điều 7. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
Điều 12. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
Điều 14. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
Điều 15. Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng
Điều 7. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
Điều 12. Nội dung và khối lượng công việc của hợp đồng xây dựng
Điều 13. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng xây dựng
Điều 14. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
Điều 15. Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng
Điều 19. Thanh toán hợp đồng xây dựng
Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu tư vấn
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu tư vấn
Điều 35. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
Điều 37. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng