Nghị định 37/2003/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh
Số hiệu: | 37/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 20/05/2003 |
Ngày công báo: | 05/05/2003 | Số công báo: | Số 32 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
22/05/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 37/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2003 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 37/2003/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2003 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp; đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
2. Vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh là các hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính, cụ thể: vi phạm quy định quản lý nhà nước về nhân thân của doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; về kê khai trụ sở, địa điểm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; về đăng ký góp vốn vào Công ty; về thay đổi nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể; về treo biển hiệu; về đăng báo và báo cáo tài chính.
1. Mọi vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định tại Nghị định này.
3. Một hành vi vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt từng hành vi.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại Điều 8 và Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức và biện pháp xử lý thích hợp.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 9 Luật Doanh nghiệp;
b) Kê khai người không có thực, người đã chết hoặc mất tích;
c) Mạo danh người khác, giả mạo chữ ký;
d) Mượn họ tên để kê khai thành lập, quản lý doanh nghiệp;
đ) Kê khai không trung thực, không chính xác về nhân thân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn phải lập lại hồ sơ đăng ký kinh doanh; đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký cấp lại.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai người không có quyền đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 18 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
b) Kê khai người không có thực, người đã chết hoặc mất tích;
c) Mạo danh người khác, giả mạo chữ ký;
d) Mượn họ tên để kê khai đăng ký kinh doanh;
đ) Kê khai không trung thực, không chính xác về nhân thân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này, cá nhân vi phạm hành chính còn phải lập lại hồ sơ đăng ký kinh doanh; đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký cấp lại.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai địa chỉ trụ sở không có thật trên bản đồ hành chính; kê khai trụ sở nhưng thực tế không giao dịch tại trụ sở đó;
b) Kê khai địa chỉ trụ sở mà không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình;
c) Kê khai không trung thực, không chính xác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, nơi tạm trú của những người quản lý doanh nghiệp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn phải lập lại hồ sơ đăng ký kinh doanh; đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký cấp lại.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai địa điểm kinh doanh không có thật trên bản đồ hành chính; kê khai địa điểm kinh doanh nhưng thực tế không giao dịch tại địa điểm kinh doanh đó;
b) Kê khai địa điểm kinh doanh mà không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình;
c) Kê khai không trung thực, không chính xác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, nơi tạm trú của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này, cá nhân vi phạm hành chính còn phải lập lại hồ sơ đăng ký kinh doanh; đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký cấp lại.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký vốn nhưng thực tế không có vốn, đăng ký vốn lớn hơn số vốn có trên thực tế;
b) Không thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp cho các thành viên có vốn góp;
c) Không lập sổ đăng ký thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và Công ty hợp danh; sổ đăng ký cổ đông đối với Công ty cổ phần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này; vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn phải góp vốn như đã cam kết; vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật của Công ty phải cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp và lập sổ đăng ký thành viên đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên và Công ty hợp danh; sổ đăng ký cổ đông đối với Công ty cổ phần.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi địa chỉ trụ sở, thay đổi tên doanh nghiệp, tên chi nhánh, tên văn phòng đại diện, ngành, nghề kinh doanh, vốn đăng ký, thay đổi người quản lý, người đại diện theo pháp luật, thành viên Công ty mà không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký không trung thực nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh;
c) Đã thông báo tạm ngừng hoạt động nhưng vẫn kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp còn phải thực hiện việc đăng ký để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải ngừng hoạt động kinh doanh cho đến thời điểm kết thúc tạm ngừng hoạt động ghi trong thông báo của doanh nghiệp.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi tên hộ kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh, thay đổi người đại diện hộ kinh doanh mà không đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký không trung thực nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh;
c) Đã thông báo tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, hộ kinh doanh cá thể vi phạm hành chính còn phải thực hiện việc đăng ký để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, thì hộ kinh doanh cá thể phải ngừng hoạt động kinh doanh cho đến thời điểm kết thúc tạm ngừng hoạt động ghi trong thông báo của hộ kinh doanh cá thể.
Các hành vi: kinh doanh không đăng ký kinh doanh, tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp và trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều này, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp còn phải thực hiện việc treo biển hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp và trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Việc treo biển hiệu không đúng quy định được xử lý theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng báo nội dung đã đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Doanh nghiệp;
b) Không đăng báo nội dung đã đăng ký thay đổi;
c) Không đăng báo quyết định giải thể của doanh nghiệp.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng báo theo quy định của pháp luật.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không gửi báo cáo tài chính theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều này, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp trước pháp luật còn phải thực hiện việc gửi báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Các hành vi: viết thêm, tẩy xoá, sửa chữa các nội dung trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền áp dụng hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điều 5, 7 và Điều 10 Nghị định này để xử lý vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này để xử lý vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.
3. Cơ quan Quản lý thị trường trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điều 6, 7, 9 và Điều 10 Nghị định này để xử lý vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh được thực hiện theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58, 62, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người đã ra quyết định.
Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh thực hiện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong thời gian chờ đợi kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh vẫn phải thi hành quyết định xử phạt.
Trong trường hợp không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại thì tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh có thể khởi kiện tại toà hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh.
Việc giải quyết tố cáo của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bị xử lý vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 37/2003/ND-CP |
Hanoi, April 10, 2003 |
ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN BUSINESS REGISTRATION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 12, 1999 Enterprise Law;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES:
Article 1.- Objects and scope of regulation
1. This Decree applies to individuals and organizations that commit acts of administrative violation in business registration, registration of operation of branches and representative offices of enterprises under the Enterprise Law; business registration of individual business households under the Government’s Decree No. 02/2000/ND-CP of February 3, 2000 on business registration.
2. Administrative violations in business registration are acts of violating the State management regulations on business registration, which are not crimes and must, as prescribed by law, be administratively sanctioned, concretely: violations of State management regulations on personal identity of enterprises and individual business households; on declaration of head offices and locations of enterprises and individual business households; on registration for capital contribution to companies; on change of contents of business registration dossiers of enterprises and individual business households; on putting up of signboards; publication on newspapers and financial statements.
Article 2.- Sanctioning principles
1. All administrative violations in business registration must be detected in time and stopped immediately. The sanctioning of administrative violations in business registration must be effected in a quick, fair and thorough manner; all consequences caused by administrative violations must be remedied strictly according to the provisions of law.
2. The sanctioning of administrative violations in business registration must be conducted by competent persons in strict compliance with the provisions of this Decree.
3. An act of administrative violation in business registration shall be administratively sanctioned only once. Organizations and individuals that commit many acts of administrative violation shall be sanctioned for each act.
4. The sanctioning of administrative violations in business registration must be based on the nature and seriousness of violations, personal identity of violators and extenuating as well as aggravating circumstances defined in Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in order to decide on appropriate handling forms and measures.
Article 3.- Statute of limitations for sanctioning
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in business registration shall be one year as from the date such administrative violation is committed. Past the above-mentioned time limit, no sanction shall be imposed but the consequence remedies prescribed in this Decree shall still apply.
2. For individuals who have already been sued, prosecuted or got decisions to be brought to trial according to criminal procedures, but later got decisions to suspend the investigation or suspend the cases where acts of violation show signs of administrative violation in business registration, they shall be administratively sanctioned; within three days after issuing the decisions to suspend the investigation or suspend the cases, the decision issuers shall have to send the decisions to the persons competent to sanction administrative violations in business registration; for this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be three months as from the date the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and the violation case dossiers.
3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if the violating individuals or organizations commit new administrative violations in the same field where the violations were previously committed or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply; the statute of limitations for sanctioning administrative violations in business registration shall be re-calculated from the time the new administrative violations are committed or the time when acts of shirking and/or obstructing the sanctioning terminate.
4. One year after the date of completely serving the sanctioning decisions or the date of expiry of the statute of limitations for executing sanctioning decisions, if the individuals and organizations sanctioned for administrative violations do not relapse into violations, they shall be considered not yet having been sanctioned for administrative violations in business registration.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN BUSINESS REGISTRATION - SANCTIONING FORMS AND LEVELS
Article 4.- Violations of regulations on declaration of personal identity of enterprise founders or managers
1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Declaring persons who have no right to establish and manage enterprises according to the provisions of Article 9 of the Enterprise Law;
b/ Declaring persons who are not in existence, who are dead or missing;
c/ Impersonating other persons, forging signatures;
d/ Assuming other persons’ names in declaration for enterprise establishment and management;
e/ Making untruthful or inaccurate declaration of personal identity in business registration dossiers.
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions of this Article, individuals and organizations committing administrative violations shall also have to re-compile their business registration dossiers. For cases where enterprises have already been granted business registration certificates, they shall have to register for re-granting thereof.
Article 5.- Violations of regulations on declaration of personal identity of heads of individual business households
1. A fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Declaring persons who have no right to make business registration defined in Article 18 of the Government’s Decree No. 02/2000/ND-CP of February 3, 2000 on business registration;
b/ Declaring persons who are not in existence, who are dead or missing persons;
c/ Impersonating other persons, forging signatures;
d/ Assuming other persons’ names in declaration for business registration;
e/ Making untruthful or inaccurate declaration of personal identity in business registration dossiers.
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions of this Article, individuals committing administrative violations shall also have to re-compile their business registration dossiers. For cases where individuals have already been granted business registration certificates, they shall have to register for re-granting thereof.
Article 6.- Violations of regulations on declaration of enterprise head offices
1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Declaring head office addresses non-existent on administrative maps; declaring head offices where transactions are not actually conducted;
b/ Declaring addresses of head offices not under declarers’ lawful ownership or use right;
c/ Making untruthful or inaccurate declarations of registered places of permanent residence, current living places or places of temporary residence of enterprise managers.
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions of this Article, individuals and organizations committing administrative violations shall also have to re-compile their business registration dossiers. For cases where enterprises have already been granted business registration certificates, they shall have to register for re-granting thereof.
Article 7.- Violations of regulations on declaration of business locations of individual business households
1. A fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Declaring business locations non-existent on administrative maps; declaring business locations where transactions are not actually conducted;
b/ Declaring business locations not under declarers’ lawful ownership or use right;
c/ Making untruthful or inaccurate declarations of registered places of permanent residence, current living places or places of temporary residence of individuals or representatives of households.
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions of this Article, individuals committing administrative violations shall also have to re-compile their business registration dossiers. For cases where they have already been granted business registration certificates, such individuals shall have to register for re-granting thereof.
Article 8.- Violations of regulations on registration of capital contributions to companies
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Declaring capital which is actually unavailable, or declaring a capital amount larger than the actual one.
b/ Failing to grant certificates of reception of contributed capital portions to capital-contributing members;
c/ Failing to make member registers for limited liability companies with two or more members and partnerships; shareholder registers for joint-stock companies.
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions of this Article, individuals and organizations violating the provisions at Point a, Clause 1 of this Article shall also have to contribute capital as already committed; if violating the provisions at Points b and c, Clause 1 of this Article, the companies’ representatives at law shall have to grant capital contribution certificates and make member registers for limited liability companies with two or more members and partnerships; shareholder registers for joint-stock companies.
Article 9.- Violations of regulations on registration of changes in contents of enterprises’ business registration dossiers
1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Changing head office addresses; renaming enterprises, branches, representative offices, changing business lines, registered capital; changing managers, representatives at law, members of companies without making registration thereof with the business registry;
b/ Untruthfully registering changed contents with the business registry;
c/ Continuing business activities after having got the notification on temporary operation cessation.
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions at Points a and b, Clause 1 of this Article, the enterprises’ representatives at law shall also have to register for re-granting of business registration certificates. For cases prescribed at Point c, Clause 1 of this Article, enterprises shall have to cease their business activities until the end of the operation cessation duration inscribed in the notification to the enterprises.
Article 10.- Violations of regulations on registration of changes in contents of business registration dossiers of individual business households
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Changing business locations, renaming business households, changing business lines or representatives of business households without making registration thereof with the business registry;
b/ Untruthfully registering changed contents with the business registry;
c/ Continuing business activities after having got the notification on temporary business cessation.
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions at Points a and b, Clause 1 of this Article, the individual business households committing administrative violations shall also have to register for re-granting of business registration certificates. For cases prescribed at Point c, Clause 1 of this Article, individual business households must cease their business activities until the end of the operation cessation duration inscribed in the notification to them.
Article 11.- Violations of regulations on business non-registration
Acts of conducting business without making business registration or continuing business activities after business registration certificates are withdrawn shall be administratively sanctioned according to the provisions of the legislation on handling of administrative violations in the trade field.
Article 12.- Violations of regulations on putting up of signboards
1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on acts of failing to put up signboards at head offices of enterprises and offices of branches or representative offices
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions of this Article, the enterprises’ representatives at law shall also have to put up signboards at head offices of enterprises and offices of their branches or representative offices.
3. The putting up of signboards not in compliance with regulations shall be handled according to the provisions of the Government’s Decree on handling of administrative violations in the field of culture and information.
Article 13.- Violations of regulations on publication on newspapers
1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Failing to publish on newspapers the contents of the already made business registrations according to the provisions in Clause 1, Article 21 of the Enterprise Law.
b/ Failing to publish on newspapers the contents already registered for change;
c/ Failing to publish on newspapers decisions on dissolution of enterprises.
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions in Clause 1 of this Article, the enterprises shall also have to publish information on newspapers according to the provisions of law.
Article 14.- Violations of regulations on submission of financial statements
1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on act of failing to submit financial statements as prescribed.
2. Consequence remedies applicable to violation acts prescribed in this Article:
Apart from being sanctioned for their administrative violations according to the provisions in Clause 1 of this Article, the enterprises’ representatives at law shall also have to submit financial statements according to the provisions of law.
Article 15.- Violations of regulations on use of business registration certificates and/or operation registration certificates
Acts of adding, erasing, modifying contents of business registration certificates and/or operation registration certificates; leasing or lending business registration certificates and/or operation registration certificates shall be administratively sanctioned according to the provisions of the legislation on handling of administrative violations in the trade field.
COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN BUSINESS REGISTRATION
Article 16.- Competence to sanction administrative violations in business registration
1. Presidents of the People’s Committees of communes, wards or district townships may, within the ambit of their respective powers provided for in Article 28 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, apply the administrative sanctioning forms and consequence remedies prescribed in Articles 5, 7 and 10 of this Decree to handle administrative violations in business registration.
2. Presidents of the People’s Committees of urban districts, rural districts or provincial towns may, within the ambit of their respective powers provided for in Article 29 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, apply the administrative sanctioning forms and consequence remedies prescribed in this Decree to handle administrative violations in business registration.
3. The market management agency may, within the ambit of its powers provided for in Article 37 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, apply the administrative sanctioning forms and consequence remedies prescribed in Articles 6, 7, 9 and 10 of this Decree to handle administrative violations in business registration.
Article 17.- Procedures for sanctioning administrative violations
Procedures for sanctioning administrative violations in business registration shall be carried out in compliance with the provisions in Articles 53, 54, 55, 56, 57, 58, 62, 64, 65, 66, 67 and 68 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 18.- Complaints, denunciations and settlement thereof
1. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations in business registration or their lawful representatives may lodge complaints about competent persons’ decisions on sanctioning administrative violations.
Procedures for lodging and settling complaints about decisions on sanctioning administrative violations in business registration shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
Pending the results of complaint settlement by the competent agencies, organizations and individuals sanctioned for administrative violations in business registration shall still have to execute sanctioning decisions.
In cases where they disagree with the complaint settlement, organizations and individuals sanctioned for administrative violations in business registration may initiate lawsuits at administrative courts according to the provisions of law.
2. Citizens may denounce to competent State agencies acts of administrative violation in business registration committed by organizations and individuals according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
3. Citizens may denounce to competent State agencies illegal acts of persons competent to sanction administrative violations in business registration.
The settlement of denunciations of citizens shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
Article 19.- Handling of violations
1. Persons competent to sanction administrative violations in business registration, who harass for bribes, tolerate, cover up, fail to sanction or sanction not in a prompt and appropriate manner, impose sanctions beyond their vested competence, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If damage is caused, compensations therefor must be made according to the provisions of law.
2. Persons handled for their administrative violations in business registration, who commit acts of obstructing, opposing officials on public duty, delaying or shirking the execution of sanctioning decisions or other violation acts, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If damage is caused, compensations therefor must be made according to the provisions of law.
Article 20.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
The previous regulations on handling of administrative violations in business registration, which are contrary to this Decree, are all hereby annulled.
Article 21.- Implementation responsibility
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực