Chương III Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý sử dụng đất trồng lúa: Chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa
Số hiệu: | 35/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/04/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 26/04/2015 | Số công báo: | Từ số 525 đến số 526 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cải tạo đất trồng lúa được hỗ trợ đến 10 triệu đồng/ha
Đây là nội dung quan trọng của Nghị định 35/2015/NĐ-CP ban hành ngày 13/4/2015.
Chính sách hỗ trợ trên không áp dụng cho đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc được phục hóa từ đất bị bỏ hóa.
Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quyết định.
Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được NSNN hỗ trợ:
- 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước.
- 500 nghìn đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất trồng lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 và thay thế Nghị định 42/2012/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;
b) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
3. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ, được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm phân bổ ngân sách.
4. Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa:
a) Hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa. Trường hợp có nhiều quy định khác nhau, thì áp dụng nguyên tắc mỗi mảnh đất chỉ được hỗ trợ 1 lần, mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha đất chuyên trồng lúa nước được cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
5. Nguồn và cơ chế hỗ trợ:
a) Đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ 100% kinh phí;
b) Đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% được hỗ trợ 50% kinh phí;
c) Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
Ủy ban nhân dân các cấp sử dụng kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước nộp và nguồn kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp điều kiện của địa phương:
1. Quy hoạch, lập bản đồ các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công bố công khai để thực hiện.
2. Phân tích chất lượng hóa, lý tính của các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm để sử dụng hiệu quả và có biện pháp cải tạo phù hợp.
3. Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, bón vôi; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác.
4. Đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa.
5. Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại.
6. Hỗ trợ trực tiếp cho người trồng lúa để áp dụng giống mới, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất lúa; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
POLICIES SUPPORTING PROTECTION AND DEVELOPMENT OF PADDY LAND
Article 7. Supporting local rice production
1. Based on area of paddy land, the State shall prioritize supports for rice cultivation in the localities (including expenses for investment and regular expenses) via state budget's allocation limit decided by competent authorities according to the Law on State Budget.
2. Apart from the supports from state budget according to applicable regulations, relevant localities still enjoy other supports as follows:
a) VND 1,000,000/ha/year as supports for wet rice land;
b) VND 500,000/ha/year as supports for other wet rice land except upland rice land that is extended spontaneously without compliance with paddy land using planning;
3. Area of paddy land is supported and determined according to statistical figures on land by central-affiliated cities and provinces announced by the Ministry of Natural Resources and Environment in the year immediately prior to the year of budget allocation.
4. Supports for reclaimation and renovation of paddy land:
a) VND 10,000,000/ha as supports for paddy land (except upland rice land) that is reclaimed from unused land or restored from abandoned state. In case of multiple regulations, apply the principle each piece of land is supported once and level of support is decided by People’s committees of provinces;
b) VND 5,000,000/ha as supports for wet rice land that is reclaimed from one-crop wet rice land and other lands according to paddy land using planning;
5. Sources and supporting mechanism:
a) 100 per cent as level of support for the localities that receive source of expenses as supplements from central budget and provincial budget of Quang Ngai;
b) 50 per cent as level of support for the localities that regulate division revenues (less than 50 per cent) to the central budget;
c) The remaining localities shall use local budget for implementation.
6. People’s committees of provinces shall manage and allocate supporting budget sources for protection and development of paddy land.
Article 8. Use of supportive budget
People’s committees of all levels shall use expenses paid by persons who have land allocated, rented out by the state for non-agricultural purpose from wet rice land and the supportive budget as prescribed in Clause 2, Article 7 hereof to carry out protection and development of paddy land in conformity with local conditions:
1. Do the planning, establish maps of high productive and quality wet rice land in conformity with land using planning; make public announcement for implementation;
2. Analyze chemical and physical properties of high productive and quality wet rice land on a ten-year basis to make effective use and take appropriate renovation measures;
3. Carry out renovation to increase quality of wet rice land or other types of wet rice land: increase thickness of cultivation layers; fill in low-land areas; increase evenness of paddy field; put down organic, micro-organic fertilizers; deacidify and desalt soil contaminated with acid sulfate and salinity and other renovation measures.
4. Carry out construction and maintenance of agricultural and rural infrastructure construction works on the administrative division of communes of which traffic and irrigation system on paddy land are prioritized;
5. Carry out reclaimation and restoration of unused land to wet rice land or other kinds of wet rice land;
6. Provide direct supports to rice farmers for applying new breeds, technical and technological advances in rice production; provide supports for combination of production and consumption of products;