Chương II Nghị định 35/2006/NĐ-CP hoạt động nhượng quyền thương mại hướng dẫn Luật Thương mại: Hoạt động nhượng quyền thương mại
Số hiệu: | 35/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 31/03/2006 | Ngày hiệu lực: | 26/04/2006 |
Ngày công báo: | 11/04/2006 | Số công báo: | Từ số 13 đến số 14 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
1. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
1. Bên nhượng quyền có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho bên dự kiến nhận quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu các bên không có thỏa thuận khác. Các nội dung bắt buộc của bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do Bộ Thương mại quy định và công bố.
2. Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền.
3. Nếu quyền thương mại là quyền thương mại chung thì ngoài việc cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bên nhượng quyền thứ cấp còn phải cung cấp cho bên dự kiến nhận quyền bằng văn bản các nội dung sau đây:
a) Thông tin về Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình;
b) Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
c) Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung.
Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền.
1. Trường hợp Bên nhượng quyền chuyển giao cho Bên nhận quyền quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung của quyền thương mại thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
2. Phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Nội dung của quyền thương mại.
2. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
3. Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
4. Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
5. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
6. Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận.
1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
2. Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
1. Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao đáp ứng các quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
b) Được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau đây gọi tắt là Bên nhượng quyền trực tiếp).
2. Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương mại cho Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:
a) Chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;
b) Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do quy định tại khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả lời thì được coi là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền.
3. Bên nhượng quyền trực tiếp chỉ được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền khi có một trong các lý do sau đây:
a) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
b) Bên dự kiến nhận chuyển giao chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng quyền trực tiếp;
c) Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng quyền thương mại hiện tại;
d) Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
đ) Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.
4. Bên chuyển giao quyền thương mại mất quyền thương mại đã chuyển giao. Mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền thương mại của Bên chuyển giao được chuyển cho Bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
1. Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp Bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại.
2. Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp sau đây:
a) Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
b) Bên nhận quyền bị giải thể hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
c) Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
d) Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại trong một thời gian hợp lý, mặc dù đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
1. Trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.Bổ sung
1. Bộ Thương mại thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sau đây:
a) Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến nhượng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước trừ hoạt động chuyển giao qua ranh giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại hướng dẫn.
2. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.
a) Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
b) Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
4. Nếu giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Bên dự kiến nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thủ tục sau đây:
a) Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
c) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
d) Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
đ) Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Khi có sự thay đổi các thông tin đã đăng ký quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Nghị định này, Bên nhượng quyền có trách nhiệm thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thay đổi các thông tin đã đăng ký.
1. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xóa trong những trường hợp sau đây:
a) Thương nhân kinh doanh nhượng quyền thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;
b) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm công bố công khai việc xoá đăng ký này.
Bên dự kiến nhượng quyền thương mại phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh;
c) Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định này;
d) Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực;
đ) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
e) Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại;
g) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
i) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, nộp thuế và lệ phí, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy đinh của pháp luật về khiếu nại.
2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Section 1. CONDITIONS FOR FRANCHISING
Article 5. Conditions for the franchisor
A trader shall be permitted to grant commercial rights when fully satisfying the following conditions:
1. The business system intended for franchise has been in operation for at least one year.
Where a Vietnamese trader is the primary franchisee of a foreign franchisor, such Vietnamese trader must conduct business by mode of franchising for at least one year in Vietnam before sub-franchising.
2. Such trader has registered franchising with the competent agency defined in Article 18 of this Decree.
3. The in-business goods and/or services covered by commercial rights do not violate the provisions of Article 7 of this Decree.
Article 6. Conditions for the franchisee
A trader shall be permitted to receive commercial rights when having the registration of business lines subject to commercial rights.
Article 7. Goods and services permitted for franchising business
1. Goods and services permitted for franchising business are those not on the list of goods and services banned from business.
2. Enterprises shall be permitted to deal in goods and/or services on the list of goods and services restricted from business or those on the list of goods and services subject to conditional business only after being granted business licenses or papers of equivalent value by the branch-managing agencies or fully satisfying business conditions.
Section 2. SUPPLY OF INFORMATION AND CONTRACTS IN FRANCHISING
Article 8. The franchisor's responsibility to supply information
1. The franchisor shall have to supply copies of the franchising contract form and the written introduction of its franchising to the intended franchisee at least 15 working days before signing the franchising contract, unless otherwise agreed by the parties. Compulsory contents of the written introduction of franchising shall be specified and promulgated by the Ministry of Trade.
2. The franchisor shall have to promptly notify all franchisees of all important changes in the franchising system, which may affect the latter's business activities by mode of franchising.
3. Where the franchised commercial right is a common one, the secondary franchisor shall, apart from supplying information according to the provisions of Clause 1 of this Article, have to notify in writing the intended franchisee of the following contents:
a) Information on the franchisor that has granted commercial rights to it;
b) Contents of the common franchising contract;
c) Method of handling secondary franchising contracts in case of termination of the common franchising contract.
Article 9. The intended franchisee's responsibility to supply information
The intended franchisee shall have to supply the franchisor with information reasonably requested by the latter before deciding on the grant of commercial rights to the former.
Article 10. Industrial property subject matters in franchising
1. Where the franchisor licenses industrial property subject matters and contents of commercial rights to the franchisee, such a licensing of industrial property subject matters may be established into a separate section in the franchising contract.
2. The section on licensing of industrial property subject matters in the franchising contract shall be governed by industrial property law.
Article 11. Contents of the franchising contract
Where the parties choose to apply Vietnamese law, a franchising contract may have the following principal contents:
1. Content of franchised commercial right.
2. Rights and obligations of the franchisor.
3. Rights and obligations of the franchisee.
4. Price, periodical franchise fee and mode of payment.
5. Valid term of the contract.
6. Renewal and termination of the contract, and settlement of disputes.
Article 12. Language of the franchising contract
Franchising contracts must be made in Vietnamese. For franchises granted by Vietnamese parties overseas, the language of franchising contracts shall be agreed upon by the involved parties.
Article 13. Valid term of the franchising contract
1. The valid term of a franchising contract shall be agreed upon by the involved parties.
2. A franchising contract may be terminated ahead of the agreed time in the cases specified in Article 16 of this Decree.
Article 14. Time when the contract takes effect
1. A franchising contract shall take effect as from the time it is entered into, unless otherwise agreed upon by the involved parties.
2. Where a franchising contract contains a section on licensing of intellectual property subject matters, such section shall take effect according to the provisions of law on intellectual property.
Article 15. Transfer of commercial rights
1. The franchisee may transfer commercial rights to another intended franchisee when the following conditions are satisfied:
a) The intended transferee satisfies the conditions specified in Article 6 of this Decree;
b) Such transfer is consented by the franchisor that has granted commercial rights to the transferring franchisee (hereinafter referred to as the direct franchisor).
2. The franchisee must send a written request for transfer of commercial rights to the direct franchisor.
Within 15 days after receiving such written request of the franchisee, the direct franchisor must reply in writing, clearly stating:
a) Its consent to the transfer of commercial rights by the franchisee; or
b) Its rejection of the transfer of commercial rights by the franchisee for the reasons specified in Clause 3 of this Article.
Past the above-said time limit of 15 days, if the direct franchisor fails to reply in writing, it shall be deemed as having consented to the transfer of commercial rights by the franchisee.
3. The direct franchisor may reject the transfer of commercial rights of the franchisee for one of the following reasons:
a) The intended transferee fails to fulfill its financial obligations under the franchising contract;
b) The intended transferee has not yet satisfied the criteria for being selected by the direct franchisor;
c) The transfer of commercial rights may exert a great adverse impact on the existing franchising system;
d) The intended transferee disagrees in writing to fulfill the obligations of the franchisee under the franchising contract;
e) The franchisee has not yet fulfilled the obligations toward the direct franchisor, except here the intended transferee makes a written commitment to fulfill such obligations on the franchisee's behalf.
4. The transferor of commercial rights shall no longer hold the transferred commercial rights. All rights and obligations related to commercial rights of the tranferor shall be transferred to the transferee, unless otherwise agreed.
Article 16. Unilateral termination of the franchising contract
1. The franchisee has the right to unilaterally terminate the franchising contract in cases where the franchisor breaches its obligations specified in Article 287 of the Commercial Law 2005.
2. The franchisor has the right to unilaterally terminate the franchising contract in the following cases:
a) The franchisee no longer holds the business license or papers of equivalent value, which the franchisee is required by law to hold for conducting business activities by mode of franchising.
b) The franchisee is dissolved or goes bankrupt according to the provisions of Vietnamese law.
c) The franchisee commits serious law violations, which may greatly harm the reputation of the franchising system.
d) The franchisee fails to remedy its immaterial breaches in the franchising contract within a reasonable time limit, though it has received a written notice from the franchisor requesting the remedying of such breaches.
Section 3. REGISTRATION OF FRANCHISING
Article 17. Registration of franchising
1. Before conducting franchising activities, Vietnamese traders or foreign traders that intend to franchise must register franchising with competent agencies defined in this Decree.
2. Agencies competent to register franchising shall have to register franchising of traders in the franchising register and notify in writing the traders of such registration.
Article 18. Decentralization of responsibility to register franchising
1. The Ministry of Trade shall register the following franchising activities:
a) Franchisings from overseas into Vietnam, including franchisings from export processing zones, non-tariff areas or separate customs areas specified by Vietnamese law into the Vietnamese territory;
b) Franchisings from Vietnam to overseas, including franchisings from the Vietnamese territory into export processing zones, non-tariff areas or separate customs areas specified by Vietnamese law.
2. Trade Services and Trade-Tourism Services of provinces or centrally-run cities where traders that intend to franchise make business registration shall register franchising at home, except for franchising across boundaries of export processing zones, non-tariff areas or separate customs areas specified by Vietnamese law.
Article 19. Dossiers of application for registration of franchising
A dossier of application for registration of franchising comprises:
1. An application for registration of franchising, made according to the form guided by the Ministry of Trade.
2. A written introduction of franchising, made according to the form set by the Ministry of Trade.
3. Written certifications of:
a) The legal status of the intended franchisor;
b) Industrial property right protection titles in Vietnam or a foreign country in case of licensing industrial property subject matters for which protection titles have been granted.
4. Where papers specified in Clauses 2 and 3 of this Article are written in foreign languages, they must be translated into Vietnamese and notarized by domestic notaries public or Vietnam's foreign-based diplomatic missions and consularly legalized according to the provisions of Vietnamese law.
Article 20. Procedures for registering franchising
1. An intended commercial franchisor shall register franchising according to the following procedures:
a) Sending a dossier of application for registration of franchising to the competent state agency defined in Article 18 of this Decree;
b) Within 5 working days after receiving complete and valid dossier, the competent state agency shall register franchising in the franchising register and notify in writing the traders of such registration.
c) Where the dossier is incomplete or invalid, the competent state agency shall, within 2 working days after receiving such dossier, notify such in writing to the intended franchisor for supplementation and completion of its dossier;
d) The time limits specified in this Clause shall not include the time for the intended franchisor to amend and supplement its dossier of application for registration of franchising;
e) Past the time limits specified in this Clause, if the competent state agency refuses to effect the registration, it must notify such in writing to the intended franchisor, clearly stating the reasons for refusal.
2. Procedures for registering contracts on licensing of industrial property subject matters shall comply with the provisions of law on industrial property.
Article 21. Notification of changes in registered franchising information
Where there are changes in registered information specified in Clauses 2 and 3, Article 19 of this Decree, the franchisor shall notify such changes to the competent state agency where it has registered franchising within 30 days after such changes arise.
Article 22. Revocation of franchising registrations
1. A trader's franchising registration shall be revoked in the following cases:
a) The trader terminates its business operation or shifts to another business line;
b) The trader has its business registration certificate or investment certificate withdrawn.
2. The agency that has effected the franchising registration shall publicly announce such registration revocation.
Article 23. The franchising registration fee
Intended commercial franchisors must pay the franchising registration fee. The fee rates and regime of fee management and use shall comply with the Finance Ministry's guidance.
Section 4. ACTS OF LAW VIOLATION IN FRANCHISING AND COMPETENCE TO HANDLE VIOLATIONS
Article 24. Acts of law violation in franchising
1. Traders involved in franchising that commit the following acts of violation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned according to the provisions of law on handling of administrative violations:
a) Conducting franchising business without having fully satisfied the specified conditions;
b) Granting franchisings for goods or services banned from business;
c) Breaching the obligation to supply information in franchising specified in this Decree;
d) Including in written introductions of franchising untruthful information;
e) Violating regulations on registration of franchising;
f) Violating regulations on notification in franchising;
g) Failing to pay tax(es) according to the provisions of law, but not seriously enough for penal liability examination;
h) Failing to abide by requests of competent state agencies conducting examinations or inspections;
i) Violating other provisions of this Decree.
2. Where traders conducting business by mode of franchising commit acts of violation, causing material damage to involved organizations and/or individuals, they must pay compensations therefore according to the provisions of law.
Article 25. Competence and procedures for handling administrative violations
Competence and procedures for handling acts of administrative violation specified in Article 24 of this Decree shall comply with the provisions of law on handling of administrative violations.
Article 26. Complaints and denunciations
1. Organizations and individuals may complain about the registration of franchising, payment of taxes and fees, inspection and handling of violations in franchising activities according to the provisions of law on complaints.
2. Individuals may denounce acts of law violation in franchising according to the provisions of law on denunciations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại
MỤC 3. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Điều 17. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều 18. Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều 19. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại