Chương I Nghị định 35/2006/NĐ-CP hoạt động nhượng quyền thương mại hướng dẫn Luật Thương mại: Quy định chung
Số hiệu: | 35/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 31/03/2006 | Ngày hiệu lực: | 26/04/2006 |
Ngày công báo: | 11/04/2006 | Số công báo: | Từ số 13 đến số 14 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá, ngoài những quy định tại Điều 7 Nghị định này, chỉ được thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Bên nhượng quyền” là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
2. “Bên nhận quyền” là thương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp.
3. “Bên nhượng quyền thứ cấp” là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.
4. “Bên nhận quyền sơ cấp” là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu. Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp theo nghĩa của khoản 3 Điều này trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp.
5. “Bên nhận quyền thứ cấp” là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên nhượng quyền thứ cấp.
6. “Quyền thương mại” bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau đây:
a) Quyền được Bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
b) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;
c) Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung;
d) Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại.
7. “Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại” là công việc kinh doanh do Bên nhận quyền tiến hành theo hợp đồng nhượng quyền thương mại.
8. “Hợp đồng phát triển quyền thương mại” là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định.
9. “Quyền thương mại chung” là quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các Bên nhận quyền thứ cấp. Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa.
10. “Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung.
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi cả nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại; tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền về các hoạt động nhượng quyền thương mại;
c) Kiến nghị với Chính phủ ban hành mới hoặc ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.
2. Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn về chế độ thuế áp dụng đối với hoạt động nhượng quyền thương mại và lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại;
b) Chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo thẩm quyền, kiểm tra, kiểm soát và báo cáo định kỳ hoạt động nhượng quyền thương mại trên địa bàn về Bộ Thương mại.
Article 1. Scope of regulation
This Decree details the provisions of the Commercial Law 2005 on franchising in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree applies to Vietnamese traders and foreign traders involved in franchising.
2. Foreign-invested enterprises engaged in goods purchase and sale and activities directly related to goods purchase and sale, apart from the provisions of Article 7 of this Decree, shall only be allowed to conduct franchising for goods items of which they are licensed to provide services of distribution according to Vietnam's international commitments.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. ''Franchisor" means a trader that grants commercial rights, including also the secondary franchisor in relation to the secondary franchisee.
2. "Franchisee" means a trader that receives commercial rights, including also the secondary franchisee in relation to the secondary franchisor.
3. ''Secondary franchisor means a trader that is entitled to sub-franchise commercial rights it has received from the primary franchisor to the secondary franchisee.
4. ''Primary franchisee" means a trader that receives commercial rights from the primary franchisor. The primary franchisee shall be the secondary franchisor defined in Clause 3 of this Article in relation to the secondary franchisee.
5. ''Secondary franchisee" means a trader that receives commercial rights from the secondary franchisor.
6. ''Commercial rights" include one, several or all the following rights:
a) Right granted to the franchisee by the franchisor that also requests the franchisee to undertake by itself the business of supplying goods or providing services within a system set up by the franchisor and associated with the franchisor's trademark, trade name, business slogan, business and advertising logo;
b) Common commercial right granted by the franchisor to the primary franchisee.
c) Right sub-granted by the secondary franchisor to the secondary franchisee under the common franchising contract.
d) Commercial right granted by the franchisor to the franchisee under the commercial right development contract.
7. ''Business by mode of franchising" means business activities conducted by the franchisee under the franchising contract.
8. ''Commercial right development contract" means a franchising contract whereby the franchisor grants the franchisee the right to set up more than one establishment to do business by mode of franchising in a specified geographical area.
9. ''Common commercial right" means the right granted by the franchisor to the secondary franchisee, permitting the latter to sub-grant commercial rights to secondary franchisees that are not permitted to further grant such common commercial right.
10. ''Secondary franchising contract" means a franchising contract signed between the secondary franchisor and the secondary franchisee regarding common commercial rights.
Article 4. Powers to perform the state management of franchising
1. The Ministry of Trade shall be answerable to the Government for performing the function of state management of franchising nationwide and have the following duties and powers:
a) To perform the unified professional management and provide guidance for realization of policies and provisions of law on franchising; to organize the registration of franchising;
b) To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees in, inspecting, controlling, assessing and reporting to competent superior authorities on franchising;
c) To propose to the Government for promulgation or promulgate according to its competence or propose amendments and supplements to legal documents on franchising.
2. The Ministry of Finance shall, within the ambit of its duties and powers, have to guide the tax regime applicable to franchising and the fee for registration of franchising.
3. Ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall perform the state management of franchising within the ambit of their respective tasks and powers.
4. Provincial/municipal People's Committees shall have responsibilities:
a) To perform according to their competence the state management of franchising;
b) To direct provincial/municipal Trade Services and Tourism Services in organizing the registration of franchising according to their competence, periodically inspecting, controlling and reporting to the Ministry of Trade on franchising in their respective localities.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại
MỤC 3. ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Điều 17. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều 18. Phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều 19. Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại